GỌI TÊN EM BỐN MÙA
Võ Sư Nguyễn Tiến Hóa


 Em đứng lên gọi mưa vào Hạ….Từng cơn mưa, từng cơn mưa…Từng cơn mưa…..Mưa thì thầm dưới chân Ngà…..Em đứng lên gọi Thu tàn tạ….Hàng cây khô, cành bơ vơ…..Tin buồn từ ngày Mẹ cho mang nặng kiếp người…!

Rồi mùa Xuân không về, mùa Thu cũng ra đi, mùa Đông vời vợi, mùa Hạ khói mây…………Ôi tóc em dài đêm thần thoại……..” 

Nghe hát tới đây người viết chợt tự hỏi : Không biết từ cái buổi hồng hoang ấy, khi mà con người còn ăn lông ở lỗ, thì những người đẹp đã biết làm dáng, chớp chớp mắt đưa tình hay chưa ? Và những đấng mày râu thuở đó có biết làm thơ tình để tán những người đẹp không : Nào là gót sen, gót ngọc, chân ngà… Bàn tay búp măng.Mắt bồ câu, mắt phượng…mày ngài, hay cặp lông maỳ lá liễu…Tóc mai sợi ngắn sợi dài ..v…v…. Và những ngày đầu đời của con người thì đã là mùa Xuân hoa lá khoe tươi muôn sắc hay Đông buồn ảm đạm thê lương, Thu vàng cho nai về ngơ ngác hoặc Hạ cháy đêm tàn hiu hắt ? Nhưng dù là mùa nào đi nữa thì theo sách Sáng Thế Ký : Khi Chúa đã tạo dựng nên tất cả chim trời cá biển, cùng mọi cây cỏ tốt tươi, mặt trời, mặt trăng, sao sáng đầy trời rồi mới tạo dựng nên Adam, và cho Adam làm chúa tể muôn loài; nhưng chàng Adam cứ thơ thẩn, lơ tơ mơ, buồn chán, rồi mắc phải cơn bệnh trầm cảm : Biếng ăn, biếng ngủ……..Lúc đó Chúa mới nghĩ rằng, cái anh chàng Adam cần có một bóng hồng để chữa căn bệnh trầm kha đó; thế là Chúa chờ cho Adam ngủ say, bèn rút một chiếc xương sườn cụt của chàng mà biến ra cô Eva xinh xinh; cũng từ ngày đó Adam đã tập làm thơ tình để tán dương sắc đẹp của giai nhân, vì qúa say mê Eva nên đã hết lòng chiều chuộng, chăm sóc nàng ngày cũng như đêm, để rồi một hôm, Eva nghe lời rắn độc ăn qủa trái cấm, còn rủ rê cả Adam……Mặc dù đã được nghe Chúa ngăn cấm, nhưng vì thương yêu Eva hết mực mà đang tâm phạm tội cùng Chúa, đễ ngày nay con người cứ phải lao tác vất vả, và còn bị các nàng tiên Eva con cháu đày đọa đủ điều……..Hỡi cái xương sường cụt của ta ơi, sao mi nỡ tâm mà hành hạ ta ! ? Lời than của ai đó âm thầm thoát ra trong cơn mơ giữa đêm vắng…………..
Nhớ lại cái thuở mà kẻ hèn này vừa biết nhịp tim lộn nhịp, nhìn cô bé hàng xóm, mà chỉ mới năm ngoái năm kia còn ngồi chơi búng giây thung, nhảy cò cò với nhau…Cãi lộn chí chóe, thế mà bây giờ nhìn nó có cặp má hây hây đỏ thì thấy sao , sao ấy; gặp nhau chẳng dám nói lời nào, rồi tim thì đập loạn xà ngầu, thật là kỳ kỳ ! ? Nhiều lúc muốn gọi tên nó như ngày xưa, mà miệng chẳng nói lên lời , muốn đến bên nó thủ thỉ vài câu mà chân cứ đứng như là trời trồng ? Thế rồi tôi suy luận : Người xưa chắc cũng vậy, vì đó chính là định luật của Tạo Hóa khi vạn vật tới cái tuổi biết trăng, biết hoa thì cây sẽ đổi sắc, lá sẽ đổi màu….Và con người thấy kẻ khác phái có cái gì dễ thương chi lạ ? Đẹp, đẹp, xinh xinh….Mùi hương thoang thoảng nghe ngây ngất, ngất ngây đến quên ăn mất ngủ …..Đêm nhớ ngày mong…Đi đứng thẫn thờ để : “ Nhìn em một nửa hồn anh mất, một nửa hồn kia bỗng dại khờ.” Ban ngày anh chẳng dám gọi tên em, nhưng đêm về anh ôm gối mà cứ tưởng là em, rồi mơ mộng mà gọi thầm tên em : “ Em đứng lên gọi mưa vào Hạ……..” Em đẹp thật não nùngvà cũng kiêu sa qúa, em hững hờ cho tim anh ngừng đập và làm cho hồn anh như đang bị đốt cháy trong lửa Hạ ! 

“ Từng cơn mưa, từng cơn mưa, rồi từng cơn mưa, mưa thì thầm dưới chân ngà……Cám ơn em, cám ơn cơn mưa, nhưng cơn mưa về, dù có ầm ầm như thác đổ, nước lũ , thì đến bên em chỉ còn dám thì thầm, khép nép dưới chân ngà….Em đứng lên mùa Thu tàn tạ…Hàng cây khô, cành bơ vơ….Tin buồn từ ngày Mẹ cho mang nặng kiếp người….”

GỌI TÊN EM BỐN MÙA ! Là một trong những đoản khúc tình yêu của nhân loại.

Thế rồi, đoạn cuối của đoản khúc tình yêu; tác gỉả đã cho một lời than :
“ Tin buồn từ ngày Mẹ cho mang nặng kiếp người.” 

Thật vậy, từ khi con người với ba tiếng khóc chào đời, thì hầu như đau thương nhiều hơn sung sướng : Cười ba tiếng , khóc cả ngàn lời. Thế nên Đức Phật đã gọi : “Đời là bể khổ.” để nhắc nhở chúng sinh hãy diệt khổ bằng cách tu thân tích đức,biết nhìn vào bản thể của chính mình, dùng kiếng chiếu soi vào miền sâu thẳm nhất của tâm hồn để nhận biết mình là ai, và từ đâu tới, và rồi sẽ tự hỏi : Mình sẽ đi về đâu ? Đức Huệ Nhãn đã cảnh tỉnh : “ Thân thị Bồ Đề thụ - Tâm như minh kính đài.” Chính cái Tâm của con người mới thật là quan trọng . Trong cuộc sống, nếu con người chỉ nhắm mắt chạy theo những dục vọng của thân xác thì sẽ chuốc lấy vô vàn những đau khổ. Sự đau khổ sẽ do chính mình tạo nên cho mình và gây đau khổ cho những người xung quanh. 

Chính dục vọng đã tạo nên những bất an trong xã hội, chính dục vọng đã khơi mào cho chiến tranh. Chiến tranh đã gây ra biết bao thảm cảnh : chết chóc, tàn tật, đói khổ sẽ chồng chất trùng trùng, kiếp kiếp mà con người sẽ không thể thoát ra được. Nguyễn Du cũng đã nghiệm thấy điều đó, để ghi lại cho hậu thế : “ Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài.”
Muốn cho Tâm trong sáng, thì điều đầu tiên là phải có thân chất mạnh khỏe. Không thể có một tâm hồn trong sáng trong một thân thể ốm yêú, tiều tụy, bệnh hoạn.

Cuộc Cách Mạng Tâm Thân của môn phái VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO, cũng chính là con đường Tu Tâm Dưỡng Tánh của giáo lý Phật Giáo hay Mười Điều Răn của Thiên Chúa Giáo.

Làm một cuộc Cách Mạng Tâm Thân không thể chỉ trong một ngày, một vài tháng hay một hai năm. Mà nó phải được liên tục trong suốt cuộc đời, và còn phải tiếp tục từ đời này sang đời khác. Nghĩa là, ngay từ khi chưa thụ thai, thì chính người cha và mẹ đã phải ý thức để chuẩn bị cho mình, cho dân tộc và cho nhân loại một giòng giống tốt trong tương lai, cái genes của cha và mẹ đã là DNA của cuộc Cách Mạng Tâm Thân. Cuộc Cách Mạng đòi hỏi chúng ta phải có nhiều quyết tâm. 

Ta hãy xem nước Nhật sau thế chiến thứ hai, Minh Trị Thiên Hoàng đã khuyến khích thanh niên nam nữ hãy lập gia đình với người Âu Tây để được lai giống. Cuộc Cách mạng này đã bị thần dân Nhật chống đối kịch liệt, vì nó xâm phạm đến tinh thần quốc gia, phạm vào quốc thể. Nhưng nhờ đó ngày nay, chúng ta thấy người Nhật không còn lùn tịt mắt nhỏ tí như ngày xưa; các thanh niên thiếu nữ của Nhật đã cao lớn, mắt to, hai mí, đẹp không thua một dân tộc nào khác……. 

Cách Mạng, hai chữ ấy đã bị thế giới loài người lầm tưởng lẫn lộn với chiến tranh hay chính trị trong nhiều thập niên qua, nên thấy mê hoảng đến chán chường, ghê tởm. 

Thật ra, cách mạng chỉ là một sự đổi mới : Bỏ xấu, tìm tốt. Một sự thăng hoa, tiến hóa trong xã hội loài người hay mọi sự vật của thế giới nói chung.

Con người ngày nay đang bị mê hoặc trong thế giới vật chất, nghành khoa học có tiến bộ nhưng lại bỏ cái Tâm vào quên lãng, nên con người đang trở thành robot thời đại, làm việc theo phương trình toán học được sắp sẵn. Chính vì thiếu tinh thần Nhân Bản, nên con người của khoa học không cảm thấy ghê tởm trước cảnh máu chảy thịt rơi chết chóc của đồng loại.

Thử xem tâm nguyện sống của người Việt Võ Đạo Sinh để hiểu rõ hơn môn phái VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO.

Việt Võ Đạo Sinh nguyện sống trong sạch, giản dị , trung thực và cao thượng. Đây chỉ là một trong 10 điều tâm niệm, mà các môn sinh phải luôn lấy như một kim chỉ nam trong cuộc sống.
Bồn đức tính : - Trong sạch
- Giản dị
- Trung thực
- Cao thượng

Không những chỉ phù hợp với ngườ Việt Võ Sĩ mà còn phù hợp với bất cứ một tôn giáo nào có tâm niệm hướng thiện.

- Trong Sạch : “ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” Người Việt Võ Sĩ không phải là người tu hành, nên phải sống giữa trần thế; sống cho, sống bởi; thế nên phải luôn luôn tự nhắc nhở để không bị mê hoặc trước những cám dỗ, rèn tâm luyện tính như người lau chùi mặt kiếng mỗi ngày để không bị cát bụi vương lấm.

- Giản dị : nghĩa là không cầu cạnh, ham muốn qúa độ…..Người Việt Võ Sĩ không sống khổ hạnh như tu sĩ, nhưng luôn luôn chấp nhận những gì có thể có theo tinh thần ( Tri túc, tiện túc). Sự giản dị sẽ giúp người Việt Võ Sĩ dễ hòa đồng với mọi người.

- Trung thực : Đó là sự thẳng thắn, thật thà. Chính sự giản dị đã giúp cho người Việt Võ Sĩ không tham lam,nên không gian trá với mọi người. Tuy nhiên, không phải người Việt Võ Sĩ trung thực đến ngu ngơ, không hiểu biết đến sự lưà đảo; đôi khi còn phải chứng tỏ cho người gian xảo biết rằng sự lừa đảo sẽ không thể đem đến thành công mãi mãi.

- Cao thượng : Biết nhường nhịn, thương yêu người dưới. Trong cuộc sống thường tình thì cá lớn nuốt cá bé. Nhưng người Việt Võ Sĩ không xử dụng những ưu thế để lấn lướt người khác; đặc biệt là những người kém may mắn hơn mình, đôi khi còn giúp đỡ tận tình để những người cùng khổ có được cuộc sống đầy đủ, tươi vui hạnh phúc.

Nối tiếp tâm niệm và hoài bão của vị Sáng Tổ môn phái…..Ngày nay các môn đệ kế thừa đang vận dụng tất cả những khả năng có được để từ từ tiến đến NHÂN VÕ ĐẠO, ước mong làm những ngọn đuốc soi đường cho những ai muốn tìm về chân bản thể của chính mình để mang hòa bình đến cho nhân loại.

“ Dù cho lưu lạc chốn tha phương
Góp sức cùng nhau dựng võ đường
Nung chí cháu con dòng Lạc Việt
Sáng danh tiên tổ gốc Hùng Vương
Thân hình rèn tập thêm cường tráng
Đức hạnh trau dồi vững kỷ cương
Từ ái con tim, tay thép luyện
Ngày mai về dựng lại quê hương.”

Võ Sư Nguyễn Tiến Hóa 
(817 ) 521 – 8002