VƯƠN TRÊN KHỔ ĐAU (1)
HỒI KÝ CỦA MỘT MÔN SINH

SONG BÌNH_VOVINAM 




1. ĐÔI DÒNG GIAO CẢM: 

Thị xã tôi ở nằm sát bờ biển, là một thị xã xầm uất và thịnh vượng, những ngành hoạt động kinh tế, công nghiệp và giáo dục đều phát triễn ở mức độ khá cao, các ngân hàng, quỹ tín dụng, xí nghiệp.. đặc biệt là ngành đánh bắt hải sản điều có vẽ như đang phát triễn rất mạnh và trù phú, có rất nhiều xe cộ đang chạy trên những con đường đông đúc người qua lại, hai bên đường là những ngôi nhà lớn với lối kiến trúc thật tân kỳ.
Nhưng tôi không thích không gian náo nhiệt và ồn ào, tôi đi bộ về phía bờ biển, và dừng lại trước ngôi nhà của người bạn hồi còn học tiểu học, quan sát và bổi hồi xúc động, nhớ đến nguời bạn thân… ngôi nhà nầy nay đã đổi chủ, gia đình cậu ta đã di chuyển sang nơi khác ở rồi…
Tôi tiếp tục đi về phía biển, đến bải tắm, gió hiu hiu thổi cho tôi cảm giác thoải mái, từng đợt sóng vổ vào bờ văng bọt tung toé, tràng qua những phiến đá rồi rút lui để chuẩn bị cho đợt sóng kế tiếp… Những chiếc ghe đang cặp bến, xa xa có những chiếc thuyền thúng của những người đánh bắt gần bờ, trên không trung từng đàn hải âu bay lượn trên bầu trời xanh thẳm, cảnh trí thật đẹp, tôi nghe một niềm êm dịu thoáng qua hồn, một vài cặp tình nhân dắt nhau trèo lên những phiến đá lớn ở gần đó, vì họ thích không gian yên tỉnh và lãng mạng ở đó… tôi đi dọc theo bờ biển để ngắm nhìn những đám mây và lắng nghe tiếng gió thổi…đó là thói quen lúc bé của tôi mỗi khi tôi có những chuyện buồn phiền, hay lòng trỉu nặng ưu tư… bổng một cơn gió mạnh thổi tới làm trái tim tôi se lạnh, tôi cảm thấy lòng mình thật trống trải cô đơn… mọi ký ức xa xưa bắt đầu hiện về trong trái tim tôi… thời gian đã qua, nhưng những khổ đau trong quá khứ tôi không bao giờ quên được, Tôi muốn ghi lại đây những dòng hồi ký, để nhớ lại những cực khổ trong thời gian qua để làm hành trang vào đời, nhớ lại những kỹ niệm đau thương để giúp tôi có ý chí và nghị lực để tiến bước tới trong tương lai còn đang mịt mù gian khổ mà tôi phải cố vượt qua…

2. CHÀO ĐỜI:

Giữa lúc tiếng pháo giao thừa rộ nỡ, từng bông hoa đua sắc thắm khoe mình dưới ánh sáng ban mai, vòng Giao thoa của trời và đất được nối kết - chuyển mình, xoá tan những cái củ, thay thế vào những cái mới tốt đẹp hơn…. 
Giữa lúc mọi người hớn hở đón xuân sang ,Tất cả mọi người bắt đầu bằng một năm mới đầy chứa chan hy vọng… trong những giờ phút thiêng liêng trọng đại đó, thì tại một căn nhà bé nhỏ và nghèo nàn trong một làng nhỏ tại miền Bắc Việt Nam, mẹ tôi đã chuyển dạ và sinh tôi ra ngay ngày mồng 1 TẾT. 

Người ta sanh ra đời là một qúi tử, được mọi người chào đón bằng những lời chúc tụng, những quà cáp đồ sộ, những tiệc mừng vui giữa họ hàng quyến thuộc. 
Còn tôi thì ngược lại, cha mẹ tôi rất đông con, nhà lại nghèo, cơm không đủ ăn, quần áo không đủ mặc, phải đi vay mượn khắp nơi… tôi ra đời trong sự cô đơn, trống vắng, lạnh lẽo và thiếu thốn đủ mọi phương diện, Tôi cất tiếng khóc chào đời, chấp nhận số phận đau thương, đầy bất công, và nghèo đói. Tôi là đứa thứ 8 trong 10 nguời con gồm 6 trai và 4 gái. 
Cuộc sống ở quê tôi rất cực khổ, gia đình tôi đi làm mướn, làm công cho tất cả người nào cần đến, cuộc sống mọi người chung quanh cũng cực khổ và nghèo nàn, dần dần không ai có tiền mướn chúng tôi làm nũa, gia đình tôi đi làm muối, giờ rảnh thì xuống sông bắt cá, bắt cua để bán lấy tiền mua gạo. Cha tôi càng ngày càng thất chí, buồn phiền nên sanh ra uống rượu, rồi từ từ trở nên nghiện rượu, ngày một nặng hơn, gia đình tôi lâm vào cảnh vất vã và đói khổ gấp bội. Một ngày kia trong cơn say, ba tôi đã bị người ta lừa gạt bán căn nhà với giá rẻ mạt, họ lấy hết gia tài của chúng tôi, gia đình tôi dời đi nơi khác ở, dù cố gằng làm việc vất vã nhưng cái nghèo, cái đói vẫn bám lấy chúng tôi không bao giờ chịu buông tha, gia đình tôi sống không nổi nên phải rời bỏ quê hương mình vào miền Nam sinh sống, nhưng vì không đủ sức đưa hết các con vào Nam, mẹ tôi đã để lại một chị gái thứ 7 ở lại với một chị lớn đã có gia đình. 
Vào miền Nam, gia đình tôi phải ngũ ở các công viên, hoặc trước hiên nhà của người ta, sáng sớm phải thức dậy thu dọn trước khi chủ nhà mở cửa, sau đó gia đình tôi cũng tìm được người anh cả đã có gia đình và lưu lạc vào miền Nam trước đó, nhưng hoàn cảnh gia đình của anh cũng không khác gì với chúng tôi, nên cũng không giúp được gì, chúng tôi đến một thôn nhỏ, cất nhà dưới chân núi mà ở rồi hằng ngày lên rừng để hái trái trâm rừng, bẻ măng, và chặc tre đem về đan lợp với tranh thành những miếng lớn để lợp nhà, mẹ tôi ở nhà bốc võ măng cắt ra từng miếng nhỏ đem muối chua để đi bán. Nhà tôi cách chợ khoảng 9 cây số, đi ngang qua khu rừng Tràm dài 5 cây số…

3. THƯỞ HÀN VI:

Trong khi các trẻ em khác được nuôi dưỡng và lớn lên bằng những giòng sữa ngọt, bằng tình yêu thương trong mái ấm gia đình, còn tôi được mẹ nuôi tôi lớn lên bằng những nước cơm pha đường, bằng những bát cháo lõng, cơm thì bửa đói , bửa no…gia đình tôi ai cũng làm việc vất vã, thế mà cũng không đủ ăn, mỗi bửa cơm phải độn với khoai và sắn, và phải chia đều ra để không ai ăn nhiều hoặc ít…
Những buổi trưa hè tôi thường ngồi đong đưa chiếc võng củ kỹ để ru cho đứa em gái mình ngủ, trong lúc đó cha và anh vào rừng để chặc tre, bẻ măng và hái trái trâm.
Còn mẹ và chị gái mỗi sáng sớm khi chuông nhà thờ đổ vang lên là thức dậy đi ra chợ, đến cảng cá, nơi người ta buôn bán, giao cá cho bạn hàng, trong lúc vội vả mấy người bốc vác làm rơi rớt những con cá , con ghẹ, họ nhặt về để ăn, nều nhiều thì đem bán. Chẳng những chỉ có mẹ và chị gái của tôi đi nhặt cá mà còn nhiều người khác cũng khốn cùng, đi kiếm ăn bằng cái nghề nầy. Đôi khi có một số người bị bọn côn đồ đánh đập dã mang chỉ vì họ lấy trộm một con cá, con ghẹ…. Nhưng họ vẫn cắn răng chịu đòn vì không muốn đánh mất miếng cơm manh áo của mình.
Mỗi ngày, Mẹ và chị gái của tôi cứ làm công việc nầy cho tới lúc mặt trời gần đứng bóng thì mới bước ra khỏi cảng, để bán những gì họ nhặt được, đổi lấy tiền để mua những thứ cần dùng cho gia đình. 
Ngày nào họ cũng trở về nhà với sự mệt mõi và với những bước chân lê lết, nhưng họ vẩn cố gắng vì biết gia đình họ đang cần và trong ngóng họ trở về , họ phải đi bộ gần 5 cây số đường rừng mới có thể về đến nhà. Khu rừng dưới cái nắng gay gắt của mùa hè đã làm họ mệt nhừ, giữa đường họ tìm một cái cây lớn ngồi nghĩ mát, rồi lại tiếp tục bước về để không quá trể bửa cơm chiều. Khoảng 2, 3 cây số nữa mới rời khỏi khu rừng Tràm để về tới nhà. Ở đây, không có những con thú dữ, nhưng mẹ và chi tôi vẫn rùng mình hải sợ khi bước ngang khu rừng nầy vào những khi trời tối. Vì nơi đây là nơi trú ngụ của những người ăn chơi sa đoạ rồi mắc những cơn bịnh hiểm nghèo, và khi xã hội không còn chấp nhận sự hiện diện của họ thì họ tìm đến những nơi rậm rạp và hẻo lánh để cự ngụ, và khu rừng rậm tràm là một trong những nơi họ trốn.. như để trả thù cuộc đời họ nhào tới ôm tất cả những người phụ nữ di qua nơi nầy nếu họ gặp. Vì vậy mà phụ nữ rất sợ khi phải qua nơi nầy, nhưng vì cuộc sống phải mưu sinh nên chị và mẹ tôi phải hy sinh tất cả.. trời phật cũng thương cho kẻ khốn cùng, nên mỗi ngày, mẹ và chị tôi đều được bình yên trở về để lo cho gia đình được miếng cơm manh áo.

Ở nhà tôi ru em tôi ngũ, và tôi cũng ngủ luôn, mẹ tôi về tới nhà gọi:
- Dậy đi con, mẹ về rồi 
Tôi chợt bừng tỉnh dậy mừng rở chạy lại ôm chầm lấy mẹ reo lên: 
- Mẹ về rồi! 
Tôi chạy lại chiếc giỏ để lục tìm, nhưng mắt tôi chợt buồn vì những chiếc bánh ông mà tôi dặn mẹ mua mỗi lúc mẹ đi chợ lại không có…
- Cái nầy cho con nè!
Nghe tiếng mẹ gọi, tôi quay lại nhìn, thì ra những chiếc bánh Ong được mẹ cầm trong tay thật hấp dẫn, tôi chạy lại ôm chầm lấy mẹ và nói câu quen thuộc:
- Con yêu mẹ!
Đứa em gái chợt tỉnh giấc khi nghe mẹ và tôi nói chuyện, mẹ lại bế đứa em gái lên để nựng nịu, Chị gái tôi xuống bếp để nhóm lửa nấu cơm chiều, mỗi khi mẹ đi đâu thường hay để thức ăn cho tôi, nên tôi chưa thấy đói, nhưng nhìn chiếc bánh hấp dẫn, tôi không thể chần chừ được, cứ hồn nhiên vừa ăn bánh, vừa vui đùa với con Lulu mà tôi rất thích, nó vẫn thường theo tôi mỗi lúc tôi ra ngoài.
Buổi trưa cha tôi và anh trai không về, họ đem theo gạo nấu ăn luôn trong rừng, vì từ nhà vào rừng tre rất là xa, khoảng 4 giờ rưởi thì cha và anh trai về, con Lulu chạy tới vẩy đuôi sủa mừng rỡ, tôi cũng chạy tới bên họ hỏi han ríu rít:
- Hay quá! Cha và anh về rồi, anh có đói bụng không?
Tôi vừa nói vừa chạy tới phụ khuân tiếp cái giỏ mang mà anh và cha đã tranh thủ thời gian hái thêm trái cây rừng để có thu nhập thêm cho gia đình. Anh tôi trả lời:
- Đói chứ! Vì làm việc cả ngày mà, không tin hôm nào nói cha cho đi cùng thì sẽ biết. 
Tôi chạy vội vào bếp lấy rổ khoai chay ra và nói:
- Khoai lang nóng hổi , vừa thổi vừa ăn đây… 
Cha và anh tôi ăn rất ngon lành, cha nói:
- Mấy củ khoai nầy mẹ con mới moi ở sau nhà hả?
Tôi trả lời:
- Vâng ạ! ở đó mới trồng mà củ lớn quá hả cha?
Cha tôi nói những mẫu khoai nhỏ dính đầy mặt ông:
- Tại siêng tưới nước nên mới thế! chứ ở cái đất nầy khô cằn lắm, mà nầy! vào múc cho cha ca nước, sẳn nói mẹ con đưa tiền mua vài xị luôn, đừng mua ở quán con Thơm, nó bán mắc lắm, qua nhà ông Nhượng ấy biết chưa?
Tôi vừa chạy đi vừa trả lời:
- Vâng con nghe rồi!
Từ nhà tôi đi qua nhà ông Nhượng phải qua một bải cát lớn, ở đây đất khô cằn nên ít cây mọc, bây giờ chiều rồi nên cát bớt nóng, chứ buổi trưa mà cha và anh tôi không ăn cơm ở trong rừng thì tôi phải cắn răng và nhắm mắt chạy một mạch qua nơi nầy trước khi đôi chân bé bỏng của tôi bị phỏng lên vì nóng. 

Sau đó để tiện việc làm ăn, gia đình tôi di chuyển về gần chợ, cha tôi đi biển, mẹ và chi tôi đi làm mực, tôm, cá, anh tôi thì đi phụ hồ. 
Anh tôi cũng tập đi biển rồi ở luôn ở đảo Phú Quốc. còn tôi và chị gái đi ở nhờ, ở đợ cho người ta, được một thời gian tôi được anh chị gởi lên nhà ông chú của tôi đi chăn bò. 

Mùa mưa thì chăn bò ở ngoài đồng, mùa nắng thì đi vào rừng, tôi mang gạo vào rừng nấu ăn cùng đám bạn chăn bò, tôi uống nước ở những hóc đá ở trên núi, có lúc thì uống ở những cái mương hoặc ở những ruộng lúa..
Những ngày lang thang trong rừng thẳm, khi cho trâu ăn, tôi ngồi dưới gốc cây để thối sáo ( sáo của tôi làm bằng cây đu đủ) thổi chán rồi tôi nắm ngửa ra để nhìn trời , nhìn đất, nhìn cây cỏ, lá, hoa…tôi nghe tiếng gió thổi vi vu, tiếng chim hót ríu rít trên cành mà lòng buồn rủ rượi, có bửa phải phơi mình dưới nắng gắt và có khi dầm dãi dưới những cơn mưa tầm tả …tôi thấy đời mình sao bạc phước thế?

Trong đàn bò của tôi chăn có một con rất dữ, có lần nó rượt tôi ngã vào đống củi, làm tôi bị trầy xước đầy người, tôi cũng nhiều lần nói với chú ấy vế chú bò hung dữ nầy, nhưng hình như chú ấy chẳng quan tâm gì cả. từ đó tôi không còn muốn nói chuyện với chú ấy ngoài công việc nữa… cho tới một ngày kia con bò hung dữ đó đã rượt chú ấy trong lúc chú ấy dẫn nó vào xe… có lần tôi đã leo lên lưng nó cưởi, vì mệt mõi vì cả ngày ở ngoài đồng nhưng nó không muốn như vậy, nó nhảy lên và hất tung tôi xuống đất và còn đập vào mông tôi nữa. Tôi chẳng nói chuyện nầy với chú ấy, dù biết có nói với chú ấy cũng chẳng quan tâm gì cả. 
Tôi âm thầm chịu đựng và quyết tâm thuận hoà con bò hung dữ nầy. Sau lần hất tôi ngã xuống đất lần thứ hai, tôi cảm thấy nó bằt đầu hiểu và nghe lời tôi và cứ thế, tôi tìm cơ hội làm quen với nó, và cứ mỗi buổi chiều chăn bò về, tôi lại leo lên lưng nó một lúc rồi nhảy xuống đi bộ cùng đàn bò… Sau một thời gian nó đã hiểu và đã nghe lời tôi… từ đó tôi không còn cảm thấy sợ mỗi lúc đi chăn bò nữa… 

Kỷ niệm buồn tủi nhất của tôi khi ở với chú tôi là tôi bị con của chú ấy tát một cái vào mặt vì khi đi chăn bò về tôi thấy nó cùng đám bạn đang ăn khoai, nhưng nó và tụi bạn nó ăn uống rất dơ bẩn, tôi nói với nó rằng:
- Mầy làm như vậy mẹ mầy sẽ la đó!
Vậy là nó đứng dậy cho tôi một cái tát vào mặt và nói rằng:
- Nhà tao chứ nhà mầy hả?

Tôi luôn cố gắng làm việc thật tốt để người chủ vui lòng, và hy vọng gia đình chú ấy sẽ hiểu và thương tôi hơn… những lúc người ta gọi tôi đi chăn bò, cho được một ngàn, hai ngàn tôi cũng đem về cho thiếm, hay khi nhặt được quả trứng vịt ngoài đồng, tôi cũng đem về cho thiếm ấy.
Nhiều lần tôi còn bị bọn chăn bò đánh vì đã dành chổ cỏ tốt cho bò ăn, tôi nhớ có lần đang chăn bò tôi bắt gặp một đám người chăn trâu đang cho bò ăn ở đám ruộng đã bị cháy hết lá.. tụi nó cũng bằng tuổi tôi, nhưng đen hơn tôi nhiều, đen như nhưng con trâu tụi nó đang chăn vậy, tôi liền chạy lại và nói rằng:
- Tại sao tụi mầy lại để trâu ăn lúa của người ta hả?
Nhưng tụi nó cười và bảo:
- Lúa người ta bỏ đấy, thôi tụi tao về đây, mầy đắt bò vào đó cho nó ăn đi.
Vậy là tôi tin tụi nó, cho bò vào ăn đám ruộng đó, được một lúc sau thì có một phụ nữ chạy về phía tôi, chỉ vào mặt tôi và nói rằng:
- Sao mầy cho bò ăn lúa của tao hả? mầy con nhà ai…?
Tôi cố giải thích, nhưng bà ta không nghe, sau khi hỏi lý lịch của tôi, bà ta bỏ đi, chiều hôm ấy, khi tôi vừa dẫn bò về chuồng, thì liền bị thiếm chưởi cho một trận… tôi phải giải thích mãi thiếm ấy mới hiểu…

4. ĐI HỌC:

Cũng như tất cả những trẻ em trên thế giới nầy, lúc lên 6 tuổi, tôi cũng được tới trường học mẩu giáo một hai tháng học được đọc, viết rồi bị nghĩ, một thời gian sau mới được tiếp tục vào học lớp một ở trường tỉnh trong nạn xoá mù chử, lúc đầu còn bở ngở, sau đó tôi cố gắng ngày một khá hơn, 3 năm liền tôi đều đạt được phần thưởng…tuy rằng phần thưởng không lớn như phần thưởng của các trường phổ thông, nhưng cũng làm tôi rất vui vì đã không làm phụ lòng của những người đã quan tâm giúp đỡ mình, tôi còn nhớ năm học lớp 3, lúc đó cũng gần Tết, tôi được gọi lên nhận phần thưởng, tôi thật sự không biết diễn tả như thế nào cái cảm giác vui mừng và hạnh phúc lúc đó nữa… tôi giữ chặc lấy món quà về tận nhà mới dám mở ra xem. 
- Ôi! một bộ đồ ! sao phần thưởng năm nay lớn quá vậy? 
Nhưng tôi chỉ mặc được cái quần, thầy đã đưa nhầm cái áo con gái cho tôi…tôi tặng lại cho em gái tôi mặc. Đó là một trong những kỷ niệm đẹp nhất của tôi thời còn đi học…học hết lớp 3 thì tôi phải nghỉ học vì không có tiền đi học nữa..

Tôi không được may mắn đến trường như những đứa trẻ khác, vì không có tiền đóng tiền học, không có tiền để mua quần áo mặc, không có tiền để mua tập vỡ, viết… nhìn những đứa trẻ tung tăng cắp sách đến trường, lòng tôi buồn bả vô hạn, tôi thèm muốn được đi học, tôi muốn được học đọc, học viết, và nhất là học vẽ… Tôi còn nhớ trong lúc chăn trâu, có một ngày kia lòng ước muốn thôi thúc quá độ, đã khiến tôi lén lén lấy của người con của chú tôi một cây viết và một cuốn tập để vẽ và viết…Tôi đã bị chú la mắng dử dội, Tôi đã bât khóc và trách thượng đế sao lại bất công, sanh tôi ra trong cảnh nghèo nàn như vậy, nhưng tôi cũng rất hối hận về việc nầy, và từ đó về sau, tôi không bao giờ tái phạm, hoặc đụng chạm đến đồ vật của kẻ khác, vì mẹ tôi đã dạy rằng: 
- Giấy rách phải giữ lấy lề, Nghèo cho sạch , rách cho thơm. Đừng bao giờ đụng chạm đến đồ vật của người khác nếu chưa được sự đồng ý của người ta.

Gần 2 năm sau. Tôi trở về xin học lớp 4, nhưng người ta không dạy lớp 4 , tôi nhảy lên học lớp 5 , sau đó tôi được tốt nghiệp luôn với các lớp phổ thông,,, rồi sau đó tôi lại phải nghĩ học thêm thời gian nữa…Khi trở về tôi xin học lên lớp 6 được vài tháng lại phải nghĩ … cuộc đời đi học của tôi cứ bị đứt khoảng vì nhà nghèo… cho nên tôi rất mặc cảm và buồn tủi khi thấy những học sinh tung tăng cắp sách đến trường.


5. LỚN LÊN: 

Tôi lớn lên trong một gia cảnh bần hàn và một gia đình tan nát, có nhà ở như không, tối ngày tôi phải đi ở đậu, vì cha tôi là một người thất chí, làm ăn không thành công rồi lại tối ngày cứ uống rượu để giải sầu, nếu mà ổng uống rồi về đi ngủ thì gia đình êm ấm biết bao, đằng nầy khi rượu vào thì lời ra, ổng nói ra rã suốt đêm,. lớn tiếng, la hét om sòm, lại còn chưởi mắng và đánh đập vợ con… Ôi có cảnh nào khổ hơn cảnh gia đình tôi, mẹ tôi phải cắn răng chịu đựng suốt bao năm trường..Nhà thì không dám sắm sửa gì cả, vì sắm xong là bị đập bể nát hết… nhìn trước,nhìn sau, trống rổng, không có gì cả… một túp lều tranh với một trái tim tan nát. Mẹ tôi tảo tần, cắn răng chịu đựng khổ nhọc để nuôi chúng tôi khôn lớn nên người. 
Nhiều lúc tôi nghĩ? Ông ấy có phải là cha tôi không nữa? Tại sao ông ấy lại đối xử với chúng tôi như vậy? tôi nghe mẹ kể, lúc sanh chúng tôi, mỗi khi cha tôi uống rượu thì mẹ tôi phải ngũ ở những vòng khoai phía sau nhà.. Nhưng vì các con, vì cái duyên nợ mà mẹ tôi không thể rời xa cha tôi được.
Sau đó cha tôi càng ngày càng nghiện rượu nặng , cứ mổi lần uống rượu lại về nhà quậy phá, đánh đập mẹ con tôi, cha tôi thường dùng những cái tát, cái đấm…. nhiều lần còn nắm chân chúng tôi quăng ra khỏi nhà… vì không chịu được cảnh đó, mẹ tôi nhiều lần bỏ nhà đi ở đở chổ nguời ta, nhưng vì các con, mẹ tôi phải quay về và chịu nhiều sự hành hạ của cha tôi… nhưng mẹ tôi lại ra đi vì sự quá đáng của cha tôi, mẹ tôi dắt đứa em út của tôi đi ở đợ để khỏi phải chịu sự hành hạ của cha tôi.
Dần dần các anh chị tôi lớn lên đi làm phụ thêm nên gia cảnh đở túng thiếu hơn, tôi được về nhà đi học lại, nhưng đến lớp 6 tôi lại nghỉ để đi phụ hồ với anh tôi, rồi sau đó tôi lại học đi biển để đánh cá…

6. ĐẾN VỚI VOVINAM:

Tôi đến với Vovinam là một sự tình cờ, dường như có cái gì đó đưa tôi đến với môn võ nầy… lần đầu tiên tôi biết đến Vovinam là lúc tôi xem truyền hình ở nhà chị gái tôi, lúc đó tôi cũng chẳng biết đó là môn võ nào nữa, chỉ thấy mốt số người mặc đồ xanh nhảy lên rồi kẹp đòn chân rất đẹp mắt, tôi rất thích, vậy là tôi bắt đầu đi tìm hiểu về môn võ nầy…qua thời gian tìm hiểu, tối mới biết đây là môn võ của người Việt Nam, do người Việt Nam sáng lập vì vậy mà nó mới có tên gọi là Vovinam (Võ Việt Nam), Thế là tôi về xin anh chị cho tôi đi học võ, nhưng anh chị tôi không đồng ý, anh chị tôi nói rằng:
- Mày học võ làm gì? Học võ để đánh nhau hả?
Thế là ý định học võ của tôi không thành công, tôi rất buồn, nhưng tôi không bỏ cuộc, cứ mổi 1, 2 tháng tôi lại xin anh chị cho tôi đi học võ, vì không chịu được sự năn nỉ, ỉ ôi, làm phiền, lại thấy tôi có ý chí muốn học vỏ, nên cuối cùng anh chị tôi đồng ý cho đi học…
Sau tết năm 2002, tôi đang ký học ở công viên Chí Anh, mới đầu tôi cũng cảm thấy chán nản vì buổi học nào cũng phải tập đi, tập lại những động tác chém. gạt… những đứa bạn cùng khóa với tôi nghĩ gần hết, chỉ còn lại khoảng 6-7 đứa, tôi củng cảm thấy chán nản, nhưng tôi luôn cố an ủi mình rằng:
- Hảy cố lên, rồi một ngày nào đó mình cũng sẽ làm được như những người mình từng thấy trên truyền hình.. cố lên 
Do thấy tôi siêng tập vả lại khóa học của tôi còn có mấy môn sinh nên thầy tự kiểm tra rồi cho mang lam đai.
Măm tôi thi lên lam đai nhất, tôi đã không dành được thủ khoa, tôi buồn lắm, tôi nhận ra một điều về mình rằng, tôi chẳng phải là người xuất sắc hay tài giỏi gì cả.. từ đó tôi luôn tìm cho mình một nìềm vui bằng cách tập luyện, nhờ vậy, kỳ thi lên lam đai II tôi được thầy trao đai danh dự Thủ Khoa và nhận tôi vào đội tuyển, tôi thật sự vui mừng và tôi luôn tự nhủ với lòng mình rằng:
- Phải luôn luôn cố gắng để không phụ công ơn thầy dạy dỗ và những người đặt niềm tin hy vọng nơi tôi. 
Vào đội tuyển, tôi học hỏi được rất nhiều điều từ những bạn bè đồng môn, nhất là nhờ sự dạy dỗ 
và hướng dẫn đặc biệt của thầy, tôi đã tiến bộ hơn trước rầt nhiều, tình thầy trò, bạn bè đồng môn ngày càng thân thiết hơn. Tôi cố gắng tập luyện, và tập luyện không ngừng nghỉ, kết quả kỳ thi lam đai III tôi lại nhận được đai thủ khoa…
Tôi nhận thấy ở Vovinam có một nền võ đạo độc đáo và cao siêu, nhờ nó mà tính tôi đỡ nóng nảy hơn, hoà đồng với bạn bè, tôi thấy mình bỉnh tỉnh và tự tin hơn, bớt mặc cảm về số phận hơn khi sinh hoạt trong môn phái, và từ lâu tôi đã xem Vovinam như là gia đình thứ hai của mình. 
Nhưng điều đặc biệt nhất với tôi là nhờ có Vovinam mà số phận tôi đã thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn.. Vì vậy, Tôi nguyện những giây phút còn lại trong cuộc đời tôi, ngoài những công ăn việc làm, sau khi tròn bổn phận gia đình, tôi sẽ dành nhiều thì giờ cho sinh hoạt Vovinam, tôi nguyện đóng góp một chút tài hèn sức mọn cho môn phái để môn phái Vovinam ngày một phát triển tốt đẹp và rộng lớn hơn.
Nhưng mọi chuyện đâu có được tốt đẹp và suông sẽ đâu… tôi phải đi làm để nuôi lấy bản thân tôi, tôi phải đi làm để phụ giúp cho mẹ tôi…
Tôi xin phép thầy để nghĩ học đi tìm việc làm, Thầy và các anh Huấn Luyện Viên con của thầy đã lo cho tôi, anh con trai của thầy đã khuyên tôi và giới thiệu tôi đi làm sơn cho người ta, nhưng sau một thời gian thấy tôi làm việc vất vã và không còn sức tập luyện như trước, anh ấy lại giới thiệu tôi làm thợ tiện cho em rể cuả anh ấy, không hiểu sao số phận của tôi thế nào mà làm có mấy tháng lại phải nghỉ vì:
- Tôi phải làm gì đó để kiếm thêm tiền chớ không thể làm thợ tiện hoài không đủ sống và giúp gia đình được, và tôi cũng ước mong được đi học tiếp tục… 
Tôi đành phải tạm biệt lớp võ, tôi học đi biển. Lần đầu tiên lênh đênh trên biển, tôi thấy biển xanh bao la bát ngát, con tàu nhồi lên thụp xuống theo làn sóng, làm tôi bị nhức đầu, không thể chịu đựng nổi, tôi phải trốn xuống khoan tàu để ngũ, tôi nằm co ro như con nhím như khi gặp nguy hiểm vậy… nhưng vẫn chưa yên, tiếng máy tàu nổ, mùi dầu nhớt và cơn sóng làm chiếc ghe nghiêng ngã khiến tôi không chịu đựng nổi nữa, tôi bắt đầu nôn mữa dử dội cho đến cả tuần sau, tôi mới bắt dầu quen dần… 
Những tháng ngày lênh đênh trên biển cả, tôi nhớ gia đình, nhớ người thân,, có khi tôi đi biển cả tháng mới về nhà một lần, mỗi lần đi biển như vậy, tôi luôn cầu mong lưới được nhiều cá để ghe mau chóng trở về nhà, để tôi được gặp lại người thân, và được trở về tập luyện Vovinam và nghe được tiếng cười tiếng nói của bạn bè thân quen… tôi nhớ lớp võ lắm, những buổi tối nằm trên bong thuyền, nhìn không gian vũ trụ bao la bát ngát, nghỉ đến tương lai của tôi … ôi mịt mù xa thẳm… 


7. DUYÊN KỲ NGỘ

Cứ mổi buổi chiều khi hoàng hôn vừa buông xuống, tôi lại thích đi dọc theo những con đê ở phía sau gần nhà, nhiều lúc cũng chẳng hiểu mình làm gì. Tôi cứ đi như vậy, chỉ để nhìn và ngắm những đám mây trôi và lắng nghe tiếng vi vu của gió…những lúc như vậy lòng tôi cảm thấy thoải mái vì chẳng phải nghỉ ngợi gì cả,,, một không gian thật yên tịnh và tôi thích được như vậy mãi mãi… nhưng cảm giác đó nhanh chóng biến mất khi bóng tối bao trùm tất cả , sự mặc cảm và tự ti lại chiếm lĩnh lấy trái tim tôi, cứ thế nó đeo đẳng mãi chẳng rời… 

Bước vào thời đại nguyên tử, máy vi tính đã lan tràn đến Việt Nam, khắp nơi đâu đâu cũng có tiệm Internet cho mướn, các thanh niên vào chơi game hoặc cặp nhật thông tin trên thế giới, một ngày kia, do bạn bè giới thiệu tôi đã tìm được website Thư Viện Vovinam…. Và liên hệ được với một cô giáo, được cô tiếp chuyện một cách chân tình và thành thật, lòng cô quãng đại bao la, chưa biết mặt, chưa thấy bóng dáng người mà cô đã xem chúng tôi như là những người thân quen như trong gia đình.
Trước đó, ít khi tôi lên mạng, thỉnh thoảng tôi chỉ lên mạng để nói chuyện với bạn bè cho vui thôi, nhưng từ khi tôi quen biết với cô rồi, được nghe những lời cô dạy bảo, học hỏi rất nhiều điều thú vị, nhất là cô đã lắng nghe tâm sự của tôi, lời khuyên bảo của cô giúp tôi lấy lại niềm tin và nghị lực hơn trong cuộc sống, những lời nói của cô đã giúp tôi dần dần phá tan sự mặc cảm và tự ti. Cô vừa là nguời cô mà còn vừa là người bạn thật tuyệt vời, nói chuyện với cô, tôi không cảm thấy e ngại gì hết, nói hết tâm sự trong lòng mình bị đè nén bấy lâu nay, tôi cảm thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thoát..tôi cảm thấy yêu đời hơn và cố gắng học hỏi và làm việc nhiều hơn… cô đã làm cho tôi thật cảm động và hạnh phúc…cô đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều, tại sao trên đời nầy lại có một người tốt bụng như vậy? Trong cuộc đời của tôi chưa bao giờ gặp được người như vậy, cô là một người độc nhất vô nhị trong cuộc đời tôi gặp phải:
- Thi ân bất cầu báo! 
Cô như là một vì tiên nữ đem hạnh phúc đến cho đời tôi…và tôi đã bật khóc, tim tôi bồi hồi xúc động trước tình thương mà cô đã dành cho tôi…
Đây là chuyện khó tin nhưng có thật một trăm phần trăm, đôi khi tôi tưởng tôi nằm mơ, tôi luôn tự hỏi?
- Có phải là sự thật không? 
Những lời nói của Cô luôn vang bên tai tôi… những dòng chử cô viết đều là sự thật…cuộc đời tôi đã bắt đầu thay đổi, được đi học lại là niềm mơ ước lớn nhất trong cuộc đời của tôi…
Tôi thật không biết lấy gì đền đáp ơn của cô, tôi nguyện sẽ mãi mãi thương mến cô và cố gắng học hành thành đạt và trở thành người tốt để khỏi phụ lòng cô đã thương yêu, qúi mến và giúp đỡ cho tôi. 
Nguyện cầu hồng ân thiên chúa sẽ trả công bội hậu cho cô…cầu chúc cô mãi mãi được vui vẻ và hạnh phúc.