.

 PHẦN V
NGHỆ THUẬT NÓI CHUYỆN


Câu hỏi 83: Muốn nói chuyện trước công chúng, ta phải có ý niệm đầu tiên về vấn đề này ra sao ?
Phải luyện NÓI, phải hiểu nghệ thuật NÓI, vì ngôn ngữ là một phương tiện để phát biểu tư tưởng, ý kiến để người khác nghe mà hiểu, thông cảm, tán thành, hoặc ngược lại.

Câu hỏi 84: Muốn nói chuyện trước công chúng phải chuẩn bị và làm ra sao?
Muốn nói chuyện trước công chúng, chúng ta phải chuẩn bị và thực hiện thành 3 phần vụ:
1. Trước khi nói:
- Phải chuẩn bị đề tài thích hợp
- Phải hiểu để nắm vững tâm lý đối tượng quần chúng
- Tìm ý, kiếm ý và sắp ý
- Làm một dàn bài chi tiết
- Tập nói nhiều lần cho quen, cần nhấn mạnh những điểm quan trọng
2. Trong khi nói:
- Nói đúng lúc
- Tác phong, cử chỉ, điệu bộ thích hợp (cả sắc mặt, đôi mắt)
- Chú trọng tới cảm quan thính giả để nhấn mạnh về các điểm tình cảm tâm lý và ý thức.
- Biết ngưng đúng chỗ và đúng lúc để giữ hơi trong lúc thính giả cần có thời giờ để suy nghĩ, ý hội.
3. Sau lúc nói:
- Lời chào, điệu bộ chào thích hợp
- Rời khỏi diễn đàn chững chạc, từ tốn.

Câu hỏi 85: Muốn tập nói cho có hiệu quả, chúng ta phải làm gì?
Phải chuyện luyện cá đức tính về nói và kỹ thuật nói.
- Tánh tự chủ (bình tỉnh, tự tin, nhiệt thành)
- Tánh kiên nhẩn (để nghe chất vấn, đẻ thuyết phục)
- Luyện giọng (lúc thường, lúc trầm, lúc hùng, lúc thiết tha, lúc bi phẩn, lúc tạm ngưng)
- Luyện thái độ, cử chỉ (cách nhìn, miệng nói, lúc cúi đầu, bộ điệu bàn tay, khi ngước mắt)

Câu hỏi 86: Muốn gặt hái được kết quả tốt đẹp trong khi nói, phải làm sao?
Phải áp dụng phối hợp đúng mức các phần vụ:
- Hòa mình vào không khí NÓI với công chúng
- Hòa lới vào văn mạch, đề tài.
- Áp dụng phối hợp nói đúng đề tài và kỹ thuật Nói.

Câu hỏi 87: Trong một buổi hội thảo làm sao chinh phục được cảm tình của hội thảo viên?
Muốn chinh phục được cảm tình của hội thảo viên, chúng ta phải làm cho họ chú ý và cử chỉ của người nói. Cách vô đầu thông thường là bằng một câu chuyện, hoặc đặt câu hỏi chọc tánh tò mò của người nghe. Muốn thuyết phục người khác, tức là nói cho họ nghe, hiểu, biết và làm theo ta thì trong bài thuyết trình, ta cần phải chia rõ dàn bài để cho các hội thảo viên nắm vững vấn đề ta muốn nói. Điều quan trọng là, ta hãy tùy theo trình độ kiến thức của hội thảo viên để dùng từ ngữ thích hợp.

Câu hỏi 88: Trong trường hợp chúng ta lên thuyết trình, hội thảo viên đặt câu hỏi mà ta không nắm vững (bí quá) thì phải làm sao?
Trong trường hợp này chúng ta phải thật bình tĩnh đối phó bằng cách trì hoãn, kéo dài thời giờ để ta suy nghĩ hoặc đánh tan thắc mắc của họ ở vài cách sau đây:
- Anh (chị) nói nhỏ quá, tôi chưa kịp nghe, xin anh (chi) nhắc lại cậu hỏi vừa rồi.
- Câu hỏi của anh (chị) hay lắm nhưng tiếc quá nó ngoài vấn đề chúng ta bàn luận hôm nay, xin trở lại một dịp khác.
- Đặt câu hỏi ngược lại cho mọi người có thì giờ suy nghĩ và trả lời. Cần giữ tuyệt đối trầm tỉnh, tìm cách dồn người hỏi tới chỗ bối rối, để lộ sơ hở yếu điểm của họ. Nhờ đó, ta có thể dựa vào kẻ hở, điểm yếu để đánh mạnh vài câu, chinh phục họ.

Câu hỏi 89: Trong buổi học tập, thuyếùt trình viên làm thế nào để biết học viên có theo kịp bài giảng của mình hay không ?
Ngay trong lúc diễn thuyết bạn nên theo dõi tất cả mọi người. Nhất là nhìn vào cặp mắt của họ. Thỉnh thoảng chỉ một em nhỏ ở xa chỗ ta đứng hỏi em có nghe rõ giọng tôi nói hay không ? Đến đây anh (chị) có điều gì thắc mắc hay những điểm gì không hiểu cần hỏi lại hay không ?
Tóm lại, tùy lúc thuyết trình ta nên linh động để thích ứng làm thính giả đối tượng muốn nghe.

Câu hỏi 90: Thái độ và tinh thần được thể hiện ra sao trong giờ hội thảo ?
Để mọi người hòa hợp với nhau trên bước tiến thực thi lý tưởng cao cả chung của môn phái. Chúng ta nên thể hiện:

  • Thái độ: - Nhgiêm chỉnh, cởi mở
    - Khiêm trang, từ tốn
    Nghiêm chỉnh ở đây không phải là được trào phúng nhưng đưa cho câu chuyện thêm vui vẻ thỉ rất nên. Trái lại cốt ý nói đùa không đúng lúc, đúng chỗ thì gây thêm tai hại.
    Khiêm trang, từ tốn trong lý thuyết Việt Võ Đạo chúng ta rất quan trọng, khi hòa mình vào không khí hội thảo, không nên bực tức, mạt sát một người nào để tỏ mình hiểu biết nhiều, hoặc lấn át người khác để trổ tài.
    Tóm lại, ta nên nghiêm chỉnh mà cởi mở, vui vẻ, khiêm tốn mà độ lượng nhã nhặn.

  • Tinh thần: - Thành thực
    - Bao dung
    Phần tinh thần rất là quan hệ, vì muốn cho người khác cũng có ý nghĩ như ta, trước hết ta phải có thái độ thành thực, để hội thảo viên tin tưởng ta. Với tình cảm của ta chân thực, chúng ta sẽ hăng hái diễn đạt làm cho vấn đề ta nói Có Hồn và ta tin chắc người nghe sẽ ý hội được những điều ta nói.
    Phải biết bao dung, dù ta tin chắc rằng ý niệm của ta đúng, bằng cách luôn luôn phân tích, nhận định ý kiến của người khác nữa, rồi từ từ hướng dẫn họ vào quan niệm của ta.

Câu hỏi 91: Đàm đạo là gì ?
Đàm đạo là cuộc nói chuyện ít người, trong một khung cảnh nhỏ hẹp, ấm cúng, trong không khí thanh nhã, ôn hòa, thân hữu.

Câu hỏi 92: Tranh luận là gì?
Tranh luận là sự đua tranh giành phần thắng bằng cách bàn cãi, thảo luận với mục đích tìm ra lẽ phải.

Câu hỏi 93: Thuyếùt phục là gì?
Thuyết phục là cảm phục đối tượng bằng cách nói về một hay nhiều vần đề, với dụng ý hướng dẫn cảm quan của người nghe.

Câu hỏi 94: Đàm đạo, tranh luận và thuyết phục có những đồng điểm và dị điểm gì ?
Có đồng điểm và dị điểm:
1. Cùng mục đích: Tranh thủ cảm tình của đối tượng
2. Đàm đạo ôn hòa, cởi mờ, tranh luận, thuyếtt phục nhiều tính chất kỹ thuật và thủ đoạn.
3. Đàm đạo có đối tượng thuần chất và chọn lọc, tranh luận và thuyết phục có đối tượng phức tạp.
4. Có thể phối hợp trong những trường hợp đặc biệt: Tranh luận, thuyết phục xong chuyển sang đàm đạo.

Câu hỏi 95: Đàm đạo có mục đích ra sao ?
Mục đích của đàm đạo là tạo cảm thông, gây hòa khí và tình thân thiện giữa người trong cuộc.

Câu hỏi 96: Công tác đàm đạo có mấy nguyên tắc căn bản?
Công tác đàm đạo có 4 nguyên tắc căn bản:
1. Nghe nhiều nói ít
2. Nhận, tán dương ưu điểm của người
3. Tế nhị trong việc diễn ý
4. Gợi ý và gợi hứng cho người đối thoại.

Câu hỏi 97: Có mấy đặc điểm nghe nhiều nói ít ?
Có 3 đặc điểm nghe nhiều nói ít:
1. Không ai phản đối, vì không ai rõ ý mình
2. Dễ tiến thoái khi hành động
3. Hiểu được người khác
4. Có thể chia xẻ với đối phương một số hiểu biết và nhận định
5. Có thể chia xẻ với đối tượng một số ưu tư và trách nhiệm.

Câu hỏi 98: Thế nào là nhận và tán dương ưu điểm của người ?
Nhận và tán dương ưu điểm của người là: nhớ ưu điểm, bỏ khuyết điểm, nhược điểm để làm gia tăng liên tình thân hữu và thông cảm.

Câu hỏi 99: Tai sao phải tế nhị trong việc diễn ý?
Phải tế nhị trong việc diễn ý để tránh những va chạm đáng tiếc dù là vô tình.

Câu hỏi 100: Tai sao phải gợi ý và gợi hứng cho người đối thọai?
Phải gợi ý và gợi hứng cho người đối thoại để họ nhớ ra và có thể cảm hứng nói chuyện, để tránh tình trạng độc thoại.

Câu hỏi 101: Giai đoạn chuẩn bị và thực hiện đàm đạo có những đặc điểm gì?
Giai đoạn chuẩn bị và thực hiện đàm đạo có 7 đặc điểm:
1. Tìm hiểu cá tính người đàm đạo
2. Lượng giá tài trí và tinh thần người đàm đạo
3. Lượng giá những điểm bất đồng có thể xảy ra
4. Lượng giá những điểm tương đồng thuận lợi
5. Biết rõ mục đích cuộc đàm đạo
6. Tiên liệu và nắm vững đề tài
7. Chuẩn bị tư thế

Câu hỏi 102: Có mấy trường hợp tranh luận chính ?
Có 3 trường hợp tranh luận chính:
1. Song luận
2. Tam luận
3. Quần luận

Câu hỏi 103: Trường hợp song luận có mấy nguyên tắc?
Trường hợp song luận có 5 nguyên tắc:
1. Nhìn thẳng vào mắt đối phương
2. Gợi ý cho đối phương nói nhiều
3. Nắm quyền chủ động
4. Đừng để đối phương kết luận
5. Không tranh thắng hoàn toàn, để lại vài điểm thứ yếu cho đối phương rút lui bảo toàn thể diện.

Câu hỏi 104: Trường hợp tam luận ra sao ?
Là trường hợp tranh luận có người thứ ba bàng thính

Câu hỏi 105: Có mấy nguyên tắc bổ túc vào trường hợp song luận, dành cho trường hợp tam luận ?
Có 3 nguyên tắc: 
1. Tranh thủ cảm tình người thứ ba
2. Trọng tài hoa họ
3. Gợi ý và lôi cuốn sự tán đồng quan điểm của người thứ ba.

Câu hỏi 106: Có mấy phương cách áp dụng trong trường hợp Qua Địch Chung?
Có 3 phương cách áp dụng trong trường hợp Qua Địch Chung:
1. Đánh tỉa từng đối thủ, từ đối thủ kém lý luận nhứt
2. Khai thác mâu thuẫn lý luận nội bộ của đối phương
3. Hỏi dồn dập tất cả đối thủ một loạt, để họ không còn thì giờ suy nghỉ.

Câu hỏi 107: Trong trường hợp Chung Địch Qua phải tranh luận ra sao?
Trong trường hợp Chung Địch Qua mọi người phải tấn công đối phương (lần lượt hay đồng loạt) về một mặt hay một vấn đề trước khi kết luận từng điểm, để làm sụp đổ toàn bộ hệ thống lý luận của đối phương.

Câu hỏi 108: Trong trường hợp đa phương, phải tranh luận ra sao?
Trong trường hợp đa phương phải liên kết với các nhóm trung lập hoặc nếu đơn phương, phải trù liệu khai thác những yếu điểm nhất của các nhóm yếu phải có chương trình phân công tranh luận hợp lý để có tinh thần tập thể và phá vỡ tinh thần tập thể của đối phương.

Câu hỏi 109: Thuyết phục có mấy định tác riêng biệt?
Thuyết phục có 4 định tác riêng biệt:
1. Phải nắm vững vấn đề để đàm đạo và tranh luận
2. Vận dụng ý thức phản luận cao
3. Hùng biện từ lời nói, cách nói đến cử chỉ, điệu bộ, đề tài
4. Kỹ thuật vận động.

Câu hỏi 110: Chân giá trị của đàm đạo, tranh luận ra thuyết phục ra sao ?
Chân giá trị của đàm đạo là cho chúng ta nghe thuật sống tươi mát, hòa mình với mọi người.
- Chân giá trị của tranh luận là phương tiện giải quyết những mâu thuẫn, chia rẽ, thủ đoạn bằng lý luận làm phương tiện giải quyết.
- Chân giá trị của thuyết phục là vận động mọi thủ đoạn và kỹ thuật vào đàm đạo và tranh luận để làm cảm phục, khuất phục đối tượng.

Câu hỏi 111: Trường hợp nào chúng ta đem vấn đề ra trình bày ?
Thông thường trong những trường hợp sau đây, khi chúng ta cần:
a. Thông báo (tin cho biết không cần người phải thấu triệt hay tùng phục)
b. Thông đạt (tin cho người biết có mục đích giải tỏa những thắc mắc hoặc đòi hỏi nơi người nghe, đọc..)
c. Chỉ thị (ra lệnh cho người cấp dưới làm một chuyện hay một công tác nào đó)
d. Phổ biến, xây dựng hoặc phê bình một quan niệm một triết thuyết, một chủ trương hay một hành động nào đó...
e. Báo cáo và đề đạt lên cấp trên.

Câu hỏi 112: Tại sao chúng ta phải biết cách trình bày một vấn đề mà chúng ta mong ước được gặt hái kết quả tốt đẹp ?
Chúng ta phải biết cách trình bày một vấn đề để được kết quả tốt là do những mục đích giản dị sau đây:
- Đem cái mà mình có (biết) làm cho người biết (có) như mình
- Đem cái mà ta hiểu làm cho người hiểu như ta
- Đem điều mà ta suy nghĩ cho người khác cùng suy nghĩ với ta
- Đem điều hay đẹp, hữu ích chung mà ta dự tính cho người rõ dự tính tốt đẹp của ta.
- Đem điều ta ấp ủ (hằng mơ ước thực hiện) đến cho mọi người cùng ấp ủ một lý tưởng như ta.

Câu hỏi 113: Đối tượng là gì ? Cho vài thí dụ: 
Đối tượng là hình tượng (hình ảnh, nhân vật hay sự việc) trước mặt mà từ đó, các mục tiêu được hướng tới để đạt một kết quả. Ví dụ: đối tượng của nhà diễn thuyết là thính giả, đối tượng của nhà văn là đọc giả, đối tượng của báo cáo viên là cấp chỉ huy trực tiếp hay gián tiếp.

Câu hỏi 114: Thông thường có mấy nguyên tắc để trình bày một vấn đề được áp dụng ? Hãy kể ra?
Có 2 nguyên tắc thông thường được áp dụng khi trình bày một vấn đề:
a. Khởi từ cái mà người biết, rồi dẫn dụ đến cái mà người chưa biết.
b. Khởi từ cái mà người chưa biết trở lại cái người biết rồi (đối với người hiếu kỳ vọng ngoại: Tính tò mò ham thích mới lạ)

Câu hỏi 115: Để tiện việc trình bày được hoàn hảo chúng ta phải lo chuẩn bị những gì ?
Chúng ta phải lo: - Phân loại, - Bố cục, - Nội dung, - Chuẩn bị thời gian và không gian.

Câu hỏi 116: Việc phân lọai các vấn đề trình bày được căn cứ trên nhiều lãnh vực khác nhau, trên đề tài, mục đích và trên sự thể hiện. Vậy theo bạn, bạn có thể kể tên các loại mà bạn biết ?
- Báo cáo , phúc trình
- Đề đạt nguyện vọng
- Diễn văn, diễn thuyết
- Nghị luận……...
Câu hỏi 117: Sau khi đã phân loại các vấn đề trình bày thành từng nhóm, anh chị hãy kể một vài phương pháp áp dụng khi thực hiện ?
- Phương pháp 1: chúng ta trả lời đầu đủ các chi tiết sau: - Ai? - Cái gì ? - Ở đâu ? - Lúc nào ?- Ra sao ?
- Phương pháp 2: Chúng ta nêu lên những phương thức: - chuẩn bị thực hiện, - đúc kết tác dụng.
- Phướng pháp 3: Chúng ta phải tìm chứng minh: Nguyên nhân, diễn biến,hậu quả, biện pháp.

Câu hỏi 118: Về bố cục chúng ta dựa trên những tiêu chuẩn nào?
Dựa trên các tiêu chuẩn sau đây: Chặt chẻ, rõ ràng, không chia quá nhiều đoạn.

Câu hỏi 119: Để cho bố cục được dễ dàng, chúng ta nên chọn hình thức nào cho toàn bài ? gồm mấy phần?
Chọn hình thức 3 phần: Dẫn nhập, - Thân Bài, Kết luận

Câu hỏi 120: Một bài, một sự việc được trình bày bao giờ cũng phải được cân đối trong hình thức. Để nhớ điều đó ta phải luôn luôn để ý đến nguyên tắc nào ?
Nguyên tắc cân đối tránh: Đầu Voi Đuôi Chuột, hoặc Mình Voi mà Đầu Chuột.

Câu hỏi 121: Thân bài là chính yếu và quan trọng vì trong đó ta mổ xẻ đề tài, chủ đích ... bằng mọi lý lẽ để chứng minh, giải tỏa mọi khúc mắc, và bổ túc với nhau thế nào? Chuyển mạch ra sao ?

Có nhiều cách nhưng thông thường chúng ta nên chia thân bài ra làm ba đoạn và mỗi đoạn có thể gồm 2 hoặc 3 tiểu đoạn. Sự bổ túc phải liền nhau đoạn hoặc tiểu đoạn trên với đoạn hoặc tiểu đoạn kế tiếp. (đoạn đoạn, tiểu đoạn, tiểu đoạn)
Để ý được liên lạc chặt chẽ giữa các đoạn và các tiểu đoạn, phải được nói liền bằng những câu chuyển mạch.
Ví dụ tổng quát: Đề cập tới tác phong Việt Võ Đạo sinh khi làm việc: Khi làm việc Việt Võ Đạo sinh phải thận trọng (tinh thần) và mau lẹ (thực hiện)
Muốn đạt được tiêu chuẩn trên chúng ta phải phân sự việc ra làm 3 giai đoạn sau đây:
1. Lúc tính việc (tinh thần):
- Thực tiển
- Chí công vô tư
- Lòng nhiệt thành
- Phiêu lưu mạo hiểm
Sau khi tính việc kỹ lưỡng và tiếp đến là: 
2. Lúc vào việc phải (thực hiện):
- Quyết tâm mau lẹ
- Kiên nhẫn, tháo vát
- Tinh thần, trách nhiệm, tình đồng đạo
Sau thời gian thực hiện dĩ nhiên chúng ta sẽ có những kết quả: Tốt xấu, hay dở, thành bại, kinh nghiệm, do đó ta bước sang giai đoạn:
3. Lúc xong việc phải:
- Tự kiểm
- Kiểm nguời
- Kiểm việc
- Đúc việc

Tóm lại, Việt Võ Đạo sinh chúng ta muốn đạt được hiệu năng tối đa khi làm việc, tác phong của chúng ta phải là thể hiện 2 khía cạnh: Tinh thần rất thận trọng, nhưng thực hiện rất mau lẹ.

Câu hỏi 122: Dẫn nhập rất ảnh hưởng đối với nội dung mà ta trình bày ở thân bài. Bởi lẽ đó, lời dẫn nhập cần phải hay, sáng sủa, sâu sắc, đặc biệt. Mà muốn được như thế ta dựa trên mấy cách để dẫn nhập ? hãy kể ra ?
Có nhiều nhưng đại để có 4 cách sau đây:
- Trực tiếp
- Gián tiếp
- So sánh
- Trích dẫn

Câu hỏi 123: Trong vần đề ta trình bày, cái chính yếu vẫn là nội dung, vì thế chúng ta phải làm gì ? Ra sao ? để có một nội dung phong phú giá trị?
Để có một nội dung phong phú giá trị khi trình bày vấn đề ta cần chú trọng tới: 
- Ý chính
- Ý phụ
- Phần biện luận
- Chứng minh
- Đặc thù (chỉ nói khi cần)
- Loại bỏ tư tưởng đối nghịch.

Câu hỏi 124: Để tăng thêm hiệu quả của việc trình bày, chúng ta nên làm gì ở những đoạn kết ?
Đoạn kết bao giờ cũng là nơi cô đọng ý tưởng, tóm tắt, đúc kết mọi diễn biến, khởi nguồn từ dẫn nhập đến thân bài nên phải nhấn mạnh, từ ý đến lời: Mãnh liệt, dứt khoát, tin tưởng, niềm xúc động, ước mơ...

Câu hỏi 125: Tại sao chúng ta phải chú trọng đến thời gian và không gian khi thi hành một vấn đề ?
Tuy vấn đề có liên quan đến thời gian tính hay không, nếu có thì: sớm quá cũng bất lợi mà trễ quá cũng bất lợi. Bởi thế, nói đến thời gian là nói tới việc trình bày của mình có đúng lúc hay không. Có vấn đề phải cấp bách (nóng hổi) có vấn đề trì hoãn (để cho lắng dịu)...
Nói tới không gian là nói tới vị trí, khung cảnh mà ta phải tiên liệu trong lúc trình bày. Nếu quên mất điều này ta sẽ lúng túng, nói một đường thành một ngã. Vì ta đã trình bày vấn đề không đúng chỗ. (không hợp với lời lẽ và diễn biến của đề tài).

Câu hỏi 126: Muốn trình bày một vấn đề, ta có mấy hình thức thể hiện ? Hãy kể ra và nêu vài quan niệm thể hiện hình thức ?
Có 2 hình thức thể hiện khi ta muốn trình bày một vấn đề:
1. NÓI
2. VIẾT
Vì vậy, quan niệm của chúng ta về thể hiện qua hình thức là:
1. Giàn dị (cách trình bày)
2. Bình dị (lời lẽ, ngôn từ, từ ngữ thích hợp với đối tượng có thể tiếp nhận được, mục đích cho những lời lẽ phổ thông)

Câu hỏi 127: Đề tài trình bày một vấn đề mà phương thức áp dụng và dẫn giải nêu trên phải chăng đã là hoàn toàn và đầy đủ, bất di bất dịch? Không cần thêm bớt gì nữa khi thực hiện?
Qua những phương thức áp dụng và dẫn giải về đề tài Trình bày một vấn đề. Chúng ta nghĩ rằng: Những điều mà ta tìm biết được ở trên ví như một cái khung, một cái sườn nhà và soạn thảo viên là một người thợ khéo. Còn những sự tìm tòi , học hỏi thêm qua sách báo, tài liệu, kinh nghiệm thiết thực trong việc làm, khả năng thâu thập, đúc lọc và phát họa. Đó ví như là những vật dụng cần thiết khác để chúng ta xây thêm một ngôi nhà khang trang, lý tưởng. Nghĩa là chúng ta phải luôn luôn phân tích, tổng hợp, sáng tạo và thực hiện tiến bộ không ngừng. Sao cho mọi lúc một thêm hoàn hảo và linh hoạt hơn.

Xem tiếp trang kế

 


 

..