VÕ DƯỠNG SINH và BỆNH THẤP KHỚP
Võ Sư Nguyễn Tiến Hóa


“ DÙNG THUỐC ĐỂ TRỊ BỆNH LÀ HẠ SÁCH.
Không dùng thuốc mà trị được bệnh mới là thượng sách.”
Lời nói nổi tiếng của DANH Y HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG.

Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh được rằng : con người có thể sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ của mình bằng các phương pháp dưỡng sinh cổ truyền. Con người là một trong những sinh vật được cấu tạo bởi 2 nguyên tố ÂM và DƯƠNG như tất cả mọi vạn vật trong thế gian này. Từ khởi thủy, thể xác con người đã được bàn tay của Thượng Đế cấu tạo một cách hoàn hảo qua sự giao cấu GIỮA người CHA là DƯƠNG với người MẸ là ÂM. Được nuôi dưỡng trong bào thai của cung lòng MẸ. Từ khi thụ thai đến ngày hiện diện trong trần thế là 9 tháng 10 ngày. Người con đã được nuôi dưỡng, hít thở bằng cuống rún, một nguồn mạch sống từ người MẸ chuyển vào. Nếu khí huyết của cha và mẹ đều khỏe mạnh, không có bệnh di truyền, thì nguời con cũng được hình thành trong thể tạng mạnh khỏe, còn ngược lại thì đứa trẻ sẽ yếu đuối theo hệ thống giây chuyền, gọi là genes tính, mà cha ông chúng ta thường nhắc nhở nhau : “ Cây tốt sinh trái tốt.”hay “ Trông cây thì biết quả” là thế.

Một hài nhi sinh ra bụ bẫm, sau khi ré lên 3 tiếng khóc chào đời ( nói theo văn nhân, thi sĩ) nhưng thực ra, buồng phổi bắt đầu hoạt động. 

Với dòng sữa mẹ ngọt ngào, món ăn bổ dưỡng duy nhất, tốt nhất nếu được tiếp tục sau một năm tuổi. Đó cũng giống như chiếc xe mới ra lò, cần phải được chạy theo tốc độ điều hòa, để các bộ phận bắt đầu làm quen với tốc độ; nhưng ngày nay vì công việc qúa tất bật, mà sữa bột đã được thay thế cho dòng sữa mẹ, cơ thể hài nhi phải tự điều chỉnh để thích hợp với loại sữa mà bé chẳng mấy thích bằng sữa mẹ trong suốt thời gian nằm trong bào thai, rồi các bệnh tiêu chảy, táo bón, ói mửa cũng bắt đầu xảy ra trong sự chọn lựa thức ăn. Chiếc xe cơ thể được tiếp tục đi những đoạn đường chẳng mấy bằng phẳng, qúa nhiều ổ gà, nhiều pumps, mưa, nắng, lạnh, nóng cùng với nhiều thức ăn mà cơ thể chẳng mấy thưởng thức : Cay, đắng, mặn, ngọt, chua, bùi, khô cứng… Lại còn thêm rượu, bia, nước ngọt soda và hằng hà những loại nước trên trần thế… Cơ thể chưa kịp tiết ra đủ chất đề kháng thì đã bị vô số các vi trùng vung những đường đao Hồ Đại Đởm, lia những đường Mai Hoa kiếm, tiểu liên, đại pháo tấn công tới tấp…Từ bị thương nhẹ tới gần tử thương, ngấp ngoái… nhắm mắt không thấy đường, mở mắt ra thấy nhà thương Chợ Rẫy là vậy.

Thấm thoát, một búp măng bụ bẫm, nay đã thành cây tre với tháng ngày dạn dĩ : 40, 50 năm tình đời…  Một hôm, sau khi choáng váng , ngất ngây trong men rượu trở về, chỉ kịp cởi vội đôi giầy chật chội là lăn đùng trên chiếc giường nệm, để mặc cho thời gian và không gian thay đổi, nổi trôi… Nửa đêm về sáng trở mình muốn đi vào phòng vệ sinh, nhưng sao thấy các cơ bắp đau nhừ, các khớp xương như muốn vỡ tung, nhức nhối khó chịu, khó khăn lắm mới lê được hai chân xuống khỏi giường ; nhưng vừa cố gắng đứng lên thì hai chân đã bại xuội, hai đầu gối tê nhức như vừa mới bị ai đập búa vào, tiếng rên tự động phát ra từ cuống họng; thôi thì dùng tạm đôi tay mà bò, mà lết tới phòng vệ sinh . Thế mà đôi bàn tay cũng từ chối vì các khớp xương bàn tay, cổ tay, ngón tay, khuỷu tay đến đầu vai đều nhức nhối, đau đớn khôn tả. Không biết chuyện gì đã xảy ra ! ? Thật là rõ khổ !

Bạn vàng ơi ! Đó chính là bệnh thấp khớp ! Mà sau hơn 40, 50 năm cuộc đời. Ngày anh 30 mươi em mới sinh ra đời, giờ đây mỗi năm anh cố dành dụm, chi tiêu chắt bóp,chờ lấy phép về thăm em nơi quê nghèo: sáng, trưa, chiều , tối, đêm, anh miệt mài, ngây ngất trong men rượu ngon, ban ngày quên ngủ, đêm về quên ăn; nên bao nhiêu là tinh lực trong xương tủy đã bị tầu hỏa nhập ma, các chất sụn được chế tạo để giữ cho hai khớp xương được dẻo dai, nhẹ nhàng di chuyển đã bị cạn kiệt, mà không được tiếp liệu cung cấp, bồi dưỡng. Giờ đây các chất hoạt dịch không còn khả năng cung cấp cho sụn; như chiếc xe luôn phải chạy đường trường mà đã từ lâu không hề được châm thêm dầu mở, nên các trạm tiếp nối khô cằn; chính sự khô cằn này đã tạo nên sự đau đớn, tê nhức do tế bào khớp thoái hóa, gân và dây chằng phân đoạn, đóng vôi, khô cằn, trở nên kém bền bỉ, khó co giãn, không chịu đựng được với căng lực. Sụn trở nên đục màu, hóa xơ, khô nước, rạn nứt với nhiều tinh thể calcium làm đau khớp. Khớp co duổi khó khăn vì màng hoạt dịch mỏng và khô dần, đầu xương mọc gai tạo nên sự chấn động trong các khớp xương, mà đông y gọi là bệnh thấp khớp. Hôm nay xưng đau đầu gối, ngày mai nhức nhối tại khuỷu tay, cổ tay, ngón tay, bàn chân……Thầy thuốc Bắc còn gọi là phong thấp.

Trở lại, con người được cấu tạo bởi hai nguyên tố ÂM DƯƠNG. Khi Âm Dương không cân bằng thì sanh bệnh. Người bị bệnh thấp khớp cũng không ra ngoài nguyên lý này : Bệnh thấp khớp chính là tình trạng ÂM THỊNH – DƯƠNG SUY mà ra: ( có bao nhiêu dương khí đã tiêu sài hầu như cạn kiệt) vì thế cho nên những người bị bệnh này sẽ đau nhức vô cùng trong các mùa Đông, khí trời lạnh lẽo hay khi trở trời từ nóng sang lạnh. Chính vì những nguyên do này mà các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên chọn ở những nơi khí hậu ấm áp quanh năm, hay ở gần biển, trên đồi cao để được gần với khí Dương là ánh mặt trời.
Ngày nay, người ta lại phát hiện ra rằng : Hầu hết, đa số những bệnh nhân thấp khớp xuất hiện nhiều ở Châu Âu, Châu Mỹ . Tại sao vậy ? Lý do : Các nước Châu Âu hay Châu Mỹ là các nước có nền kỹ nghệ cao, đời sống có khá nhiều tiện nghi, những bệnh nhân hầu hết là những người làm việc văn phòng, quanh năm suốt tháng chỉ là mùa Đông, còn mùa Hạ, Thu, Xuân chỉ có mấy bước từ nhà ra xe, hoặc từ xe vào văn phòng ? Trong khi thiên nhiên thì có tất cả 4 mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông.

VÕ DƯỠNG SINH là hệ thống luyện tập theo nguyên lý Võ Học mà người xưa chỉ có những tầng lớp quyền qúy, sang giàu mới được tập; ngoài ra, dân gỉa chỉ thích tập luyện võ thuật để tự vệ hoặc học võ để như một nghề tiến thân trong xã hội. Nhưng điều đặc biệt hơn nữa, võ thuật ngày xưa rất ít chú trọng đến VÕ ĐẠO nên dân gian thường coi khinh những người học võ với câu : “ Vai u thịt bắp” hay hạng thiếu chữ nghĩa Thánh Hiền...

VÕ DƯỠNG DINH ( VIỆT TÀI CHI ) cũng chính là môn THỂ DỤC DƯỠNG SINH đúng nghĩa. Vì các cử động nhịp nhàng , uyển chuyển được hòa nhịp với hơi thở để chuyển tiếp khí huyết đến từng bộ phận sâu, xa nhất trong cơ thể hầu cung cấp, bồi bổ cho từng bộ phận. Hơn nữa, VÕ DƯỠNG SINH cũng giúp cho người tập luyện tìm lại được những giây phút thoải mái khi TÂM, TRÍ, THỂ hòa hợp được với thiên nhiên.

VÕ DƯỠNG SINH ( VIỆT TÀI CHI )sẽ giúp cho người tập luyện vận chuyển máu huyết với 100 % máu tốt (máu đỏ hoàn toàn) và khí Oxygen sẽ chính là dương tính đem vào cơ thể để cân bằng ÂM DƯƠNG.
Con người giống như một bình điện ac-quy, khi vừa mới sinh ra thì bình điện còn đầy đủ, nhưng theo năm tháng tiêu sài, bình điện sẽ từ từ cạn kiệt nên cần được xạc thêm vào mỗi ngày.

VÕ DƯỠNG SINH ( VIỆT TÀI CHI )là cách duy nhất, tốt nhất để xạc điện và cân bằng Âm Dương.

VÕ DƯỠNG SINH ( VIỆT TÀI CHI ) là môn khí công, dùng hơi thở để điều hòa kinh mạch, nên nó tác động lên toàn bộ hoạt động sinh lý nội tạng và thần kinh :

- Hô hấp
- Tuần hoàn máu
- Tiêu hóa và dinh dưỡng
- Hoạt động thần kinh
- Khai thác tiềm năng ở con người.

HÔ HẤP : Luyện tập cách thở bụng, hay còn gọi là thở hoành cách mô; người tập sẽ thải ra hết những thán khí, và hít vào đầy lồng ngực với 100 % Oxygen. Đây là cách duy nhất để tẩy lọc hết chất dư thừa, dơ bẩn ở trong máu, đem thức ăn bổ dưỡng, trong lành đi nuôi khắp cơ thể; ngoài ra, sự thở bằng bụng sẽ bớt đốt năng lượng, nên tiết kiệm được sức lực.

TUẦN HOÀN MÁU : Khi ta hít vào, cơ hoành hạ xuống, gây một áp suất trong khoang bụng, và dưới sức nén này, phần dưới tĩnh mạch chủ tiếp thu đầy máu từ hệ tiêu hóa thông qua gan. Cùng lúc này lồng ngực được nở ra, tạo một giảm áp suất trong phổi, do đó máu tĩnh mạch được hút về tâm thất phải.
Khi thở ra, mọi sự việc xảy ra ngược lại, cơ hoành dâng lên trong lòng lồng ngực, phổi ép lại tống uế khí ra ngoài. Máu mà trước đây được hút vào trong màng xốp của phổi đã loại bỏ các khí bã và chứa đầy Oxy giờ đây được đẩy về tâm thất trái.

TIÊU HÓA VÀ DINH DƯỠNG : Động tác lên xuống liên tục của hoành cách mô còn có tác dụng xoa bóp, vừa dịu dàng, vừa mãnh liệt, các nội tạng trong bụng như gan, dạ dày, tỳ, tụy, ruột….Sự kích thích tuần hoàn tĩnh mạch gan nói trên làm mất dễ dàng hiện tượng xung huyết và đều hòa dẫn mật. Dạ dày, tỳ, tụy, và ruột non, ruột gìa đều chịu ảnh hưởng cơ học của lối thở hoành cách mô, nên hệ thống tiêu hóa dễ hoạt động ổn định hơn.

HOẠT ĐỘNG THẦN KINH : Sau một thời gian luyện tập VÕ DƯỠNG SINH, hít thở có ý thức, tâm tư con người trở nên lắng đọng,nên con người trở nên sảng khoái, dễ chịu, đầy tính năng động. Điều đó chứng tỏ : Ngoài phần tác động đến sinh lý nội tạng, hơi thở đã mang lại sự ổn định và điều hòa hoạt động thần kinh.

KHAI THÁC TIỀM NĂNG Ở CON NGƯỜI : Người xưa ở các nước phương Đông rất đề cao phương pháp luyện thở ; Ở Ấ Độ có lối thở của Yoga gọi là Prânayama, ở Trung Quốc có Khí Công, thở Đạo Lão, ở Nhật Bản có lối thở Thiền. Tuy kỹ thuật có đôi chỗ khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là thở bụng.

Như thế : VÕ DƯỠNG SINH ( VIỆT TÀI CHI ) đã áp dụng phương pháp thở bụng để đem tối đa Oxygen vào cơ thể, chuyển hóa máu xấu thành máu tốt; ngoaì ra phương pháp vận dụng hơi thở đến những vùng nào cần thiết, đặc biệt các cơ khớp trong thân thể.
Các khớp xương được cung cấp đầy đủ máu huyết và khí oxygen là cách bối bổ, nuôi dưỡng các chất sụn đang trên đà thoái hóa. Hơn thế nữa, VÕ DƯỠNG SINH với cách di chuyển, vận động cơ khớp; nhờ vận động thường xuyên, đều đặn, các cơ khớp , đầu xương không thể mọc gai do biến chứng của sụn tạo thành xương.
Ngày nay, Võ Thuật đang trở thành một bộ môn thể dục cao cấp nên rất thích hợp với mọi lưá tuổi. Nhờ luyện tập ngay từ lúc còn trẻ tuổi sẽ giúp cho cơ thể phát triển tốt đẹp, cũng là cách tạo nên sức khỏe dẻo dai để khi thành lập gia đình đã là nguyên tố Âm hay Dương tốt cho mai ngày sẽ sinh trái tốt.

Người lớn tuổi nếu không còn thích bay nhảy, quăng quật, thì môn VÕ DƯƠNG SINH sẽ giúp cân bằng lại Âm Dương, giúp cho các bệnh thấp khớp đứng xa mà nhìn, vì trong cơ thể người khỏe mạnh không còn chỗ đứng cho chúng : Bệnh thấp khớp.
Những bệnh nhân của bệnh thấp khớp nên quan sát thức ăn hằng ngày; ăn những thức ăn đã được hâm nóng, tránh rượu bia khi có thể. Chịu khó đi bách bộ dưới trời nắng để hấp thụ đuợc dương khí.

Võ Sư Nguyễn tiến Hóa (817 ) 521 – 8002