Tiểu Luận số 3: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

Cây có Cội, Nước có Nguồn, Quốc có Quốc Tổ, Người có Tổ Tông, môn phái chúng ta cũng phải có Sáng Tổ sư môn, trên có Chưởng Môn lãnh đạo, dưới có các võ sư cao cấp điều hành, các huấn luyện viên thi hành nhiệm vụ được giao phó, và các môn sinh phải tuân thủ theo qui củ mà làm việc trình tự theo môn qui, trên bảo dưới nghe, tất cả phải đoàn kết chung lưng làm việc, có như vậy môn phái mới phát triễn lớn rộng được.

Chúng ta đừng bao giờ hỏi: 
- Môn phái đã làm gì cho chúng ta ? 
Mà chúng ta hảy tự hỏi:
- Chúng ta đã làm được gì cho môn phái ?

Gia nhập môn phái Vovinam học võ là chúng ta đã nhận chịu công ơn dạy bảo của qúy thầy, học đòn của môn phái là chúng ta đã chịu ơn của môn phái! Đòn thế của môn phái không phải từ trên trời rơi xuống có sẳn cho chúng ta tập luyện, mà do Sáng Tổ, Chưởng Môn và qúi thầy tiền bối đã dày công nghiên cứu sáng tạo qua bao thời gian, bao khổ cực, suy nghĩ, sáng tạo, sửa chữa mới có đòn cho chúng ta tập luyện.

*. Sáng Tổ đã bỏ bao tâm huyết để suy nghĩ ra chủ thuyết Cách Mạng Tâm Thân, đã nghiên cứu biết bao phái võ, để tạo ra một nền võ thuật riêng cho nước nhà , hợp với thể tạng của người Việt. Bao lần di cư vô rừng, vào thành, đi từ Bắc vào Nam biết bao khổ cực để phát huy môn phái, xiễn dương nền võ Việt cho dân tộc trong sứ vụ cứu nước và dựng nước!

*. Chưởng Môn cũng đã theo chân Sáng Tổ từ Bắc vào Nam, sống cuộc đời độc thân, suốt đời lo cho môn phái, không màn đến cuộc sống cá nhân, mặc dầu chưởng môn là người con trai duy nhất trong gia đình, Chưởng môn đã kế nghiệp sự nghiệp sáng tổ: Nghiên cứu, sửa chửa, thiết lập hệ thống hóa võ thuật, và võ đạo cho toàn môn đồ Vovinam Việt Võ Đạo.

*. Các võ sư tiền bối đã bỏ bao công lao tiếp tay với sáng tổ, chưởng môn để xây dựng, tổ chức môn phái ngày một hoàn hảo hơn và đã giúp cho môn phái được lớn mạnh như ngày hôm nay.. 

Vậy Ta hảy tự hỏi chúng ta đã làm được gì cho môn phái? 
Công lao chúng ta đóng góp cho môn phái được bao nhiêu? 
Nếu chúng ta làm bằng hay hơn sáng tổ, chưởng môn thì chúng ta đừng nên dừng lại mà cố gắng tiếp tục tiến lên nữa để đưa môn phái phát triễn lớn mạnh hơn cho toàn thế giới biết vế môn võ dân tộc Việt Nam. Còn nếu chúng ta tự xét thấy, khả năng chúng ta đóng góp cho môn phái chưa là gì cả, thì chúng ta hãy cố gắng lên , làm thêm nữa, làm hết sức mình, mỗi người góp một tay để môn phái chúng ta được trường tồn và vững mạnh trước cộng đồng dân tộc và nhân loại. 

Muốn đưa môn phái tiến mạnh, tiến vững chắc trên toàn thế giới, thì chúng ta phải liên kết lại làm việc chung với nhau, phối hợp nhau thành một tổ chức vững chải, có nề nếp.
tổ chức môn phái đã có sẳn, nội qui môn phái đã được ban hành, theo thời gian, năm tháng, tình hình địa phương có thể đổi khác, chúng ta có thể thay đổi để kịp đà tiến hoá của nhân loại và nhận chịu qui luật của địa phương, nhưng căn bản vẫn không thay đổi, nguồn gốc vẫn không phai. Có như vậy chúng ta mới không mất gốc, lạc nguồn, đi xa rời gốc tổ!

Xin mời quí đồng môn suy gẫm một số trường hợp sau: 
1. Con chúng ta sinh trưởng tại Hoa Kỳ, đương nhiên là có quốc tịch Hoa Kỳ, lớn lên vào trường học nói tiếng Mỹ như gió, ăn toàn đồ Mỹ, mặc theo kiểu Mỹ, sống theo lối Mỹ, làm việc cho người Mỹ, nhưng khi ra đường tất cả mọi người ngoại quốc nhất là người Mỹ vẫn nhìn con chúng ta dưới ánh mắt là người Việt, không ai xem con chúng ta là người Mỹ cả! Vì Da con chúng ta vẫn Vàng, Tóc vẫn Đen, Mũi vẫn Tẹt, có gì giống Mỹ đâu? Làm sao con chúng ta chối bỏ gốc tích Việt Nam của mình ?
2. Cha Mẹ chúng ta ngày xưa nghèo khổ, không được đi học cao, làm lụng vất vã để nuôi chúng ta nên người, bây giờ chúng ta đã dổ đạt thành tài, trở thành Kỹ Sư, Bác Sĩ, nhà Khoa Học Gia lẫy lừng danh tiếng, có tiền bạc giàu có, có nhà cao cửa rộng, người hầu kẻ hạ ra vào tấp nập, bây giờ chúng ta có khinh rẽ và chối bỏ cha mẹ chúng ta là dốt là quê mùa không ? Không bao giờ!. Vì không có cha mẹ làm sao có ta ? Hảy thử nghĩ: Nếu chúng ta bị bỏ rơi giữa trời, thì ta có còn sống được giữa cơn mưa bảo, đói lạnh hay không? Cha mẹ nuôi chúng ta nên người tốn bao nhiêu là công sức và tiền bạc, trải qua không biết bao nhiêu là nhọc nhằn, khổ cực. Do đó, công sinh thành và dưỡng dục chúng ta không bao giờ dám quên ơn, mà phải phụng dưỡng cho tốt, cho tròn câu hiếu đạo, như thế mới xứng đáng làm người, được mọi người mến phục và kính nể ta. Nếu chúng ta chối bỏ và khinh khi cha mẹ ta, thì người đời sẽ phỉ nhổ và khinh khi ta ngay.
3. Là học trò, dù học võ, hay học văn cũng là tình nghĩa thầy trò, công ơn thầy, giáo dục cho trò nên người, bổn phận làm trò không bao giờ dám quên ơn. 
Người Việt Nam chúng ta có câu: Ơn phải đền, Nghĩa phải trả! 
Chúng ta biết được chử nghĩa là do công ơn thầy giãng dạy, chúng ta biết được võ thuật là do công lao khó nhọc của các võ sư, Huấn luyện viên bỏ bao công sức để chỉ bảo, huấn luyện cho chúng ta trở nên tài giỏi, thành người hữu dụng. Chúng ta phải mang ơn, không thể nào phủ nhận công ơn thầy và quên ơn thầy được . Do đó người Việt Nam chúng ta mới có câu: - Một ngày bái sư, suốt đời cũng gọi là Thầy!

Huống chi chúng ta đã trải qua không biết bao nhiêu là gian khổ trong quá trình ôn luyện, học tập, cùng chịu bao nhiêu đớn đau, khổ cực trên sàn gổ dắn, sinh hoạt vui có, buồn có… Những kỹ niệm đó không bao giờ phai nhạt được trong đời võ sĩ của chúng ta. Sống sao cho xứng đáng làm người! Để mai nầy con cháu chúng ta còn hảnh diện về Ta, bạn bè, người thân của ta cũng vui hưởng lậy tiếng thơm của ta.

Môn sinh Vovinam phải lấy Trung - Hiếu - Nghĩa làm đầu,chúng ta trung thành với môn phái , tận tình , tận nghĩa với người Thầy của chúng ta mặc dầu theo thời gian, theo năm tháng, thầy chúng ta có hao mòn sức khoẻ, có già yếu đi, chúng ta ngày một lớn lên, giỏi hơn, nhưng không phải như vậy mà chúng ta tự cao, tự đại, muốn làm gì thì làm, coi thầy mình không ra gì, phản bội, bỏ rơi, chống đối lại thầy để vượt quyền hạn, không xem thầy mình ra gì cả! Mình có trọng thầy mình thì mình mới xứng đáng làm thầy dạy bảo lại những người khác, nếu mình không trọng thầy mình thì ai sẽ trọng mình và cho con theo học với mình? Mình có làm chuyện tốt thì học trò mình mới bắt chước noi theo gương mình làm chuyện tốt theo.

Từ xưa tới giờ, qua những lịch sữ chúng ta đã học, qua những mẫu chuyện đời lưu truyền: - Người nào trung thành thì được người đời ca tụng và lưu truyền hậu thế, người nào bất trung thì bị người đời chê cười, con cháu cũng bị nhục lây.

*. Năm xưa tôi học võ tại Cần Thơ dưới sự lãnh đạo của Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Huấn Luyện Miền Tây: Võ sư Nguyễn Văn Nhàn, sau năm 1975, các võ đường ngưng hoạt động, nhưng tôi vẫn liên hệ thường xuyên với thầy, tình nghĩa không bao giờ thay đổi, đến thập niên 80 mỗi người đi định cư một hướng, sinh hoạt riêng rẽ, nhưng vẫn liện hệ, yểm trợ công việc cho nhau theo tình nghĩa sư môn. Năm 1990 do tình hình môn phái không ổn định, thầy ngưng hoạt động, theo thời gian tôi dần dần cũng được thăng cấp bằng với thầy, nhưng không vì vậy mà tôi bỏ thầy, không bao giờ tôi tự xem là ngang hàng với thầy, tôi chưa bao giờ bất kính với thầy, tôi luôn tôn trọng và kính thầy là bậc thầy của tôi như tự thưở nào: - Thầy vẫn là thầy, trò vẫn là trò… 

Vì Vovinam là một môn phái võ đạo, không chỉ thuần dạy về võ thuật, do đó là một võ sĩ đạo thì phải sống sao cho xứng đáng làm người: - Làm người không hổ thẹn với lương tâm, làm người được mọi người mến phục, nể vì, trọng vọng. Muốn được như vậy chúng ta đừng bao giờ làm gì trái với lương tâm, đạo đức, đừng bao giờ hại ai, sống một cách trung thực, không mưu mô xảo quyệt, không nên tranh giành, lấn quyền, đè bẹp người khác, bất kính với người trên, lời nói ra phải có tín nghĩa, hễ hứa thì phải giữ lời, nói được - phải làm được chớ không phải lý thuyết suông. Chúng ta hay, chúng ta giỏi thì phải nâng đỡ những người khác cùng hay, cùng giỏi như chúng ta, có như vậy môn phái mới phát triễn được. Đừng bao giờ đem những lòng đố kỵ ganh ghét, nói xấu, hạ nhục, vu oan cho người khác. Có như thế chúng ta mới đứng vững trong trời đất.

Vovinam Việt Võ Đạo Hải Ngoại là một địa bàn lớn rộng chúng ta tha hồ phát triễn, tuy là tự phát, nhưng không vì vậy mà chúng ta tự xa rời gốc tổ, quên đi cội nguồn của môn phái, xin hảy hướng gốc nhớ nguồn, trở về quê cha gốc tổ để nhìn mặt lại Cha Ông đã bỏ công sinh thành dưỡng dục bao năm qua!...

Võ Sư Nguyễn Thị Cẩm Bình