VOVINAM
Những bước thăng trầm. 


I- Nhập môn:
Vốn mê võ thuật từ nhỏ, sau khi rời khỏi quê nhà vào đất phương nam, tôi lặng lẽ đi tìm thầy học đạo. Lần lựa mãi đến cuối năm 1963, chế độ Ngô Đình Diệm bị sụp đỗ các môn phái võ thuật mới thật sự được công khai hoạt động trở lại. Được bạn bè giới thiệu nhiều môn phái nhưng cuối cùng tôi suy nghĩ: Là thanh niên Việt Nam hãy học môn võ của người Việt Nam. Thế là tôi chọn VoViNam (Việt Võ Đạo) để nhập môn.

Bước vào làng võ, tôi mang cái tên khá lý thú: Trần Vui. Theo học khoá 2 tại Trung Tâm huấn luyện 61 Vĩnh Viễn, Chợ Lớn dưới sự hướng dẫn của võ sư chưởng môn. Được sự hướng dẫn tận tình của võ sư chưởng môn, tôi và các đồng môn hăng say tập luyện, nuôi một hoài bão sẽ thành đạt trên con đường võ thuật. Chính hoài bão ấy đã giúp tôi vượt qua bao gian khổ để đạt được hôm nay. Phải công bằng mà nói, Việt Võ Đạo đã thâm nhập vào tâm huyết tôi. Nếu như trước ngày nhập môn, tôi là một thanh niên nhút nhát, sợ sệt, lẫn tránh trước những đám du đãng, cao bồi thì tôi thấy tự tin hơn khi đã học. Nhất là với đất Sài thành, hàng ngày diễn ra không biết bao nhiêu cuộc đụng đầu giữa các băng nhóm. Đặc biệt bọn ma cô luôn gây sự đối với những thanh niên khi chúng phát hiện đó là những đối tượng từ tỉnh lẻ mới vào. Nhưng giờ đây, môn phái giúp tôi gắn liền với cuộc sống hàng ngày nơi chốn phồn hoa đô hội. Phải công bằng mà nói, khi chúng biết tôi bắt đầu học võ chúng tìm đủ mọi cách để gây sự, những cuộc đụng độ không ít lần thất bại nhưng tôi vẫn gan dạ tiếp cận.
Năm tháng trôi qua, tôi quyết tâm ôn tập võ thuật, càng ngày càng thấm nhuần lý thuyết giáo huấn của thầy chưởng môn. Giá trị cuộc sống càng được nâng cao và ý nghĩa võ đạo đối với con người được thể hiện bằng tình yêu thương nhân loại. Từ đó tôi càng hăng say tham gia công tác xã hội, từ thiện mà thầy giao cho môn sinh của mình. Tác phong đạo đức của con người được chuẩn mực hơn nhiều qua quá trình rèn luyện, với ý nghĩa học võ để rèn luyện sức khoẻ, tự vệ bản thân và giúp người.

II- Rèn luyện nghệ thuật chỉ huy:
Sau hai năm tập luyện, khoảng năm 1965 - 1966 tôi được chọn vào những khoá tập huấn đặc biệt: Nghệ thuật chỉ huy. Những khoá tập huấn này do các thầy chưởng môn Trần Huy Phong và Nguyễn Văn Thư hướng dẫn. Qua đó tôi hiểu được mục đích của môn đồ VoViNam là:

1) Sống cho mình: Muốn đạt được đỉnh cao võ thuật, trước nhất phải xác định học để cho mình. Như vậy rất cần sự khổ luyện, học hỏi, trau dồi, luôn luôn kiểm điểm bản thân, khắc phục thiếu sót để hoàn thiện chính bản thân cả về thể chất lẫn tâm hồn. Thể xác có khoẻ mạnh thì tâm hồn mới thông minh và cao thượng được.

2) Sống cho người: Khi quá trình rèn luyện bản thân được hoàn thiện, tài nghệ được nâng cao thì mục đích sống không chỉ dừng lại chỉ cho mình mà cần phải hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người khác có cơ hội sống như mình. Đây là mục đích cao cả mà môn sinh VoViNam nào cũng cần phải có. Biết hy sinh cả vật chất lẫn tinh thần cho môn phái, cho người khác; có thể hy sinh cả tính mạng cho lý tưởng cao đẹp đó. Chẳng khác nào Lê Lai liều mình cứu Chúa.

Chúng ta đều hiểu rằng: Võ thuật bắt nguồn từ cuộc sống. Vì mục đích sống, vì nhu cầu sống cho mỗi con người, mỗi tập hợp người, mỗi Tổ quốc riêng (cả phong tục tập quán và tín ngưỡng). Do vậy, mỗi dân tộc trên thế giới đều có môn võ riêng phù hợp với nhu cầu sống còn của dân tộc đó. Tiến trình võ thuật của lịch sử dân tộc được phân chia 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Thời kỳ nguyên thủy: Do điều kiện ăn ở, sinh hoạt hoang sơ. Sống tiếp cận với rừng rú hoang dã, sinh vật phong phú, ác thú lẫn lộn với con người. Đòi hỏi con người tập hợp lại thành từng bộ tộc để bảo vệ lẫn nhau. Đồng thời để bảo tồn sự sống trước điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và loài ác thú, chính vì vậy mà con người đã suy nghĩ và tìm ra các thế võ để luyện tập.

Giai đoạn 2: Thời kỳ lập quốc: Nhu cầu con người ngày càng cao, sự hoàn thiện cả tinh thần lẫn vật chất biến chuyển theo thời gian. Đời sống được nâng lên nhờ sự sáng tạo biết trao đổi học hỏi lẫn nhau. Nhiều nghề được mở ra, đất đai được khai phá, biết tận dụng những ưu đãi của thiên nhiên để phục vụ đời sống. Đồng thời cũng vì mục đích đó mà họ tập hợp thành một quốc gia bảo tồn dân tộc mình qua một bộ máy Nhà nước. Nhờ vậy, mà võ thuật cũng được phát huy, mở rộng nhằm mục đích bảo vệ Tổ quốc chống lại bọn ngoại xâm.

Giai đoạn 3: Thời kỳ giữ nước: Xã hội ngày càng tiến bộ, con người ngày càng văn minh, đất đai ngày càng được mở rộng. Chính vì vậy, võ thuật đã được đưa vào binh pháp. Từ đó, xuất hiện những gương sẵn sàng hy sinh để cứu nguy Tổ quốc. Và chính nhờ đó mà đất nước ta mới được vững bền và lưu danh muôn thuở. Đó chính là mục đích sống cao đẹp mà môn phái VoViNam đã đang kế thừa và phát huy. Nếu như các vị võ sư tiền bối cũng như thầy chưởng môn không hy sinh cả cuộc đời cho môn phái thì môn phái VoViNam có rạng danh như hôm nay hay không? Tôi ghi lại ý nghĩ này để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của quý thầy đã tập huấn cho bản thân tôi và đồng môn tôi trưởng thành để có những ngày đi khai phá đất võ miền Trung.

III- Công tác phụ tá huấn luyện và biểu diễn võ thuật:
Bước vào những năm 1966 - 1967 - 1968 võ thuật đã được đưa vào chương trình học đường mạnh nhất. Không những dạy cho các trường trung học công lập, tư thục ở Sài Gòn và các vùng lân cận mà còn huấn luyện các khoá cấp tốc đặc biệt đào tạo HLV cho cảnh sát và phát triển nông thôn toàn quốc học tại Sài Gòn. Thời gian này, tôi được phong chuẩn Hồng đai, được các võ sư phân công huấn luyện tại trường Chu Văn An và Petus ký và phụ tá cho thầy chưởng môn. Phải nói, lực tôi lúc bấy giờ rất khoẻ là người có sức gồng, chịu đòn gan dạ nên thầy chưởng môn chọn làm mẫu để ra đòn thực hiện sức công của tôi.

Thời gian trước khi theo thầy phụ tá ở Tổng Nha cảnh sát tôi có phụ tá cho các võ sư đàn anh. Trong đó, có võ sư Nguyễn Văn Thông là người giảng lý thuyết tỉ mĩ và ra đòn nhẹ nhàng, uyển chuyển. Võ sư Lê Công Danh cũng là người có sức giảng lý thuyết hấp dẫn, ra đòn gọn gàng dứt khoát, biết nương đòn và đánh rất đẹp. Đặc biệt võ sư Trần Văn Bé đánh đòn rất mạnh bạo. Mặc dù tôi là một trong những phụ tá có nhiều kinh nghiệm nhưng khi chịu đòn cho võ sư Bé, tôi rất lo vì võ sư không ít lần làm cho người tôi ê ẩm, tay chân sưng phù. Còn thầy chưởng môn có biệt tài ra đòn nhanh, bất ngờ nên tôi thường lãnh nhiều cú vào răng tưởng chừng phải nhờ các nha sĩ hồi phục chức năng. Chịu đòn riết rồi cũng quen và trở nên lỳ đòn, chính thế mà tôi ngày càng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn. Mỗi lần chịu đòn tôi thường nín thở, mím chặt hai hàm răng và gồng mình nhất là mỗi lần biểu diễn với võ sư Vang, đạp đòn chân số 8 quá mạnh, tôi văng xa mấy thước nhưng lại chịu được. Chúng ta nên nhớ rằng con nhà võ rất cần sự liên kết giữa trí, thuật và sức, có mưu thì phải có mẹo. Chẳng hạn như những người sơn đông mãi võ nằm trên bàn chông gồng hơi thở với cả khối đá nặng trên ngực mà đánh. Chứng tỏ, nếu bàn chông đó mà đóng ít đinh thì họ không tài nào nằm nổi, nhưng đóng nhiều đinh trên một bàn chông thì lại là chuyện khác. Hồi tôi mới tập võ, có lúc tuỳ hứng dám đứng gồng mình cho bạn bè đấm vào bụng nhưng chẳng hề hấn gì. Nhưng có một lần, tôi nằm dưới đất cho đấm thì bị sức ép, sức dội quá nặng, có nhiều người tra tấn có nghề chỉ bắt người ngồi đánh bằng hai bàn tay vào mang tai một lúc dù có đánh nhẹ mấy cũng không chịu nỗi, lỗ tai bị ra máu ngay.

Tôi còn nhớ thời gian tập cấp sơ đẳng, trong lớp đủ thành phần nhưng tôi lại thích tập với những người tập mạnh bạo (chẳng hạn võ sư Vang). Có lẽ vì lẽ đó mà sau này tôi với võ sư Vang là cặp được đi biểu diễn nhiều và đa dạng nhất. Khi biểu diễn búa và mã tấu, võ sư Vang chém rất táo bạo và ẩu nhiều lúc không lường trước được mà chỉ tránh né theo phản ứng tự nhiên, chính vì vậy ít có người chịu đánh cặp với võ sư Vang. Ơû đây, tôi không bàn về tay nghề của võ sư Vang, nhưng nhắc đến vấn đề này là để nói đến tính nóng nảy, tánh đánh bạo và ẩu và thích làm đàn anh mà thôi. Đối với tôi, tính khiêm nhường trong võ thuật là cần thiết để thành đạt, do vậy ở mỗi cuộc biểu diễn nào tôi cũng được người xem cảm tình và gây được ấn tượng tốt đẹp. Tôi còn nhớ một kỷ niệm, khi môn phái đưa bầu đoàn về Cần Thơ biểu diễn chung với hai phái võ Thái Cực và Nhu Đạo tại trường Trí Đức; Lúc đó có tướng vùng và đông đúc đồng bào đến xem. Mỗi khi môn phái Việt Võ Đạo ra đòn là được đông đảo khán giả cổ vũ rất vang dội. Có nhiều người bảo, lần đầu tiên được chứng kiến nét độc đáo của môn võ dân tộc mình. Họ thật sự tự hào để so sánh thế mạnh ưu việt của môn võ dân tộc với các môn võ của các nước khác. Sau khi biểu diễn xong, các cụ ông, cụ bà, bước lên nắm tay, vỗ vai từng người gởi gắm những lời khen ngợi tốt đẹp bằng những lời chân tình cảm động nhất. Tạo cho tôi một niềm hạnh phúc vô biên. Chính những cử chỉ động viên đó giúp tôi càng tự hào về môn võ Việt Võ Đạo và từ đó, tôi lại càng nhiệt tình tập luyện. Hơn thế nữa, tôi có vinh hạnh tham dự những khoá tập huấn nghệ thuật chỉ huy do quý thầy chưởng môn, Trần Huy Phong, Nguyễn Văn Thư hướng dẫn. Nhờ tiếp cận nhiều với các vị võ sư bậc thầy và đàn anh mà tôi tích lũy nhiều kinh nghiệm để bước lên điểm cao cho đến ngày hôm nay.

IV- Những ngày đi khai phá các tỉnh miền Trung:
Tại sao chính bản thân tôi là người miền Trung lại nói về việc khai phá miền Trung. Có lẽ mọi người hiểu rằng, cái nôi đào tạo VoViNam, lúc này là Sài Gòn. Các tỉnh miền Trung do hoàn cảnh chiến tranh nên lúc bấy giờ rất hạn chế việc hoạt động võ thuật. Tôi là người con của miền Trung muốn đem về cho dải đất nghèo nàn này một tâm hồn võ thuật rất Việt Nam. Nên dù có khó khăn mấy tôi cũng cố vượt qua để thực hiện hoài bão của mình.
Nói đến khu vực Nam - Trung bộ là phải nói đến võ sư Trịnh Ngọc Minh, Thầy là người đã bỏ nhiều công sức đầu tiên xây dựng phong trào ở Khánh Hoà. Chẳng những võ sư Minh là người đặt nền móng đầu tiên ở Nha Trang mà còn mở rộng môn phái VoViNam ra các tỉnh lân cận đã thu hút được nhiều người hâm mộ tham gia. Khi tôi bắt đầu mở bước chân khai phá các tỉnh miền Trung, chính thầy Trịnh Ngọc Minh đã có công giúp đỡ tôi rất nhiều. Vì các tỉnh Trung bộ lúc này là nơi xảy ra chiến tranh ác liệt, sự đấu đá trong nội bộ chính quyền càng gay gắt nếu không có thầy Minh tạo điều kiện thì việc phát triển phong trào ở đất này không phải dễ. Hiện giờ, tôi cũng như các anh em võ sư, HLV và các môn sinh ở Nha Trang và các tỉnh lân cận đều luôn ghi nhớ công sức của thầy đối với môn phái VoViNam của chúng ta.

1) Chuyến ra Trung đầu tiên:
Năm 1968 phong trào đã lớn mạnh ở các tỉnh lân cận và nhất là ở thành phố Nha Trang. Thầy Trịnh Ngọc Minh cần người ra tăng cường, vì vậy thầy chưởng môn cử tôi (lúc này mang Hồng đai I cấp) cùng với võ sư Nguyễn Văn Chiếu ra Nha Trang và được thầy Minh bố trí tăng cường cho các tỉnh lân cận. Từ giã thầy chưởng môn, gia đình và bạn bè chúng tôi mở cuộc hành trình khai phá miền Trung, phải thật tình mà nói chúng tôi lên đường với tâm trạng vừa lo âu vừa luyến nhớ. Lo âu vì con đường phía trước còn lạ lẫm và kinh nghiệm đường đời độc lập chưa đầy đủ. Luyến nhớ vì bao năm cùng luyện tập học hành đầy ắp kỷ niệm giờ phải chia tay để làm phận sự của một môn đệ trưởng thành.
Chúng tôi đến Nha Trang vào dịp hè nóng bức, đến với thành phố biển mộng mơ lại được thầy Minh đón tiếp niềm nở, chân thành như những đứa em xa về bên tổ ấm tự nhiên cái không khí nóng bức của mùa hè trở nên dễ chịu hơn. Biết chúng tôi mệt nhọc trên đường xe và không chịu nổi sự thay đổi đột ngột không khí nên thầy cho anh em chúng tôi nghỉ ngơi một tuần lấy lại sức rồi thầy phân công võ sư Chiếu đi Cam Ranh và tôi ra Phú Yên. Thời gian một tuần ở thành phố Nha Trang chúng tôi được chiêm ngưỡng cái đẹp của thành phố biển miền Trung dưới dãi cát dài trắng muốt, hàng dừa xanh đu đưa hoà trong bước chân người nhộn nhịp, bơi lội dưới làn nước xanh trong mát rượi. Khiến chúng tôi nhớ đến thầy nhớ đến bạn trong những ngày luyện tập nhiều hơn, ngồi trên bãi biển mỗi chiều uống những cốc nước giải khát để ôn lại những điều thầy dạy và bàn chuyện tương lai thật là thú vị, rồi ngày chia tay lại đến, thành phố biển Nha Trang cứ chập chờn trong nỗi nhớ để rồi tôi đi.

Võ đường Cao Thắng - Phú Yên: 
Tỉnh lỵ Phú Yên lúc bấy giờ còn nhỏ và nghèo nàn lắm. Các vùng nông thôn thì bị xơ xác do chiến tranh, tỉnh lỵ bị co cụm lại thành vành đai bất an. Dân các vùng quê đổ dồn về ngày càng đông nên chỗ ăn ở rất khó khăn tuy nhiên với tinh thần võ đạo tích cực, HLV Trần Văn Phước (nay là võ sư ở Gò Vấp) cũng thuê mướn một phòng tập nhỏ ở trong hẻm Cao Thắng Phú Yên để làm võ đường. Mặc dù nơi đây quá chật hẹp, không đủ sức chứa và qui cách của một võ đường, phương tiện thiếu thốn nhưng chúng tôi vẫn cố gắng khắc phục. Anh Phước tìm mọi cách để tạo điều kiện cho tôi hoàn thành sứ mệnh của người đi khai phá miền Trung. Tôi xin ghi lại trong tập ký này công lao của anh như một lời tạ ơn đối với người có công đầu gieo hạt mầm cho sự sinh sôi nảy nở sau này của môn phái VoViNam ở tỉnh Phú Yên.

Thời gian ở Phú Yên, tôi được sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Phước, phải công bằng mà nói anh Phước là người tốt có tinh thần tích cực với môn phái nhưng mặt trái anh lại có tánh của Trư Bát Giới. Nhiều lúc xuất hiện chiến tranh đàn bà mà tôi là người đứng giữa để gỡ rối tơ lòng của cuộc hữu đột tả xung với một mớ hỗn độn bình, ly, tách, đĩa tung tóe. Giờ đây mỗi lần vào Sài Gòn chúng tôi gặp nhau, anh Phước vẫn luôn nhắc đến cái chuyện năm xửa năm xưa: Thầy chưởng môn không dạy anh những chiêu quái ác đó mà anh vẫn giải tất thật là bái phục. Hai chúng tôi cùng cư xuất

Theo sự chỉ đạo của thầy Minh tôi ra đây để giúp anh Phước về mặt kỹ thuật và giúp anh ổn định về mặt ổn định, sắp xếp nơi tập luyện vì anh Phước lúc này là một công chức Nhà nước nên thời gian rất hạn chế. Trước mắt tôi phải gấp rút đào tạo một số HLV và biểu diễn, ngoài ra tôi còn phải tìm thuê một phòng tập khác rộng rãi và tiện nghi hơn để đáp ứng nhu cầu học võ của thanh niên. Do đó Phú Yên phong trào ngày càng rầm rộ hơn; với tinh thần môn phái, tôi và anh Phước có những lúc cần phải trao đổi thẳng thắn về tư cách của HLV. Nhiều lần trong quan hệ bừa bãi ảnh hưởng đến tinh thần võ đạo tôi đã góp ý chân tình và anh Phước tiếp thu sửa chữa. Chính vì vậy sau này anh trở thành một võ sư có năng lực. Hiện nay dạy ở Gò Vấp, Sài Gòn.

Bắc tiến về qui thành:
Trên bước đường đi khai phá miền Trung tôi luôn mang theo ý tưởng của thầy Chưởng môn đã dạy ở lớp tập huấn:

- Suy nghĩ việc gì cần phải cẩn thận
- Làm việc cần phải có tinh thần hăng say, tích cực
- Luôn kiểm điểm để rút ra ưu, khuyết điểm nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm.

Nhờ đó tôi đã vận dụng trên bước đường thực hành nhưng trong quá trình không sao tôi tránh khỏi những điểm yếu so với lý thuyết trong các lớp tập huấn và phụ tá mà thầy chưởng môn và các võ sư đàn anh. Tuy nhiên với tinh thần học hỏi chịu khó và cầu tiến tôi đã vượt qua mọi trở ngại để vững vàng trên bước đường xây dựng phong trào của mình.

Thị xã Quy Nhơn nói riêng, tỉnh Bình Định nói chung là nơi có truyền thống võ thuật mạnh nhất nước. Nơi dạy võ dấy binh phất cờ khởi nghĩa của ba anh em nhà Tây Sơn, tất nhiên tôi không khỏi lo lắng khi lần đầu tiên đến với vùng đất võ truyền thống. Nhưng dẫu sao với tinh thần quyết chí, tôi xin ý kiến thầy Minh rời thị xã Tuy Hoà đi trên một chiếc xe Honda, hành trang là một túi xách nhỏ , tôi chạy ra Sông Cầu vượt đèo Cù Mông ngoạn mục tới ngã ba Phú Tài hỏi đường về thị xã Quy Nhơn tìm nhà bà con tá túc đó là đầu tháng 4/1970.

So với Tuy Hoà, Quy Nhơn là một thị xã khá hơn, đến một nơi chưa một lần đặt chân thật khó khăn vô cùng. Rốt cuộc tôi bỏ một thời gian để tìm hiểu tình hình nếp sống sinh hoặt nơi đây và tìm địa điểm mở phòng tập. Trước hết tôi tìm đến Ty thanh niên, giới thiệu sơ lược những nét sinh hoạt của môn phái đồng thời xin Ty thanh niên tạo điều kiện giúp đỡ cho mượn hội trường tại sân vận động Quy Nhơn. Không sao tránh khỏi sự chần chừ, bởi vì hội trường này do nhân dân Triều Tiên đóng góp xây dựng phòng tập Thái Cực Đạo. Trước đây cũng có nhiều võ sư cổ truyền xin dạy nhưng mối quan hệ giữa các môn phái không được tốt đẹp. Sự phân công của Ty thanh niên cũng đúng thôi. Vì hiện các võ sư Hàn Quốc đang mở lớp nếu để tôi vào dạy sợ sự sứt mẻ sẽ xảy ra , nhưng qua trao đổi tôi tin ở bản lĩnh và tư cách của mình và môn phái nên tôi đã khẳng định là không có gì tranh chấp. Các võ sư Hàn Quốc dạy ban ngày, tôi dạy ban đêm, hơn nữa nhân danh một môn phái võ đạo có đường lối chủ trương cương lĩnh đúng đắn, tôi tin chắc rằng không thể có chuyện gì xảy ra không phù hợp với tinh thàn võ đạo. Nếu võ thuật mà không có võ đạo thì học cũng không đem lại lợi ích cho xã hội. Trước sự khẳng định và tin tưởng của tôi , Ty thanh niên hoàn toàn nhất trí và thông báo trên đài phát thanh báo giờ phát đơn và ghi tên khai giảng lớp học vì điều kiện phòng tập rộng rãi, ấm tiếng nên tôi thống nhất với họ nhận mỗi lớp 120 võ sinh. Khi tôi đưa ra số lượng võ sinh lớn so với họ là quá sức tưởng tượng. Bởi vì các võ sư Hàn Quốc dạy mỗi lớp chỉ 50 - 60 võ sinh mà còn lộn xộn, tổ chức còn khó khăn làm cho họ không khỏi ngạc nhiên với yêu cầu của tôi. Thật tình tôi rất yên tâm vì qua nhiều khoá huấn luyện, phụ tá cho thầy chưởng môn mở lớp đông người đã thành quen thuộc rồi. Dù có nghi ngờ, nhưng Bình Định là đất có truyền thống võ thuật khi nghe đài thông báo là thanh thiếu niên, học sinh kéo tới đăng ký quá đông dẫn đến sự xô lấn, chen chúc làm phiền hà không ít cho Ty thanh niên.

Buổi khai giảng đầu tiên , Ty thanh niên cử người xuống quan sát. Tôi đứng trên bục cao, ở phía dưới có 2 phụ tá sơ cấp ( Tâm và Cường ). Tôi dõng dạc điều khiển, áp dụng theo kỷ luật kỹ thuật quân sự đối với võ sinh. Mỗi động tác tôi lặp đi lặp lại nhiều lần khi nào cả lớp thuần thục tôi mới chuyển qua động tác khác. Mỗi khi có võ sinh lộn xộn, tôi dừng lớp học gọi đích danh võ sinh đó lên chấn chỉnh ngay và áp dụng biện pháp phạt nghiêm túc để làm gương. Ty thanh niên thấy vậy càng thêm tin tưởng nên họ tăng thêm 30 võ sinh cho mỗi lớp. Thế là mỗi khi tập, hội trường chật kín rất khí thế.

Có khắc có tương - tương khắc sinh hoà.
Khi mở ở Quy Nhơn thành công, nhìn lại kết quả mĩ mãn, tôi mới rút ra được kinh nghiệm ở đời rằng: - Không có việc gì khó mà không làm được. Muốn làm được việc gì, dù lớn hay nhỏ cần phải có chí, có tài, có kinh nghiệm thực tế và có cả cái may, rủi, duyên phước. Nhưng cái may không tự dưng có được mà cần phải rèn luyện đức tính kiên nhẫn của mình hàng ngày. Sự chân thật từ cử chỉ, hành động, đến tư cách tác phong là cần thiết cho mọi thành đạt.

Nói đến môn phái phải thấm nhuần tinh thần võ đạo, nói đến tâm linh phải lấy đức làm gốc, còn nói về xã hội thì lấy nhân nghĩa làm nhân tức lẽ phải vậy.

Nếu ta rèn luyện được nhuần nhuyễn những đức tính đó thì không những nó hỗ trợ ta vững tin trên con đường sự nghiệp mà còn giúp cho người khác hiểu được, tin tưởng mình hơn để có mối liên kết giúp đỡ trên bước đường hoạt động. Thực tình, khi nhận sự phân công về Quy Nhơn, tiền khô cháy túi. Riêng về nội lực rất mỏng chắc chắn sẽ khó khăn trong cuộc hành trình. Song xét cho cùng, khi liên hệ với Ty thanh niên Bình Định, ngoài tôi ra thì duy nhất chỉ có môn sinh sơ đẳng III cấp Hoàng Tố Tâm, trước học ở Sài Gòn tìm tới giúp việc. Chính Tâm cũng là người duy nhất cộng sự chịu đựng mọi vất vả thiếu thốn như tôi. Tôi không hết lời khuyên răn để Tâm yên tâm chịu đựng để sự thành công từ mồ hôi công sức của chính mình. Về mặt tinh thần tất nhiên sau cơn bỉ cực tới ngày thới lai. Tâm vì võ đạo quên đi mọi việc n,
Sau một tuần - chúng tôi thu lệ phí. Mọi việc tiến triển tốt hơn nhiều. Mọi vất vả qua đi. Thế là việc mở lớp và thu lệ phí ở lớp thứ hai tiến triển tốt.

Luật âm dương bù trừ. Vạn vật chuyển hoá theo lẽ tự nhiên. Tương ắt có khắc. Tương khắc sinh hoà. Con người gặp dở sẽ hay. Rủi có may ắt là tạo hoá đã định sẵn. Trong lúc công việc của tôi phát triển theo chiều thuận lợi thì không may bị bắt lính. Theo tôi nghĩ, phải chăng nghiệp võ đã đến kỳ chấm hết. Song vào thời làm phụ tá cho thầy chưởng môn huấn luyện ở Tổng Nha cảnh sát Sài Gòn, tôi lại được chuyên ngành cấp cho một tấm thẻ lưu hành - Thẻ tạm miễn dịch nghĩa vụ. Lại nghiệt thay, giấy ấy giờ hết thời hạn. Ôi thôi! Mọi việc dở dang! Các lớp phải giao lại cho Hoàng Tố Tâm. Nhưng Hoàng Tố Tâm là một HLV chưa đủ tư cách pháp nhân vả lại chưa hội đủ năng lực và uy tín để đảm trách việc đại sự. Rốt cuộc, Hoàng Tố Tâm đành báo lại cho thầy Chưởng môn và võ sư Trịnh Ngọc Minh quyết định. Trước tình thế tiến - thoái lưỡng nan, trước uy tín của môn phái Việt võ đạo, thầy chưởng môn và võ sư Trịnh Ngọc Minh phải đích thân ra Quy Nhơn, điều võ sư Nguyễn Văn Chiếu từ Cam Ranh bổ sung tại Quy Nhơn. Võ sư Chiếu vì môn phái ra Quy Nhơn để tiếp nối sự nghiệp. Chính vì sự đáp ứng kịp thời, tại Bình Định chẳng những phong trào không bị ngưng trệ mà càng tỏ rõ sức mạnh liên kết của môn phái hơn.

Riêng bản thân tôi, sau khi vào lính được 3 tháng, tôi lo chạy chọt giấy tờ để được công nhận giải ngũ. Chính thời điểm này, tên Trần Tấn Vũ chính thức theo suốt quãng đời còn lại của tôi. Khi về Sài Gòn nghỉ ngơi 3 tháng để làm tiếp cuộc hành trình khai phá miền Trung. Do điều kiện có khắc có tương tôi lại mở cuộc hành hương về xứ Ngũ Hành sớm hơn dự định, và nơi đây uy tín của tôi được hình thành cho đến ngàkhắc c“khắc”

Đà Nẵng - đà phóng cho các vùng lân cận:
Năm 1970 - 1971 , các tỉnh Nam Trung Bộ đến miền Tây Nam bộ, môn phái VoViNam đều phát triển nhanh chóng. Võ sư Nguyễn Văn Nhàn không những đặt nền móng vững chắc cho các tỉnh miền Tây (vùng 4) Nam bộ, mà còn phát triển đều và rộng khắp ở các quận, huyện, nông thôn. Võ sư Trịnh Ngọc Minh không những xây dựng phong trào lớn mạnh ở Nha Trang và các tỉnh lân cận (vùng 2) mà còn triển khai huấn luyện cho lực lượng Không quân, Hải quân, sĩ quan và hạ sĩ quan ở khu trung tâm huấn luyện Đồng Đế, Đà Lạt. Thật thú vị, chính nơi thành đô, chẳng những lực lượng quân đội, cảnh sát cần đến lại còn các trường học cũng là trung tâm thu hút nhu cầu phát triển môn phái VoViNam. Đáng kể nhất là Bộ Phát Triển Nông Thôn dấy lên phong trào tập huấn mở rộng để phát huy thế mạnh cho môn phái VoViNam chúng ta.

Ơû tỉnh Bình Dương , võ sư Ngô Kim Truyền có cơ ngơi phát huy thế mạnh. Ơ Hậu Nghĩa có võ sư Trần Văn Mỹ mở rộng phong trào. Ơ Vũng Tàu có võ sư Nguyễn Điện rầm rộ dấy lên, ở Long An, Tây Ninh đều có các võ sư, huấn luyện viên phụ trách. Nói chung, đâu đâu người dân Việt Nam đều hướng về môn phái Việt Võ Đạo. Có chăng đây là điềm lành cho sự cực thịnh môn phái võ thuật Việt Nam.

Riêng ở Đà Nẵng và các tỉnh lân cận từ Quảng Ngãi trở ra (vùng I) thì chưa hình thành được phòng tập nào. Mùa hè năm 1968, thầy chưởng môn cử võ sư Trần Ngọc Trình ra đặt cơ sở ban đầu, nhưng cũng chỉ được vài tháng, rốt cùng cũng chịu thất bại vì ở nơi này, các võ sư cổ truyền đang chiếm ngữ, cạnh tranh ráo riết. Điều đó cũng đúng thôi, trong lúc này với danh nghĩa Liên đoàn quyền thuật Quân khu I lại chính do đại tá Nguyễn Bính Thuần nắm giữ chức chủ tịch đố có ai tranh giành! Ngoài ra, một số diễn biến tranh giành quyền lực giữa các đảng phái cũng xảy ra sâu sắc, gây áp lực xâu xé, dẫn đến sự thất bại của võ sư Trần Ngọc Trình là lẽ đương nhiên. Chính nắm được thực tế của miền đất đầy lửa đạn và cam go ấy, thầy chưởng môn đồng ý võ sư Trình tạm dừng hoạt động. Và lẽ tất nhiên, Đà Nẵng thành vùng đất trắng, không một phòng tập nào của VoViNam có điểm dừng chân.

Tôi rời Quy Nhơn về Sài Gòn nghỉ 4 tháng rồi ra Đà Nẵng . Lúc đó là đầu năm 1971. Trước khi đi, thầy chưởng môn giúp đỡ khích lệ cả tinh thần lẫn tiền bạc. Trong tình hình đầy khó khăn, thử thách của miền đất mới này, các võ sư đàn anh rất quan tâm trong đó có võ sư Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ là người có kiến thức xã hội hơn các võ sư đàn anh khác. Tôi cũng thừa hiểu rằng chuyến đi Đà Nẵng lần này của tôi sẽ gặp khó khăn nhiều so với võ sư Trình về mọi mặt. Nhất là việc đối phó với các thành phần mà trước đây đã có thành kiến với võ sư Trình nói riêng và với môn phái của ta nói chung. Tuy nhiên, với sự động viên của thầy chưởng môn và các võ sư đàn anh khác, tôi tin có khắc có tương, tương khắc sẽ sinh hoà vì võ đạo VoViNam trong sáng và lành mạnh. Dẫu sao niềm tin vững vàng giúp tôi yên tâm hơn. Có nhiều người khuyên tôi chớ nên chủ quan. Họ cho rằng dù có kinh nghiệm cho mấy nhưng không tài nào giải nổi những cú đánh rình, đánh lén. Tôi nghĩ, không phải tôi là người tài giỏi hơn người nhưng kinh nghiệm cho tôi tự tin hơn. Tôi nghĩ, trước nhất là cái trí, nhì là cái thuật, ba là cái sức. Trí phải sáng suốt nhận định , phán đoán, mắt phải quan sát đề phòng chính xác. Mỗi khi bị mâu thuẫn, hiềm khích hay tới nơi đông, lạ, các anh phải biết nhìn trước ngó sau, quan sát địa thế trước khi ngồi và ngồi đúng vị trí cho lưng quay vào tường để phòng bị đánh lén. Đêm phải coi chừng bóng tối và cách xa những người phía sau. Nhìn từng nét mặt cử chỉ mỗi người để ngầm phân biệt đối phương. Là người biết phòng xa lo rộng tuyệt nhiên không để rượu làm mất trí. Cử chỉ phải dung hoà , hành động không thái quá. Trong quan hệ đối xử ăn uống rượu chè phải dè chừng. Có những tiệc rượu uống nhiều, nhưng có tiệc không thể uống nhiều, bởi lẽ những kẻ có ý đồ đánh lén thực ra chỉ là những kẻ nhút nhát, hèn sợ thì tất nhiên họ không thể làm gì ra trò, nhất là đối với mình đã có đề phòng trước. Cũng như những người có ác ý muốn đối diện hại ta mà còn cầm cây, gậy, dao, búa, thì chứng tỏ tài nghệ võ thuật của chúng chẳng ra gì mà trí thuật của ta không xử lý được ắt khách quan mà nói thì võ thuật của ta cũng chưa đến đâu. Khi kẻ đối mặt với ta cầm trên tay cây hoặc mã tấu đa số là cầm 2 tay, muốn đánh chém họ phải dơ lên cao chém xuống, như vậy hung khí khi đánh vào ta sẽ theo đường vòng trong khi ta nhập vào đỡ là đi theo đường thẳng. Trọng lực sẽ tập trung vào đầu cây nên khi ta nhập sát vào thì thị lực giảm nhẹ rất nhiều.

Hồi còn ở Sài Gòn thời gian mới học sơ đẳng, với tính bức xúc tôi đã từng can thiệp giúp đỡ cho bạn bè bị ức chế đánh bằng cây gậy. Mặc dù lúc bấy giờ tôi chưa học được nhiều thế cận chiến nhưng theo bản năng phản xạ nhanh nhẹn nên đã linh hoạt áp chiến để đánh, đỡ hoặc giơ 2 tay lên cao như nóc nhà để cho cây rơi trượt hai bên tránh né đầu. Nhiều lúc vì lực đánh quá mạnh, tôi phải gồng cho cây văng ra hoặc có lúc lòn đánh như đòn đấm lao qua trái là tay ra đòn chân tiếp theo . Những lần va chạm như vậy, tôi thấy họ đánh chậm và mất bình tĩnh chớ không như tập ở võ đường.

Con người không những có sức mạnh tập luyện về kỹ thuật mà còn có sức mạnh về tinh thần. Nhất là sự công bằng, lẽ phải bị xúc phạm quá mức thì sức mạnh tinh thần tự nhiên bộc phát. Nhờ ý nghĩa này mà tôi đã vượt qua những lúc bọn chúng vây tôi nhiều lần ở đường Trương Tấn Bửu, quận 3, Sài Gòn.

Tuy có nhiều lo lắng, vì không ai có thể ngờ rằng mình sẽ chiến thắng tất cả, nhưng với tinh thần võ đạo tôi quyết định phải đi và thực hiện cho bằng được kỳ vọng của mình. Tôi đi Đà Nẵng lần này có HLV Hiệp - đai vàng cấp II đi theo. Nhưng ra đến Đà Nẵng, cuộc sống bước đầu gặp nhiều khó khăn nên Hiệp bỏ về. Khi đi, tôi có ghé thăm Ty thanh niên Quảng Ngãi với dự định nếu mở ở Đà Nẵng trở ngại thì quay về Quảng Ngãi mở trước rồi sau đó mới trở lại Đà Nẵng. Liên hệ xong với Ty thanh niên Quảng Ngãi, tôi lên đường ra Đà Nẵng, hỏi thăm nhà người quen ở tạm. Thời gian quá gấp rút vì kinh phí mang theo không có bao nhiêu nhưng tôi cũng chấp nhận mất 20 ngày để thăm viếng, xã giao và nghiên cứu địa thế, xem xét tình hình nơi đây. Ty thanh niên Đà Nẵng nhất trí cho tôi thuê phòng tập tại sân vận động Chi Lăng - Đà Nẵng.

Một cuộc tranh giành phòng tập:
Liên đoàn quyền thuật quân khu I do đại tá Nguyễn Bính Thuần làm chủ tịch. Đương thời đại tá Thuần đang làm việc tại Quân đoàn I nên có nhiều uy tín. Do vậy, có vài võ sư lợi dụng cá nhân lấn át quyền hạn lẫn nhau dẫn đến tình trạng bất hoà, thiếu đoàn kết. Trước đây họ đã từng thuê phòng tập này nhưng do mối bất hoà không tổ chức thành công và đem lại lợi ích chung nên Ty thanh niên thu hồi sân tập. Tôi ra thuê được phòng tập này thì họ đâm ra cay cú tôi với ông Trưởng Ty thanh niên, cuộc đấu tranh giành phòng tập lại xảy ra kịch liệt. Họ đánh giấy triệu tập các võ sinh (giấy do đại tá Thuần ký) tới phòng tập sinh hoạt trở lại. Tình hình phức tạp, căng thẳng nhưng với sự quyết tâm tôi không nhượng bộ. Tôi khẳng định mình là người lính ra trận chỉ có tiến nhất định không lùi, nhưng tiến phải có chiến lược mới mong thắng lợi. Lúc này tôi khai giảng lớp đầu tiên được 50 võ sinh, có HLV Trần Văn Dinh phụ tá do tổ chức nghiêm túc nên các võ sinh cổ truyền áo đen của võ đường Lam Sơn do võ sư Vĩnh dạy thấy vậy tự kéo tới với ý đồ không tốt nhưng đành rút lui vì không có người chỉ huy.

Qua bao lần đi khai phá đất miền Trung giúp tôi dày dạn thêm nhiều kinh nghiệm. Tôi biết võ sư Vĩnh thực chất chỉ có hình thức lợi dụng chứ tài nghệ chẳng lấy gì siêu sao lắm, còn tiếng là Liên đoàn quyền thuật quân khu I to lớn thế nhưng thực chức bên trong cũng chỉ là một tổ chức ô hợp, nội bộ lủng củng. Đại tá Thuần là chủ tịch chỉ trên danh nghĩa chứ không trực tiếp làm việc này, còn các võ sư chân chính thì họ đã có chỗ sinh hoạt riêng và họ cũng không muốn va chạm với nhau khi danh dự, quyền lợi không bị xúc phạm. Riêng vài cá nhân võ sư với tư cách không ra gì xúi giục cho võ đường Lam Sơn do võ sư Vĩnh đảm trách đứng ra tranh giành (võ sư Vĩnh là người có thành kiến với võ sư Trình trước đây). Sự thực tranh giành chỉ thông qua xúi giục cho các võ sinh đem giấy tới dán, quấy phá (kể cả nhờ lính) chứ võ sư Vĩnh không dám trực tiếp đối mặt với tôi. Mỗi lần chúng kéo đến thấy tôi tổ chức lớp học đông người và nghiêm túc (bên cạnh tôi còn có HLV Trần Văn Dinh là quân cảnh) nên chúng không dám làm gì to chuyện. Rốt cuộc chúng chỉ còn cách treo 6 viên đạn và lá thư tại sân vận động để đe dọa, dù với tình huống nào xãy ra vẫn không làm sụt chí chúng tôi. Môn phái ngày càng được phát triển và mở rộng trên đất này, mùa xuân năm 1972, tôi phát huy thế mạnh mở thêm một phòng tập tại An Hải thuộc quận 3 Đà Nẵng cử HLV Trần Văn Dinh phụ trách để tạo nguồn mở rộng ra các tỉnh lân cận, tôi gấp rút mở lơp đào tạo một số HLV căn bản nhằm biểu diễn và đưa đi các tỉnh. Công việc đang có chiều hướng phát triển mạnh thì chiến cuộc bùng nổ (mùa hè đỏ lửa Quảng Trị) làm ảnh hưởng một thời gian vì dân Huế, Quảng Trị di tản vào Đà Nẵng là một đơn vị tham gia tích cực nhất.

VoViNam là một môn phái võ đạo chân chính nên luôn lấy chữ tâm làm trọng, lấy chữ tín làm đầu, lấy chữ nghĩa làm nguồn. Vì vậy rất chú trọng đến công tác xã hội nhất là hiến ích cho đời. Nhớ lại trong chiến dịch mùa xuân 1968 chiến sự bùng nổ ở Sài Gòn môn phái đứng ra kêu gọi môn sinh làm công tác xã hội do thầy Phong chỉ huy. Tôi là một thành viên tích cực trong việc này, thầy Trần Huy Phong phân công tôi chỉ huy điều hành một đội phục vụ và phân phát thức ăn cho dân tỵ nạn tại trường học Minh khi đi tôi gửi trong phòng tập võ đường Hoa Lư. Thấy tôi buồn thầy chưởng môn giúp cho tôi số tiền mua lại chiếc xe Honda 67 khác. Suốt đời, tôi không chỉ nhớ ơn thầy không chỉ trên con đường võ thuật mà còn chăm lo cho các môn sinh của mình lúc khó khăn ngặt nghèo. Giờ đây chiếc Honda đó quá cũ kỹ nhưng tôi vẫn luôn giữ nó mãi để kỷ niệm và nhớ ơn thầy.

Cuối mùa xuân năm 1973, thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh Tham mưu trưởng tư lệnh Sư đoàn 3BB mời huấn luyện những khóa cận chiến cấp tốc cho quân đội tại Bộ tư lệnh tại căn cứ ở Hoà Khánh Đà Nẵng vì Tướng Hinh hiểu rằng: Ơû ngoài trận chiến mặc dù có vũ khí tối tân hiện đại nhưng cũng cần có bàn tay nhanh nhẹn, một sức lực bền bỉ, dẻo dai, một tinh thần bình tĩnh gan dạ. Muốn vậy phải đưa võ thuật vào huấn luyện cho quân đội để dành ưu thế ngoài chiến trường, và việc này đã thực hiện tốt.

Trong phòng tập ở Đà Nẵng có đủ mọi thành phần trong xã hội tham gia. Nhiều võ sinh quyết tâm luyện tập đạt tới trình độ đai vàng nhưng tới tuổi quân dịch phải đi lính, nhờ vậy mà nhiều em vượt hiểm nguy ngoài trận chiến. Thực chất võ thuật giúp cho nhiều võ sinh thoát nạn chẳng hạn như em Lê Văn Phương đạt đến đai vàng I cấp, khi va chạm với bọn bất hảo. Khi giao đấu không lại chúng sử dụng mã tấu để chém nhằm hạ thủ đối phương. Nhưng với nghề trong tay, Phương lòn tránh bắt khoá theo thế mã tấu số 1. Điều này chứng tỏ người có võ phải thật bình tĩnh, xử lý mưu trí là một thế để vào đời.

Cuối năm 1973, tôi tiếp tục mở một phòng tập ở Quảng Ngãi và nhận dạy tại các trường Quảng Ngãi như Nghĩa Thục, Sơn Tịnh, Bình Sơn đưa HLV Nguyễn Lâm vào phụ trách. Phòng tập ở Quảng Tín (Tam kỳ) do HLV Trần Văn Ký phụ trách. Ở Hội An Quảng Nam do HLV Võ Bá Dần phụ trách. Tại Huế có hai phòng tập do HLV Phan Minh Thanh phụ trách. Đồng thời phong trào rầm rộ nhất là những lớp tập cho các cán bộ xây dựng nông thôn ở các địa phương và các chủng viện, các Linh mục, thầy xứ đều theo học. Phải nói rằng đến năm 1974 phong trào đã đều khắp ở các tỉnh miền Trung.

Tháng 4 năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng các môn phái tạm dừng sinh hoạt. Đầu năm 1976, tôi chọn Kontum làm miền đất hứa để vui với cảnh săn bắn thú rừng và mở những cuộc phiêu lưu tìm trầm hương nơi thâm sâu rừng núi.

SINH HOẠT MÔN PHÁI TRỞ LẠI

Trước năm 1990 ở TPHCM cũng như địa phương các tỉnh sinh hoạt bộ môn còn hạn chế. Sau năm 1990 được Nhà nước cho phép môn phái sinh hoạt trở lại. Trong đó có võ đường VOVINAM Việt Võ Đạo Kontum mở vào tháng 9 năm 1991. Chương trình bộc phát ở Kontum cũng như nhiều nơi khác thiếu huấn luyện viên. Tôi cố gắng đào tạo gấp một số huấn luyện viên cũ và mới để đưa xuống Gialai gồm có:

Nguyễn Lâu, Nguyễn Văn Đình, Phan Đức Thắng. Nguyễn Lâu là môn sinh cũ trước năm 1975 mà cũng là người tích cực năng động nhất và đang dạy thể dục thể thao tại trường cao đẳng sư phạm Gialai. Nguyễn Lâu mở lớp võ dạy trong này rất tốt cho bộ môn trong tương lai. Vì các giáo viên ra trường sẽ về các địa phương công tác và mở thêm lớp võ dạy trong này rất thuận tiện, để xây dựng phong trào nên tôi cố gắng đầu tư công sức cho Nguyễn Lâu đào tạo căn bản cho những lớp võ này. Không ngờ mới dạy được 6 tháng thì Nguyễn Lâu bị tử thương vì tai nạn giao thông, coi như kế hoạch của tôi không thành. Từ đó phát triển bộ môn ở Gialai bị chậm lại mặc dù sau này có tăng cường võ sư trợ huấn Nguyễn Đắc Trình nhưng Trình ở cách thị xã Pleiku 40 cây số chỉ sinh hoạt ở Chưprông chứ không thuận tiện ở Pleiku. Hiện ở Gialai có 3 điểm tập: Huyện An Khê, Huyện Chưprông, và thị xã Pleiku.

Kontum là một tỉnh nghèo nhất trong nước mức độ xây dựng và phát triển rất chậm. Cuộc sống cộng đồng nhân dân nói chung, cá nhân gia đình tôi nói riêng còn gặp nhiều khó khăn về mặt kinh tế. Tuy nhiên đã là một võ sư nội đồ của môn phái sống sống cũng như kiếp con tằm nhả tơ, tôi đã cố gắng xây tạm một phòng tập ở 130 Trần Phú Kontum. Lâu nay sống về nghề võ ít có ai giàu về vật chất, nhưng rất giàu về tinh thần, mặc dù cuộc sống đạm bạc nhưng nhiều lúc cũng quá khó khăn thiếu thốn tôi phải bương chải vào rừng để kiếm thêm thu nhập làm cho phát triển bộ môn ở Kontum bị chậm lại.

Thời gian sinh hoạt trở lại, thường mỗi năm ngày tưởng niệm cố võ sư Sáng Tổ hoặc những kỳ tổ chức tranh giải vô địch toàn quốc hay những kỳ hội họp chuyên môn, tôi vào thành phố tham dự và xem xét kỹ thuật chuyên môn cũng như sự chuyển biến phát triển môn phái và thăm viếng quí thầy, thăm viếng các đồng môn thân hữu.

Về chuyên môn tôi thấy võ sư Nguyễn Văn Chiếu võ sư Nguyễn Văn Sen là người có trình độ kiến thức về võ thuật cũng như kỹ thuật chuyên môn và tiến bộ về mọi mặt, võ sư Nguyễn Văn Chiếu không những có trình độ chuyên môn mà còn có năng khiếu về tổ chức. Là người có công lao đóng góp phát triển bộ môn rộng rãi từ trong nước cũng như hải ngoại (vùng Châu Âu).
Mỗi lần xem tranh giải hội diễn tôi thấy kỹ thuật tốc tộ và kỹ thuật ra đòn có phần tiến bộ. Tuy nhiên, nhiều đòn thế đánh rất hay nhưng hơi pha trò tếu, diễn với động tác giả nhiều thành thử làm giảm đi giá trị kỹ thuật của thế võ. Những năm gần đây những trò hài hước đó được giảm dần, luật đối kháng cũng được bổ sung để ổn định.

Mỗi lần về TPHCM tôi thường tới thăm các thầy chưởng môn trước, rồi mới đến các thầy. Hồi thầy Trần Huy Phong còn sống, mỗi lần đến thăm thầy, thầy niềm nở hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống gia đình cũng như sinh hoạt bộ môn, thầy an ủi khích lệ tôi. Tôi thấy thầy là người có tài, có đức luôn luôn giúp đỡ mọi người, hồi thầy còn khỏe mạnh các đoàn vào tành phố tranh giải gặp thiếu hụt được thầy quan tâm giúp đỡ.

Tháng 4 năm 1997 tôi váo thăm, lúc bệnh thầy trầm trọng, sức khỏe thầy cũng yếu dần nhưng tâm hồn thầy rất minh mẫn. Cũng như thường lệ thầy thăm hỏi đủ điều và thầy kể vừa thầy qua thăm thầy chưởng môn nhưng đi lên cầu thang phải nghỉ 2 lần. Tôi nói với thầy: em vào lúc này thầy chưởng môn vui vẻ không nhắc đến thầy nữa. Thầy hỏi lại 2 lần có đúng như vậy không? Và thầy vui vẻ cởi mở, tôi tưởng chừng như thầy đã hết bệnh hẳn. Trước khi ra về thầy nhìn tôi với cặp mắt trìu mến, đó là lần cuối, cũng là linh cảm thầy sắp từ giả cõi đời để lại cho tôi bao nỗi mến thương.

Tôi còn nhớ lúc bà cụ của thầy chưởng môn sắp lâm chung, cụ bỏ ăn 3 ngày, không nói được nhưng cặp mắt cụ còn tỉnh táo. Thời gian đó tôi được may mắn gần gũi cụ, cụ luôn luôn nhìn tôi với cặp mắt trìu mến, cụ muốn nói với tôi điều gì? Nhưng nói không được. Bình thường cụ là người trong gia đình ít nói nhưng cụ rất thương tôi làm cho tôi khó quên được gương mặt triều mến hiền từ của cụ. Cũng như tôi khó quên được hình ảnh của thầy Trần Huy Phong…

4-4 (âm lịch) ngày tưởng niệm cố võ sư Sáng Tổ năm 2001, được sự đồng ý của chưởng môn cũng như sự mong muốn của các võ sư trong nước và hải ngoại. Di ảnh của cố võ sư Trần Huy Phong được thỉnh về tổ đường; giờ đây mỗi năm đến ngày tưởng niệm, các môn đồ về tựu với lòng thành kính đốt nén nhang dâng lên bàn thờ Sáng Tổ, trên đó có chân dung của cố võ sư Trần Huy Phong và quý vị võ sư tiền bối.

20 tháng 8 năm 2001, tôi đi dự lớp tập huấn của môn phái tổ chức tại hội trường Quân khu 7 thuộc Quận Tân Bình thành phố HCM. Nhân dịp này tôi ghé qua võ đạo Quán Thanh Đa, nơi đây bây giờ khác hẳn, ngôi mộ thủy tạ xinh đẹp của ông bà cụ thầy Trần Huy Phong mà thầy đã bỏ nhiều công sức xây dựng ở trong khuôn viên này không còn nữa mà đã bới lên di dời đi nơi khác. Coi như mồ yên mả lặng nơi yên nghỉ ngàn thu của ông bà cụ không còn nằm đây nữa; mà bên trong khuôn viên đã xuất hiện những ngôi nhà cao cửa rộng, kín cổng cao tường của người chủ lạ. Tôi đã từng đi từ làng quê đến tỉnh thành trên các nẻo đường đất nước. Tôi thấy nhiều gia đình họ nghèo khó nhưng họ chắt chiu, tích cóp, dành dụm từng đồng để xây dựng cho ông bà những ngôi mộ xinh đẹp, khắc lên bia những lời tôn kính hiếu đạo, hay những gia đình giàu có hoặc những người ở hải ngoại về, họ bỏ ra vài ba trăm triệu để xây lên những ngôi mộ khang trang để tôn vinh dòng họ (những ngôi mộ này đa số ở Huế) đó cũng là văn hoá truyền thống độc đáo của người Á Đông. Còn đây tôi thấy ngược lại? Làm cho tôi đứng lặng người trầm ngâm suy nghĩ, rồi tâm hồn tôi hòa nhập với những bước đi chậm rãi nặng nề.

Đi vào võ đạo Quán nơi đây cũng không còn gì nữa mà đã gỡ phá san bằng biến khu vực này thành nơi kinh doanh Café ban đêm. Coi như bao công trình xây dựng của thầy Phong giờ đã biến mất. Bàn thờ của thầy Trần Huy Phong đã dọn vào một căn phòng nhỏ gần đó. Cảnh vật đã u mờ, đốt nén nhang dâng lên mà lòng tôi nghẹn ngào, than thầm: Thầy ôi! Sự nghiệp thầy đâu, bà con thầy đâu? Mà để bàn thờ thầy khói hương lạnh, đưa di ảnh của thầy qua Tổ đường không có nghĩa là bán cái hết, mà phải có bàn thờ gia tộc trang nghiêm. Em đau lòng lắm thầy ơi! Em sợ một ngày kia bát hương nơi đây không còn nữa mà biến chỗ này thành một cái bàn Café để thu thêm lợi nhuận.

Mang một nỗi buồn âm thầm lặng lẽ ra về, thường đêm khắc khoải suy nghĩ …Tôi tìm tới võ sư Ngô Kim Truyền, võ sư Vũ Kim Trọng và một số anh em thân hữu đều chung lo nỗi lòng suy nghĩ như tôi. Vậy mong các đồng môn hãy chia sẻ những dòng suy nghĩ này với cùng chúng tôi, và tôi kính mong quí thầy, quí đồng môn những chuyện hiểu lầm hay lỗi lầm gì đã qua đừng nhắc đến nữa. Coi như đấy là một giai đoạn thăng trầm của môn phái; Giờ hòa hợp chung lo phát triển bộ môn. Nhưng cũng coi chừng kỷ cương môn phái cũng như tinh thần võ đạo bị xuống cấp.

Tôi viết đến đây tạm ngừng để chuẩn bị ngày mai 12/11/2001 dẫn đoàn vận động viên đầu tiên đi tranh giải ở Cần thơ.

Kỉ niệm, Kontum ngày 11 tháng 11 năm 2001
Võ sư Trần Tấn Vũ
130 Trần Phú Kontum. ĐT: 060.825128 

 

 


 

..