.

PHẦN VI
ĐỌC SÁCH


Câu hỏi 128: Hãy tìm một vài danh ngôn hướng về sự đọc sách.
- Trên đời, sợ nhất là người chỉ đọc một cuốn sách
- Để cho con vạn tài, thiên kim, không bằng để cho con một cuốn sách.
- Thư trung hữu nữ nhan như ngọc
- Đàn ông chớ kể Phan Trần, đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều
- Trai thì đọc sách ngâm thơ, dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa.
Gái thời giữ việc trong nhà, khi vào canh củi khi ra thêu thùa
Hoặc: - Bình thời luyện kiếm, loạn thế đọc thư, có nghĩa là: Thời bình luyệnvõ (để cho thời loạn giúp nước), thời loạn đọc sách (để cho đời sau khi bình trị)

Câu hỏi 129: Đọc sách tự nó có giá trị ra sao?
Đọc sách tự nó có một giá trị đặc biệt: đó là giá trị của phương tiện tìm hiểu, tiến thân. Sự truyền kế bằng bất động sản và bất động sản của người trước cho người sau vẫn không có giá trị lâu dài bằng giúp phương tiện tinh thần cho họ tự tìm cơ hội tiến thân bằng đọc sách.

Câu hỏi 130: Tại sao người ta sợ Người chỉ đọc một cuốn sách ?
Vì người này chỉ biết có một lẽ phải, chỉ làm theo lẽ phải là những điều dạy trong một cuốn sách, trong lúc biển học mênh mông, nền văn minh nhân loại thường phức tạp và đa diện, đòi hỏi người học phải đọc nhiều, hiểu rộng, cân nhắc kỷ mới có thể áp dụng hữu hiệu trên đường đời.

Câu hỏi 131: Bạn có quan niệm tổng quát ra sao về việc đọc sách ?
Trước hết sách chính là túi khôn nhân loại, lưu truyền từ đời này qua đời khác, kế đó, sách là người thầy, người bạn, người tình chung thủy nhất với người đọc nó. Cuối cùng, sách đem lại cho chúng ta những giá trị tinh thần đặc biệt và nhiều nguồn cảm hứng phong phú: Từ sự tăng cường hiểu biết, tới những phút cần tìm sự giải trí khuây khỏa, niềm an ủi kỳ diệu, sự khích lệ nghị lực ... mà đôi khi, ta không thể tìm được ở tha nhân.

Câu hỏi 132: Việc chọn sách để học có mấy phần vụ ?
Việc chọn sách để học có 2 phần vụ:
1. Phân loại sách
2. Lượng giá sách

Câu hỏi 133: Tại sao phải phân loại sách và phân loại ra sao ?
Vì không có tiêu chuẩn nào có thể ấn định chung cho các nhà xuất bản nên mỗi nhà xuất bản có thể ấn định riêng từng loại sách cho mình. Mặc khác cũng theo nhu cầu kiến thức riêng của từng ngành, từng nghề trong xã hội mà có sự phân loại thích ứng riêng biệt.
Vì vậy chúng ta có thể phân lọai sách thành 6 loại:
1. Nghiên cứu
2. Chuyên môn và thực dụng
3. Võ học
4. Văn nghệ
5. Giải trí
6. Gia đình và linh tinh.

Câu hỏi 134: Hãy giải thích chân giá trị và phân lọai chi tiết về loại sách nghiên cứu:
Loại sách nghiên cứu là loại sách Ngán nhất, và chỉ thích hợp với tùy từng trình độ, nên giá trị phổ biến của nó cũng rất hạn chế. Tuy nhiên đây là loại sách cần thiết cho chúng ta về mọi phương diện: Kiến thức, kinh nghiệm,thực hành...
Nếu xếp loại chi tiết, chúng ta lại có 5 loại sách nghiên cứu:
1. Giáo khoa và liên hệ
2. Khảo luận và phê bình
3. tôn giáo
4. Trí thức tổng quát
5. Tài liệu

Câu hỏi 135: Hãy giải thích chân giá trị và phân lọai chi tiết về loại sách chuyên môn và thực dụng.
Loại sách này vì có giá trị chuyên môn và thực dụng, liên hệ trực tiếp ngay tới kiến thức chuyên môn và những tác vụ áp dụng vào thực tiễn nên mặc dù khó khăn, vẫn có giá trị nhu cầu nghề nghiệp thiết thân của mọi người, giúp ích ngay vào đời sống thực tế.
Nếu xếp loại chi tiết chúng ta có 6 loại sách chuyên môn và thực dụng:
1. Loại sách chuyên môn về lao động trí óc
2. Loại sách chuyên môn về chân tay
3. Loại sách kỹ thuật khoa học thực nghiệm
4. Loại sách khoa học nhân bản (hay khoa học nhân văn)
5. Loại sách sinh hoạt xã hội (giao tế nhân sự, quản trị, nói trước công chúng ...)
6. Loại sách gia đình (tâm sinh lý học, y học, bếp núc, các phương tiện gia dụng)

Câu hỏi 136: Hãy giải thích chân giá trị và phân loại chi tiết về loại sách võ học:
Loại sách này tối cần thiết cho võ sư và võ sinh, vừa mở mang kiến thức vừa thực dụng và thực tập võ học. Đại loại chúng ta có thể phân lọai chi tiết thành 5 loại sách võ học:
1. Việt Võ Học (vovinam Việt Võ Đạo cùng các môn võ dân tộc truyền thống)
2. Nhật Võ Học (Bushido, Atewaza, Ju=iu Jitsu, Judo, Karatedo, Aikido...)
3. Võ học Trung Quốc (Thiếu Lâm, Võ Đang, Long Hổ Đường, Võ Sơn Đông, Khoa châm Cứu huyệt đạo...)
4. Võ học Ấn Độ và các nước liên hệ (Yoga, Mông cổ, Cao Miên, Lào, Tây Tạng...)
5. Võ học Tây Phương (Boxe Francaise, Box Englaise, Wrestling...)

Câu hỏi 137: Hảy giải thích chân giá trị và phân loại chi tiết về loại sách văn nghệ:
Loại sách này biểâu dương tình cảm và sinh hoạt nhân loại và nếu là tác phẩm lớn, có thể điển trưng cho cả tư tưởng của những đẳng cấp xã hội, quốc gia, nhân lọai. Chúng ta có thể phân lọai chi tiết thành 5 loại sách:
1. Cổ văn
2. Kim văn
3. Tựï điển và ngữ học
4. Tác phẩm thời danh
5. Tác phẩm đặc biệt (các bộ môn, nghệ thuật, các tác phẩm đáng lưu ý)

Câu hỏi 138: Hãy giải thích chân giá trị và phần chi tiết về loại sách giải trí:
Loại sách này tuy không giúp chúng ta bồi bổ kiến thức nhưng giúp chúng ta rất nhiều về giải tỏa những mệt mỏi trong cuộc sống để tâm hồn được thảnh thơi và có an ninh khi trở lại làm việc bằng trí óc. Tuy nhiên loại sách này chia ra nhiều loại, thích họp cho từng loại tuổi và thành phần trong gia đình. Đại loại chúng ta có thể chia thành 6 loại:
1. Loại sách giải trí chung cho mọi lớp tuổi
2. Loại sách giải trí dành cho người già
3. Loại sách giải trí dành cho phái nam
4. Loại sách giải trí dành cho phái nữ
5. Loại sách nhi đồng
6. Loại sách chỉ dẫn về các bộ môn giải trí (thêu thùa, trò chơi thể thao, chỉ dẫn đánh cờ, du lịch...)

Câu hỏi 139: Hãy giải thích chân gía trị và phân loại chi tiết về loại sách gia đình và linh tinh:
Cuối cùng loại sách gia đình là loại sách thiết dụng cho mọi người trong gia đình, về cả sinh hoạt tinh thần và sinh hoạt vật chất. Đại loại chúng ta có thể chia ra thành 5 loại sách:
1. Tâm sinh lý học, y học (y học thường thức, thực hành)
2. Gia chánh và nữ công (bếp núc, thêu đan, may cắt)
3. Loại sách chỉ dẫn thiết dụng (về sửa chửa cá cphương tiện gia dụng như: Điện, T.V. tủ lạnh, Radio, Máy may, Máy thêu...)
4. Loại sách hướng nghiệp và tu nghiệp
5. Linh tinh (tất cả các loại sách không thuộc loại trên như tử vi, tướng số, gia phả, nhật ký...)

Câu hỏi 140: Tai sao chúng ta phải lượng gía trước khi đọc?
Phần vụ lượng giá sách tức là phần quyết định trong việc đọc sách. Vì nếu sự lượng giá đúng, nhu cầu đọc sách của chúng ta sẽ được thỏa mãn, bằng ngược lại, sẽ mất hì giờ, mua lấy sự bực mình, tiếc tiền, hoặc nếu thỏa mãn với những trí thức dối gạt, ngụy tạo lại càng nguy hiểm hơn nữa khi chúng ta cứ đinh ninh là đúng, đem áp dụng vào trướng đời. Đồng thời, nếu sự lượng sách chỉ nhằm mục đích thỏa mãn những ý nguyện xấu, càng dễ ảnh hưởng vào tâm thức, ý thức người đọc, tác hại không nhỏ trong cuộc đời của họ. Ví dụ: Hitler rất hâm mộ Niet Jche, một riết gia Đức nhiều tính nổi loạn và loạn óc trong khoảng thập niên cuối cùng, với ý đồ xây dựng lại một nước Đức hùng cường, với dòng Aryen chính thống. Rồi, cuối cùng, Hitler lao cả cuộc đời của mình vào việc thực hiện ước mơ của Niet Jche, cuồng tín tới mức thủ tiêu cả các người Đức tạp chủng không Aryen chính thống, nhất là người Đức dòng Do Thái, rồi cũng loạn óc, và chết bất đắc kỳ tử như Niet Jche. Hoặc như tại Việt Nam, mẫu người Nhà Nho tiền bán thế kỷ 20 vẫn được coi là mô hình của sách vở Tổng Nho, thường có lối sống rập khuôn nhau, bị biếm diễu là gàn dở, giáo điều... không thích hợp với thực tại xã hội.

Câu hỏi 141: Làm thế nào để có thể lượng gía đúng mức trước khi đọc?
Chúng ta chỉ có thể có những tiêu chuẩn tương đối để lượng giá sách:
1. Tên sách: (Ví dụ: Cần biết qua về tâm lý học, tìm đọc lại tâm lý học đại cương, tâm lý học nhập môn, tâm lý học khai yếu ...)
2. Tác giả: (tên tuổi, uy tín, nghề nghiệp...)
3. Nhà xuất bản: (Vì sách của các nhà xuất bản có tiếng bao giờ cũng nhiều bảo đảm hơn của những nhà xuất bản ít tiếng tâm. Ví dụ: Sách của các nhà xuất bản Larouse, Hachette, Payot, Paillard, Khai Trí, Nguyễn Hiến Lê, Xuân thu, Lá Bối..Bao giờ cũng có nhiều bảo đảm hơn )
4. Nội dung giả định: (qua mục lục, hoặc nếu sách không có mục lục có thể lật thoáng qua hoặc phối kiểm bằng cách xem đoạn đầu và đoạn kết để phỏng định)
5. Ý kiến phê bình giá trị: (dư luận, sự chỉ dẫn của các vị học giả huynh turởng, thân hữu, nhưng với sự đề đạt tối thiểu về sự thiên lệch có thể có)

Câu hỏi 142: Làm thế nào có sách để đọc ngoài việc mua sách ?
Muốn có sách để đọc, ngoài việc mua sách chúng ta có thể mượn sách và xin sách. Vì những biện pháp này chính là cái nguồn sách của chúng ta.

Câu hỏi 143: Cho biết cách thức mượn sách ?
Ở Trong nước cũng như ở hải ngọai khắp nơi trên thế giới đều có các thư viện cho mượn sách, Chúng ta có thể mượn sách theo 2 cách: 
1. Mượn đọc tại chổ
2. Mượn đem về nhà

Câu hỏi 144: Làm sao có thể mua sách giá trị với giá vừa phải ?
Muốn mua sách hợp với túi tiền mà vẫn được những quyển sách có giá trị, chúng ta phải chọn lọc kỹ và nên biết qua nơi có thể được giảm giá sau đây:
1. Các nhà xuất bản: Thường giảm từ 30 phần trăm đến 50 phần trăm nếu mua trực tiếp.
2. Các nhà bán sách son (bán sách củ) .

Câu hỏi 145: Phương pháp đọc sách giúp chúng ta ra sao?
Phương pháp đọc sách giúp chúng ta thỏa mãn nhu cầu cần biết, vừa để tiết kiệm thì giờ, vừa để bảo trì tư duy của mình trước sự hỗn độn, mông lung. Thông thường, phương pháp đọc sách của chúng ta có 6 phương pháp căn bản:
1. Đừng đọc tham chỉ đọc những gì mình cần đọc: Ví dụ: Một bộ sử, có thể triền miên nhiều triều đại, ta chỉ cần đọc những đoạn về thời đại mà ta muốn tìm hiểu, chớ không thể moi lục lại đọc suốt từ đầu đến cuối.
2. Hiểu từng đoạn, trước khi hiểu tổng quát: Nếu là sách bổi dưỡng trí tuệ, chúng ta chỉ đọc từng đoạn một, hiểu hết ý nghĩa, rồi mới chuyển sang đoạn khác. Cuối cùng, gợi lại những điều đã lĩnh hội, để tổng hợp lại thành ý nghĩa tổng quát.
3. Thử tóm tắt: Thông thường, nội dung sách khó tóm tắt, chúng ta hãy thử tóm tắt với tiêu chuẩn càng ngắn bao nhiêu càng tốt. Tất nhiên, mới đầu còn dài, sau sẽ ngắn dần và súc tích hơn: Lúc đó là lúc chúng ta đã hiểu và nắm vững được tình nghĩa của sách.
4. Thử tìm ra cái hay nhất: Mọi cuốn sách đều có cái hay riêng. Cái hay đó có thể là chuyện hay, bố cục hay,tậm lý nhân vật hay, một đoạn văn từ hay, một ý nghĩa hay...
5. Thử tìm ra cái dở nhất: Ngược lại, cuốn sách nào cũng có cái đỡ riêng. Thử tìm ra cái dở đó, để luyện thói quen phê bình.
6. Cuối cùng, chuốt lọc những tinh hoa: Tinh hoa của sách có thể là ý nghĩa, văn từ, kỹ thuật diễn ý, bố cục, cách lập luận, và nhất là: những điều có thể giúp ích chúng ta ngay trong đời sống thực tế.


Câu hỏi 146: Hãy tổng kết ý kiến của bạn về việc đọc sách ?
Đọc sách không những là một nghệ thuật cần thiết trong thời bình cũng như trong thời loạn, mà còn là một nhu cầu cấp thiết của con người muốn tiến bộ. Trong sinh hoạt Việt Võ Đạo, sách không những giúp chúng ta về kiến thức tổng quát, mà còn giúp chúng ta ngay cả những kiến thức chuyên môn để áp dụng ngay vào thực tế sinh hoạt Việt Võ Đạo.

Tuổi nào, trình độ nào, hoàn cảnh nào, trường hợp nào cũng cần đọc sách. Phương pháp đọc sách đến với chúng ta ngay từ chọn sách, làm sao có sách đọc. Đọc sách chỉ là giai đoạn kết thúc của tương quan dịch vụ giữa người và sách, cũng như trận đánh chỉ là giai đạon cuối cùng của một kế hoạch tác chiến được trù liệu từ trước. Đọc sách chính là nhu cầu tiến bộ của tất cả chúng ta, trong đời công cũng như trong đời tư, với mọi ngành sinh hoạt xã hội.

 

Xem tiếp trang kế

 


 

..