KÝ SỰ
Võ sư Trần Tấn Vũ


Không hiểu ma lực nào đã khiến tôi rời thành phố Đà Nẵng đông đúc, nhộn nhịp để tìm về với những cánh rừng nguyên thủy vùng cực Bắc Tây Nguyên, nơi mà với tôi tất cả còn đang xa lạ và bí ẩn. Có lẽ chính cái hoang sơ đến rợn ngợp, bí ẩn đến thiêng liên kia đã cuốn hút tôi, đã khơi dậy khát vọng của tôi là muốn tìm hiểu, khám phá bao điều kỳ diệu của thiên nhiên, muốn tìm một nguồn sinh lực mới và quên đi bao nỗi ưu phiền của cuộc sống.

Nói đến Kon Tum, người ta nghĩ ngay đến rừng núi với bao loài thú vật, đến đồng bào các dân tộc với phong tục tập quán của họ, đến những trang sử thi còn vang vọng tiếng cồng chiêng...Tuy nhiên, để hiểu và sống được trên mảnh đất đầy huyền thoại này không phải là điều dễ dàng. Trước khi " nhập cuộc" tôi có tham khảo các tài liệu đi rừng và sống trong rừng của nhiều người có kinh nghiệm, song thực tế phức tạp hơn nhiều với muôn vàng bất trắc không lường trước được. Hơn mười năm sống trong những cánh rừng, tôi đã đi qua nhiều làng bản, tham gia nhiều cuộc săn bắn, nhiều chuyến đi gian khổ để đi tìm trầm hương. Chính thực tế va chạm này đã giúp cho tôi có được một vốn kiến thức về rừng cũng như những kinh nghiệm quý giá khi sống trong rừng mà không có sách vở nào cung cấp tốt hơn.

KONPLONG NĂM 1976

Konplong là một trong 5 huyện của tỉnh Kon Tum. Cuộc hành trình 10 năm về trước của tôi bắt đu từ những cánh rừng Konplong. Thực tế đã dạy cho tôi bài học đầu tiên là phải tìm hiểu phong tục, tập quán của đồng bào địa phương. Từ đó mới có thể hòa nhập vào cuộc sống của họ bởi vì chính họ sẽ là những người bạn đường tin cậy nhất trong các cuộc phiêu lưu. Konplong nói riêng và cả Kon Tum nói chung có nhiều thành phần dân tộc sinh sống. Tại các làng xa thị xã, thị trấn thì hầu hết là đồng bào các dân tộc thiểu số: Xê đăng, Bana, Jarai, Hre.... Dân tộc Xê Đăng chiếm nhiều nhất. Đồng bào ở đây rất hiếu khách, thật thà nhưng nóng nảy và tự ái cao. Khách quen đến nhà họ đem rượu cần ra mời, thông lệ thì khách uống trước, sau đó chủ nhà mời cơm. Dù có thiếu thốn, cực khổ, họ vẫn thể hiện vai trò một chủ nhà hiếu khách hoàn hảo nhất. Đồng bào sống chủ yếu vào nướng rẫy và săn bắn. Du canh du cư là tình trạng phổ biến. Họ quen với những nếp sinh hoạt theo kiểu bộ lạc hoang sơ. Cách tổ chức cuộc sống của dân tộc Bana, Xê đăng có tiến bộ hơn. Họ làm lúa nước và đúc các dụng cụ lao động, binh khí. Vũ khí đồng bào thường hay sử dụng là ná (nỏ), dao, mác... Ngoài rừng thì cái bẫy và thò. Ná là món vũ khí khong thể thiếu của đồng bào khi đi rừng ( nếu không có súng). Họ là những tay thiện xạ khi dùng ná. Trước năm 1945, nhiều làng đã biết sử dụng lăng khiên và dao để đánh cận chiến. Cách thức này xuất phát từ những đợt đi xâm lấn, chiếm của cải, bắt nô lệ. .. của một số bộ lạc hùng mạnh hiếu chiến. Một số làng có người biết sử dụng nhiều loại độc dược pha chế từ các cây thuốc trên rừng để hại người đa số là dân tộc Hre. Truyền thống văn hóa các dân tộc chủ yếu là những lễ hội: lễ mừng nhà mới, mừng lúa mới, lễ cưới hỏi, lễ đưa tang..... lễ đâm trâu là một lễ hội đặc sắc nhất, nó thể hiện tập trung bản sắc dân tộc độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên. Lễ hội đâm trâu tổ chức vào mùa ăn tết của họ, tức là bắt đầu từ khoảng tháng 2 dương lịch. Lễ hội kéo dài liên miên trong nhiều ngày. Họ đốt lửa, hóa trang, đánh cồng chiêng, vui đùa, nhảy múa... con trâu bị cột vào một thân cây to giữa đất trống. Trước khi đâm già làng làm lễ xin phép thần linh. Sau đó mọi người nhảy múa, la hét chung quanh con trâu. Hãnh diện nhất là người đâm nhát đầu tiên. Mỗi nhất đâm vào con trâu đều nhận được sự cổ vũ vang dội của dân làng. Con trâu chạy vòng quanh cây cột cho đến khi con trâu chạy vòng quanh cây cột cho đến khi máu ra thành vũng mới ngã chết. Các điệu múa của họ như là sự tái hiện quá khứ tổ tiên đã từng sống, đó là những hành động khi đối đầu với địch, khi sân mới, khi lao động. Những cuộc vay bắt, vờn nhau, những thế đâm, thế thủ thể hiện trong từng điệu múa. Đâm trâu vừa là một lễ hội mang tính văn hóa truyền thống vừa thể hiện bản chất hoang sơ đến mang rợ của đồng bao dân tộc. Khi những nghi lễ ban đâu đã quan, người ta ăn thịt con trâu vừa ngã xuống, uống rược cần và vui chơi nhảy múa. Đây cũng là dịp để nam nữ thanh niên tiếp xúc với nhau. Nam nữ có quyền tự do tìm hiểu và yêu nhau nhưng cưới hỏi thì còn bị ràng buộc nhiều tục lệ. Mỗi dân tộc có mỗi tục lệ khác nhau, nhưng đa số vẫn còn duy trì chế độ mẫu hệ: con gái đi cưới chồng, con sinh ra mang họ mẹ, trước khi có vợ, người con trai phải ở làm công cho nhà gái vài năm... Già làng là người có quyền xét xử mọi mâu thuẩn và định đoạt việc tiến hành các phong tục. Tôi đã có nhiều dịp tham dự lễ hội đâm trâu của các làng. Trong mỗi lần như thế, tôi làm quen, kết nghĩa với vài người thiện chí về săn băn và có nhiều kinh nghiệm đi rừng. A boạt là người giỏi nhaastl Anh có tài ứng biến trong mọi tình huống , thừa bản lĩnh để đương đầu với nguy hiểm. Có được những bạn đường tin cậy, tôi bắt đầu tổ chức những chuyến đi săn mà thực chất là những cuộc thám hiểu kỳ thú.

Lần theo dấu vết của loài thú.

Săn bắn với tôi là một nỗi đam mê. Mỗi cuộc đi là mỗi cuộc đối đầu với bao gian khổ và nguy hiểm. Người đi săn phải hội đủ những điều kiện: sự hiểu biết tinh tường về rừng, sự nhanh nhạy, sự kiên trì...nhưng đức tính tiên quyết nhất cần phải có là lòng can đảm. Với cuộc đi săn bình thường, chủ yếu để tìm thực phẩm, thì những điều kiện trên quả thật không cần thiết lắm, nhưng với những chuyến đi săn các loài thú dữ, nhiều nguy hiểm thì người thợ săn phải đầy đủ bản lĩnh. Mỗi chuyến đi săn với tôi là một kỷ niệm sâu sắc nhưng kỷ niệm khó quên bắt đầu từ chuyến đi săn thứ 3.

Trực diện chúa sơn lâm

Đầu tháng 4-1979, tôi cùng một số anh em là người địa phương tổ chức chuyến đi săn thứ 3. Cũng như những lần trước đó, hàng trang của tôi gồm một ba lô cá nhân đưng võng nilon, tấm đắp, thuốc men và lương thực cho 8 ngày, chủ yếu là gạo và gia vị, còn thức ăn thì tự kiếm ở rửng. Mỗi người trong chúng tôi tự mang rượu. Những lúc dừng chân nghỉ ngơi bên bờ suối, ngồi quây quần bên nhau uống rượu với vài miếng thịt rừng vừa nướng xong bên đống lửa mới đổi thật không gì thích thú bằng. Ở đay, không có tiếng nhạc xập xình, không có âm thanh hỗn tạp, ồn ào, chỉ nghe tiếng thác reo vọng ì ầm qua nhiều vách đá, tiếng chim hót líu lo bên cành lá thấp... Một không gian tuyệt vời cho con người sống thật với mình.

Buổi sáng ngày thứ 3 của chuyến đi, anh em chúng tôi dậy sớm, cùng uống chung một lý cà phê rồi bàn kế hoạch săn bắn. Chiều hôm qua, khi đến được khu rừng của Đakkôi và Măng Bút thì trời đã tối, anh em chúng tôi phải nghỉ lại. A Boat vừa uống cà phê vừa kể chuyện hồi đêm anh mơ thấy điềm tốt và mơ thấy cọp kêu. Anh nói chuyến này chắc gặp may. Nghe anh nói, tôi cũng không tin lắm vì nghĩ rằng ban ngày đi mệt, thì ban đêm ngủ mơ là chuyện thường. Không ngờ câu chuyện xảy ra đúng lời A Boat nói. Khi chúng tôi đi xem địa thế và dấu chân của thú thì thấy ở một vũng nước có nhiều dấu chân thú cùng những dấu chân cọp mới có. Chúng tôi liền tìm địa thế thuận lợi nhất để phục kích. Thời gian này không ai được hút thuốc, nói chuyện. Cho đến 4 giờ chiều thi con cọp xuất hiện. Quả thật, lần đầu tiên tôi thấy cọp ở trong rừng và mới hiểu thế nào là uy lực của chúa sơn lâm. Con cọp đứng lừng lững trông oai hùng, dữ tợn hơn nhiều sơ với cọp sở thú. Nhìn vào mặt và bộ râu khoang trắng khoang đen lẫn lộn thấy hoa mắt và tưởng chừng nó quá lớn. Ba anh em chúng tôi nét mặt đều biến sắc. Hai khẩu súng luôn hướng tới nhưng chưa thuận tiện bắn vì chúng tôi đang ở thế đối đầu với nó. Cọp có quán tính là nhảy tới. Trường hợp ta phải bắn khi đối diện thì phải tránh nhanh chỗ mình đứng. Chúng tôi chờ con cọp uống nước xong quay đầu đi là bắn. Anh A Boat nổ hai phát một phát trúng vào tai. Con cọp phóng tới khoảng 5 mét rồi ngã. Lần đầu tiên tôi được ăn thịt cọp. Thịt cọp ngon nhưng mau bị ôi hơn các loại thịt loài thú khác. Tôi chưa có kinh nghiệm nên để bộ da bị ươn, được thời gian sâu bộ dục hư trên vứt xuống hồ. Con cọp này được 10 kg xương lấy khô, lúc đó bán được 10 chỉ vàng. Chi phí cho chuyến đi xong mỗi người còn được 3 chỉ. Thời điểm này kiếm được 3 chỉ vàng không phải dễ nên anh em ai cũng phấn khởi. Chuyến đi săn làm tôi liên tưởng đến ngọn roi đánh cọp đã học được của ông Bảy- Một nông dân ở Đập Đá- Bình Định vào năm 1970. Ông Bảy phân tích rất tỉ mỉ và cho biết thời xưa ông nội ông đã từng sử dụng để chiến đấu với cọp. roi dánh có có 3 ngọn chính, 3 ngọn phụ. Mỗi ngọn đều có ứng biến. Người luyện tập phải có sức khỏe và kiên trì, phải tập di chuyển cho nhanh và đánh ngọn côn xuống cho mạnh. Khi đối diện với cọp phải bình tĩnh, tự tin. Con cọp chuẩn bị phóng tới là chân rùn xuống, đuôi giơ cao. Khi phóng tới đuôi nó đập xuống. Lúc đó, ta nhảy tránh qua một bên khoảng 3 bước, đánh ngọn roi vào chỗ đứng cũ là trúng. Người tập bài này phải luôn nhảy- đánh, đánh- nhảy. Ông Bảy cho biết một kinh nghiệm: những con cọp có tật luôn hung dữ và lì lợm. Nó thường xuyên bắt người vì không bắt được thú rừng nhanh như các con cọp khác. Đói quá hóa liều dần dần thành quen, người đi rừng cần phải cảnh giác hơn với những con cọp này. Nhờ có học được chút ít bài roi đánh cọp nên khi cầm gây đi rừng tôi tự tin hơn.

Những chuyến đi săn là những cuộc khám phá kỳ thú. Kinh nghiệm đi rừng này càng được tích lũy nhưng để có được như vậy, tôi cũng đã trải qua không ít giờ phút gay go.

Bát quái trận giữa rừng xanh.

Thường những chuyến đi săn gặp may thì gặp may từ đầu đến cuối nhưng chuyến đi này lại không đúng như vậy. Có may, có rủi nhưng rồi mọi chuyện bình an vô sự. Đoàn đi lần này cũng gồm 3 anh em, khởi hành vào lúc 7 giờ sáng. Khi cách làng khoảng một giờ đồng hồ đi bộ thì nghe tiếng gà rừng gáy ở phía suối. A Boat ra hiệu cho anh em im lặng rồi xách súng hướng về phía đó. Tôi cũng theo rình ở xa và quan sát anh. Cứ mỗi lần nghe tiếng gà rừng gáy tôi thấy anh di chuyển tới thật nhanh còn không thì rất chậm, không gây ra tiếng động. Chừng nghe nổ hai phát phát súng, tôi tưởng anh bắn gà rừng. Sau này, khi cả 3 chúng tôi trở lại làng kêu người lên khiên heo rừng anh vì heo rừng ủi đất kiếm ăn thì bầy gà rừng đi theo ăn mối trùng. Anh nói thêm: khi đi trong rừng mỗi tiếng chim kêu hay tiếng động khác thường đều phải chú ý, kể cả dấu vết lạ. Thời chiến tranh nhờ vậy mà anh tránh được nhiều trận phục kích và đi càn của địch. Con heo rừng này tuy nhỏ ( khoảng 4kg) nhưng cũng làm giàu thêm thực phẩm dự trữ của chúng tôi. Mỗi lần nghỉ chân trên đường đi, dựa vào gốc cây uống vài ly rượu với miếng thịt rừng, thấy người sản khoái và khỏe khoắn hẳn lên. Ngày thứ 3, chúng tôi đến một khu rừng già nằm giữa Măng Bút và Đakkhôi. Trên đường đi gặp một cái ổ to bằng hai chiếc chiếu cá nhân. Cây mục, lá rụng chung quanh được tém vào gọn gàng và cao cũng gần một mét. Tôi tưởng là ổ heo rừng nhưng A Boat hoảng sợ và ra hiệu cho chúng tôi lui gấp ra xa. Xong A Boat mới giải thích nếu heo rừng thì nó cắn các loại cây nhỏ chung quanh để làm ổ. Ở đây, chỉ có cây mục và lá khô thì chắc là một ổ rắn rất lớn. Và đề phòng trường hợp con mái đang ấp thì con đực nằm trên ngọn cây để canh chừng kẻ lạ. Nếu không biết mà đụng tới ổ con đực phóng xuống trở tay không kịp. Quả đúng như vậy, chúng tôi nhẹ nhàng bò tới và rình thấy một con rắn đen thui to bằng bắp chân, dài khoảng 2 mét nằm khoanh ở lùm cây gần đó. A Boat lưỡng lự anh bạn đi theo thì sợ không muốn bắn còn tôi cương quyết bắn vì không hiểu sao tối cứ bị ám ảnh là tối ngủ nó rượt theo. Hai khẩu súng châu về con rắn nằm trên cây. Tôi cầm khúc cây hơi dẹp như đòn gánh để ứng chiến. A Boat quá thiện xạ nên chỉ bắn một phát là con rắn vỡ óc ra quằn quại rơi xuống đất. Con rắn trong ổ lờ đờ bò ra cũng bị bắn tiếp. Nhìn con rắn tôi nhớ lại chuyến đi tìm trầm hương vừa qua ở khu rừng Ngọc Hoàng, vùng Nước Chờ, xã NgokRin đi đã 8 ngày chưa có kết quả nên chúng tôi vào một làng gần đó nghỉ ngơi vài ngày và mua thêm lương thực. Chúng tôi ở lại nhà ông A Nhứt, ông này quý khách nên ban đêm xách chài ra sông Nước Chờ đánh cá đãi khách nhưng vừa bước qua khỏi hòn đá gần mé nước thì bị một con rắn khoang trắng đen, to bằng ngón chân cái cắn vào chân. Ông đập chết con rắn rồi đi nhanh về nhà vì bị say sẩm mặt mày. Tôi hoảng quá bảo anh em chạy ra gấp mổ lấy mật rắn đem về cho uống vì tôi nghĩ rằng trong con rắn có chất độc thì cái mật sẽ hóa giải được chất độc đó. Điều đó không biết đúng hay không nhưng ông Nhứt uống vào thi khỏi ngộ độc, bình thường thì con rắn đó cắn chết người. Cũng phương pháp đó mà trong chuyến đi tìm trầm hương sau này tôi trị cho đưa cháu tên là Linh hiện giờ sống ở đường Tân Hóa- Phú Lâm- quận 6- thành phố Hồ Chí Minh.

Ba anh em chúng tôi ngồi nghỉ hút thuốc xong, bươi ổ rắn lấy một số trứng luộc ăn. Trứng rắn luộc không đông đặt như trứng gà nhưng cũng có chất béo và bùi. Chúng tôi lại khoát ba lô trên vai tiếp tục đi. Chiều, 3 anh em ăn cơm xong đốt một lửa lớn bên dòng suối rồi mắc võng nằm nghỉ. Hai anh bạn hát những khúc nhạc chấp vá vu vơ. Tôi cũng hứng chí ngâm vài câu thơ của đinh Hùng. Tôi vốn mê thơ đinh Hùng, trong không gian như thế này lại càng thấm thía thấy cái hay của nó. Bóng đêm dần xuống, núi rừng chìm trong u tịch, hai anh bạn đã ngủ từ lúc nào, tôi không ngủ được, cứ lan man tưởng về quá khứ. Nhớ những ngày tập luyện đầu tiên, những lúc đi phụ tá thầy Chưởng môn được thầy chỉ dẫn cặn kẽ, tỉ mỉ. Nhớ những lần được thầy ngợi khen rồi chuyến những chuyến đi biểu diễn thu hình ở các miền, những năm tháng nằm lại ở miền Trung. Dĩ vãng cứ lần lượt hiện về trong ký ức. Bỗng dưng thấy nhớ thấy thương đến quặn lòng những năm tháng đã đi qua, những con người đã gặp. Nhớ đến thầy, cóo nghĩ mà cũng không biết được giờ này thầy ra sao. Rừng khuyea càng lúc càng âm u, huyền bí. Bỗng dưng tối thấy mình lạc lõng quá, nhỏ nhoi quá, đêm không ngủ được. Nằm nghe tiếng chim kêu mà buồn thương cho bao kiếp đời đơn lẻ, mong manh. Con chim chuông kêu 3 tiếng một gọi bầy đàn đừng sống xa nhau. Con chim bốp kêu tìm nhau để không bao giờ phải thất lạc. Con chim Trâu kêu như một tiếng nấc dài, thảng thốt, nuối tiếc quãng đời tươi đẹp đã đi qua. Bỗng dưng tôi thấy mình yếu đuối, boa ý chí phiêu bạt giờ đây chùn xuống. Tôi nghĩ đến một cuộc sống êm đẹp hơn, bình lặng hơn để không bao giờ phải khoắc khoải, phải xót xa, đêm không ngủ dài dằng dặt nhưng rồi cũng sắp qua. Giữa rừng già bình minh đến chậm, cứ từng chút từng chút len lỏi xuyên qua bao tầng lá, trãi những lốm đốm vàng trên thảm lá khô. Chúng tôi lại khoát ba lô lên đường. Rừng núi trùng điệp, thung lũng Nước Ka rộng mênh mông. Trước mặt là núi Ngọc Bút, bên kia Ngọc Bút là suối Rô Manh chảy về hướng Quảng Ngãi. Chúng tôi đã quanh quẩn vùng này đã 2 đêm 1 ngày mà vẫn không gặp. Các loài thú nhỏ như khỉ, vượn, chim, chồn. Có nhiều nhưng chúng tôi không bắn chỉ bắn vài con trĩ để làm thức ăn. Rừng ở đây chỗ nào cũng có nước và thức ăn nên thú không tập trung. Đi thêm một bữa nữa vẫn không kết quả, chúng tôi định trở về, trên đường đi kiếm các đồi thông hoặc bãi tranh để ban đêm săn nai nhưng khi ra lại bị lạc đường. Quanh quẩn mãi từ 11 giờ trưa đến tối vẫn không tìm được lối ra, loay hoay thế nào rồi cũng trở về đúng chỗ cũ. Đêm đó, tôi đã thấy mất bình tĩnh nhưng anh em người đồng bào vẫn thấy rất tĩnh táo. Dù vậy, tôi vẫn rất lo sợ và cứ ám ảnh một điều: lỡ không tìm được lối ra thì sao? Giờ đây, tôi mới thấy lý thuyết trong các tài liệu hướng dẫn đi rừng không phải cái nào cũng đúng. Hồi chiều tôi có góp ý với anh em thử áp dụng một phương pháp trong tài liệu: nhìn thân cây bị đóng rong phía nào thì phía đó là tây, phía đông không đóng rong hoặc ít đóng rong hơn. Điều đó xem ra chỉ áp dụng trên những cánh rừng thưa hoặc trên đồi, còn ở rừng già, chỗ thấp, dây lá chằng chịt bao phủ khắp các thân cây thì có cây bị dóng rong khắp chung quanh, có cây ngã phía nào dóng rong phía đó. Một phương pháp khác trường hợp đi rừng bị khát nước, tài liệu chỉ dẫn là chặt các loại dây để uống nước. Điều này cũng không nên áp dụng nếu chưa hiểu rõ loại dây đó. Có nhiều loại dây có chất độc hoặc côn trùng bám vào chỗ hư làm sao dám uống. Chỉ có cây giang là đảm bảo nhất nhưng không phải rừng nào cũng có. Chúng tôi cũng áp dụng phương pháp nhìn mặt trời nhưng nàng không nhìn thấy được. Thường thì 4 giờ chiều mặt trời ngã về phía tây quá rõ. Hướng tây là hướng chúng tôi đi, hướng đông là hướng Quảng Ngãi, thấy mặt trời ở đỉnh núi trước mặt, chúng tôi vừa leo lên đến nửa chừng lại thấy nằm phía trái hoặc phải, lên đến đỉnh thì thấy ở phía sau. Cứ thế mà nó xoay quần mãi. Ở đây, chỉ có mấy cụm núi lồi lõm, với cây và dây rừng mà còn bị vậy thì huống gì thời xưa Lục Tôn Lạc vào bát quái trận của Khổng Minh phải chịu bó tay là đúng.

Trước đây tôi có gặp ông A Chôm ở xã Hà Bồi- Pleiku, ông ta là thiếu úy funrô hồi chánh. Ông kể chuyện hồi bị lạc trong rừng Campuchia, ông cũng tìm về theo hướng mặt trời và mặt trăng. Cứ sáng sớm là đi, trưa đứng bóng thì nghỉ, tối có trăng lại đi. Rừng ở đó bằng và cây thưa vậy mà cuối cùng vẫn bị đi lệch về Buôn Mê Thuộc thay vì về Pleiku theo ý muốn.

Bình thường, anh em đi tìm trầm hương còn xa hơn đi săn nhưng ít bị lạc vì cứ đi khoảng 5 bước là phát một nhánh cây hoặc băm một nhát dao vào thân cây để làm dấu. Cũng có thể bẽ cụp những cành cây nhỏ ( còn gọi là bẽ cò). Đi săn thì phải im lặng luồn lách để không gây ra tiếng động nên khi vào sâu trong những khu rừng già dễ bị lạc lối.

Sáng hôm sau, chúng tôi quyết định đi theo dòng suối nhỏ để tìm ra suối lớn. Phương pháp này tuy có chậm nhưng kết quả hơn, đường men theo suối gập ghềnh, quanh co. Đi khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ thì nghe tiếng mang kêu nhỏ và tiếng dậm chân ở trên đồi trước mặt. Chúng tôi đặt ba lô xú«ong và thận trọng hướng về phía tiếng động. Đến nơi, thấy một con trăng bằng bắp đùi cất đầu ngang với con mang. Con trăn từ từ bò tới rung rung đầu, cái lưỡi thò vô thò ra, vừa bò sát tới chạm vào con mang thì con mang tự động ngã cái bịch. Tôi nghĩ cái tài lanh lẹ như con mang chỉ phóng một cái là thoát khỏi nhưng hình như nó bị con trăng thôi miên làm tê liệt hết khả năng phản kháng. Cũng giống như khi con mèo nhìn con chuột, chuột cũng không chạy nỗi. Anh em bắn luôn 2 con. Thịt mang thì sấy khô, con trăn thì lấy cái mật và ít mỡ. Phải chi như bây giờ lấy bộ da phơi khô và bán cũng được nhiều tiền. Sau đó chúng tôi cứ xuôi theo dòng suối rồi tìm ra đường mòn nhỏ. Hai ngày sau mới về đến nhà. Về nhà, tôi đem chuyện con trăn bắt con mang kể cho nhiều người nghe thì ông Đa- nay là cán bộ nghỉ hưu ở Konplong- người dân tộc Hre nói ông cũng được chứng kiến cảnh đó cách đây 3 năm, ông còn nói thêm sỡ dĩ nó nuốt được các con thú to hơn nó là vì nó quấn riết con mồi cho mềm hết đồng thời khi nó ngâm vào nước miếng tiết ra làm cho con mồi thêm nên nuốt vào dễ dàng. Cái cảnh ấy làm cho tối nhớ mãi đến giờ. Tôi thấy các phái võ hiện nay vận dụng những nét độc đáo của con rằng để tập bài xà quyền rất đẹp. Tuy nhiên, về gương mặt bình tĩnh theo kiểu thôi miên từ từ để bắt mồi thì chưa bắt chước được.

Ông Đa còn kể nhiều chuyện bất ngờ và đẹp mắt mà ông đã chứng kiến khi đi rừng. Trước năm 1972, đơn vị bộ đội của ông đóng quân sâu trong rừng Lao bên một con sông rộng. Phía bên kia sông có một bãi cát. Buổi trưa một con trâu rừng ra tắm. Khi nó đang quậy dưới nước thì một con nai chạy ào ra và theo sau là con cọp. Con trâu đang nằm vừa thấy con cọp là đứng dậy lao tới, hất cặp sừng lên một cái là con cọp văng ngang 5 mét, ngã lộn một vòng rồi bỏ chạy luôn. Tôi thì chưa từng chứng kiến một cảnh chiến đấu quá đẹp như

Chàng Hec Quyn của đại ngày hoang dã

Thường mỗi năm anh em chúng tôi tổ chức một hoặc hai chuyến đi săn có tầm cỡ vào khoảng tháng 3 đến tháng 5. Những tháng này không có mưa, nước suối khô cạn nên thú tập trung nhiều. Có người hỏi: đi săn không thu lợi bằng đi tìm trầm hương sau đi hoài vậy? Tôi cũng chẳng biết trả lời làm sao, chỉ nghĩ rằng như bàn cờ tướng kia, không có gì mới lạ mà bao nhiêu người vẫn say mê. Chúng tôi say mê săn bắn cũng là chuyện thường. Lần này, chúng tôi dự định đi đến thung lũng ngọn nước rin rồi vượt tới chân đồi của dãy núi Trường Sơn. Muốn tới ngọc nước Rin phải mất 4 ngày đi. Số gạo mang theo nhiều gấp đôi những chuyến đi trước. Dạo đó, vào khoảng đầu tháng tư. Chúng tôi đi trọn một ngày, hôm sau thì đến sông Xà Nghé. Sông này gềnh đá nhấp nhô, có nhiều thác nước chảy xiết, phải mược xuống của đồng bào chèo qua. Vừa bước lên bờ thì tôi bị trượt chân té lăn xuống nước ba lô gạo bị ướt hết. Hai ngày sau, số gạo này bị hư không ăn được. Anh em hơi lo nhưng vẫn tiếp tục đi. Trong bữa ăn, chúng tôi gới gạo lại và ăn thêm các loại rau, củ, trái cây. Nhiều chuyến đi rừng chúng tôi đã từng ăn như thế này rồi. Có nhiều loại rau củ awan được nhưng phải qua khâu chế biến. Cây môn dóc rừng nào cũng có nhưng phải nẫu cho nhữ nếu không ăn sẽ bị ngứa. Trái tràm muốn ăn phải lấy ruột bên trong và nấu chắt nước 3 lần. Củ nần thì cạo vỏ xắt ngâm trong nước suối 3 ngày, vớt ra rửa sạch mới ăn được. Cũng có nhiều loại rau nấu ăn liền được và rất ngon như ngọn đùng đình, ngọn cây đát... ở rừng không thiếu thức ăn nhưng phải có sự hiểu biết nếu không sẽ gặp sự bất trắc như ngộ độc. Đi rừng cần thiết phải có sự hiểu biết, có nhiều lúc không chỉ cứu được mạng sống cho mình mà còn cứu được nhiều người khác. Những người thường xuyên đi rừng luôn có ý thức bảo vệ những loại thảo mộc có ích phòng cho người lỡ bước về sau. Khi đào lấy củ nần, người ta chôn lại đây. Thung lũng nước Rin cũng như bao cảnh rừng khác, dây lá chằng chịt, nhựng cây cổ thụ to mấy người ôm và cũng có nhiều loại thú. Ba ngày dạo nơi đây không thấy kết quả gì. Đêm thứ 4, chúng tôi di chuyển đến ngủ ở chân núi đầu nguồn, dự định ngày mai lên thám hiểm núi này vì nghe dân địa phương kể nhiều về huyền thoại có vẻ hoang đường. Sáng dậy, nghe A Boat nói đêm qua có tiếng gấu kêu trên miền núi. Ba anh em ăn uống xong là chuẩn bị lên đường. Đi đến nửa chừng là phát hiện ra một cái hang đá cũng là lúc thấy con gấu trong hang chạy nhanh ra. Chúng tôi la lên chạy lui lại đứng thủ mỗi người mỗi gốc cây. Con gấu chạy đến còn cách khoảng 7 mét thì đứng lên đi bằng hai chân sau, hai chân trước quơ rất nhanh giống như mình quơ tay bám vào cổ để tập vật nhưng hơi xéo xuống một chút, trông nó lừng lững một khối đen rì, tiềm tàng sức mạng vô biên không loài thú nào bị kịp. Thật chẳng hổ danh là chàng HEC QUYN giữa đại ngàn hoang dã. A Boat nổ liền hai phát súng, người bạn của anh cũng nổ tiếp hai phát, con gấu trườn mình tói đến gần, mang một cái tát của nó thì bị dị dạng suốt đời. Hút xong một điếu thuốc chúng tôi mới tới mổ lấy mật, xong vào hang bắt hai con gấu con. Hai con gấu này khi về chúng tôi đổi lấy hai tấn xi măng Bỉm Sơn cho ông Trung người dân tộc Tày ở Cao Bằng. Ông này nuôi thời gian rồi đem về Cao Bằng, nghe đâu sau đó bán qua Trung Quốc được 2 cây vàng 

Trong rừng có nhiều loại gấu nhưng gấu ngựa là loại lanh lẹ và hung hang hơn hết. Đặc điểm của nó khi chiến đấu luôn đứng hai chân sau, hai chân trước quơ rất nhanh và mạnh, móng của nó rất sắc. Khi quơ được ngã xuống nó dùng móng để móc vào sau óc hoặc vào mắt.

Tôi để ý thấy lối vật của đồng bào Tây Nguyên cũng giống như vậy, chuyên dùng sức mạnh để ôm siết, vặn người, cái chính là phải có sức khỏe. Hồi năm 1978, tôi đã có dịp vật thử với hai thanh niên to con và khỏe mạnh- người ở xã Măng Bút. Khi xáp vào họ không bá cổ như lối vật của môn phái mình mà họ ôm siết rất mạnh rồi vặn qua vặn lại. Lúc đó, tôi phải chặn mạnh tay trái dưới háng để chẻ bớt lực ra. Khi họ sấn tới vặn người tôi nương theo đà đánh đòn sơ ẩn số 2. Lần thứ hai họ xông vào tôi đánh đòn sơ ẩn số 1. Thấy họ bị hoang mang tôi hạ bằng đòn vật số 7 và số 15 một cách dễ dàng.

Lại nói về con gấy săn được. Thịt gấy ăn không ngon bằng các loại thịt khác nhưng bàn chân của nó thì ăn rất ngon. Mật gấu trị chấn thương, bị đánh, ngã té rất hay mà tôi đã được chứng kiến nhiều lần. Bài thuốc trị được nhiều bệnh hay nhất là mật gấu- xạ hương- kỳ nam, ba vị thuốc này hợp lại trị được nhiều bệnh mà không một loại thuốc nào bì kịp. 

Cuộc đi săn bất đắc dĩ

Nghe đồng bào Đăk Kôi báo có voi về phá rẫy và hoa màu, anh em rủ nhau đi săn bắn. Tôi không muốn tham gia chuyến này vì nghĩ rừng núi Việt Nam chỉ có voi là loài thú hiền lành tinh khôn và có ích nhất cho con người. Trong những trang sử vàng của dân tộc, nhiều vị anh hùng, nhiều tướng lĩnh đã dùng voi để vận chuyển lương thực, vũ khí và cả khi ra trận. Từ thời Triệu Thị Trinh cưỡi voi đi đánh giặc, giữ nước, đến thời nữ tướng Bùi Thị Xuân huấn luyện voi xắp trận. rồi voi trong cuộc sống lao động hằng ngày của bà con dân tộc. Những chuyến đi săn của tôi cũng chỉ nhằm thỏa mẵn tính hiếu kỳ, một khát vọng phiêu lưu khám phá, một dịp để thử thách và rèn luyện lòng can đảm, bình tĩnh. Hơn là kiếm lợi vật chất nên cuộc đi săn này tôi không muốn tham gia. Tuy nhiên, tính hiếu kỳ đã thắng tôi lại cùng đi với đoàn người. Đoàn người đi săn có 5 người: 3 người săn chính và có 2 người đồng bào hướng dẫn. Chuyến đi này không xa vì voi đã về tới rẫy nên thức ăn đem theo ít và gọn nhẹ. Đi từ sáng tới 12 giờ trưa thì gặp dấu chân mới. Tìm theo dấu chân mới, 3 giờ chiều thì gặp voi. Khi gặp anh em đều hồi hộp, vừa nổ súng vừa chạy lui. Sau đó chấn chỉnh lại tinh thần sắp xếp đội hình thành 2 toán đi gần nhau để có thể hỗ trợ ứng chiếu tối đa. Tôi và hai người đồng bào hướng dẫn đi sau, tiến tới một khoảng thì con voi kêu và chạy tới. Anh em bắn nhiều phát súng vào đầu và thân voi. Máu của nó đổ nhiều ướt dính hết lá cây, nhưng vẫn chạy tới, có lúc chạy ngược trở lại hoặc chạy loạn xạ. Anh em mất bình tĩnh nên không bắn trúng vào mang tai. Con voi vẫn tiếp tục chạy. Tôi thấy lối chạy của con voi bình thương chậm hơn người chạy nhưng chạy xuống dốc thì nhanh hơn người gấp 3 lần. Khi lên dốc hoặc đường bằng nó chạy chậm hơn nhưng vì bền sức nên nó đuổi kịp ngay. Chỉ có lối chạy an toàn nhất là chạy nghiên theo triền dốc, nếu không có dốc núi thì xem chỗ nào rừng rậm nhất chui vào trốn tránh. Con voi mắt không nhanh bằng các con thú khác và xoay trở chậm nên chỗ rừng rậm mình tránh nó dễ dàng hơn. Tuy nhiên, gặp voi thì chỉ có chạy theo triền dốc là an toàn nhất. Suốt một buổi chiều anh em rượt bắn nó nhưng cũng có lúc nó rượt đuổi anh em. Máu chảy nhiều nhưng con voi chưa ngã vì chưa trúng chỗ hiểm. Nghe đâu bắn voi phải bắn vào mang tai hoặc ngay trán đầu voi mới ngã được. Đến tối anh em mệt quá phải kiếm chỗ nghỉ, rồi ngủ ngay còn tôi thì cứ bị ám ảnh mãi. Tôi chất những đống lửa lớn, ngồi đến một giờ khuyea thì nghe tiếng động khua cây ở xa, rồi đến gần tôi báo thức anh em, quật đèn pin và bắn nhiều phát súng một lúc thì những tiếng động đó đi xa dần. Sáng dậy coi lại thì thấy dấu chân mẹ con voi cái chứ không phải voi đực bắn ban chiều vì dấu chân voi cái nhỏ và có hình thoi, còn chân voi đực lớn hơn và có hình tròn.

Cơm nước xong, tôi không muốn đi nữa, tìm đường trở ra, 4 giờ chiều mới đến xã Đắkkôi, tôi nghỉ đêm và uống rượu cần với đồng bào, đồng bào kể lại hồi chiến tranh, lương thực và thực phẩm đều thiếu thốn. Có anh cán bộ địa phương tên A Phan cũng ở Đắkkôi bắn được nhiều con voi để lấy thịt làm thức ăn. Tới con voi thứ 7 là một con voi trắng, thấy nó ngã xuống tường là nó chết rồi như bao con voi trước, ổng tới leo lên mình nó ngồi chơi và hút thuốc, không ngờ một lúc nó hồi tỉnh lại và đứng dậy quật ổng chết và chà nát bét kể cả cây súng và đôi dép, nên dân ở đây rất sợ. Tôi ở nhà thì chiều hôm sau thấy anh em đem thịt chín về. Tôi thấy sớ thịt to hơn thịt trâu, ăn thử thì hơi xảm và không có mùi vị béo như bao con thú khác. Anh em kể sáng sớm hôm sau đó theo dấu chân và máu đi tới 10 giờ thì gặp nó. Nó đã yếu nên đã chạy chậm hơn, anh em chặn đầu bắn tới 2 giờ chiều thì nó ngã.

Tôi thấy cuộc săn voi này quá tàn nhẫn, nên kể từ đó tôi không muốn tham gia những cuộc săn bắn nữa. Tôi cũng khuyên anh em quen thân không nên tham gia săn bắn như vậy, vì voi là một con thú hiền lành, có công nhiều với đất nước. Hơn nữa, những lợi thu đó chưa chắc tồn tại mà đôi khi xảy ra chuyện không may nữa. Và cũng từ đó, tôi rủ anh em chuyên lo đi tìm kiếm cây trầm hương nhiều hơn./.

 


 

..