.

 PHẦN VII
TÁC ĐỘNG TINH THẦN


Câu hỏi 147: Hãy kể một câu chuyện tác động tinh thần điển hình, rồi đưa ra khái niệm phân tích và nhận định.
(Có thể trả lời tự do theo sự hiểu biết cá nhân, hoặc):
Thời Lý năm 1076, quân Tống sang đánh nước ta, Lý Thường Kiệt án binh chống giữ, bị địch dùng gỗ làm máy bắn đá khiến thủy quân của ta thiệt hại rất nhiều. Lý Thường Kiệt phải làm bài thơ sai người lẻn vào đền Trương Hát théo lớn ra để tác đợng tinh thần binh sĩ: 
- Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư
Như Hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhử đẳng hành khan thủ bại hư.

Quả nhiên, binh sĩ nức lòng, quân Tống bị chận đứng, rồi sau rút lui.
- Nếu Bệ Hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã.
- Không dẹp xong giặc, ta quyết không về đến khúc sông này nữa.

Cũng như hịch tướng sĩ văn cuả Đức Trần Hưng Đạo, đều có giá trị tác động tinh thần với giới lãnh đạo (vua, quan) và binh sĩ thuộc quyền.
Như vậy, vần đề tác động tinh thần đả trở thành một thực hữu trong đời sống chúng ta. Cha răn con, vợ khuyên chồng, bạn bè khích lệ nhau, cấp trên làm gương tốt cho cấp dưới, đều là thực hiện công việc tác động tinh thần.
Sinh hoạt môn phái chẳng những có những nhu cầu cá nhân, mà còn có những nhu cầu vượt ra khỏi phạm vi cá nhân, khi phải tập trung ý chí, nghị lực và những nỗ lực vào một mục tiêu thực hiện nào đó. Do đó, Việt Võ Đạo sinh rất cần trau đồi trình độ quan sát đối tượng và kỹ thuật tác động tinh thần.

Câu hỏi 148: Kỷ thuâït tác động là gì ?
Kỹ thuật tác động là tất cả những lời nói, việc làm, cách thức và phương pháp cần thiết phải sử dụng cách nào cho có hiệu quả, vào công tác pháp động.

Câu hỏi 149: Tại sao phải đánh giá đối tượng trước khi chinh phục?
Vì mọi người có một cái nhìn khác nhau,. Tuy nhiên người có những cái nhìn giống nhau. Chính cái nhìn đặc biệt của mọi người đã đem lại sự đánh giá đúng hay sai, để có thể chinh phục được hay không.

Câu hỏi 150: Chúng ta phải nhìn đối tượng tác động tình thần nội bộ ra sao?
Đối tượng tác động tinh thần nội bôï của chúng ta chính là các bạn đồng môn, công tác tác động tinh thần nội bộ đòi hỏi một cái Nhìn hữu ái nhưng cương quyết, thay vì liên tình, giao tình, hay giao tế nhân sự thông thường.

Câu hỏi 151: Có mấy nguyên tắc chung về sự phân lọai khi lượng giá?
Có 4 nguyên tắc chung về sự phân loại: 
1. Về nhân chất
2. Về kiến thức
3. Về niên kỷ
4. Về hoàn cảnh xã hội

Câu hỏi 152: Sự lượng giá về nhân chất cần chú trọng ra sao ?
Sự lượng giá về nhân chất cần chú trọng đặc biệt vào một điểm của nhân chất người ấy như: Mơ mộng hay thực tế, lầm lỳ, dễ tin hay đa cảm, lạc quan (tiểu nhơn) hay bi quan (đa tư lự)... để xoáy mạnh công tác tác động tinh thần.

Câuhỏi 153: Sự lượng gía về kiến thức ra sao ?
Sư lượng giá về kiến thức cần nhanh chóng trong 3 loại:
1. Kém
2. Trung bình
3. Cao
Kiến thức càng cao, để đạt, hoài nghi, thắc mắc càng nhiều hơn.

Câu hỏi 154: Sự lượng giá về niên kỷ ra sao ?
Sự lượng giá về niên kỷ phân biệt nếp suy cảm theo tuổi tác: Tuổi lớn thận trọng, bạc nhược. Tuổi trẻ hăng hái dễ thay đổi. Tuổi trung hiền điềm đạm, kiên quyết nhưng kém hăng hái so với tuổi trẻ.
Tựu trung chúng ta phải tạm lượng giá thành 3 lớp tuổi:
1. Lớp lớn tuổi: Từ 40 trở lên. Tránh những câu chuyện đòi hỏi họ phải tham gia quá đáng về thời giờ và sức khỏe.
2. Lớp tuổi trung niên: Từ 25 đến 40 nên khai thác kinh nghiệm sống, nghị lực và tinh thần xã hội.
3. Lớp trẻ: Dưới 25, có thể khai thác toàn diện, ngoại trừ khả năng tài chánh, vì chưa tự lập được bao nhiêu.

Câu hỏi 155: Sự lượng giá về hoàn cảnh xã hội ra sao ?
Sự lượng giá về hoàn cảnh xã hội nhằm phân lọai giàu, nghèo, và trung bình, để tác động vào những công tác xã hội trên 4 phương diện:
1. Nhân lực (tức sức người, công sức): Người nhiều thời giờ và khỏe mạnh tham gia nhiều hơn ngươi ít thì giờ và rỗi rảnh, sức khỏe kém.
2. Tài lực (tức xuất tiền của): Người giàu góp nhiều, người nghèo góp ít, người trung lưu góp vừa phải.
3. Vật lực (tức sức của động sản và bất động sản, trừ tiền bạc): Có thể lạc quyên đủ mọi thứ vật dụng và nhu yếu phẩm như gạo, thuốc men, quần áo, đường sửa ... hoặc mướn nhà làm văn phòng.
4. Trí lực (tức sự trí óc khả năng chuyên môn): Người đánh máy giỏi giúp việc đánh máy, người nói giỏi giúp việc giao tế trưng vận, người hành chánh giỏi giúp việc quản trị hành chánh...

Câu hỏi 156: sự lượng giá đối tượng về 4 nguyên tắc khác trên phải áp dụng ra sao ?
Phải áp dụng linh động, hữu hiệu và thực tế. Trong những trường hợp phải lựa chọn giữa những đặc điểm khác nhau, ta phải dứt khoát lựa chọn nhanh một đặc điểm chủ chốt và loại bỏ những đặc điểm khác không cần thiết. Ví dụ: đối tượng là một người lười biếng, giàu lòng nhân đạo, sự hăng hái và mọi điểm khác chỉ ở mức trung bình. Ta dứt khoát gạt bỏ mọi điểm không cần thiết, mà chỉ lấy đức tính Giàu Lòng nhân đạo của đối tượng làm chủ điểm tác động.

Câu hỏi 157: Có mấy kỹ thuật tác động?
Có 7 kỹ thuật tác động:
1. Trước hết , phải tác động tinh thần ngay chính mình, để truyền nghị lực sang người khác.
2. Khai thác tối đa tình cảm cao thượng của đối tượng
3. Gợi ý, đặt câu hỏi để đối tượng trả lời xác định.
4. Tấn công vào lòng tự torng, tình tự ái và tính kiêu hãnh của đối phương.
5. Chọn đối tượng điển hình.
6. Tạo không khí thi đua nội bộ.
7. Vận động, thuyết phục cá nhân.

Câu hỏi 158: Tại sao, trước hết phải tác động tinh thần ngay chính mình để truyền nghị lực sang người khác.
Vì người làm công tác - tác động tinh thần phải thuyết phục tha nhân, thính giả bằng cả lời nói và việc làm, khác với quảng cáo viên chỉ cần thuyêùt phục bằng lời nói. Do đó, phải Nuôi Lửa tự mình, rồi mới có thể Truyền Lửa vào tha nhân.

Câu hỏi 159: Tại sao phải khai thác tối đa tình cảm cao thượng của đối tượng ?
Vì mọi người ai cũng có phần cao cả của tâm hồn đang nằm ngũ. Phải đánh thức nó dậy, mời có thể hướng dẫn nó vào thực tiễn.

Câu hỏi 160: Tại sao phải gợi ý, rồi đặt câu hỏi để đối tượng trả lời xác định ?
Phải gợi ý, rồi đặt câu hỏi để đối tượng trả lời xác định, để kích thích sự suy luận của đối tượng, tránh nhàm chán, độc thoại khi tác động, làm thỏa mãn tâm lý thông thường của con người là thích tư do lựa chọn đủ tương đối hơn là hoàn toàn lệ thuộc vào người khác.

Câu hỏi 161: Tại sao phải tấn công vào lòng tự trọng, tính tự ái và tính kiêu hảnh của đối tượng ?
Phải tấn công vào lòng tự trọng, tính tự ái và tinh thần kiêu hảnh của đối tượng để tác động họ, cải biến từ ngoại cảnh đến nội tâm, thoát ra khỏi tính lãnh đạm bình thường để trở thành người hăng hái đóng góp.

Câu hỏi 162: Tại sao phải chọn đối tượng điển hình ?
Phải chọn đối tượng điển hình để dẫn dụ nhu cầu người khác theo. Cần chọn đối tượng lý tưởng, tùy theo từng nhu cầu công tác: tài chánh dồi dào, nhiều khả năng, hăng hái... có thể chọn bằng cách đề cử hay công cử

Câu hỏi 163: Tại sao phải tại không khí thi đua nội bộ?
Phải tạo không khí thi đua nội bộ để gây không khí linh hoạt, sinh động cho công cuộc tác động và gây phấn khởi cho những chuẩn bị công việc sắp đến.

Câu hỏi 164: Phải vận động, thuyết phục cá nhân trong trường hợp nào ?
Phải vận động, thuyêùt phục cá nhân trong trường hợp không có sinh hoạt tập thễ, không có hội turờng, bằng cách rỉ tai, tri kỷ vụn, và có thể áp dụng phương pháp đàm đạo cùng tranh luận thông dụng của môn phái, để tập hợp những kết quả vụn vặt thành một thành quả chung.

Câu hỏi 165: Hảy tổng kết về công tác: Tác động tinh thần nội bộ?
Công tác tác động tinh thần nội bộ thời nào cũng có, bộ môn nào, tổ chức nào, đoàn thể nào cũng có.
Trong môn phái chúng ta, hiện nay có biết bao việc vần phải tác động tinh thần nội bộ: từ việc bảo trì những võ đường, vấn đề tổ chức cứu trợ, vấn đề hữu ái tương trợ nội bộ, những công tác xã hội không tên...
Nắm vững đối tượng tác động và kỹ thuật tác động tinh thần nội bộ, chính là chúng ta đang làm công tác phát triển sinh hoạt cộng đồng trong tập thể, với nghĩa vụ tất hữu của người môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo.

Câu hỏi 166: Quan niệm làm việc, nghỉ ngơi và hưởng thụ của Việt Võ Đạo sinh ra sao?
Quan niệm làm việc, nghỉ ngơi và hưởng thụ của Việt Võ Đạo sinh nặng về tinh thần và nhẹ về vật chất, coi vật chất chỉ là phương tiện của lý tưởng (tinh thần), chớ không phải là cứu cánh. Do đó, quan niệm của Việt Võ Đạo sinh về làm việc, nghỉ ngơi và hưởng thụ là quan niệm thể hiện ý thức trách nhiệm và tinh thần tập thể: Làm việc để bàn thân tiến bộ, gia đình hòa lạc, thăng tiến, môn phái phát huy và quảng bá, dân tộc được hưng thịnh, vinh quang, nghỉ ngơi vì tập thể (vì nếu làm quá sức lực) và thú hưởng thụ vì tập thể (để bồi dưỡng về tinh thần và thể chất cho những công việc tiếp tục, để biểu dương phong thái cao nhã, lịch duyệt của con người Việt Võ Đạo).
Sự nghỉ ngơi và hưởng thụ do đó không phải chỉ là một quyền lợi mà còn là một trách nhiệm, để duy trì sự hiện hữu của mình trong mọi sứ vụ giúp ích, hiến ích cùng phát huy tinh thần và phong thái lịch lãm của Việt Võ Đạo sinh.

Câu hỏi 167: Nghệ thuật làm việc và nghỉ ngơi có mấy điểm chính?
Nghệ thuật làm việc và nghỉ ngơi có 5 điểm chính:
1. Chọn lựa công việc
2. Tin tưởng ở thành quả công việc
3. Làm hết sức mình
4. Giữ sức
5. Giải trí

Câu hỏi 168: Phải chọn lực công việc ra sao?
Phải chọn lựa công việc theo các tiêu chuẩn:
1. Thích hợp (sở thích, khả năng, hoàn cảnh) với mình nhất.
2. Thích dụng (việc nào đáng làm trước, việc nào đáng làm sau) nhất.
3. Để mở đầu một kế hoạch làm việc (giải quyết từng phần để hoàn thành)

Câu hỏi 169: Tai sao phải Tin Tưởng ở thành quả của công việc?
Phải tin tưởng ở thành quả công việc để trù liệu trước và sẳn sàng vượt qua bất cứ khó khăn, trở ngại nào, để đi đến một thành quả tốt đẹp. Kinh nghiệm cho biết: Không có một người thợ giỏi nào không yêu nghề, không tin tưởng ở nghề của mình, không có một võ sĩ giỏi nào không tin tưởng ở Môn phái và tài nghệ của mình, không có một nhà lãnh đạo nào có thể đi tới thành công mà thiếu tin tưởng ở chương trình làm việc của mình.

Câu hỏi 170: Hãy tìm một vài danh ngôn về đức tin tưởng ở thành quả công việc:
- Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông (Nguyễn Bá Học)
- Không phải chông gai trên đường đời làm đau chân anh mà chính là hạt cát trong đôi giày anh đi đó (Bacon)...

Câu hỏi 171: Thế nào làm làm hết sức mình?
Làm hết sức mình không phải là làm tới kiệt sức, lao lực, vì đó chỉ là Làm quá sức. Làm hết sức mình chính là làm hết sức hiểu biết và khả năng của mình, cho công việc đang đeo đuổi.

Câu hỏi 172: Hãy tìm một vài danh ngôn về Làm hết sức mình?
- Tôi đã làm hết sức tôi có thể rồi. Tôi chỉ còn chờ những biến chuyển mới. Trong khi chờ đợi, tôi nghỉ đến những chuyện khác (Gallieni)
- Nếu kế hoạch của tôi đúng, thì đó là những xe tăng của chúng tôi còn nếu kế hoạch của tôi sai, tôi đành chịu vậy chớ sao. Vì tôi đã gắng làm hết sức mình, rồi không còn có thể làm khác được nữa. (Omar N. B Radley, trong trận Normandie)
- Tôi đả làm hết sức hiểu biết của tôi, hết khả năng của tôi, và tôi ráng giữ được như vậy cho tới cùng. Nếu kết quả là tôi có lý, thì ai muốn chê trách gì tôi, tôi cũng coi là thường. Nếu tôi lầm lẫn, thì dù có mười vị thần cam đoan rằng tôi đúng tôi vẫn lầm (Abraham Lincoln)

Câu hỏi 173: Phải giữ sức trong khi làm việc để làm gì ?
Về mặc tiêu cực, việc giữ sức là để bảo vệ cho tâm trí sáng suốt, sức lực đồi dào. Về mặt tích cực, việc giữ sức còn đòi hỏi rất nhiều những thói quen khác bồi dưỡng sức khỏe cho mỗi ngày một tăng tiến thêm lên.

Câu hỏi 174: Phải giữ sức như thế nào? 
Phải giữ sức về 4 phần vụ căn bản:
1. Ăn uống: Điều hòa, vệ sinh
2. Tập luyện: Đúng mức, để gân cốt mạnh thêm, làm việc đắc lực hơn.
3. Ngủ và làm việc: Điều độ
4. Giải trí: Cả Tâm và Thân

Câu hỏi 175: Mục đích của giải trí ra sao ?
Mới đầu giải trí có nghĩa là Giải những cái mệt nhọc của trí tuệ. Về sau, coi giải trí như hưởng thụ nên nhiều khi còn làm tổn hại thêm trí tuệ và sức khỏe. Giải trí, chính là những giờ phút nghỉ ngơi sau khi làm việc mệt nhọc và mục đích của nó là bồi dưỡng tâm trí và sức khoẻ, để có thể làm việc trở lại đắc lực hơn.

Câu hỏi 176: Có mấy cách giải trí thích hợp ?
Có 3 cách giải trí thích hợp:
1. Tham dự các cuộc vui có tính cách thể thao
2. Tham dự các trò vui không mệt trí và sức
3. Nếu có thể, du lịch tại những vùng có không khí thoáng đạt: Vùng biển, vùng núi, vùng quê...

Câu hỏi 177: Tương quan giữa làm việc và hưởng thụ ra sao?
Tương quan giữa làm việc và hưởng thụ là sự tương xứng giữa làm và hưởng tùy theo giá trị trù liệu về khế ước tinh thần giữa con người và hoàn cảnh xã hội.

Câu hỏi 178: Quan niệm của Việt Võ Đạo sinh về làm việc và nghỉ ngơi , hưởng thụ với môn phái ra sao ?
Việt Võ Đạo sinh phải luôn luôn nêu cao tinh thần Trọng Nghĩa, Khinh Tài, Chí Công Vô Tư, sẵn sàng hy sinh, tiết chế quyền lợi cá nhân cho quyền lợi môn phái.

Câu hỏi 179: Quan niệm của Việt Võ Đạo sinh về làm việc và nghỉ ngơi, hưởng thụ với gia đình ra sao ?
Việt Võ Đạo sinh luôn luôn phải hiếu nghĩa với người trên, hòa với người ngang và hiền với người dưới, để gia đình được luôn luôn thăng tiến.

Câu hỏi 180: Quan niệm của Việt Võ Đạo sinh về làm việc và nghỉ ngơi, hưởng thụ với xã hội ra sao ?
Việt Võ Đạo sinh phải luôn luôn giúp ích, hiến ích,và tôn trọng lẻ phải, bảo vệ công bằng xã hội:
1. Về làm việc: Thanh cần, gương mẫu, quang minh chính đại tuyệt đối tránh mọi trường hợp lợi dụng, để người lợi dụng hay lợi dụng người vào những ý đồ tư lợi, ích kỷ.
2. Về nghỉ ngơi: thường xuyên coi nghỉ ngơi là một biện pháp cần thiết để tạo nên điều kiện làm việc: Ăn ngủ điều độ, giải trí cả về tâm và thân, bằng cách tham dự các cuộc vui, trò vui và du lịch không mệt trí và sức.
3. Về hưởng thụ: Trau dồi những thói quen của nếp sống thanh đạm, tuyệt đối tránh mọi trường hợp sa ngã vì Tứ Đổ Tường vì đó là đầu mối của mọi tính xấu, mọi tội lỗi và dễ rơi vào những thủ đoạn, những mua chuộc của người khác.

 

Xem tiếp trang kế



 

..