.

 PHẦN IV
TƯƠNG QUAN GIỮA VIỆT VÕ ĐẠO VÀ XẢ HỘI


Câu hỏi 57. Xã hội là gì?
Xã hội là một số tổ hợp nhiều người trong một hoàn cảnh không gian và thời gian được qui định hay mặc nhiên qui định. Một tập hợp người sống chung dưới một số qui ước đã được chấp nhận để bảo tồn mọi cá nhân về sinh mạng và tài sản. Như luật lệ lưu thông ấn định về cách thức di chuyển xe trong thành phố, luật lệ này bắt buộc cá nhân thi thành đúng cách để tránh tai nạn.

Câu hỏi 58: Tương quan giữa Việt Võ Đạo và Xã hội ra sao?
Việt Võ Đạo là một phần tử trong xã hội, của dân tộc Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử nên giữa Việt Võ Đạo và xã hội có những mối tương quan mật thiết. Nếu không có xã hội làm môi trường hoạt động thì cũng không có Việt Võ Đạo, vì Việt Võ Đạo từ xã hội mà ra, do xã hội mà có.
Ngược lại, xã hội không thể làm ngơ, không thể chi dụng những công dân do Việt Võ Đạo đào tạo, mà phải giúp đỡ Việt Võ Đạo đạt đến lý tưởng phục vụ cho xã hội Việt Nam và rộng lớn hơn cho nhân loại.
Việt Võ Đạo mang đến cho xã hội những bàn tay kiên dũng nhưng từ ái để thắng phục mọi trở ngại đưa xã hội đến tốt đẹp hơn. Do đó, xã hội có bổn phận giúp đỡ phương tiện và nâng đỡ Việt Võ Đạo có nhiều cơ hội, môi turờng tốt để hoạt động.

Câu hỏi 59: Tương quan giữa xã hội và các nhóm xã hội khác như thế nào ?
Mỗi nhóm xã hội có những tiêu hướng hoạt động riêng tương đồng hay bất đồng với tiêu hướng hoạt động của các nhóm xã hội khác. Như đoàn thể chính trị, tông íao, hiệp hội, thương mãi, hội đoàn thanh niên hay các đoàn thể áp lực v.v.. Đồng thời sự điều hành trong xã hội tạo ra mối tương quan giữa các nhóm xã hội này, tạo thành các mối liên lạc trong sự sinh hoạt của xã hội. Vì các tiêu hướng khác nhau, nên các nhóm xã hội thường có những liên kết hay va chạm. Do đó, Việt Võ Đạo cần phải có một thái độ thích hợp trong tương quan với các nhóm xã hội khác. Thái độ đó được ấn định rõ rệt trong 3 mục đích và 5 tôn chỉ của Việt Võ Đạo.

Câu hỏi 60: đối với các võ phái khác ta phải có thái độ ra sao?
Đối với các võ phái khác ta phải tôn trọng, và chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải. Thái độ tôn trọng của ta nói lên sự khiêm cung độ lượhg của người võ sĩ chớ không phải là thái độ sợ sệt hay nhút nhát, khi chúng ta lễ độ, tôn trọng, giao hòa với các võ phái khác là để cùng phát triển, phục vụ cho nền võ đạo của dân tộc và nhân lọai.

Câu hỏi 61: Việt Võ Đạo cần có những thái độ nào đối với các nhóm xã hội ?
Trong mọi hoạt động của sinh hoạt cộng đồng xã hội, vì có những giao tiếp nên có những trường hợp phải liên kết hay va chạm. Do đó, Việt Võ Đạo chúng ta mặc dầu đặt căn bản trên đạo, tức võ đạo )phải vượt thoát ra ngoài sự hơn thua thành bại tranh chấp). Nhưng đôi khi chúng ta cũng cần một thái độ thích ứng tương xứng. Nhưng khi chúng ta đã đạt được đạo rồi, chúng ta không cần đến thái độ ấy nữa, ba thái độ thích ứng ta cần có là: HỢP, HÒA và CHỐNG.

Câu hỏi 62: Thế nào là hợp?
Hợp: Nghĩa là kết hộp, hợp tác, là hành động của nhiều người cùng chung góp với nhau về vật chất hoặc tinh thần để thực hiện một mục đích Việt Võ Đạo. Thái độ hợp của chúng ta là sẵn sàng hợp tác với các nhóm xã hội như các đoàn thể, hội đoàn khác để thể hiện một công tác, một công việc nếu giữa ta và nhóm xã hội có chung mục đích và chí hướng. Sự hợp tác này biểu lộ trong việc ích lợi chung cho mọi người, chứ không nhắm đề cao một nhóm xã hội nào khác, nhất là không đi ngược lại mục đích và tôn chỉ Việt Võ Đạo.

Câu hỏi 63: Hòa là gì?
Hòa là một hành động, motä thái độ không HỢP nhưng cũng không CHỐNG, không muốn có sự liên hệ về mọi phương diện giữa các nhóm người với nhau, nhưng vẫn tôn trọng lẫn nhau. Hòa đối với chúng ta là giữ một thái độ im lặng bất hợp tác việc ai nấy làm, đường ai nấy đi không đụng chạm phá rối nhau. Các nhóm xã hội khác tự do hoạt động miễn là không đụng chạm tới Việt Võ Đạo trên mọi phương diện về danh dự, quyền lợi, chí hướng Việt Võ Đạo, không ngăn trở chúng ta phát triển môn phái. Mọi cá nhân được tự do lựa chọn không bị ngăn trở bất kỳ một nhóm xã hội nào khác, tùy theo ý chí của mình để gia nhập đoàn thể xã hội Việt Võ Đạo.

Câu hỏi 64: Thế nào là chống?
Chống là hành động, thái độ đối kháng với những thái độ hay hành động có tính cách triệt hạ, gây áp lực, phá rối. Chống, đối với Việt Võ Đạo sinh nghĩa là sẵn sàng có một thái độ thích hợp để đối phó với các nhóm xã hội , khi họ có những hành động va chạm đến danh dự, quyền lợi, lý tưởng của chúng ta. Khi đó hành động sẵn sàng chống lại bất cứ ngoại lực nào ngăn chận bước tiến của Việt Võ Đạo trên đường phát triển để phục vụ cho dân tộc và nhân lọai là hành động tự vệ và hành động tự vệ này được xem như là một phương thức được sử dụng để bảo tồn môn phái.

Câu hỏi 65: Cả 3 giai đoạn hợp, hòa và chống luôn luôn xảy ra hay có tính cách giai đoạn?
Ba giai đoạn: Hòa, Hợp, Chống chỉ có tính cách giai đoạn. Chúng ta áp dụng ba thái độ trên một cách linh động và uyển chuyển trong từng giai đoạn của vấn đề. Có thể trong giai đoạn trước chung HỢP với nhóm xã hội này vì cùng chung mục đích và chí hướng, nhưng giai đoạn sau phải CHỐNG vì mục đích và tôn chỉ của họ đã biến đổi hoặc giai đoạn này chúng ta HÒA nhưng giai đoạn sau HỢP vì mục đích, chí hướng của chúng ta đã chinh phục được họ.

Câu hỏi 66: Chúng ta hành sử 3 thái độ trên theo tiêu chuẩn nào?
Chúng ta hành sử 3 thái độ trên theo đúng mục đích và tôn chỉ của Việt Võ Đạo. Vì mục đích và tôn chỉ Việt Võ Đạo được coi là nền tảng căn bản của lý tưởng Việt Võ Đạo.

Câu hỏi 67: Cả 3 thái độ hợp, hòa, và chống nêu trên để đối với đoàn thể xã hội, còn đối với cá nhân trong cuộc sống thì sao?
Đối với cá nhân trong cuộc sống thì 3 thái độ trên vẫn được áp dụng, tuy nhiên tùy theo mức độ thầm nhuần tinh thần võ đạo của người môn sinh Việt Võ Đạo, để nói lên đức sống của mình mà có lúc áp dụng 3 thái độ trên có lúc không, và ở mức độ cao thì không cần đến chúng nữa.

Câu hỏi 68: Khi hội nhập vào xã hội, để tồn tại, cá nhân có những quan hệ gì?
Khi hội nhập vào xã hội, để tồn tại, cá nhân có những quan hệ:
1. Quan hệ giữa cá nhân với cá nhân
2. Quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng
3. Quan hệ giữa cá nhân với đoàn thể
4. Quan hệ giữa cá nnhân với tập thể.

Câu hỏi 69: Quan hệ giữa cá nhân với cá nhân có mấy phần vụ?
Quan hệ cá nhân có 4 phần vụ:
1. Sinh hoạt tinh thần
2. Sinh hoạt vật chất
3. Nếp sống và tập quán
4. Nguyện vọng.

Câu hỏi 70: Phần vụ sinh hoạt tinh thần trong quan hệ cá nhân ra sao?
Sinh hoạt tinh thần bao gồm những ràng buộc ảnh hưởng về lý trí tình cảm, ý thức, tiềm thức, cá tính, thiên khiếu, cảm giác của cá nhân, tạo thành rồi mở rộng thành quan niệm sống.

Câu hỏi 71: Phần vụ sinh hoạt vật chất trong quan hệ cá nhân ra sao?
Phần vụ sinh hoạt vật chất trong quan hệ cá nhân gồm có:
1. Y, ẩm thực: Đầy đủ
2. Ngủ: Yên
3. Sức khỏe: đồi dào
4. Nhà cửa: sạch sẽ, khang trang, tiện nghi
5. Có tương lai

Câu hỏi 72: Phần vụ nguyện vọng trong quan hệ cá nhân ra sao?
Phần vụ nguyện vọng là xu hướng cầu tiến của con người, luôn luôn nuôi sống con người, bồi dưỡng đức tin của con người, thúc đẩy con người luôn cầu tiến và thăng tiến.

Câu hỏi 73: Quan hệ tập thể có mấy phần vụ?
Quan hệ tập thể có 5 phần vụ:
1. Tổ chức và điều hành
2. Khả năng
3. Lãnh đạo
4. Hành động
5. Nguyện vọng

Câu hỏi 74: Phần vụ tổ chức và điều hành của quan hệ tập thể ra sao?
Phần vụ tổ chức và điều hành vừa quan hệ tập thể gồm có thành tố:
5. Về cơ cấu: Kiện toàn bằng hệ thống hóa và qui chế hóa.
6. Về làm việc: Có phương pháp và khoa học.
7. Về chương trình làm việc: Phải thực tiển, thích hợp
8. Về kỷ luật: Phải nghiêm minh từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.

Câu hỏi 75: Phần vụ khả năng của quan hệ tập thể ra sao ?
Phần vụ khả năng của quan hệ tập thể gồm có 3 thành tố:
1. Về nhân tố: Cán bộ đa năng, đa hiệu, quần chúng đông, có ý thức, hiệu năng và kỷ luật.
2. Về tài lực: đủ để bảo đảm công tác, nếu có thể: Dồi dào
3. Về thể lực: Có uy tín, nhiều ảnh hưởng với các tập thể bạn, với cộng đồng.

Câu hỏi 76: Phần vụ lãnh đạo của quan hệ tập thể ra sao? 
Phần vụ lãnh đạo của tập thể có 10 yếu tố:
1. Linh mẫn
2. Đồng nhất ý chí
3. Hòa hợp, đoàn kết
4. Chí công vô tư, liêm khiết, trọng nghĩa công hơn tình riêng.
5. Đủ ân, Uy, tình, nghĩa khi làm việc
6. Sức chịu đựng cao
7. Đa năng, đa hiệu
8. Thưởng phạt nghiêm minh
9. Bản lãnh vững (không thể bị huyền hoặc, mua chuộc)
10. Trung kiên (không phản bội tập thễ dưới bất cứ hình thức nào)

Câu hỏi 77: Phần hành động của quan hệ tập thể ra sao ?
Phần vụ hành động của quan hệ tập thể có 4 yếu tố:
1. Đồng nhất ý chí trong hành động
2. Kế hoạch hóa và phương pháp hóa mọi công tác, dịch vụ
3. Tháo vát, mẫn tiệp, kịp thời, đa dụng, đa năng, đa hiệu để thích ứng với mọi hoàn cảnh, trong mọi trường hợp.
4. Có phối kiểm tính cao, để rút kinh nghiệm, khắc phục khuyết điểm và bồi bổ nhược điểm nhanh chóng.

Câu hỏi 78: Phần vụ nguyện vọng của quan hệ tập thể ra sao ?
Phần vụ nguyện vọng của quan hệ tập thể là tiêu hướng của mọi quan hệ tập thể với các thành tố:
1. Lý tưởng: Phát huy tinh thần Việt và khả năng Việt bẵng hệ thống Cách Mạng Tâm Thân cho người Việt, thành tinh thần võ đạo Việt Nam (Việt Võ Đạo)
2. Tiêu hướng: Quảng bá và phát huy Việt Võ Đạo dưới mọi hình thức
3. Ý hướng: Yêu nước, biểu dương, thể hiện và bảo vệ công bằng xã hội, tình nhân ái nhưng không trực tiếp tham gia sinh hoạt chính trị, và đồng thời cũng không ngăn cấm các môn sinh hoạt động chính trị với tư cách công dân

Câu hỏi 79: Có mấy loại tương quan giữa cá nhân và tập thể: 
Có 2 lọai tương quan giữa cá nhân và tập thể:
1. Tương quan thưận
2. Tương quan nghịch.

Câu hỏi 80: Có mấy tương quan thuận giữa cá nhân và tập thể? 
Có 6 tương quan thuận giữa cá nhân và tập thể: 
1. Cùng có ý hướng tiến bộ, cầu tiến và thăng tiến
2. Cùng tập trung nỗ lực về những vần đề nhân bản.
3. Bản chất của tập thể là tổ hợp các cá nhân nên dể có sự thông cảm và phối hợp tinh thần.
4. Tập thể dung hợp cá nhân, cá nhân dựa vào tập thể để tồn tại và phát triển
5. Nếu hội nhập lâu, cá nhân sẽ đồng hóa nếp sống và tập quán, trở thành phần tử của tập thểâ.
6. Ý thức tập thể của cá nhân nếu tới cao độ, sẽ thành ý thực tập thể là một.

Câu hỏi 81: Có mấy tương quan nghịch giữa cá nhân và tập thể?
Có 7 tương quan nghịch giữa cá nhân và tập thể:
1. Ranh giới phân lập mơ hồ có thể đưa tới bất mãn, nghi kỵ và bất tín nhiệm.
2. Cá nhân đòi hỏi tự do và quyền hạn, tập thể đòi hỏi trách nhiệm và kỷ luật
3. Cá nhân đa cảm, xúc cảm và dễ thiên lệch, trong lúc tập thể duy lý, vô tư và nghiêm khắc.
4. Cá nhân phải tiết giảm cá tính, tập thể đòi hỏi tập thể tính.
5. Cá nhân dễ mua chuộc, tập thể chỉ thỏa hiệp, khó bị mua chuộc
6. Tập thể có thể hy sinh cá nhân, cá nhân không thể hy sinh tập thể.
7. Cá nhân có thể Đi Chung Đánh Riêng, tập thể bắt buộc phải Đi Chung Đánh Chung

Câu hỏi 82: Tóm lại thực chất của tương quan giữa cá nhân và tập thể ra sao?
Tóm lại tương quan giữa cá nhân và tập thể chính là sự ràng buộc và sự đòi hỏi cá nhân hộinhập đời tư vào đời công, cùng tập hợp và tập trung khả năng vào những nguyện vọng chung để cùng tiến triển.

 

Xem tiếp trang kế

 


 

..