TÌNH NGHĨA ĐỒNG MÔN ( 5)

MỘT VÒNG VIỆT NAM

VS. Cẩm Bình


Đây là một bài phóng sự với sự phối hợp  nhiều cây viết trẻ của môn phái Vovinam như các HLV. Duy Phuong (Tân Bình), Quốc Bình & Thanh Chương (Hàm Tân), La Trọng Nhân (Phù đổng), Hà Thượng Tiến (Phú Thọ)

I.                  NGƯỜI BẠN MỚI QUEN:

Mở đầu cho bài tình nghĩa đồng môn nầy, tôi xin trân trọng giới thiệu đến qúi đồng môn một nữ võ sư cao cấp trong môn phái:

-  Nữ võ sư Lưu Kim Lan.

Tôi với võ sư Kim Lan không hề quen biết với nhau từ trước, tôi thấy được cô qua hình ảnh trong video của những cuộc tranh giải toàn quốc Việt Nam, hình ảnh cô đứng làm trọng tài cho các cặp nữ vận động viên thi đấu đối kháng.

Năm 2003, tôi đứng ra tổ chức thi đấu và hội diễn võ thuật kỳ 5 tại San Jose, Cô Liên và cô Nghĩa bảo tôi mời cô Lan sang tham dự đai hội thi đấu, trong tình nghĩa đồng môn, tôi gởi cô một lá thơ mời như bao nhiêu thơ mời các vị võ sư khác trên toàn thế giới…

Cô sang Mỹ và đến tham dự đại hội.Tôi quen biết với cô từ đó.

Võ Sư Lưu Kim Lan dáng người tròn trịa, nhạnh nhẹn, tánh tình vui vẽ, dứt khoát, giọng nói cô nhỏ nhẹ nhưng khi làm trọng tài lại rất cương quyết và dõng dạc..Cô làm trọng tài đúng luật không bao giờ thiên vị.. Chắc vì sự trùng hợp ở tánh tình đó mà tôi và cô Lan hợp nhau và thân với nhau kể từ đó. 

Trong vấn đề thi lên đai kỳ này, cô Lan là nguời nổ lực, tích cực vận động bằng mọi giá để tôi về thi cho bằng được, cô muốn môn phái phải có sự công bằng cho tất cả mọi môn sinh, cho những nguời có công lao xây dựng môn phái, đặc biệt là đối với nữ giới.

Một người bạn mới quen, gặp mặt nhau mới có 4 lần, mà tình nghĩa đậm đà và lo cho tôi còn hơn những người đã quen với tôi, gặp nhau hằng ngày, hằng tuần  từ 10  đến 20 năm trời.. Tôi cảm thấy được niềm an ủi sau bao ngày tháng đau buồn vì tình đời đen bạc, đổi trắng thay đen…  Bây giờ tôi mới thấm hiểu câu nói của tiền nhân để lại: 

- Mình giúp nguời  thì thượng đế hoặc nguời khác sẽ giúp lại mình,  đừng bao giờ trông mong người mình giúp sẽ giúp lại mình.

Xin trân trọng tri ân đến nữ võ sư Lưu Kim Lan.

Cô Lưu Kim Lan Tặng Hoa chúc mừng vinh thăng Hồng đai II cấp

 II.                NHỮNG CUỘC HỘI NGỘ

Từ trên máy báy bước xuống đất nhà, tôi nghe một niềm dạt dào thuơng cảm, xa nhà đã lâu, và về thăm nhà mấy lần, mà mỗi khi về tôi luôn có cảm giác lâng lâng khó tả khi nhìn lại quê hương, và gặp lại những nguời thân.  

Sau khi làm thủ tục tại phi trường, Tôi đẩy xe ra ngoài  nhìn thấy nguời đứng đông nghẹt,  đẩy tới ngoài đứng nhìn quanh quất một hồi mới thấy VS. Vưu Đặng Vinh tiến tới nghiêm lễ và bắt tay chào mừng, tôi mừng rỡ xiết chặt tay vui mừng sau bao nhiêu năm gặp lại, rồi tới VS. Tố Nga cùng phu quân tiền tới tặng cho bó hoa hồng tươi thắm, rồi kế tiếp là HLV Lê Nguyễn Hùng Long, môn sinh Quốc Bình, sư huynh  Lê Hữu Phẩm (trước ở An Giang) và võ sư Nguyễn Văn Sen từ xa trong đám người chờ đợi  tiến tới chào mừng.. Thêm một vui mừng và ngạc nhiên khi vừa ra ngoài chuẩn bị lên xe,  võ sư Lưu Kim Lan từ trong đám đông buớc ra kêu lại, thật là bất ngờ tôi vội chạy tới ôm chầm lấy cô vui mừng hớn hở…

Thầy Sen không báo truớc với Chưởng Môn là tôi về vì muốn làm một cuộc ngạc nhiên cho thầy, chúng tôi về tổ đường và đi thẳng  lên chào Chưởng Môn ngay,  Chưởng môn tươi cuời bước ra thăm hỏi, tinh thần thầy vẫn còn minh mẫn và tráng kiện, vừa gặp chúng tôi là thầy đã nhận ra ngay, thầy nói chuyện vẫn lưu loát và mạch lạc, sức khoẻ thầy vẫn dồi dào,  chúng tôi vui mừng khi gặp lại thầy, và trân trọng nghe những lời thầy giảng huấn.

Còn thầy Sen tác phong vẫn đạo mạo như xưa, vẫn hiền hoà, nhả nhặn, trong dáng điệu từ tốn, trang nghiêm, thời gian trôi qua êm đềm lặng lẽ bên cuộc đời thầy, một cuộc đời không tranh đua hơn thiệt. Cô Thúy – phu nhân của thầy dáng người nay đã thon gọn đẹp hơn, và lanh lẹ, tháo vát, nay cô đi làm cả ngày từ sáng đến tối mà vẫn cố gắng dành thời gian lo cho gia đình, sáng nào cũng café cho thầy và lo cho con ăn trước khi đi làm.

Con trai của thầy là bé Trọng Nghĩa có lẽ giống mẹ, lanh lẹ, chạy tới chạy lui lăng xăng và nói chuyện thật khôn khéo, dễ thương..

 

Bé Trọng Nghĩa

 Đến 12 giờ trưa,  2 em bên Phù Đổng là  La Trọng Nhân và Nguyễn Hoàng Hùng đến thăm,  chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau hằng giờ .. Hùng trên mạng thì nói chuyện rất nhiều, nhưng khi gặp tôi rồi thì  mắc cở không nói gì cả cứ ngồi im thin thít, Nhân thì hoạt bát nói chuyện nhiều hơn.

Đến 5 giờ chiều, Quốc Bình hẹn với Duy Phương đến để gặp tôi, xin mời đọc đoạn văn sau đây của duy Phương viết về cuộc hội ngộ bất ngờ không báo truớc.

       CUỘC HỘI NGỘ ĐẦY BẤT NGỜ VỚI VÕ SƯ CẨM BÌNH (Duy Phương, Tân Bình)

Chuyện đuợc bắt đầu bằng cuộc gặp mặt đầy bất ngờ giũa tôi và VS Cẩm Bình . Quả thật không có gì bất ngờ hơn thế , tôi bắt đầu găp và trò chuyện cùng VS CẨM BÌNH cách đây chưa đầy một năm , tôi luôn mong gặp được cô nhưng tôi nghĩ điều đó sẽ còn rất lâu , vì mỗi lần tôi hỏi cô:

-  Bao giờ cô về VIỆT NAM?

 Thì cô bảo rằng:

-          Khoảng hai hay ba năm gì nữa! vì bận nhiều chuyện và hơn nữa  về việt nam rất xa xôi.
Thế nhưng không như tôi nghĩ , và rồi tôi đã được gặp cô trong bất ngờ và hồi hộp tại TỔ ĐƯỜNG , bất ngờ vì không thể nào ngờ cô lại về Việt Nam lúc này, còn hồi hộp vì tôi nhận được tin nhắn của cô là sẽ có một bất ngờ cho tôi tại tổ đường , và Q. Bình nói là có người muốn gặp tôi tại TỔ ĐƯỜNG và còn nói vui rằng:

-          Có đi mà sẽ không có về !

 Tôi còn nhớ hôm đó là thứ Sáu , theo lịch thì hôm nay là ngày tập của tôi tại TỔ ĐƯỜNG , thường thì 19h 30 tôi mới tập nhưng hôm nay vì có người gặp nên tôi đến sớm hơn,  17h tôi đã có mặt tại TỔ ĐƯỜNG , và rồi điều gì tới cũng tới ,trong sự ngỡ ngàng của tôi , thật sự tôi đã không thể nào tin vào mắt của mình khi cô CẨM BÌNH xuất hiện và vuốt vào mặt tôi, mặc dù mắt nhìn thấy cô , da mặt của tôi cảm nhận được bàn tay của cô , nhưng trong lòng tôi vẫn còn cái gì đó mà không biết được nó giống như một sự hoài nghi nhưng rồi sự thật đã bắt tôi phải tin đó là sự thât.

 Ngay tối đó cô Lan mời tôi về Bình Dương, huynh Phẩm lấy xe Honda chở tôi lên nhà cô Lan chơi một chút  rồi về, còn tôi ở lại ngủ đêm với cô,  cô Lan chở tôi đi vòng hết các phố, cho xem những thắng cảnh xung quanh, dọc theo bờ sông cảnh trí cũng nên thơ lắm, luồng gió từ lòng sông thổi lên khiến tôi cảm thấy mát mẽ hơn. Tôi thích không khí sinh hoạt của Bình Duơng, chung quanh phố có những căn nhà mới cất lên rất đồ sộ, giá cũng rất đắc không thua gì bên Mỹ: trên 100.000 đô cho mỗi căn.

  Sáng thức dậy, cô Lan chở tôi về lại Sài Gòn đến sân đấu Phan Đình Phùng để xem các môn sinh Vovinam thi đấu giải trẻ toàn thành.

Một dàn ban tổ chức dưới sự điều động của võ sư Nguyễn Văn Chiếu, và võ sư Nguyễn Văn Mỹ phối hợp với các võ sư trẻ làm việc nề nếp, đâu vào đó,  rất vững chải. Võ sư Vang làm giám khảo và con trai võ sư Vang cũng làm trọng tài trong cuộc thi đấu nầy.  Các em vận động viên thi đấu rất tốt, ai cũng ra sức đánh hết sức mình để mong đoạt giải, có một số em có lẽ run hồi hợp đánh bị quên đòn bị loại bỏ,. cuộc thi đấu diễn ra trong 2 ngày, trên 100 môn sinh, trong đó có Hồng Ngọc quận 10 cũng ghi danh thi đấu đối kháng được huy chương đồng. Trong dịp nầy chúng tôi được tiếp chuyện với võ sư Nguyễn Đình Đức ở Úc Châu sinh hoạt tại Sidney về Việt Nam làm việc cũng đến xem cuộc thi đấu.

 

 III.           ĐOÀN LÂN SƯ RỒNG PHÙ ĐỔNG TẠI ĐẦM SEN:

Sáng Chúa Nhật ngày 16 tháng 4 năm 2006, Tôi cùng 2 môn sinh Duy Phương ở Tân Bình và Quốc Bình ở Tổ Đường đến Đầm Sen để viếng thăm đoàn Lân Sư Rồng Phù đổng., mỗi năm mỗi đổi khác, mỗi năm nhiều khuôn mặt mới đến, và nhiều khuôn mặt củ đã ra đi…cả đoàn còn có HLV Hồng Loan là gái lo lui cui chuẩn bị đồ đạc, thấy tôi về Hồng Loan mừng rỡ đến ôm chầm lấy tôi và kêu các bạn đến chào mừng, và gọi đội kèn do Đoàn Phó Phù Đổng là HLV Nguyễn Thanh Bình dẫn các em đến để chào mừng và chụp hình lưu niệm, các em tay bắt mặt mừng trò chuyện với nhau vui vẽ, Đoàn Trưởng là Võ Sư Lê Đình Phước buổi sáng bận việc không có mặt. 

Đến giờ diễn  các em lui cui dọn đổ nghề ra chuẩn bị, năm nay cũng như bao năm qua, các em vẫn trụ diễn ở Đầm Sen mỗi cuối tuần…Đây là nguồn thu nhập chánh của các em. Đội lân cùng với đôi kèn đã thi gan với gió sương hàng tuần diễn cho quan khách tứ phuơng tụ hội vể đây để thuởng ngoạn công viên văn hoá Đầm Sen.

Đến giờ biểu diễn, các em Phù Đổng cho Chiêng Trống  nổi  lên để mời gọi mọi nguời đến xem, quan khách đi tham quan nghe tiếng trống chiêng, tụ hội lại đứng lẫn ngồi chung quanh để chờ xem diễn.

Các em múa lân, sư tử theo bài bản, diễn tả thật là sống động, xong rồi diễn võ dùng những bài quyền, tam đấu, tứ đấu của Vovinam đưa vào hoạt cảnh, xin mời đọc 2 bài viết sau:

 CẢM NGHỈ CỦA LA TRỌNG NHÂN (Đoàn Lân Sư Rồng Phù Đổng)

Sáng chúa Nhật ngày 16 tháng 4 năm 2006, như thường lệ mỗi tuần đoàn Lân Sư Rồng chúng tôi BIều diễn ở công viên Đầm Sen, nhưng hôm đó chúng tôi thật bất ngờ với cuộc hội ngộ với Cô Cẩm Bình, tháp tùng theo cô đến viếng chúng tôi có 2  bạn Quốc Bình và Duy Phương, Chúng tôi vui mừng khi đưọc gặp cô, mọi người đều trò chuyện vui  vẻ và thân mật,  tôi cảm thấy tình thân môn phái thật là gắn gó, tình đồng môn thật là bao la bát ngát, những người môn sinh Vovinam luôn có một tình cảm sâu sắc, lòng yêu thương và đoàn kết, không phải chỉ ở riêng một võ đường, mà nó còn trải rộng khắp nơi ra toàn thế giới. 

Cô đến nhắm lúc chúng tôi diễn xuất cho khán giả xem, nên chúng tôi cũng mời cô xem chúng tôi diễn một số màn múa lân, hoạt cảnh kèm theo những đòn thế căn bản võ thuật của  môn phái Vovinam.

Buổi gặp mặt với cô tuy ngắn ngủi, nhưng thật là thân thiết, chúng tôi qúi mến cô và chia tay với cô sau khi chụp hình lưu niệm. Chúng tôi hẹn gặp lại cô một ngày nào đó, và hứa với cô đoàn chúng tôi sẽ một ngày phát triển lớn mạnh hơn. Không những chúng tôi phát triển về kỹ thuật mà còn phát triển mạnh về đạo đức, tình thương và tình đoàn kết trong môn phái.

 HỘI NGỘ CÙNG ĐOÀN LÂN SƯ RỒNG PHÙ ĐỔNG TẠI CÔNG VIÊN ĐẦM SEN (Duy Phương _ Tân Bình)

Sau lần gặp mặt đầy bất ngờ và hồi hộp với VS CẨM BÌNH , tôi đã có dịp găp và làm quen cùng vovinam Phù Đổng , câu lạc bộ VOVINAM có đội lân sư rồng lớn nhất trong môn phái hiên nay ở tại việt nam,
Cô CẨM BÌNH cùng với tôi và một môn sinh nũa tên là Q. Bình đã có một buổi trò chuyện với mọi người trong đoàn thật vui vẻ và thân mật mặc dù giữa tôi và đội chưa một lần gặp măt, thế mới biết môn sinh VOVINAM rất giàu tình cảm ở đâu có môn sinh VVN là ở đó có tình bằng hữu keo sơn . Tôi được xem đội biểu diễn múa lân , thật là ấn tượng, nói thật từ bé lớn lên tới giờ tôi chưa xem được buổi trình diễn múa lân nào hay như thế .
Nói là múa lân nhưng ở đây không đơn thuần chỉ là múa lân , ở đây được biểu diễn có kịch bản hẳn hoi , tôi được xem trích đoạn biểu diễn Tôn Ngộ Không đại chiến cùng Ngưu Ma Vương một trích đoan trong tác phẩm nổi tiêng TÂY DU KÝ . và tiếp theo là trích đoạn  Triển Chiêu dẹp loạn,  thực ra đây cũng giống như một bài đa luyện được dàn dựng công phu và có kịch bản , cuối cùng là màn trinh diễn múa lân .
Giao hữu xong chúng tôi tạm chia tay mọi người , tôi cùng cô và Q Bình đi dạo một vòng công viên Đầm Sen , và có tham gia chơi một số trò chơi ở đây .Đến trưa chúng tôi cùng nhau trở về TỔ ĐƯỜNG , ăn cơm chay ,và sau đó tôi tiễn cô lên xe về thăm quê của cô .  

 

 

 IV.                  KIÊN GIANG & HÀ TIÊN: NHỮNG NỮ TƯỚNG MỘT THỜI VANG DANH

Các cô Liêng, cô Ánh, cô Phụng, cô Hường là những nữ tướng miền Tây đã theo hoạt động với môn phái lâu dài từ trước năm 1969.

Cô Phụng sau nầy di chuyển về Hà Tiên sinh sống và có gia đình, các cô còn lại ai cũng thờ chủ nghĩa độc thân để có thời giờ lo cho môn phái.  Các cô rất nhiệt tình và có tâm huyết với môn phái các cô đã bỏ rất nhiều thì giờ và tiền bạc lo cho  môn phái suốt mấy chục năm qua, công sức đóng góp cho môn phái của các cô tại Kiên Giang rất là đáng kể có thể ghi vào lịch sử của môn phái.

Tuy là nữ, nhưng các cô rất đảm đang, trong lo toan công chuyện gia đình, ngoài thì xây dựng lớp võ, các cô người nào cũng đô con, uy nghi đỉnh đạc, đánh đấm cũng dữ dội, các cô dạy cho các môn sinh từ võ thuật đến võ đạo, cộng thêm sinh hoạt, ca hát.. Phong trào của Kiên Giang trước năm 1975 được đánh giá cao nhất của vùng 4. Sau năm 75, các cô vẫn tiếp tục giảng dạy và dẫn các môn sinh đi thi đấu và hội diễn võ thuật toàn quốc. 

Trong năm thi lên đai đỏ toàn quốc, có sự xáo trộn trong việc địa điểm thi và ban giám khảo, nên các cô buồn tình rút lui khỏi sinh hoạt với môn phái, tuy nhiên vẫn thường xuyên lui tới giúp đỡ và yểm trợ phong trào Kiên Giang.

Ngày xưa tôi ái mộ các cô lắm khi nhìn thấy các cô làm việc cực lực, điều hành các môn sinh theo đội ngũ chỉnh tề, tư thế của các cô uy nghiêm, oai phong lẩm liệt, đâu vào đó, thứ tự nề nếp.. Trong sinh hoạt chung, các cô rất vui tính và chân tình, hết lòng lo lắng và chăm sóc cho các môn sinh từng miếng ăn đến giấc ngũ rất là chu đáo.

Nhớ lại tình xưa nghĩa củ, chuyến đi nầy tôi quyết đi một vòng miền Tây để thăm các cô, về quê 2 ngày xong, tôi thẳng đường lên Rạch Giá đến một tỉnh thành xa lạ, chưa biết nhà của các cô ở đâu? tôi chỉ có số điện thoại của cô Liêng và cô Ánh, và tên tiệm của cô Liêng vậy mà tôi cũng tìm ra sau khi bị các anh xe Honda chặt một cú thật đẹp vì thấy chúng tôi ngơ ngơ ngáo ngáo biết là người xa lạ, Việt kiều…

Hỏi thăm được tiệm của cô Liêng tôi mừng rỡ, nhưng khi vào thì không gặp được cô, vì cô vẫn còn ở nhà, anh của cô Liêng bèn chở tôi đến thẳng nhà để gặp cô.

Bao nhiêu năm xa cách, gặp lại cô, tay bắt mặt mừng, ôm nhau thắm thiết, cô đã cho tôi ăn chay, những món chay do chính cô và má cô nấu thật là ngon, chúng tôi ăn không khách sáo, thì ra cô cũng đã ăn chay trường trên 30 năm rồi., còn tôi thì chỉ mới có 15 năm…vừa ăn, chúng tôi vừa nói chuyện huyên thiêng, ôi thôi, biết bao nhiêu chuyện để kể !!!! kể hoài, nói hoài mà không hết…

Buổi chiều sau khi tan sở làm, cô Ánh đến thăm, chúng tôi đi thăm bà cụ thân sinh của cô Ánh bị bịnh đang nằm trong bệnh viện, sau đó chúng tôi đi vòng vòng thành phố đề xem cảnh đẹp về đêm đến vùng đất bồi xem những căn nhà mới cất, nới rộng dan cư ra miền biển. Xong chúng tôi đi thăm cô Hường, cô Hường rất là bận rộn ban ngày thì phải đi làm, ban đêm về phải chăm sóc cho mẹ, đang bị bịnh già yếu đuối đi không được, cô phải đút cháo cho mẹ ăn, tắm rửa cho mẹ, và bế mẹ lên xe lăn để đẩy vòng vòng đi ra ngoài hóng mát để thay đổi không khí trong lành mỗi buồi chiều.

Lòng hiếu thảo của cô thật là cảm động, cô cũng là người ăn chay trường giống như cô Liêng 30 năm rồi. các cô ăn chay mà người vẫn to con và khoẻ mạnh, vẫn oai phong như thưở nào !

Chúng tôi ngồi ôn chuyện củ, nhân dịp tôi hỏi thăm bài Đạo khúc Cửu Long Giang xem các cô còn nhớ và giữ bài đó hay không? (Vì võ sư Trang Phước Đức muốn sưu tầm lại bài hát một thưở vang danh cũa ngày xưa củ của miền Tây khai phá). Như là khơi lên mạch sống trong tim của các cô, các cô bắt đầu cất tiếng hát cao vút những bài ca môn phái, dòng máu Vovinam trong tim các cô bùng cháy lại, sẳn dịp tôi đề nghị các cô trở lại sinh hoạt, và mời về tham dự giỗ tổ tại Tổ Đường vào ngày 1 tháng 5 tới, các cô mới tâm sự những sự việc xãy ra trong nước, tôi khuyên nhủ và khuyến khích hổ trợ cho các cô. Các cô hứa sẽ về và sẽ rủ luôn cô Phụng đang ở Hà Tiên, thế là tôi đi một chuyến Hà Tiên truớc là thăm thắng cảnh đất nuớc, sau là vận động thêm cô Phụng về dự giỗ tổ.

Sáng hôm sau, tôi bao nguyên chiếc xe đi Hà Tiên thăm cô Phụng và để sẳn dịp đi vòng vòng  viếng cảnh Hà Tiên luôn, chúng tôi đi thăm chùa Hang, lăng Mạc Cữu, rồi ghé bải biển Hà Tiên ngồi ăn trưa, hóng gió biển,  và tâm sự, cô kể lại tất cả những nổi niềm buồn tủi của cô khi sinh hoạt cho môn phái trong thời gian qua, cũng như tại sao cô nghĩ sinh hoạt, mặc dầu cô rất còn tâm huyết đối với môn phái… cũng như 3 cô kia, tôi khuyên cô bỏ qua chuyện củ và bắt đầu sinh hoạt lại, và mời cô về dự lễ giỗ tổ để có gì thì họp lại giải quyết với nhau, cô hứa về, nhưng đến giờ phút cuối trong ngày lễ giỗ tổ, cô bận không thu xếp về được, cô Ánh và cô Hường thì phải lo cho thân mẫu bị bịnh nặng, như vậy là không có duyên gặp các cô một lần nữa. Mong anh linh sáng tổ hộ trì và cổ động tinh thần cho các cô,  để có thêm những bàn tay nhiệt tình đóng góp cho môn phái.

Từ giả Hà Tiên, tôi trở về Rạch Giá, buổi chiều đó đến nhà thiếu nhi thành phố để thăm viếng võ đường Rạch Giá của võ sư Danh Tư.

Võ sư Danh Tư thấy tôi đến bước ra đón tiếp và giới thiệu với các huấn luyện viên, Hôm nay, võ đường đang bận rộn chuẩn bị cho các em thi lên đai, tôi nói với võ sư Danh Tư cứ tự nhiên, tôi chỉ đến để thăm viếng và xem sinh hoạt của các em thôi.

Có một số môn sinh nhỏ thi quyền đánh rất đẹp và có lực, tôi buộc miệng khen:

- Em nầy đánh đẹp quá

Một phụ huynh ngồi cạnh bên ngó sang tôi nói:

- Con em đó cô, cô thấy nó đánh được không?

Tôi nhìn sang cười khen:

- Em còn nhỏ mà đánh như vậy là tốt lắm.

Sau khi thi xong, võ sư Danh Tư tập hợp các em lại để giới thiệu tôi với lớp võ, và tôi nói đôi lời tâm tình trong tình nghĩa đồng môn. Xong chụp hình lưu niệm với các em.

 

 

 

 

V. VOVINAM LAGI -  MỘT KỶ NIỆM KHÓ QUÊN

(Duy Phuơng – Tân Bình)

Trước chuyến khi về thăm quê, tôi và Q Bình đã cùng bàn với nhau là sẽ về Bình Thuận một chuyến đế giao hữu cùng các môn sinh tại thi xã Lagi .

 
1.  THỊ XÃ LAGI

Lagi là một trong sáu xã của Hàm Tân , hiện nay đã được nâng cấp lên thành thị xã , và là trung tâm kinh tế của huyện Hàm Tân , với tiềm năng như thế , cho nên đời sống nhân dân ở đây nói chung là cũng đủ sống , cho nên đã có cơ hội để tiếp xúc với môt số môn thể thao, trong đó có bộ môn Vovinam , nói về phát triển thì vẫn chưa được phát triển mạnh lắm, nhưng so với một số địa phuơng khác thì như thế thì rất tốt , đội ngũ HLV ở đây rất có nhiêt huyết với môn phái, cùng với tuổi trẻ tài cao, các HLV đã đưa phong trào phát triển khắp cả huyện với trên 3 điểm tập (số liệu trên 300 môn sinh )
Hiện nay phong trào đang trên đà phát triển nhưng gặp một trở ngại rất lớn đó là lực lượng HLV , VOVINAM Lagi có một đội ngũ vận đông viên biểu điễn rất mạnh , các vận động viên ở đây có kỹ thuật nhào lộn rất tốt , cho nên biễu diễn rất đẹp mắt , hy vọng một ngày nào đó họ sẽ đạt được thành tích cao trong các giải thi đấu tổ chức trong nước.

 

2. NHỮNG NGÀY Ở LAGI

Theo dự định thì đến thứ Bảy nhằm ngày 22/4 chúng tôi mới tới nơi nhưng chúng tôi đã đi sớm hơn một ngày , vậy là chúng tôi đã lên đường vào hôm thứ Sáu tức la ngày 21/4 , bắt đầu lên xe lúc 12h30 phút , phương tiện về Lagi không khó khăn lám có cả xe đưa rước tận nợi

Phái đoàn chúng tôi gồm ba người , trưởng đoàn là cô CẨM BÌNH ,và vị trí phó đoàn tất nhiên là thuộc về tôi , và một hướng dân viên bất đắc dĩ là môn sinh trước đây của Vovinam Lagi hiện nay đang tập luyện tại tổ đường môn sinh Q. Bình,

Chuyến đi thật nhiều kỷ niệm đáng nhớ, ba người chúng tôi tự nguyện ngồi ở đăng cuối sau xe loại 12 chỗ ngồi mà không tự nguyện ngồi như thế trước sau gì người ta cũng đuổi ra sau ngồi vì nhường chỗ cho người lớn tuổi , Vì chúng tôi là thanh niên ( không biết cô CẨM BÍNH có còn là thanh niên không?  hi hi..) .
Thiệt là vui trên xe thât là náo nhiệt tiếng cười luôn vang lên trong xe , mà các bạn biết không chỉ có ba chúng tôi cười không hà, không có ai cười hay nói chuyện gì hết , có nhiều lúc mọi người đều nhìn về phía chúng tôi, không biết lúc đó họ suy nghĩ những gi...

Chúng tôi tới nơi lúc 16h15 phút lúc này mọi người đều đói , chúng tôi nghĩ ngơi tại khách sạn THANH XUÂN là một khách san nhỏ trong thị xã , chúng tôi để cho cô nghỉ ngơi còn tôi và Q. Bình đi về nhà của em và mua một ít đồ ăn, trên đường đi chúng tôi đã gặp một môn sinh ở đây , đó là CHƯƠNG ,CHƯƠNG là một trong những HLV ở đây , chúng tôi đã hẹn với Chương cùng đến võ đường ,CHƯƠNG thật bất ngờ khi thây tôi và Q Bình vì cứ ngỡ thứ bảy chúng tôi mới về cho nên đã có một kế hoach đón tiêp long trọng , nhưng vì lý do đó mà cô CẨM BÌNH lên đường sớm hơn một ngày, vì cô không muốn được đón tiếp long trọng quá,. chúng tôi cùng nhau đi tìm quán cơm chay, nhưng tìm hoài mà chẳng thấy quán nào bán đồ chay cả , mà hình như muốn ăn được cơm chay thì phải vào chùa ( sợ thiệt ), vậy là mấy cô trò chúng tôi quyết định ăn tạm môt quán nào đó cho đỡ đói chứ chịu không nỗi ,chúng tôi ăn cơm mặn còn cô thì ăn cơm với rau , tội cho cô thiệt.   Cô nói đùa vui vẽ:

- BÌNH THUẬN MỘT ĐI SẼ KHÔNG TRỞ LẠI .

Ăn xong chúng tôi vào võ đường , đến nơi chúng tôi chỉ ngồi ở ghế đá xem mọi người tập luyện , riêng CHƯƠNG thì bị phạt hít đất (hay la chống đẩy ) và nhảy công lực nhìn thấy tôi thiệt,  nhưng luật là luật không thể làm trái được , ngồi được một lúc thì thầy HLV trưởng ở đây tới và chúng tôi lúc này thực sự ra mắt trước tất cả các môn sinh.

3.  NHỮNG ĐÊM LUYỆN TẬP KHÔNG THỂ QUÊN (Duy Phương).

Sau đêm găp mặt bất ngờ ấy chúng tôi đã có những buổi làm việc hăng say tiếp sau đó , thực chất chuyến đi này, mang đến rất nhiều kỷ niệm đến cho tôi , mà hình như không chỉ riêng mổi tôi ,ai cũng vậy đều sẽ có một kỷ niệm khó quên trong mùa giỗ tổ lần 46 , chúng tôi đã có dịp cùng nhau trao đổi về kỹ thuật của môn phái, còn cô CẨM BÌNH thì dạy cho môn sinh ỏ đây thêm một số bài quyền và song luyện , nhằm làm tăng thêm , và phong phú hơn cho chương trình biểu diễn.

Trong thời gian ba ngày ở đây chúng tôi đã có nhũng đêm tập luyện hết công suất , tập đến gần 23h đêm mà vẫn chưa muốn về , tập xong chúng tôi tập trung tại khách sạn cùng nhau nói chuyện , buổi sáng cùng nhau ra biển tập luyện , nhưng hình như chỉ được một buổi sáng vì biển ở hơi xa khách sạn mà phương tiện thì hạn hẹp , mà cũng do một phần vì tối tập quá sức , và thức khuya nên tôi và Q.Binh dậy không nổi , riêng chỉ có cô thì hình như ngũ không được , vì cô không quen giờ giấc ở hai nơi , nên cô ngũ không quen lắm , cô chỉ ngũ được một chút vào buổi sáng .

Mặc dù dậy không nỗi, nhưng không khi nào chúng tôi dậy quá 8 h , vì không thể nào tìm ra quán cơm chay nên chúng tôi đành phải tự túc việc ăn uống, cũng may là có người quen ở đây chứ không biết cô CẨM BÌNH có sống nỗi qua những ngày ở đây vì không có cơm chay hay không? "hii hii. .
Chúng tôi được  gia đình của Q . Bình mời về ăn cơm mỗi ngày, nên đi chợ mua thật là nhiều rau về nào là luột, xào, và nấu canh… thật lòng chưa bao giở tôi ăn cơm chay được nhiều như vậy , không biết có phải vì đói, vì tập mệt nên ăn nhiều hay là do tài của người nấu ăn ngon nên mới ăn được nhiều ?.

4. CHUYẾN DÃ NGOẠI NHIỀU LÝ THÚ

Ngày thú Ba , chủ nhật 23/4/2006 , các môn sinh ở đây đã tổ chức một ngày dã ngoại cắm trại ngoài trời , chúng tôi hẹn nhau là tám giờ sẽ gặp nhau tại khách sạn , nhưng đến 9h vẫn chưa thấy xe đến rước, ai cũng nóng lòng chờ đợi, cuối cùng rồi chúng tôi cùng lên đường lúc 10h , theo lịch trình chúng tôi đi thăm dinh Thầy Thiếm , theo lời kể của CHƯƠNG , dinh nầy linh lắm rất đông người vào những ngày lể , tương đương như lễ hội chùa HƯƠNG , ở miền bắc VIỆT NAM .xin đuợc giới thiệu đôi chút về nơi đậy

5. LỄ HỘI THẦY THIẾM (Duy Phương)

Hàng năm, cứ vào các ngày 15 và 16 tháng 9 âm lịch, thị xã Hàm Tân (Thuận Hải) bỗng trở nên tấp nập lạ thường, vì dân chúng mọi nơi kéo nhau tới hành hương tại Dinh Thầy.

Dinh Thầy là một ngôi đền nằm giữa một khu rừng cách tỉnh lỵ Bình Tuy vào khoảng 12 cây số về hướng tây bắc. Đền gồm ba toà nhà kiến trúc theo lối xưa với một vẻ cổ kính, trang nghiêm ẩn nấp dưới những tàn cây cổ thụ. Phong cảnh tĩnh mịch, ai bước tới đây cũng như cảm thấy sự thiêng liêng của nơi thờ tự, lòng sùng bái càng tăng với sự tin tưởng ở sức huyền bí vô hình của Thầy.

Thầy là vị được thờ phụng tại dinh. Tiểu sử Thầy tới nay chưa ai biết cặn kẽ, tuy nhiên rất nhiều giai thoại về Thầy đã được lưu truyền. Hội Tam Quy, phụ trách việc phụng tự Thầy đã thu thập những câu chuyện truyền khẩu, ấn hành và phát cho khách trẩy hội.

Theo tài liệu này, Thầy sinh về thời chúa Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long sau này) tại làng La Qua, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Thầy có Thím sánh đôi, Thím sinh tại làng Yến Nê cùng tỉnh.

Lúc thiếu thời, Thầy đã từng bút nghiêng đèn sách, nhưng số Thầy lận đận về khoa cử, mấy khoa chẳng đậu, tuy học hành rất khá. Buồn vì cử nghiệp lao đao, danh chẳng thành, Thầy từ bỏ sách đèn, theo học đạo để giúp đời.

Suốt trong mấy năm sống ở đất Quảng, Thầy đem sự hiểu biết của mình ra cứu dân độ thế bằng cách chữa bệnh và dạy người theo lễ nghĩa.

Rồi một biến cố xảy đến. Vua Tự Đức đã đích thân về làng La Qua xử án và kết tội Thầy phải chịu Tam ban triều điển.

Trước dân làng và văn võ bá quan. Thầy và Thím đã dùng lụa điều biến thành rồng đỏ (1) bay về phương Nam lánh nạn. Rồng bay về đến Tam Tân (quận lỵ Hàm Tân ngày nay, ngó xuống thấy phong cảnh đẹp. Thầy cho rồng hạ xuống và sống ở nơi đây với dân làng cho đến khi qua đời.

Cũng như khi sống ở Quảng Nam, tại đây Thầy lại tiếp tục việc cứu giúp người đời và dốc lòng học đạo. Ngày nay, tại Hàm Tân dân chúng thường nhắc đến công ơn của Thầy: cứu người trong cơn hoạn nạn, cho thuốc men, giúp gạo trong năm thất mùa và nhất là khuyến thiện dạy dân theo lành lánh ác.

Với công ơn ấy, dân chúng Tam Tân rất kính mến. Thầy và Thím, xưng hô gọi tôn là Thầy. Danh tiếng Thầy ngày càng vang, người người khắp nơi đều biết tìm đến để theo Thầy học đạo.

Để tránh vương vấn với đời, Thầy và Thím vào rừng sống ẩn dật trong một túp lều tranh do tự thầy cất lên, tháng ngày làm bạn với điểu thú. Thầy đã cảm hoá được cả thú dữ lẫn chim rừng. Cầm thú mọi loài hàng ngày tới chầu bái Thầy.

Tuy sống ẩn dật, nhưng khi dân chúng gặp tai ương, hoạn nạn, đã thấy Thầy xuất hiện giúp đỡ.

Thầy và Thím chết trong túp lều tranh ở khu rừng.

Khi nghe tin Thầy và Thím chết, dân chúng kéo nhau vào lo chôn cất. Lạ thay vào tới nơi, mọi người thấy voi đang chầu chực bên Thầy và Thím, chung quanh đủ các cầm thú chim muông, thảy đều u sầu buồn thảm.

Lạ lùng và kinh ngạc nhất, là không hiểu ai đã mang tới hai cỗ áo quan và đã tẩm liệm cả cho Thầy và Thím. Dân chúng đem chôn hai cỗ áo quan nơi Bàn Thông, và từ đó cứ mỗi năm hai lần, mọi người kéo nhau tới, lần thứ nhất vào ngày mồng năm tháng Giêng âm lịch để tảo mộ và lần thứ hai vào ngày 15 tháng 9 để làm giỗ.

Xưa kia, theo lời thuật trong tài liệu, khi dân chúng vào viếng mộ và làm giỗ, chim muông và cầm thú đã dọn dẹp quét tước sạch sẽ cả mộ lẫn Dinh Thầy. Thầy và Thím chết đi, dân chúng thương tiếc, nhưng có người cho rằng cả hai người vẫn còn sống và đã dời đi nơi khác, vì vậy danh Thầy đã nổi, sợ đến tai nhà vua sẽ bị truy tầm.

Thương Thầy và Thím, dân làng Tam Tân họp nhau lập Dinh thờ cho đến ngày nay. Lúc đầu Dinh cất sơ sài bằng lá, nhưng dần được sửa sang trở nên đẹp đẽ nguy nga với nhiều đồ trang hoàng quý giá do khách thập phương cúng tiến.

Vua Tự Đức, qua đồn đại của dân chúng, phái người từ kinh đô về tận Tam Tân để dò xét tình hình. Sau khi thăm dò dư luận và tìm hiểu sự thật, sứ thần về tâu cùng nhà vua mọi sự việc liên quan tới vợ chồng Thầy, nhà vua cảm động, nghĩ tiếc một người có tài có đức, xoá bỏ án cũ lại sắc phong cho Thầy làm Chí Đức tiên sinh, và Thím làm Chí Đức nương nương.

Từ khi chết, Thầy thường thường về phù hộ cho dân Tam Tân được an cư lạc nghiệp. Nhớ ơn Thầy, hàng năm nhân dân đã làm giỗ Thầy rất lớn, và ngày giỗ đã trở thành ngày hội Dinh Thầy.

Ngày giỗ Thầy được gọi là ngày hội Dinh Thầy hàng năm, chính thức cử hành vào hai ngày 15 và 16 tháng 9 âm lịch. Đây là một ngày lễ lớn tại Bình Tuy (Thuận Hải), và đã ăn sâu vào tập tục của người dân địa phương. Tới ngày hội, họ kéo nhau đi dự giỗ Thầy.

Tuy ngày lễ chính thức vào hai ngày nói trên, song khách thập phương từ các nơi đã chuẩn bị tới dự lễ từ hơn nửa tháng trước và sau ngày lễ, đến một tuần lễ sau còn đông khách tới hành hương. Trong hai ngày lễ, Hàm Tân trở nên náo nhiệt và nhộn nhịp, dân chúng từ khắp các tỉnh miền Trung cũng như miền Nam về dự ngày giỗ Thầy, xa từ Quảng Trị, Thừa Thiên hoặc lục tỉnh, gần từ Ninh Thuận, Phan Thiết, Long Khánh...

Tới dự giỗ Thầy, người người đều cầu nguyện và xin xâm ( một hình thức xem đoán về tương lai ở các đền chùa ở châu á )

Vã lại xuyên qua một đoạn đường rừng nguy hiểm, xe cộ tấp nập suốt ngày, người kéo đi như nước, từng đoàn từng tốp. Dự giỗ Thầy xin xâm cầu nguyện khách hành hương lại cùng nhau tới viếng mộ Thầy.
Khách hành hương tới cúng Thầy mang theo đồ lễ đủ các loại: tiền bạc, vàng hương, heo, gà, vịt và các thứ hoa quả bánh trái.

Trong hai ngày giỗ Thầy, ngày đầu 15 tháng 9 là ngày cáo giỗ tức là ngày tiên thường, dân chúng nơi đây làm lễ cúng chay.
Ngày hôm sau là ngày cúng mặn. Dân làng sở tại tự mang đồ lễ tới cúng và khách hành hương từ các nơi tới cũng đặt đồ lễ cúng.
Hầu hết khách trầy hội, cúng lễ xong đều xin xâm, nhất là phụ nữ.

Xin xâm ở ngay chính diện đền Dinh, người xin xâm chen chúc quỳ lạy từ cửa vào. Tiếng xóc ống xâm vang đều đều.
Xin được lá xâm, ra bên ngoài, đã có hàng chục người đoán quẻ bàn giải.
Hội Dinh Thầy nhộn nhịp tưng bừng ở giữa một nơi hoang vắng, mà thường ngày rất ít người lai vãng tới, chứng tỏ lòng tin tưởng vô bờ của dân chúng đối với Thầy.
Hội Dinh Thầy không có cổ tục, trò vui gì, nhưng khách trẩy hội đã vui với lòng thành của mình và đến được Dinh Thầy ai nấy đều tỏ sự hân hoan.
Đó là một phần sơ lược về lễ hội Dinh Thày Thím ỏ HÀM TÂN BÌNH THUẦN ,. thật tiếc là chúng tôi đã không có duyên để được chứng kiến lễ hôi lớn như thế ,chắc là phải hẹn vào dịp khác .

HÌnh Chụp trước Dinh Thầy Thiếm

Từ trái sang hàng trước: HLV. Tần, Mỹ Nữ, Trinh, Dung, VS Cẩm Bình, Quốc Bình, Vận, Duy Phương, Bảo. Hàng sau: Tuyến, Lộc, Du.

Và để tiếp tục chương trình của ngày dã ngoại hôm nay , chúng tôi được mời về nghĩ tại một bãi biễn nỗi tiếng nhất ở HÀM TÂN hiện giờ là biển TÂN HẢI ,, bờ biển này cũng khá là rộng , và cũng có khá nhiều khách du lịch đến đây vui chơi , đó là phần biển dùng chung của mọi ngượi Còn riêng chúng tôi được đến một bãi biển tư nhân , với chiều dài khoảng hơn 1000 m ( tương đương 1 km) , đây là bờ biển của gia đình của một em môn sinh ở đây , và theo tôi đuọc biết thì bờ biển này trong tương lai sẽ là mọt khu du lich , hiện giờ đang tiến hành xây dựng . và hàng năm đều có một vài võ đường VOVINAM ở trong Sài Gòn ra cắm trại vào nhưng dip nghỉ hè , như đội lân sư rồng Phú Thọ, và clb Vovinam quận 6 thành phố , và theo dự kiến thì hè này các đoàn đó sẽ tiếp tuc ra và giao luu vói Vovinam HÀM TÂN.

Cả bờ biển được che phủ bởi một vườn cây dừa nên rất mát , nếu ai đã về đây thì chắc chăn rằng sẽ muốn quay lại một lần nữa .
Lúc này đã là 11h trưa nói chung chúng tôi lúc này ai cũng đói bụng cả , nhưng đâu có ai dám nói đâu , tôi và cô CẨM BÌNH mắc võng nghĩ ngơi và nói chuyện cùng một số môn sinh ở đây còn một số khác thì đi chợ để nấu ăn , đến gần 14h chúng tôi được thưởng thức đồ ăn , các bạn biết không các đầu bếp ở đây là nam đấy , họ nấu rất ngon , nhìn rất bình thường , nhưng thật là mặn mà hương vị , ăn còn ngon hơn cả cơm nhà hàng , nói thật nếu không tin mời các bạn về thử nhưng xin được nói chỉ có khách đặc biệt như chúng tôi mới được mời những bửa cơm như thế .
Chúng tôi đã có một ngày cắm trại thật vui , nói cắm trại mà sao tôi không thấy trại đâu chỉ thấy toàn là võng không hà hihi.. đó là đặc trưng ở đây buổi sáng thì cắm trại bằng võng tối xuống thì che mang và chơi lửa trại vì thời gian có hạn nên chúng tôi không thể nào tham gia được lửa trại . Nhưng đổi lại chúng tôi đã có những giây phút trò chuyền cùng nhau , và chơi những trò chơi thú vị của cô CẨM BÌNH , như đố vui để học, tôi nhớ nhất là trò đếm chuột của cô , cách chơi như sau:

- Một con chuột là một cái đuôi, 2 tai, 2 mắt, 1 cái đầu và 4 cái chân.

- Hai con chuột là hai cái đuôi. 4 tai, 4 mắt, 2 cái đầu và 8 cái chân

Cứ thế mà đếm tới 10 con ai đếm được thì cô sẽ có thưỡng vậy mà không có ai đếm được, còn nhiều trò chơi khá vui nhưng có lẽ vì mêt nên tôi đã ngũ quên bởi tiếng kèn , tiếng đàn cùng những giọng hát ru ngủ của các môn sinh như: tiềng kèn Harmonica của Q Bình và tiếng hát của các bạn nữ TRINH, Dung và NỮ ,.....

Sau khi nghĩ ngơi được một khoảng thời gian khá dài , chúng tôi được rủ tham gia một trò chơi đặc trưng ở đây , trò trượt cát trên đồi cát cao, gần bãi biển có một số đồi cát khá là cao , mới đầu rủ cô CẨM BINH . vì da của cô bị di ứng dưới nắng nên cô không muốn đi . cuối cùng chúng tôi cũng thuyết phục được cô , bằng cách mọi người một cành cây dùng để che nắng cho cô , nhìn như là đang có một đoàn đưa rước quan lớn về làng , còn đây là đưa nhau lên đồi cát
Trò chơi rất đơn giản chỉ việc chọn một đồi cát nào cao nhất rồi sau đó ngồi lên ván trượt , như là trượt tuyết ở các nước Châu Âu , còn Châu Á thi trượt cát nhưng cũng vui không kém , mỗi trò có đặc điểm riêng , Tuyết thì lạnh còn cát thì nóng như sa mạc, nhiều lúc tôi cứ tưởng đang ở trên sa mạc Sahara gì đó . chắc là do không quen nên tôi chịu không nỗi , còn những môn sinh ở đây chơi rất vui, vui nhất là cảnh tượng cả ba người gồm Q Bình cầm lái cô CẨM BÌNH ngồi ở giữa còn tôi ngồi ngoài cùng , cùng nhau trượt , và cả ba đều ngã chỏng gọng ,,vui thiêt nhưng leo lên đồi cát không nỗi nên cả ba cùng ngồi dưới chân đồi cát xem mọi người chơi . kết thúc trò choi trượt cát lúc 17h30 chúng tôi cùng nhau đi dạo biển lúc này nắng cũng dịu bớt rồi tham gia chuyến dã ngoại này trên chục người, gồm có: Khương Thanh Chương là đội trưởng, HLV. Tần, Du, Bảo, Lộc, Vận, Tuyến, Nữ, Dung, Trinh.. dạo biển một lúc chúng tôi cùng nhau tắm biển , và lên xe về khách san lúc 18h30 , vì có cuộc hẹn với HLV Truởng tại đây để tham quan lớp võ.

 6. Cảm nghỉ  của Khương Thanh Chương (Hàm Tân):

 Tiểu đệ được phép bổ sung nha, phải kể đến chuyện từ đầu đến đuôi chứ:

 
- Đầu tiên là tôi đang đẩy bia trên đường thì bỗng đâu tôi cảm thấy sau lưng mình có một kẻ định đánh lén ở đâu chay đến đá sau lưng , theo phản xạ thì quay lại dùng tay gạt ra. nhìn lại một khuôn mặt lạ hoắc đứng nhăn răng ra cười, tức giận định quay lại "bụp" bất chợt nhìn sang trái thì thấy Quốc Bình đang đứng đó, thì nghĩ ngay đó là anh Phương nên dừng lại, nếu không có Quốc Bình thì chằc là có đánh lộn rồi

- Tối hôm đó , khoảng 18h tui có nhận được điện thoại của cô liền chạy vội sang khách sạn..

Vì đói nên mới tìm chổ cho cô ăn tối. tìm mãi mới được chổ ăn chay, sau khi ăn xong thì ghé vào lớp võ. Thiệt là khổ cho tui vùa mới ăn no lại phải nhảy xổm hít đất 30 cái vì vào lớp trể. Chừng nửa tiếng sau thì thầy xuống lớp. Thầy và cô ngồi nói chuyện ở ghế đá còn Bình và Anh Phương thì tập chung với lớp tôi dạy cho lớp nhỏ

- Sau giờ tập thì mọi người ở lại tập thêm những bài mới do chính cô giảng dạy, nếu tôi nhớ không lầm thì tập tới 10 giờ khuya. Những bài do cô dạy từ ngày thi thăng đai tới giờ vì khu vực ở tỉnh hoàng đai nhất là thuộc dạng lớn rồi nên ít tập chỉ đi dạy là chủ yếu, không có cơ hội tập thêm được nhiều. nên khi cô day thêm bài thì tôi khá là vụng về.

- Sáng hôm sau , chúng tôi ra biển tập thêm. Cô có đề nghị là mặc võ phuc, nhưng tôi thấy hơi kỳ, vì trước nay chỉ mặc trong lúc tâp ở lớp và lúc đi biểu biễn thì mặc thôi, không khi nào chúng tôi xuất hiện trước mọi người trong bộ đô võ. Khi ra bãi biễn thì khá nhiều cặp mắt nhìn về chúng tôi. "Vovinam đó" tập chừng vài tiếng thì nắng lên chúng tôi phải về và ghé ăn sáng ở tiệm hai vợ chồng cùng là huấn luyện viên trong lớp võ đó là HLV Tần và nữ HLV Ly, họ là trưởng cụm đơn vi Tân Hải

Đến 8 giờ thì có đi hát karaoke, nhưng vào đó cô ngủ không hà, vì ai cũng hát hay hết nên ru cô vào giấc mộng đep.

Đến chiều tôi phải vể chuẩn bị đi học. cô và anh Phương về nhà Quốc Bình ăn trưa có hẹn với nhau là 5 giờ chiều tập trung ở lớp võ.

Sau khi tan học đúng 5 giờ tôi đã có mặt tai lớp võ, nhưng chờ miết mà không thấy ai, tới 7 giờ cô và mọi người mới lên. Vùa chờ vùa tức sôi máu tại trường cách nhà 4 km mà chưa có gì bỏ vào bụng cả vừa sôi máu vừa sôi bụng.

Lần này thì có tập trung 3 lớp võ lân cận nhau để cùng tập ở Trung Tâm Văn Hoá LAGi để đón tiếp cô Cẩm Bình mà lị. Chúng tôi có tập những bài biểu biễn để cô Cẩm Bình xem như những màn nhào lộn, đòn chân, tứ đấu nữ, tứ đấu nam, tự vệ nữ… Cuối buổi tập thì toàn thể lớp võ gom lại chup hình lưu niệm. Các em môn sinh rất vui vì lâu lâu mới có một buổi tập chung , và đặc biệt là được biết thêm một nữ võ sư cao đẳng của môn phái.

Cuối giờ chúng tôi lại có dip đươc cô dạy thêm bài mới rất là vui. Lại một đêm nữa tới hơn 10 giờ khuya vẫn còn tập. vì như đã nói ở trên, tay chân tui cứ run run và mệt nữa.

Tuy cô cũng khá lớn tuổi nhưng nhìn cách cô đánh vẫn linh hoat và nhanh nhẹn lắm. Lúc tập hôm nay có phần hơi mệt hơn hôm qua. cổ họng cứ khát khô.
Sau khi tập xong. thì cô trò mới đi ăn trái cây ở một quán khá quen. Cuối cùng mới trở về khách sạn.

Sáng hôm sau , chúng tôi có tổ chức một chuyến dã ngoại như anh Phuong đã nói.

7. ĐÊM CUỐI Ở LAGI (Duy Phương)

Đêm nay chúng tôi được thầy HLV trưởng ở đây mời lên nhà chơi , đáng lẽ ra chúng tôi phải tới nhà thầy sớm hơn nhưng ," chắc có lẽ vì ham chơi "nên không thể đến sớm hơn , thành thật xin lỗi thầy .
Ba người chúng tôi sau khi đi chơi về , nghĩ một chút và ăn lót dạ xong , cả ba cùng hấp tấp chạy đến nhà thầy vì hẹn với thầy là 19h30 là chúng tôi sẽ có mặt nhưng lúc này 19h30 rồi vẫn chưa khởi hành nên vội vội vàng vàng chạy tới nhà thầy , vì từ chỗ chúng tôi tới nhà thầy cũng hơi xa một chút . tới nhà đuợc thầy đón tiếp chu đáo , cô CẨM BÌNH cùng thầy trò chuyện với nhau, còn tôi với Q Bình thì ngồi ở cạnh bên lắng nghe ,thực ra thì chúng tôi không có nhiều chuyện nhưng vì không biết chỗ nào khác ngồi nên chúng tôi đành phải ngồi ở đó ( xin thông cảm hi hi..)

Chúng tôi đã được thầy kể cho nghe những ngày phát động phong trào như thế nào và những khó khăn , của những ngày đầu , thầy kể rất say sưa , vi không nói chắc các bạn cũng biết khi kể chuyện về môn phái thì ai cũng vậy đều kể rất say mê , và bằng cả một tâm hồn muốn cống hiến hết mình cho môn phái , chỉ sợ thời gian không cho phép mình tiếp tục thôi . Thầy mang cho chúng tôi xem những bức ảnh của những buổi lễ biểu diễn , nói về biểu diễn thì đội ngũ vận động viên ở đây thì khỏi phải chê . ai cũng có một trình độ rất vững vàng , đặc biệt là trình độ nhào lộn của mọi người rất khá , cho nên bổ xung rất nhiều cho chương trình biểu diển làm cho bài biểu diển đẹp mắt và phong phú , rất cuốn hút người xem .

Tóm lại có thể nói rằng phong trào Vovinam ở thị xã LAGI phát triển khá tốt , và có một đội ngũ HLV vững vàng về kỹ thuật , và rất nhiệt huyết , nhưng vì thiếu người nên còn có phần hạn chế về việc mở rộng địa bàn phát triển . mặc dù vậy nhưng phong trào Vovinam ở đây cũng có một chút tiếng tăm ,cũng có một số bài viết của một vài tờ báo viết về phong trào ở đậy

Chúng tôi chia tay thầy lúc này là 21h .cảm ơn thày đã cho chúng tôi có những phút giây được sống trong những ngày đầu của phong trào ở đây mặc dù chỉ nghe những lời kể của thầy , nhưng chúng tôi thực sự có thể hinh dung được những hinh ảnh đó như thế nào .

Chia tay thầy chúng tôi về khách sạn , lúc này cũng đang có một nhóm môn sinh đang chờ chúng tôi về để cùng nhau trò chuyện đêm cuối để chia tay , cùng nói chuyện và ăn bánh với nhau mặc dù ai cũng cười vui , không biết lúc này trong lòng mọi người lúc này như thế nào nhưng trong lòng tôi thì lại có một cảm giác rất khác , một cảm giác buồn bổng xuất hiện , tự hỏi tại sao lại thấy buồn khi bề ngoài lại tỏ ra vui vẻ , và rồi cũng có câu trả lời đó là cảm giác chia ly , tôi biết rồi nó cũng xẳy ra nhưng không thể nào tránh khỏi nỗi buồn " năm phút " trong lòng (hi hi.. nói vui đó nha buồn thiệt đó ).

Ba ngày trôi qua thật là nhanh, thoáng một cái mà đã xong ba ngày , tuy thời gian rất ít nhưng chúng tôi đã làm được rất nhiều việc và tôi cũng đã có được rất nhiều kỹ niệm của ngày đầu gặp mặt , tôi và các bạn ở đây mỗi người mỗi nơi , nhưng khi gặp nhau thì như là những người anh em lâu ngày gặp lại nhau mặc dù trước kia chúng tôi vẫn chưa hề gặp nhau , sau lần gặp măt này tôi căng thấm hơn những lời dạy về tình nghĩa của thầy chưởng môn:

-          Giữa các môn sinh Vovinam luôn tồn tại một tình cảm thiêng liêng , đó là tình cảm huynh đệ , thực ra tình cảm này ỡ giữa mỗi con người Việt Nam đều có , nhưng nó đều bị một bức tường vô hình ngăn chặn , và VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO là phương pháp đập vỡ bức tường vô hình đó , nó đưa còn người đến gần nhau hơn , dù cho có cùng dân tộc hay khác màu da , cho dù thế nào đi nũa hể ở đâu có màu áo xanh Vovinam thì ở đó sẽ luôn tồn tại một tình huynh đệ thắm thiết bền vững mà tôi đang được chứng kiến trong những ngày vừa qua .

Và rồi điều gì tới cũng sẽ tới , sáng hôm sau thứ hai 24/4/2006 , chúng tôi bắt đầu chia tay HÀM TÂN , trước khi chia tay chúng tôi vẫn còn một chút thời gian ở lại thưỡng thức bửa cơm chay cuối cùng ở đậy.  Lòng tự hỏi không biết khi nào sẽ trở lại và được ăn cơm chay một lần nữa , khi ăn xong chúng tôi ra bến xe , bến xe cũng gần đó , thực ra chúng tôi theo dự đinh sẽ đi thẳng tới Vũng Tầu nhưng vì không nắm rõ việc đi lại xe cộ ở đây nên phải dời tới trưa và cũng nhờ như thế nên mới có một bữa cơm chia tay đầy nhớ nhung , người nhà của Q Bình chở chúng tôi ra bến xe , ở bến xe chúng tôi cũng kip chụp vài tấm hình kỷ niệm cùng với gia đình của Q Bình .

 

Lớp Võ của Lagi – Hàm Tân

Ban Huấn luyện của Lagi – Hàm Tân

 VI.            VOVINAM VŨNG TÀU: TUỔI TRẺ TÀI CAO

 Chúng tôi 3 đứa toàn là Tư Ếch không biết đường xá gì cả, tưởng Lagi – Hàm Tân cũng giống như các tỉnh khác, lúc nào cũng có xe đi hết, đâu ngờ xứ nầy là khỉ ho cò gáy ! tìm xe đi Vũng Tàu không có, chúng tôi phải theo lời chỉ dẫn của mọi người đi xe thành phố, rồi tới ngã ba Vũng Tàu xuống xe đi Vũng Tàu, thế là chúng tôi mua vé đi thành phố, tưởng một một chút là tới ngã ba, ai dè đi tới Biên Hoà luôn, gần Sài Gòn mới có ngã ba đi Vũng Tàu, chúng tôi xuống xe, lúc đó có mấy chiếc xe Honda chạy tới hỏi đi không, anh lơ xe bảo qua bên kia đường đón xe chạy để đi, đừng có đi xe ở đây, tôi nghe loáng thoáng không biết ất giáp gì, tưởng mấy anh lơ nói về mấy người chạy xe Honda ôm.. lúc đó có một chiếc xe đò chạy trờ tới nói:

-         Đi Vũng tàu đây! Lên đi, xe chạy liền..

Tôi bèn bước lên đi, Phương kêu lại:

-         Cô đừng đi, anh lơ dặn đừng đi xe đó mà.

Tôi nói:

-         Anh lơ bảo đừng đi xe Honda ôm mà, cái nầy là xe đò đang chạy mà..

Phương dùng dằng không chịu đi, tôi bảo

-         Lên đi mà, nó chạy liền nè.

Cả 3 bước lên xe, nó thâu tiền liền, nó đòi 50 ngàn đồng mỗi người, tôi nghĩ mình đi từ Hàm Tân xa xôi ra đây chỉ có 30 ngàn đồng mỗi đứa sao từ đây đi Vũng Tàu mắc vậy, tôi hỏi nó, thì nó nói lấy giá trên xe ai cũng vậy, tôi không biết giá là bao nhiêu, cứ móc tuí trả, xe chạy tới chạy lui không chịu chạy thằng, lúc nầy tôi mới biết là xe Dù, không phải xe cặp bến, nên nó chạy tới chạy lui để rước khách… chờ khách đầy mới đi, trời trưa nóng nực, mà nó không chịu chạy, khách ai cũng la hết… nhưng nó vẫn làm ngơ…chạy tới chạy lui hoài…Biết mình ngố rồi, tôi ngồi cười trừ, còn Phương thì mặt giận hờn ngồi chầm dầm một đống…Lỡ trả tiền rồi thôi cứ ngồi chứ biết sau… muốn bỏ xe đi xe khác nhưng mà có biết hướng nào đi ở đâu??? Muốn bỏ về Sài Gòn luôn, nhưng lở hứa với Kim Tuyền và Duy rồi nên phải cố gắng ra gặp, cứ một chặp là Kim Tuyền điện thoại hỏi thăm đi tới đâu rồi ??? Chúng tôi ngồi chịu trận trên xe mấy tiếng đồng hồ , người đầy rồi nó mới chịu chay… xe chạy rồi, tôi nhẹ nhỏm, hỏi thăm thì khoảng 1 tiếng rưởi sẽ đến Vũng Tàu, trời bắt đầu tối, tôi sợ không kịp đến thăm lớp võ, nhưng nhớ Kim Tuyền nói là lớp võ tập đến 9 giờ đêm mới tan, tôi hy vọng sẽ kịp.. xe chạy bỏ người giữa đường không vào bến vì xe chạy lậu. Nó chuyển chúng tôi lên một chiếc xe Daihasu nhỏ để vào bến, chúng tôi cứ xuống xe đi tiếp, ngồi trên xe mà nghe người khách chưởi mấy ông lơ xe gạt lấy tiền cao mà không đưa đến bến…

Chúng tôi may mắn được ông tài xế xe Daihasu hỏi chúng tôi đi về đâu , và chịu nhận chở chúng tôi thẳng đến nhà văn hoá thiếu nhi thành phố luôn với giá rẽ 20  ngàn.

-         Hú hồn ! qua cơn hoạn nạn rồi cũng tới hồi thới lai…

Xe đổ ngay nhà văn Hoá Thiếu Nhi, chúng tôi không cần đi tìm kiếm chi xa cả. từ bên kia đường, chúng tôi đã thấy những màu áo xanh trùng dương thân thương của môn phái rồi, chúng tôi mừng rở bước sang, lớp võ đang tập thật đông, đầy khí thế.

Vừa bước tới cổng võ sư Vũ Đức Thanh Châu chạy ra chào đón nghiêm lễ, rồi võ sư Nguyễn Văn Tài, tôi nhận ra võ sư Tài qua những hình chụp trên nét, và kế tiếp là Kim Tuyền tới nghiêm lễ, tôi ngạc nhiên nghĩ:

_ Kim Tuyền bay đòn chân cao thế mà sao lại nhỏ người như vậy?

Tôi thấy Kim tuyền như  một con Búp Bê Nhật Bản vậy, trông thật dễ thương, rồi cô Dung một HLV. Võ cổ truyền sang đầu quân Vovinam đã lớn tuổi dáng người cũng to con tới chào hỏi, kế tiếp là em Duy… võ sư Châu dẫn chúng tôi vào phòng tiếp khách để uống nước, và ra ngoài ngồi xem các em tập luyện.

 Lớp võ của nhà thiếu nhi được tổng cộng trên 300 môn sinh, được chia ra tập vào các ngày: 2,4,6 và 3,5,7 do võ sư Thanh châu và Võ sư Tài làm quản nhiệm, và còn một trung tâm văn hoá thanh niên do võ sư Sơn và Quyền điều hành, mà chúng tôi chưa có dịp viếng thăm được vì trời đã tối.

Nhìn các em tập luyện đòn thế rất vững chắc, 2 võ sư ở đây còn nhỏ tuổi khoảng hơn 30 ngoài, nên huấn luyện cho các em một đội tuyển thi đấu rất hùng mạnh, các em nằm trọng đội tuyển tập luyện có tiền bồi dưỡng, các em trong đội tuyển đang cố gắng tập để tham dự giải thi đấu và hội diễn toàn quốc ở An Giang vào tháng 9 tới đây.

Xin mời qúi vị nghe lời diễn tả cuả HLV Duy Phương _ Tân Bình về chuyến đi Vũng Tàu:

Cả ba chúng tôi đã có một buổi ra mẵt đầy ấn tượng với các môn sinh ở đây , hình ảnh chúng tôi xuất hiện rất có tính đột phá dám chắc rằng không có ai như chúng tôi, rất tiếc lúc đó không thể chup ảnh được, chúng tôi bước vào võ đường dường như chẵng ai nhận ra được chúng tôi vì có gặp nhau lần nào đâu mà nhận ra được?. chỉ có một mình Kim Tuyền là nhận ra chúng tôi ,sau đó là thầy của Kim Tuyền võ sư Nguyễn Văv Tài , và người thứ ba đó la võ sư VŨ ĐỨC THANH CHÂU là người HLV trưởng ở đây , chúng tôi được đón tiếp thật chu đáo , mặc dù chúng tôi tới đây với tư cách là tham quan nhưng mợi người đón tiếp thật nồng hâu.

Thật là mở rộng tầm nhìn từ trước tới giờ tôi chỉ nghe về phong trào Vovinam ở đây chứ chưa một lần được chúng kiến, bây giờ nhìn thấy thì mới tin thật sự, được sự quan tâm của chinh quyền , và với sự tổ chức khéo léo của các võ sư và HLV ở đây, nên phong trào phất triễn rất tốt .Có thể nói đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến một võ đường được đầu tư tốt như thế , vì kinh tế ở việt nam còn thấp nên để có một võ đường trang bị đầy đủ dụng cụ là một điều vô cùng khó khăn .

Sau một vài phút nghĩ ngơi chúng tôi lại bắt đầu công việc chính , đó là giao lưu , cô CẨM BÌNH được võ sư CHÂU giới thiệu với toàn thể môn sinh ở đây , cô đã có một chút thời gian nói chuyện cùng vói các môn sinh ở đây , cô giới thiệu sơ qua về trang web của môn phái, và tâm sự về hành trình của cô đến với Vovinam như thế nào . còn chúng tôi thì làm nhiệm vụ phóng viên chụp ảnh luu niệm ,....

Vì điều kiện xe cộ nên chúng tôi tới trể nên thời gian đề trò chuyện chung với mọi người rất it, chúng tôi chia tay các môn sinh ở đây lúc 21h vì lúc này nói thật chúng tôi cũng khá mệt vì một chặn đường đi khá dài , hơn nưa chưa được ăn uống gì hết xuống xe là thay đồ và vào giao lưu cùng với mọi người ngay , cho nên không còn sức nữa hơn nữa lúc này cũng tới giờ nghĩ cùa các môn sinh .

Chúng tôi được ban huấn luyện dễn tới một khách sạn gần đó , cách võ đường khoảng vài trăm mét.  Khách sạn Pacific ,Địa chỉ: 4 Lê Lợi, Tp Vũng Tàu , có khung cảnh rất tốt.  Nhưng các bạn biết không chuyến đi này chúng tôi gặp rất nhiều chuyện hi hữu , cả tôi và cô CẨM BÌNH không ai mang theo giấy tờ tùy thân cả phải nhờ đến Q Binh bão lãnh , chúng tôi được ở căn phong 207 từ phòng có thể nhìn ra được bãi biển , sau khi lên cất hành lý xong cả ba chúng tôi được các võ sư ở đây , dẩn đi tham quan , và điểm tới đầu tiên là quán ăn chúng tôi đuọc dẫn vào môt quán nói chung là , biết nói thế nào nhỉ , cũng không nhớ quán tên gì nữa . được nạp năng lượng xong tất cả cùng nhau đi dạo , thật là tiếc lúc này là cảnh đêm nên không thể nhìn thấy đuọc hết vẻ đep của thành phố , hơn nữa cũng không thể chup được vài tấm ảnh làm kỷ niệm, vì lúc nầy máy ảnh đều bỏ ở khách sạn hết, nhưng đổi lại chúng tôi được tận hưỡng những làn gió mát dịu về đêm, gió biển về đêm rất mát và cảnh biển về đêm cũng rất đẹp .

 Chúng tôi được đi dạo tổng thể vũng tàu bằng xe máy , và cũng đuọc nghe những lời giới thiệu của một môn sinh ở đây , nghe giống như là môt hướng dẩn viên du lịch thực thụ , vì ngại hỏi họ tên nên tôi chỉ biết tên người ấy qua cách xưng hô của mọi người , môn sinh này có tên là Dung , và chác so với các môn sinh ở đây thi Cô Dung là nguòi khá lớn tuổi nên được mọi người gọi với cái tên khá thân thuộc là"Má Dung "

"Má Dung " rất vui tinh nhưng ai mà đã có dip nói chuyện thì chỉ có cười mà thôi , tôi thầm nghĩ nhưng môn sinh ở đây vui thiệt,  những lúc mà tập mệt mỏi có "Má Dung nói chuyện vui thì chắc là hết mệt liền .

Trong gần môt giờ đồng hồ mà chúng tôi đã đi dạo vòng quanh được một vòng bãi biển Vũng Tàu cả bãi truóc và bãi sau, Vũng Tàu vừa tổ chức lể Hội biển xong nên khắp nơi còn giăng đèn kết hoa thật là đẹp mắt, cảnh trí thật là nên thơ, với những quán cà phê thơ mộng tọa lạc trên những đồi cao…

  nói chung bải biển ở đây rất đẹp nhưng vi thời gian không cho phép nên chúng tôi không thể đi lâu hơn được . chúng tôi đuọc đưa về khách sạn lúc này là 23h đêm,  nói thật lúc này ai cũng mệt mõi rã rời chỉ muốn nhảy lên giường ngay .

Lên đến phòng sau một lúc thoải mái với vòi nước cả ba chúng tôi đều chìm sâu vào trong giấc ngủ , chắc có lẽ vì đi đường quá mệt nên cô CẨM BÌNH mau chóng chìm vào trong giấc ngủ đây là lần đâu thấy cô ngũ sớm hơn chúng tôi

Đến 5h sáng thì chúng tôi bị đánh thức bởi tiến chuông điện thoại của của Kim Tuyền , Kim Tuyền hẹn với chúng tôi là đi dạo biển buổi sáng , biển buổi sáng sớm ở đây khá yên tĩnh , có những chyến tàu đánh bắt cá nhỏ đang neo ở đây và có một số người buôn cá tới lấy hàng trông thật là nhộn nhịp và sinh động, dọc theo bờ biển là công viên trồng hoa cảnh  rất đẹp vì thành phố nầy là thành phố du lịch, có  nhiều khách phương xa thường lui tới để tắm biển, nghỉ mát.

 Biển buổi sáng thì xanh biếc , gợi lên một vẻ đẹp trẻ trung , rất thích hợp cho những trò chơi sôi động , nhưng biển về đêm thì ngược lại , cảnh biển lúc này rất êm dịu cùng với những làn gió nhẹ thổi mang theo sự mát mẻ của hơi nước , làm cho lòng chúng ta thật thoải mái , các bạn có biết lúc này việc nên làm trên biển lúc này là gì không? đó là đi dạo , đi dạo biển lúc này là đẹp nhất và càng lãng mạng nữa khi đi bên cạnh ta lúc này là ngượi ấy đúng không nhỉ ......

Chúng tôi đi dạo cũng khá lâu và chụp được một vài kiểu ảnh để làm kỷ niêm , đến 8h thì tất cả về khách sạn vì lúc này trời đã có nắng lên, về tới khách sạn chắc là vẫn còn dư âm của ngày hôm qua nên tất cả đều mệt mỏi , Q Bình mang kèn ra thổi chỉ sau vài phút thì tôi và cô đã chìm vào giấc ngủ, ngủ được một lúc tôi giật mình tĩnh dậy thì thấy K Tuyền va Q Bình cũng nằm cong queo ngủ luôn vui thiệt, một phần nữa do dậy sớm và đi dạo bộ khá lâu nên tất cả ai cũng mệt.

Đến 10h thì nghe tiếng gõ cữa lúc này chắc có lẽ võ sư TÀI và võ sư CHÂU tới , theo dự đinh thì sáng hôm nay chúng tôi sẽ đươc đi dạo Vũng Tàu một lần nữa để xem Vũng Tàu buổi sáng như thế nào nói thật đây là lần đâu tôi đi Vũng Tàu

Chúng tôi đón taxi đến ăn sáng ở một quán cơm chay , ở đây có rất nhiều món , tôi và võ sư Tài cùng ăn một món giống nhau , món Bánh Canh , Võ sư CHÂU ăn bún bò huế Q Bình ăn hủ tiếu bò kho ,Cô và Kim Tuyền thì ăn cơm , tất cả các món kể trên hoàn toàn  chay cả nhưng ăn cũng rất giống như món mặn vậy . Tôi khuyên những bạn trẻ cũng nên thỉnh thoảng nên ăn chay , vì ăn chay rất tốt cho sức khoẻ đặc biệt người luyện võ chúng ta, vi ăn chay làm cho sự tiêu hoá nhanh hơn, và lòng thanh tịnh hơn.

Ăn xong tất cả mọi người cùng tới một quán CAFÊ . Quán được thiết kế rất đẹp, nằm trên sườn đồi nhỉn ra biển,  mọi người lúc này mới có một chút huỏng thụ thực sự, vi lúc này " cái mệt " đã tan biến, ngồi trong quán lúc nầy gồm có tôi, võ sư CẨM BÌNH, võ sư TÀI, võ sư CHÂU ,Q Bình, Kim Tuyền theo dự định thì có cả má Dung nhưng chắc có lẽ bân công việc nên không thể đi được .

Mọi người cùng nói chuyện vui vẻ với nhau , nói về những chuyện ngày xưa thời phong trào ở đây mới khởi sự bắt đầu, võ sư Tài và võ sư CHÂU kể về những chuyện thời các thầy còn trẻ , và những thăng trầm của Vovinam Vũng Tàu như thế nào..

Sau đó chúng tôi đi mua một số đồ lưu niệm, khi chúng tôi mua xong, má của em Kim Tuyền đem đến cho chúng tôi một số ốc khảm xa cừ rất đẹp, và một số móc khóa, thủ công của nhà Kim Tuyền làm rất đẹp, chuyên làm và bỏ mối cho các tiệm,  Kim Tuyền cũng là một tay nghề rất khá, em khắc chử Vovinam Việt Võ Đạo trong võ ốc để tặng cho tôi.

Chuyến về chúng tôi mua vé đi tàu Bay để ngắm cảnh sông nước, trong khi chờ đợi tàu chạy, chúng tôi ngồi trên quán nuớc để nói chuyện về môn phái. tới giờ chia tay, chúng tôi bùi ngùi cảm động vì sự đón tiếp ân cần và chu đáo của võ sư Châu Và Võ Sư Tài, chúng tôi vẫy tay chào nhau và hẹn gặp nhau trong ngày giổ tổ.

Truớc khi chia tay, Kim Tuyền tặng cho tôi cuộn Video trong ngày biểu diễn lễ hội Festival biển. Vovinam Vũng Tàu mở màn bằng những pha nhào lộn thật là ngoạn mục, các em lăn bánh xe, lộn tới truớc, lộn ngữa ra sau, lộn cao, lộn xa, chống tay lên lưng lộn bổng trên không, rất đẹp mắt, đặc biệt nhất trong toán biểu diễn có một cô gái nhỏ nhắn nhào lộn không thua kém gì nam giới, cô bé biễu diễn các bài Song Luyện Dao, Tứ Đấu Nữ  đánh toàn với nam, cô bay nhiều đòn chân rất cao, và kẹp không thua gì các toán nam thi đấu và hội diễn toàn quốc. chẳng những cô đánh giỏi mà còn chịu đòn cũng rất hay, cứng cáp cho Nam bay đạp đòn chân, hoặc phản những đòn song luyện 3, 4…cô bay té rầm rầm không thua gì Nam giới, đây là mầm non tuơng lai của môn phái tại Vũng Tàu, uớc mong em sẽ duy trì sự tập luyện thường xuyên và lâu dài để Vovinam Vũng Tàu được đoạt giải trong các kỳ thi đấu và hội diễn sắp tới.

  

Vovinam Vũng Tàu tai nhà Văn Hoá Thiếu Nhi

Ban Huấn luyện Vũng Tàu

 

VS Vũ Đức Thanh Châu & VS Cẩm Bình

Kim Tuyền bay đòn chân

 

 VII. VOVINAM TÂN BÌNH:  TẤM GƯƠNG CỦA TUỔI TRẺ (SONG BÌNH _VOVINAM)

Chắc hẳn khi nghe ai đó nhắc đến 2 chử “BÌNH ĐỊNH” bạn sẽ liên tưởng ngay tới một xứ sở mà  ở đó võ thuật luôn được mọi người xem trọng và đặt lên hàng đầu.  Dường như người dân ở đây luôn xem võ thuật như là nguồn sống của chính mình… Ở đấy  có rất nhiếu những vị anh hùng dân tộc như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ sinh ra và lớn lên ở mãnh đất giàu truyền thống võ học và sự tôn sư trọng đạo nầy được tiếp nối, trải dài cho đến hôm nay.  

Và đây cũng chính là nơi sư huynh của tôi Duy Phương - sanh ra và lớn lên, huynh ấy tuy không phải là một vị anh hung hay bất kỳ nhân vật nào, nhưng có lẽ vì được sinh ra trên mảnh đất linh thiêng ấy, và có lẽ vì huynh đã được thụ hưởng những gì tốt đẹp cha ông để lại nên khi tôi có dịp được tiếp xúc và tâm sự với huynh, tôi cảm thấy  có một điều gì đó rất phi thường phát ra từ trong con người huynh ấy, mà với một trình độ thấp kém như tôi hiện nay khó có thể diễn tả cho hết.

Năm nay huynh ấy 22 tuổi, tuy không đẹp trai lắm nhưng huynh lại có một khuôn mặt cũng  tuấn tú khôi ngô và còn vui tính nữa, đặc biệt tôi thích cái tính nhiệt tình và tấm lòng biết hy sinh của huynh.

Vào những năm 2003 vì cuộc sống ở quê khó khăn, và để thuận tiên cho việc học của huynh, gia đình huynh chuyển vào Thành Phố sinh sống, năm nay huynh ấy đang học trung cấp ngành Đông Y, ước mơ của huynh là có thể đậu vào ngành Đông Y để sau nầy tiếp tục sự nghiệp của Ba anh để chửa bịnh và giúp đỡ mọi nguời và nguyện sẽ đem hết sức mình để cống hiến cho môn phái.

Còn hiện nay, dù rất bận rộn với việc học và phải lo toan cho cuộc sống, nhưng huynh ấy không bao giờ quên đi nhiệm vu cao cả của mình là luôn giúp đỡ mọi người, nhất là những người phải chịu nhiều điều đau khổ và bất hạnh trong cuộc sống.

cứ vàomỗi buồi chiều, khoảng 2 giờ huynh Phương lại có mặt tại TRƯỜNG MÙ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận 10 để giúp đỡ và dạy võ cho các em khuyết tật, nói tới đây chắc có nhiều người thắc mắc, sao các em khuyết tật lại có thể học võ được?

làm sao thấy đường mà đánh chứ? Nhưng điều đó là có thật đấy, với tấm lòng nhiệt tình, biết

hy sinh, nghĩ cho người khác và ý chí kiên cường của huynh cộng với sự cố gắng và muốn vươn lên, vượt thoát số phân, muốn trở thành một người có ích cho xã hội của các em… chính những điều đó tạo nên thành công tốt đẹp, huynh Phương đã làm được điều mà với mọi người nó dường như là không thể làm được.

Cách đây không lâu, tôi và cô Cẩm Bình có dịp được ghé thăm một lớp võ Vovinam tại quận Tân Bình, lớp võ nằm trong trường  tiểu học với khoảng gần 70 em môn sinh hầu hết đều là học sinh của trường thuộc lớp 2, 3,4… với số lượng môn sinh nhỏ tuổi và nhiều như thế, thì khó có thể kiểm soát được hết, thế nhưng thật là ngạc nhiên, chỉ với 2 huấn luyện viên trẻ mà lại có thể quản lý và huấn luyện được nhiều em xuất sắc và có kỷ luật đến như vậy ? Với sự huấn luyện và dẫn dắt của 2 huấn luyện viên nầy, trong cuộc tranh giải thiếu nhi toàn thành vừa qua, lớp võ thiếu nhi Tân Bình đã dành được 2 huy chương vàng đối Kháng và một huy chương đồng đi quyền của cấp thành phố.  Việc làm của huynh làm cho tôi yêu mến và nể phục.

Lúc tôi và cô Cẩm Bình vừa bước vào lớp võ của huynh, đã có rất nhiều em tới chào hỏi lễ phép, dù chẵng biết chúng tôi là ai, khi chúng tôi mang võ phục vào, và qua lời giới thiệu đầy dí dỏm cũa huynh Phương, các em lại càng tỏ ra nể phục và lễ phép hơn.

Sau những lời giãng đạo của võ sư Cẩm Bình, chúng tôi sinh hoạt vòng tròn và chơi đố vui, tìm hiểu về môn phái và chơi những trò chơi tập thể, hát cho nhau nghe những bài ca Vovinam thật hào hứng và vui vẽ… tiếng cười của các em vang lên trong sự ngây thơ trong trắng làm cho tất cả mọi người vui lây theo bầu không khí hồn nhiên của các em.

Thế nhưng cuộc vui nào rồi cũng sẽ tàn, cuộc hợp nào cũng tan, chúng tôi cũng không ngoại lệ, sau những giờ phút thú vị ấy, tôi và cô Cẩm Bình đành phải tạm biệt lớp võ vì thời gian khong cho phép, các em phải về với bố mẹ, và Hồng Ngọc mời chúng tôi đến thăm lớp võ thiếu nhi mồ côi của Ngọc dạy ở Quân 6, nhưng đã trể giờ, chúng tôi đành đến gặp Ngoc ở Quận 10, thấy cô nàng đang tập luyện riêng với một số huấn luyện viên, chờ cộ nàng tập xong, chúng tôi mới đi ăn rồi về.

Tối hôm ấy, tôi thức tới 2 giờ sáng mới ngũ, vì tôi không thể nào ngủ được, trong lòng tôi luôn có một điều gì đang thôi thúc, dường như nó muốn nhắc nhở tôi phải cố gắng học hỏi nhiều hơn nữa để sau này có thể trở thành người hữu dụng cho xã hội và môn phái như người sư huynh mà tôi luôn yêu mến và nể phục.

 

Lớp võ của Vovinam Tân Bình

VIII.            TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ: - KHẮP ĐƯỜNG NƯỚC NGẬP

Chiều thứ 6 ngày 28 tháng 4 năm 2006, VS. Kim Lan chở tôi đến nhà võ sư Chiếu để thăm và gặp gở với các võ sư các tỉnh về tụ hội tại nhà võ sư Chiếu. 

Nhà võ sư Chiếu có 3 tầng, chiều ngang thì hẹp nhưng được chiều dài rất dài, kéo dài ra phiá sau, căn phía sau, võ sư Chiếu cất làm chổ tập võ cho các võ sư các nơi về tập huấn, trên lầu dùng để cho các môn sinh trong và ngoài nước về tập huấn mà thiếu hụt tiền không có chổ ở thì ở tạm nhà thầy.

Phu nhân võ sư Chiếu tánh tình vui vẽ, lanh lẹ, bặt thiệp  và cởi mở, cô đón tiếp  các phái đoàn các nơi về, lo cho ăn uống đủ thứ nấu ăn cho cả chục nguời, đây là tinh thần rất đáng qúy cần phải có của một võ sư Phu Nhân. Buổi ăn đạm bạc rau với chao, mà đượm đầy tình nghĩa, các võ sư khác thì ăn cơm với canh chua và thịt kho.

Buổi trưa ở Việt Nam ai cũng ngũ trưa, chúng tôi lâu ngày gặp nhau, cứ ngồi nói chuyện tâm tình không ai ngủ cả, nơi đây, tôi đã được gặp gỡ các võ sư từ các tỉnh gần cũng như xa về như: Đà Lạt, Qui Nhơn, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Vũng Tàu…

Các võ sư nghĩ ngơi một chút rồi xúm nhau tập luyện ôn đòn thế để chuẩn bị cho cuộc thi lên Hồng đai.

Xế chiều, Tôi và cô Lan từ giả qúi thầy, để đi thăm võ sư Ngô Kim Tuyền là thầy củ của cô Lan ngày xưa trước năm  1975.  Hiện thầy đang bịnh không có sinh hoạt với môn phái nữa..nhìn thầy tôi rất thương cảm, tôi và cô Lan trò chuyện với thầy rất lâu mới ra về sau khi tặng thầy một ít tiền để thầy chửa bệnh.

Nhà thầy Tuyền, sau lưng là con sông, truớc mặt là con đường thấp, cho nên mỗi ngày nước lớn lên là đường bị ngập, chúng tôi không biết đều đó, ở nói chuyện lâu dài, đến khi từ giả thầy Tuyền ra về thì khắp đường nước ngập lênh láng…chúng tôi cố lên xe chạy, nhưng nước ngập khá cao và kéo dài cả cây số nên xe không chạy nổi, vì bị chết bugi.chúng tôi tay thì sách 2 cây đại đao của võ sư Chiếu mới tặng, tay thì sách dép đi chân  không, quần thì xoắn lên , lại bị trời mưa ướt như chuột lột, 2 đứa thấy tình cảnh thật là mắt cười quá,  cứ vừa đi vừa nói và cười làm khan cả tiếng luôn. . Chúng tôi cùng  đẩy xe đi tới tiêm sửa xe và mua áo mưa mặc, chờ sửa cả buổi xe mới chịu chạy, chạy được một hồi nước ngập sâu nữa làm xe chết máy nữa, lại xuống đẩy xe, một đoạn đường dài cho hết chố nước ngập mới đưa vào tiệm sửa lần nữa.. anh sửa xe nói:

-         Bugi chị chết rồi!

Cô Lan cười ngất, anh ta biết lở lời cũng cười theo.. anh ta thay bugi mới và lau chùi khô ráo xe mới chạy được, nhưng Kèn không kêu, và thắng cũng không ăn nữa, chúng tôi trờ về nhà thầy Chiếu cho cô Lan thay đồ, và nhờ võ sư Minh sửa lại dùm cái thắng.

Chúng tôi  hẹn với huynh Phẩm đến nhà thăm huynh, mà 2 đứa, đứa nào cũng ướt như chuột lột, quần thì ống thấp ống cao, đi chân đất thấm đầy nước sông cộng với nước cống thúi ình… thật là khổ cho cảnh đi thăm thầy của cô Lan… đúng là Tình Nghĩa Thầy Trò thâm giao.. trên con đường đầy nước ngập.

Tôi bắt cô Lan chở tôi về Tổ Đường vì có hẹn với Phương đi công chuyện, còn cô thì đi thăm huynh Phầm một mình. Xe đổ về Tổ Đường thấy cảnh 2 đứa lôi thôi lếch thếch, Phương, Quốc Bình, Yến, Nga ngạc nhiên, khi nghe tôi kể chuyện ai cũng cười ngất.

IX.        VOVINAM SÓC TRĂNG:  - MỘT Ý CHÍ KIÊN CƯỜNG (Song Bình_Vovinam)

Tôi nhớ hôm ấy là ngày mà tôi không bao giờ quên được, vì hôm ấy tôi đã học được nhiều điều hay về lòng nhiệt huyết và ý chí kiên cường từ Vovinam Sóc Trăng.

 Xuất phát từ Sài Gòn, chúng tôi đi xe đò về Miền Tây, khoảng 6 tiếng đồng hồ mới đến Sóc Trăng, Sóc Trăng là một thị xả đang được nâng cấp lên thành phố hạng 3, nên trông có nhiều đổi mới, nhà cửa cất lên cũng đồ sộ, dân chúng buôn bán tấp nập, cây cảnh trồng mát mẽ, ỡ đây không có nhiều xe cộ đông đảo như Sài Gòn, dân chúng sống rất chân thật và hiền lành, tuy là lần đầu đến với Sóc Trăng, nhưng tôi cảm thấy rất thích và thân thiện với sứ xở nầy.

Nơi tôi và cô Cẩm Bình đặt chân xuống đầu tiên là Sở Thể Dục Thể Thao Sóc Trăng nắm trên đường Nguyễn Chí Thanh. Đây là nơi làm việc của võ sư Hà Thanh Bình là một trong những võ sư cột trụ tại Sóc Trăng đã đưa phong trào Sóc Trăng lớn mạnh tại đây bao năm qua.

Theo hướng dẫn của bác bảo vệ, chúng tôi leo lên tầng lầu một để tìm thầy, vừa buớc tới phòng, thầy Bình đã thấy chúng tôi vội bước ra đón chào nồng nhiệt, sau nghi thức nghiêm lễ của môn phái, thầy tới bắt tay và ôm chầm lấy tôi, cái xiết của thầy tôi muốn nghẹt thở luôn.. thầy to con, dáng cao ráo, mạnh dạn, nhưng nói chuyện rất từ tốn và nhân hậu.

Sau đó thầy dẫn chúng tôi về khách sạn nghĩ ngơi và tắm rữa sau mấy tiếng đồng hồ ngồi trên xe hơi ngữi những mùi khói thuốc lá của những thanh niên trẻ học đòi làm nguời lớn.

Chúng tôi nghĩ ngơi được khoáng 2 tiếng đồng hồ, thì nghe tiếng gỏ cửa phòng, tôi đoán chắc thầy Bình tới, quả đứng vậy, thầy đến với một thanh niên cao lớn và đẹp trai, thấy tôi và cô Cẩm Bình ngạc nhiên, thầy cười và giới thiệu:

- Đây là Nhã,  Cao Thanh Nhã , huấn luyện viên của Sóc Trăng.

Sau môt hồi nói chuyện, tôi không còn cảm thấy xa lạ nữa, mà cảm thấy thân quen dường như trong tôi có một luồn khí ấm đang loan toả, chúng tôi nói chuyện về Vovinam, nói chuyện huyên thiên không bao giờ hết, vì mỗi lần nhắc đến những sinh hoạt Vovinam mà tôi, thầy Bình, cô Cẩm Bình cũng như tất cả mọi nguời đều như vậy hết… nói, nói, và nói mãi không ngừng…

Sau đó thầy Bình và huynh Nhã chở chúng tôi đi ăn cơm chay ( vì đây là món khoái khẩu của cô Cẩm Bình mà)…chúng tôi gọi món chả cuốn, cơm chiên dương châu, bún bò huế,, ăn đến nổi cái bụng của tôi dường như muốn nổ tung, ăn không nổi nữa, thầy Bình và huynh Nhả mới thôi không gọi nữa. Sau bửa ăn no nê ấy, thầy Bình và huynh Nhã mời chúng tôi đi dạo công viên, công viên nầy lớn rộng và rất đẹp có nhiều cây xanh, vuờn hoa, trò chơi trẻ em, quán nước với những chương trình ca nhạc về đêm, có nhiều nguời vào chơi, và nhất là mỗi buổi chiều, nguời ta đi bộ dọc theo bờ hồ lớn rộng, đẹp và nên thơ… ở đây chúng tôi lại được làm quen với huynh Phương cũng là một huấn luyện viên ở Sóc Trăng. Chúng tôi xuống thuyền chạy vòng quanh hồ để nói chuyện và ngắm cảnh trên bờ, thật là tuyệt..

Sau đó chúng tôi vào quán uống nuớc, vừa uống nước, vừa nói chuyện, chúng tôi kể cho nhau nghe những chuyện vui, những sinh hoạt của địa phương,  câu chuyện thú vị đến nổi chúng tôi không chú ý những gì xảy ra chung quanh nữa, chúng tôi nói chuyện quên cả thời gian, đến khi coi lại thấy chập choạng tối, thế là chúng tôi đành phải tạm thời chia tay để về chuẩn bị cho cuộc hội ngộ với lớp võ Sóc Trăng buổi tối.

Khoãng 7 giờ tối, thầy Bình và huynh Nhã tới chở chúng tôi tới lớp võ, lớp võ nằm trong một trường học, tập ngoài sân xi măng, không có ánh đèn, các nuấn luyện viên phải dùng 2 cây đèn ống kéo dậy diện ra sân cho các em thấy đường tập. Quản nhiệm võ đường nơi đây là một huấn luyện viên lâu năm đã sinh hoạt với môn phái truớc năm 1975, mà tới nay vẫn còn mang hoàng đai II cấp.

Các môn sinh ở đây tập luyện rất chăm chỉ và có kỷ luật, đặc biệt hơn là các bạn môn sinh ở đây tập bay đòn chân ngay trên nền xi măng cứng chắc.  Trước đây khi còn ở Quê, tôi cũng đã có một thời gian tập bay đòn chân như thế, vì vậy tôi rất hiểu cảm giác tập trên nền xi măng là như thế nào? Trên lớp, truớc mặt thầy và bạn bè thì tập bay hết mình như vậy đó, có bị đau hay trầy sướt gì cũng cố làm ra vẽ không bị gì, vì mình là con nhà võ sĩ mà…nhưng tối về nhà là: hởi ơi ! Sau đau quá, rêm cả mình hết, ê ẩm cả nguời luôn…nhiều lúc còn bị khó ngủ vì những vết thương ấy nữa, nhưng chẳng dám nói cho ba mẹ hay nguời thân biết vì sợ họ lo lắng và rồi sẽ không cho đi học võ nữa..

Qua lời thấy Bình tâm sự, tôi mới biết, để có thể gây dựng một phong trào Vovinam mạnh nhưhiện nay, thầy Bình và các huynh Huấn Luyện Viên đã phải vất vã, không những về mặt tài chính mà còn về mặt tinh thần vì chính quyền, môn phái  cũng như các nhà mạnh thuờng quân không có ai yểm trợ cả, tất cả đều phải tự cường, tự túc, một mình vươn lên.  Nhiều lúc thầy Bình muốn bỏ cuộc, chán nản buông xuôi tất cả vì gia cảnh của thầy cũng rất khó khăn, nhưng vì tâm huyết với môn phái, vì lời tuyên thệ nhập môn vẫn còn văng vẳng trong tim, thầy Bình đã cố gắng, quyết tâm đứng vững bằng tất cả sự nhiệt huyết và nổ lực để giữ vững được phong trào bao nhiêu năm nay. Thầy đã đánh đổi bằng mồ hôi, và cả nước mắt… nghe thầy kể đến đây, bổng nhiên tôi nhớ đến đều tâm niệm số 8 của môn phái:

-          Việt Võ Đạo Sinh kiện toàn cho mình một ý chí đanh thép để thắng phục cường quyền và bạo lực .

Sau khi võ sư Cẩm Bình nói chuyện, tâm sự với các môn sinh xong, chúng tôi chụp hình lưu niệm, xong  chúng tôi di chuyển sang nhà văn hoá thiếu nhi cũng gần đó, Nơi đây, tập trung nhiều võ phài khác nhau tập luyện từ sân truớc đến sân sau, rồi còn có những bải cõ với những trò chơi cho các em thiếu nhi chơi và sinh hoạt một khung cảnh đông đảo và vui vẽ… lớp tập Vovinam được sắp xếp tập phía sau nhà thiếu nhi, với một lớp của Thái Cưc Đạo, nhưng tôi vẩn thấy nổi trội nhất vẫn là Vovinam với màu áo xanh trùng dương thân thuơng..

vừa đặt chân vào nhà thiếu nhi tôi đã thu hút được mọi nguời, ai cũng nhìn tôi chầm chầm ??? đặt biệt là các môn sinh đang tập luyện ở đó, tôi không biết chuyện gì đang xảy ra với mình, tôi cũng ngạc nhiên, cho tới lúc tôi thoáng nghe được cuộc nói chuyện của hai môn sinh nhỏ tuổi đứng cạnh tôi:

-          Anh ấy là ai vậy?

-          Anh ấy còn trẻ tuổi mà đã lên tới hồng đai II rồi sao?..

Lúc nầy tôi mới hiểu ra , thì ra mình đang cầm trên tay bộ đồ võ và chiếc đai của cô Bình, lúc nảy từ lớp võ kia đi sang đây vì không có giỏ đưng nên tôi cầm luôn trên tay.

-          Trời ! chút xíu nữa tôi đã làm mọi nguời … hú  hồn !!!!

Cũng giống như lớp võ bên kia, võ sư Hà Thanh Bình Giới thiệu đặc biệt với các môn sinhv ề võ sư Cẩm Bình đến viếng thăm và sinh hoạt với các môn sinh Sóc Trăng, Võ Sư Cẩm Bình nói ít lời chào mừng các môn sinh và nói về tình nghĩa đồng môn của môn phái, sau đó võ sư Cẩm Bình chụp hình lưu niệm với các em môn sinh và huấn luyện viên.

Sau khi từ giả lớp võ ra về, Võ sư Bình và các huynh hoàng đai mời Cô Bình và tôi đi uống nước tâm sự thêm một chập nữa, xong thầy Bình mời chúng tôi về nhà thầy chơi cho biết nhà. Lúc đó là khoảng 9 giờ đêm, tôi không chú ý quan sát phía ngoài, nhưng khi bước vào trong, tôi thấy mọi thứ ngăn nấp thứ tự, thầy để những tấm hình sinh hoạt về môn phái cũ bao lâu đòi rồi mà vẫn thầy vẫn giữ kỹ và treo chung quanh nhà, đó là những kỹ niệm thân thương của người môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo.

Thầy Bình ở vậy trong cảnh gà trống nuôi con suốt 20 năm trường, một tinh thần đáng phục, Đứa con út ra chào rất cung kính và lễ phép, qua đó tôi thấy thầy nuôi dạy con  rầt là gia giáo. Thầy đúng là nguời cha tuyệt vời, khi ra về thì người con trai lớn về tới cửa cũng chào hoi lễ phép, em nầy dáng người cao ráo giống cha và đẹp trai vô cùng.

Sáng hôm sau, khi phải tạm biệt thầy Bình và các huynh, tôi cảm thấy rất buồn, tôi mong rằng sau nầy sẽ có dịp gặp lại, tôi tự hứa với lòng rằng:

-          Sẽ luôn luôn cố gắng, học hỏi,  kiên trì phấn đấu vượt qua mọi trở ngại, ý chí luôn vững định để được tồn tại và thành công giống như qúi thầy và các huynh tôi hằng yêu mến.

 

Một lớp võ tại nhà Văn Hoá Thiếu Nhi

 

Một lớp võ tại Trường Tiểu Học

VS Cẩm Bình  & VS Hà Thanh Bình

Ban Huấn luyện Sóc Trăng.

X.            VOVINAM PHÚ THO - QUẬN 11- TUỔI TRẺ VƯƠN LÊN.

Trong cuộc thi lên Hồng đai toàn quốc kỳ nầy, chưởng môn và ban tổ chức cho ra những câu hỏi võ đạo  ôn lại tất cả từ dưới lên trên, một số võ sư muốn tìm tài liệu để ôn lại, tôi liền giới thiệu website của Thư Viện Vovinam, giới thiệu rồi, nhưng lại sợ các võ sư không biết mở  và tìm không ra, cho nên tôi hướng dẫn các võ sư tới tận tiệm để chỉ dẫn luôn. Các võ sư Lại Văn Thám, võ sư Mai Văn Hiệp, võ sư Phạm Thành Nam sau khi nhìn được website đều hết sức kinh ngạc khi thấy đầy đủ tài liệu cần có trên web. Các võ sư thán phục cho sự làm việc của phong trào Mỹ Châu, và nói:

- Một website thư viện đầy đủ tài liệu và hay như thế nầy mà hồi nào tới giờ tôi không biết, thật là một thiếu sót vô cùng.

- Công cô như thế nầy quả xứng đáng được lên Hồng đai II cấp .

Tôi nói:

-          Em chỉ là quản lý thôi,  nhờ có một vài webmaster khác nữa giúp đỡ bảo tồn mới có được website như vậy.

Sau đó thì các võ sư đã có cái nhìn khác về tôi, không xem thường nhi nữ nữa, và đã đi giới thiệu và kể công của tôi cho những người khác biết.

Từ đó võ sư Thám trở nên thân thiện hơn. Võ sư Thám giới thiệu về hoạt động của võ sư tại trường Đại Học Hồng Bàng về việc thành lập Câu Lạc Bộ Võ Thuật Điện Ảnh và Thể Hình.

 Và Sau khi thi lên Hồng đai xong các võ sư các nơi càng mến mộ tôi nhiều hơn, Võ Sư Thám đã mời về nhà để gặp cô Thám và mời đến viếng thăm lớp võ Phú Thọ tại quận 11, do võ sư trẻ Nguyễn Văn Bảy chuẩn hồng đai quản nhiệm dưới sự bảo trợ của võ sư Thám. Lớp võ trên 10 người nhưng toàn là người lớn  tập luyện cũng rất khá, có 2 cô hoàng đai từ miền Trung vào cũng gia nhập và tập luyện chung. Lớp võ tân lập mới mở có vài năm, với lực lượng toàn là những nguời trẻ, hy vọng những người trẻ nầy sẽ làm nên sự nghiệp.

Chúng tôi nói chuyện với các em, và sinh hoạt đến 9 giờ đêm mới về. và Trước khi về cũng không quên chụp hình lưu niệm.

Sau đây, xin mời quí đồng môn đọc qua tiểu sử thành lập và phát triển võ đường Phú Thọ được viết bởi HLV. Hà Thượng Tiến.

 

TIỂU SỬ VOVINAM – PHÚ THỌ (Hà Thượng Tiến)

Ngày 15/10/2002  Lớp võ Vovinam  đầu tiên ra đời đặt tại công viên  Thiên Phước do Võ Sư Nguyễn Văn  Bẩy và Võ Sư  Phi phụ trách. Sau 3 tháng tuyển sinh lớp có khoảng 30 người bao gồm 20 nam và 10 nữ.Lớp Vovinam ở công viên Thiên Phước tuy có diện tích sân không được rộng lắm và thiết bi tập luyện khá thiếu thốn (vì lý do chủ quan là phong trào Vovinam_Tân Bình lúc đó nói chung còn chưa được mạnh lắm nên hầu như không có sự giúp đỡ của Vovinam địa phưong). Nhưng tinh thần tập võ của các môn sinh rất cao. Ở công viên Thiên Phuớc có 2 lớp võ là 2,4,6 và 3,5,7 nhưng số môn sinh đi học cả 2 buổi rất nhiều. Tuy có thiếu thốn về mọi mặt nhưng tinh thần yêu Việt Võ Đạo của chúng em 1 lần nữa được nung nấu bằng tinh thần nhiệt huyết, ý chí Quyết Tâm, và sự đam mê võ thuật của thầy Bẩy.Thầy đã dùng tình cảm chân thành, tình yêu Việt Võ Đạo để bù đắp vào thiếu thốn vật chất nâng đỡ chúng em tiến xa hơn trên con đường đầy thử  thách , khổ luyện này.

Sau khi lớp võ họat động được 3 tháng các môn sinh Vovinam bước vào kỳ thi lên Lam Đai và được chính thức làm môn sinh Vovinam, chính thức bước vào con đường Việt Võ Đạo. Bằng sự tận tụy và trình độ chuyên môn rất cao của thầy, chúng em đã đạt được thành tích rất tốt . Thủ khoa và Á Khoa lần đó đều là môn sinh lớp em.Nhưng điều đó không có nghĩa là thầy cho phép chúng em tự mãn mà ngược lại thầy còn bắt đi tập thêm chủ nhật từ 2g chiều tới 5g với mục đích nâng cao kỹ năng của chúng em và rèn luyện thể lực.

 Lớp võ ở công viên Thiên Phước họat động được 2 năm, đến tháng 11/2004 lớp chuyển sang câu lạc bộ Phú Thọ .Dưới sự hỗ trợ của thầy Thám và thầy Long lớp còn được mang danh nghĩa là câu lạc bộ võ điện ảnh (VDA) và phát triển cho đến tận thời điểm ngày hôm nay.Trong thời gian chuyển lớp ( hơn 3 tháng) thầy Bẩy đã rất nỗ lực nhưng lớp võ cùng các thành viên ban đầu đã không còn đông đủ như ngày xưa, chỉ còn lại 7 người và cho đến bây giờ chỉ còn 5  người ( Tíến,Hải,Thức,Hoan và Danh) .Tuy lớp võ ở công viên Thiên Phước đã không còn nhưng em tin chắc những kỷ niệm đáng nhớ cùng tình cảm đồng môn, tình cảm yêu Vovinam sẽ mãi mãi khắc sâu trong tim mỗi môn sinh chúng em.

 Hiện nay thì phong trào họat động Vovinam ở Q Tân Bình ngày một phát triển chúng em có được sự quan tâm sâu sắc từ ban lãnh đạo bộ môn nên việc tập luyện Võ thuật trở nên rất thoải mái. Hiện nay đã có rất nhiều lớp trên địa bàn Tân Bình và tinh thần giao hảo giữa mỗi lớp ngày được cải thiện hơn. Và sắp tới là giải vô địch diễn ra vào ngày 4/6/2006 , các môn sinh Tân Bình lại 1 lần nữa hướng tới 1 ước mơ chung đó là lập nên thành tích trong giải, trước hết là thử thách bản thân mình và sau đó là đem lai vinh quang cho Vovinam Quận Tân Bình.

 Riêng với em , cho dù thành tích có như  thế nào, thì em vẫn sẽ cố gắng hơn nữa để không phụ lòng mong mõi của thầy Bẩy, người thầy mà em hằng tôn kính.

HLV. Hà Thượng Tiến

 

 

XI.            THI HOÀNG ĐAI TOÀN THÀNH PHỐ: -  MỘT ƯỚC MƠ THÀNH TỤ

 Ngày 7 tháng 5 năm 2006, tại nhà thi đấu quận 8, một cuộc thi lên đai hoàng đai các cấp toàn thành đã diễn ra rất long trọng và đông đảo, trên 100 môn sinh dự thi gồm nhiều quận trong thành phố về thi.

Đáng lẽ tôi lên máy bay về ngày này, nhưng các em muốn tôi ở lại yểm trợ tinh thần cho các em thi, nên tôi đã dời vé máy bay lại thệm một ngày.

Đúng 8 giờ sáng cuộc thi bắt đầu bằng những khởi động làm nóng nguời cho toàn thể các môn sinh dự thi, các môn sinh Quận 8. Quận 6, Quận 10, Quận 1, Sinh viên, Phù Đổng, Tổ Đường, nhóm Vovinam ở Bỉ Quốc của HLV Lê Hữu Đại cũng có mặt thi.

Có một số nam và nữ môn sinh đánh cũng rất tốt, nhất là 2 em nữ sinh viên hoàng đai II cấp, đánh khá dẹp và mạnh giống như 2 cô Phượng chị và Phượng em.

 Các môn sinh  Quốc Bình, La Trọng Nhận, Nguyễn Hoàng Hùng đã cố gắng tập đợt kỷ càng cho cuộc thi nầy..

Trước đó mấy ngày tôi đã hướng dẫn và chỉnh sửa cho các em môn sinh ở tổ đường  thêm đòn thế và đấu tự do, đến khi ra đấu, các em đã không làm phụ lòng tôi đã bỏ công dạy dổ các em, các em đánh rất vững chải, tiến chớ không lùi.

 Nhất là Quốc Bình đã hụt thi nhiều lần ở Hàm Tân vì công ăn việc làm, nên kỳ nầy em quyết chí thi phải đậu, những ngày em theo tôi đi đó đi đây, vừa quen biết và học hỏi thêm kinh nghiệm của các bạn đông môn, vừa tập luyện với tôi hằng ngày, kỹ thuật em đánh rất vững chải, nhào lộn và bay đòn chân cũng rất khá… mộng của em là tương lai phải trở thành huấn luyện viên của môn phái, một ước mơ đơn giản và em sẽ đoạt thành…em đã thi đậu lên đai đen kỳ nầy… và em sẽ cố gắng để đi đến bước kế tiếp trong tương lai.

Tất cả các em tôi quen biết đều thi đậu , xin thành thật chúc mừng đến các em, hy vọng các em cố gắng tập luyện thêm để kỳ thi tới được xuất sắc hơn.

 

XII.        BUỔI HỌP MẶT CUỐI CÙNG TẠI BÌNH DƯƠNG.

 Sau khi thi lên đai toàn thành phố xong, các võ sư, huấn luyện viện nồng cốt của quận 8 như võ sư Chiếu và phu nhân, các võ sư: Hồng Qùi, Quyền, Cường, Thịnh, Sang… được võ sư Lưu Kim Lan mời lên Bình Dương để dự buổi tiệc họp mặt cuối cùng. Bên Tổ Đường gồm có Tôi, huynh Phẩm, phu nhân của võ sư Nguyễn Tôn Khoa, Quốc Bình và Duy Phương . Buổi tiệc khoảng 20 người. Cô Lan lúc nào cũng chu đáo chuẩn bị đầy đủ đồ chay cho tôi, và một bọc trái cây – Măng cụt… đồ chay thật hấp dẫn người n ào cũng muốn thử nhất là Duy Phương rất thích ăn chay và ăn rất ngon lành. 

Võ sư Quyền đã phát biểu ý kiến:

-          Tụi em nghe danh cô Bình đã lâu rồi nay mới có dịp ngồi lại gần nhau để nói chuyện, thấy cô cũng rất dễ mến, vui vẽ,  không có gì khó cả…

Võ Sư Quyền vui vẽ  tiếp:

-          Tôi có đọc bài viết: 2 nữ võ sư cao cấp gặp nhau tại Seattle, bây giờ yêu cầu 2 cô diễn tả lại cảnh gặp nhau như thế nào cho anh biết được không?

Trong  lúc các anh em vui vẽ, chúng tôi cũng nhận lời diễn tả lại cho các anh em xem cảnh chúng tôi bắt tay nhau và ôm nhau tại phi trường. Tất cả đều vổ tay mừng vui, không phải vì chúng tôi diễn tả hay,  mà là  vì sự kết hợp làm việc chung với nhau vui vẽ giữa quận 8 và Tổ Đường . Trước đó 2 bên có một khoảng cách rất là to lớn, nay tôi và Cô Lan đã đem khoảng cách lại gần nhau hơn, có gặp nhau, có nói chuyện với nhau, mới hiểu nhau và thông cảm cho nhau… thì mới làm việc chung với nhau được, tôi cũng tiếp xúc và nói chuyện rất nhiều với Hồng Quì, một ngôi sao sáng, một thời vang bóng khi xưa của quận 8 được nhiều giới trẻ Vovinam trong và ngoài nước ái mộ.  Hồng Qùi nói chuyện cũng rất dễ thương, từ tốn và lễ phép, hiểu biết rất nhiều chuyện.

Sau khi ăn xong, cô Lan mời đi đến quán Lan Rừng, một quán nước trang trí một cách thật là lộng lẫy, đồ sộ, đẹp mắt và nên thơ,  mà ờ Sài Gòn cũng có quán giống như vậy nhưng không đẹp bằng..

Chúng tôi vừa ăn kem, uống cà phê và đặc biệt là nghe giọng hát của cô Tuyết (phu nhân của võ sư Nguyễn Tôn Khoa) các bài hát cô Tuyết được thâu vào dĩa CD. Cô để vào máy cho tất cả mọi người nghe… không ngờ, giọng hát của cô cao vút và hay y như là ca sĩ thứ thiệt, ai cũng khen tặng cả, ngay cả thực khách hiện diện trong quán cũng khen hay và xin được nghe lại. 

Trong nhóm võ sư trẻ của quận 8, có Cường là vui tánh và dễ thương nhất, anh ta thích bài đếm chuột của tôi đố, anh ta lẩm nhẩm đếm hoài mà không đếm được 10 con, thật là mắc cười…Cám ơn cô Lan đã cho một buổi tiệc chia tay đầy vui vẽ và thú vị.

 

XIII.     LÊN ĐƯỜNG

Những ngày ở Việt Nam thắm đượm đầy tình nghĩa đồng môn, có thể nói chưa có tình nghĩa nào thâm sâu như trong chuyến về thăm quê hương bằng lần nầy, từ trên xuống dưới, từ các võ sư đến các huấn luyện viên, môn sinh gần - xa đều yêu mến đặc biệt đến tôi, tất cả mọi người đều đối xử với tôi một cách chân tình và đón tiếp nồng hậu  Khi chia tay, tôi cảm động quá làm lệ tuôn rơi, lên chào chưởng môn mà nước mắt như mưa…

 Buổi sáng sớm Huynh Phẩm, võ sư Vưu Đặng Vinh đến tổ đường để nói lời từ giả và chúc lên đường bình an, 2 HLV Hùng Long và Hùng Quân ở Tổ Đuờng cũng chào tạm biệt,  đưa tiển đưa tôi ra phi trường có Võ Sư Sen, các HLV Minh Tân, Duy Phương, Quốc Bình và Hồng Ngọc, các em Phù Đổng như Hồng Loan, La Trọng Nhân và Nguyễn Hoàng Hùng hẹn nhau để tiển tôi tại Phi Trường nhưng giờ cuối không có xe đi. Xin thành thật cám ơn tất cả đã dành nhiều cảm tình với tôi trong thời gian qua.

Ra về mà lòng vẫn mang theo những lời giáo Huấn của chưởng Môn,tôi sẽ ghi nhớ trong lòng và sẽ thực hiện như lời thầy dạy bảo:

  Nếu ai tôn trọng mình thì mình tôn trọng lại người ta, nếu nguời ta không tộn trọng mình thì đừng liên hệ tới.

 Kết thúc cho bài phóng sự, xin gởi tặng đến qúi đồng môn một vài dòng thơ giao cảm

 VOVINAM là một gia đình

Anh em chung sống hoà bình với nhau

Gặp nhau tay bắt miệng chào

Cùng nhau chia xẽ nổi đau, vui mừng

 

 Tình nào cao bằng tình môn phái,

Nghĩa nào nặng bằng nghĩa đồng môn

Anh em chung kết một lòng,

Cùng nhau xây dựng non sông vững bền

 

Đến với môn phái là duyên gặp gỡ

Sinh hoạt lâu dài là nợ với nhau.

Cho dù gặp chuyện thương đau,

Cũng đừng từ bỏ xa rời sư môn.

 

Một ngày đến với nhau là nghĩa,

Nhiều ngày tình nghĩa thâm sâu,

Xin đừng quên mất ân tình,

Quay lưng ngoảnh mặt không nhìn mặt nhau.

 

Môn phái ngày nay có nhiều rắc rối,

Vì lòng người đổi trắng thay đen

Xin đừng hiềm khích nhỏ nhen,

Hảy cùng ngồi lại dùng lời khen nhau.

 

Môn phái người được nước nhà yểm trợ,

Môn phái ta phải tự lực cánh sinh.

Bao giờ chung kết một lòng ?

Thênh thang hoạn lộ để cùng tiến lên !