.

Phần II
QUẢN TRỊ VÕ ĐƯỜNG




Câu 16: Quản trị là gì ?
Quản: Trong coi, xem sét mọi việc.
Trị: Sắp xếp công việc theo một diễn trình hợp lý, theo một thứ tự có tính toán trước. Quản trị là một nghệ thuật trong coi, sắp xếp theo một tiến chính hợp lý, một thứ tự có tính toán để xem xét, thi hành các công việc cho trôi chảy.
Do đó, trong các tổ chức lớn như việc thiết lập một võ đướng cần phải có phương pháp quản trị khéo léo để điều hành các công việc trong võ đường, hầu tránh được những rắc rối do yếu tố cẩu thả mang đến.

Câu 17: Muốn quản trị được, chúng ta cầøn những điều kiện nào ?
Muốn quản trị được, chúng ta cần phải biết qua mộït số nguyên tắc về quản trị: Có 4 nguyên tắc được xem là chính yếu:
a. Phân nhiệm
b. Hệ thống kiểm soát
c. Ủy quyền
d. Thống nhất về chỉ huy.

Câu 18: Thế nào là phân nhiệm ?
Phân: là chia
Nhiệm: Trách nhiệm (việc được giao phó)
Phân chia công việc chánh ra nhiều công việc phụ rồi tùy công việc để qui định nhiệm vụ cho cá nhân phụ trách.

Câu 19: Thế nào là hệ thống kiểm soát ?
Vấn đề kiểm soát rất cần yếu cho mọi hoạt động chung. Chúng ta cần phải xem những người được phân nhiệm có thực hiện đúng công tác giao phó không. Và do đó, hệ thống kiểm soát cần phải đặt ra. Đối với hệ thống nhỏ, sự kiểm soát dĩ nhiên dễ dàng, người trên chỉ cần xem xét nhân sự giữ vụ điều hành. Đối với hệ thống lớn hơn như Cục Huấn Luyện hay Tổng Cục Huấn Luyện, hệ thống kiểm soát này gần giống như hệ thống tranh tra của chính phủ, kiểm soát trực tiếp cũng như gián tiếp theo cả hàng ngang lẫn hàng dọc.

Câu 20: Thế nào là ủy quyền ?
Ủy quyền là trao cho người khác một quyền mà mình có với những điều kiện giới hạn.

Câu 21: Thế nào là thống nhất chỉ huy ?
Thống nhất chỉ huy là sự đồng nhất về hành động theo một lệnh từ trên đưa xuống.

Câu 22: Nếu đã có võ đường vấn đề nào cần phải kiện toàn trước tiên ?
Nếu đã có võ đường, vần đề nhân sự cần phải kiện toàn trước tiên, vì chúng ta phải có người để làm việc trong võ đường đó.

Câu 23: Vấn đề gì chúng ta cần lưu lý tiếp theo đó ?
Sau vấn đề nhân sự, vấn đề cần lưu ý tiếp theo là vấn đề tài chánh. Chúng ta cần phải có tài chánh để nuôi cán bộ, và những việc liên quan. Vả lại, vì yếu tố thờùi gian, có thể chúng ta gặp nhiều thiếu xót, tài chánh vay mượn ở đâu đó, vật dụng (bàn ghế) có thiếu xót phải bổ túc ngay.

Câu 24: Cùng với những việc bổ túc những thiếu sót trên, chúng ta, cần phải thực hiện tại võ đường điều gì trước tiên ?
Song song với việc bổ túc những thiếu sót trên, một hệ thống quản trị đối nội và đối ngoại cần phải thành lập và hoạt động ngay.

Câu 25: Thế nào là một hệ thống đối nội và đối ngoại ?
Đây là một hệ thống đơn giản gồm một chủ tịch và hai phó:
- Một là về nội vụ. 
- Một lo về ngoại vụ.

Câu 26: Khối ngoại vụ có những hoạt động gì ?
Khối ngoại vụ tương đối vất vả trong những ngày đầu. Khối phải liên lạc với các thành phần sau: 
a. Chánh quyền địa phương
b. Thân hào nhân sĩ
c. Đoàn thể tôn giáo
d. Quần chúng

Câu 27: Khối ngoại vụ liên lạc với chính quyền địa phương để làm gì ?
Khối ngoại vụ liên lạc với chính quyền địa phương để lo các thủ tục hành chánh của võ đường mình (xin giấy phép dựng bảng hiệu, quảng cáo), nếu không có sự đồng ý của chính quyền địa phương chúng ta khó lòng làm việc. Ngoài ra, nếu chúng ta khéo léo họ sẽ là những ngưồi đắc lực nhất gikúp chúng ta phát triển môn phái.

Câu 28: Ngoài những thủ tục hành chánh, liên lạc với chính quyền địa phương còn những ích lợi gì ?
Chính quyền địa phương là nơi giàu phương tiện để giúp đỡ nhất, thường thì khi đến một tỉnh, nhân vật chính quyền thường xuyên tiếp xúc với chúng ta là ông Trưởng Ty Thanh Niên. Nếu chúng ta khéo léo, ông sẽ giúp đỡ chúng ta nhiều khi thấy rằng chúng ta đã giúp đỡ ông nhiều trong lãnh vực thanh niên.

Câu 29: Tại sao ta phải iếp xúc với Thân Hào Nhân Sĩ ?
Chúng ta phải tiếp xúc với thân hào nhân sĩ vì đây là thành phần trí thức của vùng. Chúng ta liên lạc với họ để dễ dàng tìm hiểu khối quần chúng đa dạng nơi đó. Họ sẽ giúp đỡ chúng ta đắc lực khi họ hiểu rằng chúng ta sẽ giúp họ trong việc hướng dẫn con em họ đi theo con đường tốt.

Câu 30: Tại sao chúng ta cần phải liên lạc với các đoàn thể, các tôn giáo ?
Các đoàn thể tư, các đoàn thể tôn giáo sẽ là mối nguy hại nếu chúng ta vụng về. Với các đòan thể tôn giáo,chúng ta tôn trọng tự do tín ngưỡng và cần lưu ý tới các nghi thức tôn giáo của họ.
Với các đoàn thể tư, chúng ta căn cứ trên 5 tôn chỉ và 3 mục đích mà hành động (đọc kỹ hơn trong bài Việt Võ Đạo và các nhóm xã hội khác)

Câu 31: Quần chúng, đóng vai trò nào trong công việc của chúng ta ?
Đi tìm một môi trường để phát triển, dù môi trường đó ở đâu, cũng gồm những con người, là số đông đa dạng, là quần chúng. Do đó, quần chúng đóng vai trò hết sức quan trọng và thiết yếu trong mọi việc. Tất cả các cư xử ngoại giao ở trên đều nhằm mục đích Việt Võ Đạo hóa thành phần hạ tầng nầy.
Đây là thành phần đông đảo và khó hiểu nhất. Khối ngoại vụ phải sử dụng tất cả khả năng tuyên truyền vận động của mình để lôi cuốn được số người nầy.

Câu 32: Ngoài những liên lạc kể trên khối ngoại vụ còn phải liên lạc với ai ?
Ngoài những liên lạc kể trên, vì võ đường là một thành phần nhỏ của môn phái, trực thuộc tổng cục huấn luyện nên khối ngoại vụ còn phải liên lạc với các cơ cấu khác của môn phái như Tổng Đoàn Thanh niên, Các võ đường bạn……… …..

Câu 33: Trong khi khối ngoại vụ có những công việc như trên thì khối nội vụ có những công việc gì ?
Khối nội vụ sẽ là khối vất vả sau đó. Khối nầy gồm cả việc hành chánh (đơn xin nhập học..) và huấn luyện. Trong khi khối ngoại vụ có bổn phận mời người đến thì khối nội vụ có bổn phận giữ người ta lại, đồng thời biến họ thành những mầm tuyên truyền nhỏ để đi sâu vào quần chúng hơn.

Câu 34: Những người tìm đến học võ với chúng ta, trên bình diện lý thuyết tổng quát, có những ràng buộc nào với chúng ta.
Trên bình diện lý thuyết tổng quát, những người tìm đến học võ với chúng ta được ràng buộc với 3 lý do.
a. Tư tưởng
b. Lợi ích
c. Ép buộc

Câu 35: Nếu họ tìm đến ta vì lý tưởng việt Võ Đạo thì ta đối xử như thế nào ?
Nếu họ tìm đến ta vì lý tưởng, ta phải cho họ thấy ta sẽ cùng với họ giúp nhau đạt đến lý tưởng. Như thế, sự ràng buộc của những người cùng trong một tập thể mới bền bỉ lâu dài.

Câu 36: Nếu họ tìm đến ta vì một lợi nào đó, thì ta đối xử như thế nào ?
Thường thì những ngưòi tìm đến Việt Võ Đạo đều mong học được một ít võ thuật. Do đó, nếu không có sự ràng buộc bởi một lý tưởng, họ sẽ rời xa Việt Võ Đạo một khi thấy không cần thiết học thêm võ thuật nữa.

Câu 37: Nếu có những người bị ép buộc học Việt Võ Đạo thì ta đối xử ra sao ?
Nếu có những người bị ép buộc học Việt Võ Đạo, ta cũng sẽ cho họ thấy lý tưởng cao quý của chúng ta, để khi không còn ép buộc nữa, họ vẫn ở lại với môn phái ta.

Câu 38: Khi thực sự bắt tay vào việc quản trị một võ đường chúng ta sẽ có những hậu quả như thế nào ?
Khi thực sự giải quyết những vấn đề mà chúng ta gặp phải, chúng ta sẽ nhận được những điều mà lý thuyết không bao giờ mang lại được. Đó là kết quả công việc của chúng ta, hậu quả này sẽ được trình bày 2 phần:
a. Đối với bản thân
b. Đối với tha nhân


Câu 39: Thế nào là hậu quả đối với bản thân ?
Vì chính tự chúng ta học tập lạy những nguyên tắc quản trị trên phương diện thực hành, nhờ đó chúng ta sẽ trở thành một quản trị viên giỏi, trong khi làm việc như vậy,chúng ta sẽ tự chọn giải pháp cho chính chúng ta. Những giải pháp này sẽ giúp cho ta thích ứng được với hoàn cảnh hơn. Hoặc chúng ta sẽ đưa ra giải pháp riêng của ta (đúc kết của nhiều năm kinh nghiệm)

Câu hỏi 40: Thế nào là hậu quả đối với tha nhân?
Đó là phần giúp cho người khác. Nhờ kinh nghiệm bản thân, ta sẽ giúp cho người khác đỡ vấp ngã hơn ta, hoặc hoàn toàn tránh khỏi mọi sai lầm. Ta sẽ giúp được người khác kỹ thuật cũng như nghệ thuật quản trị và trong khi giúp cho người khác, chúng ta còn học hỏi từ họ, từ công việc nhiều điều mới lạ.

 

Xem tiếp trang kế

 


 

..