TÍNH TỔNG HỢP VÀ SÁNG TẠO
CỦA VÕ HỌC VIỆT NAM

Võ Sư Nguyễn Văn Sen


Nhìn vào bản đồ thế giới, chúng ta thấy vị trí rất đặc biệt của đất nước Việt Nam. Ở về phía cuối lục địa Đông Nam Á, nằm giữa hai khối văn minh lớn của nhân loại là Aán Độ và Trung Quốc, chạy dài hơn hai ngàn cây số từ biên thùy Trung Quốc đến vịnh Thái Lan. Lưng tựa vào dãy Trường Sơn, mặt trông ra Thái Bình Dương mênh mông bát ngát, đất nước mang hình tượng một con rồng cuộn khúc (đầu là miền Bắc với các dãy núi thượng du làm lông, tóc và sừng, đuôi là chót mũi Cà Mau, dãy núi Trường Sơn là một chuỗi kỳ trên lưng); hoặc cũng gợi cho chúng ta hình ảnh một cây đòn gánh, gánh hai thúng lúa là hai cánh đồng mênh mông của vùng hạ lưu sông Hồng Hà và sông Cửu Long. Một đất nước với một ngôn ngữ thống nhất của một dân tộc tương đối thuần nhất.

Trong buổi bình minh lịch sử, Việt Nam đã là vùng đất gặp gỡ của nhiều sắc dân và các nền văn hóa khác biệt từ những thung lũng trong nội địa đến, hoặc theo các con sông lớn từ cao nguyên Tây Bắc miền Trung Á đổ về, hoặc từ biển Đông Nam Á vào theo những cơn gió mùa và chiều sóng đẩy đưa lại.

Ở một vị trí đặc biệt như vậy, thuận lợi cũng nhiều và khó khăn cũng không ít, đã đặt ông cha chúng ta trước một bài toán hóc búa trong việc tìm đáp án cho những phương trình sinh tồn và phát triển của dân tộc. Trải hơn 4.000 năm, khi thịnh trị, lúc suy yếu, song ông cha ta đã tìm được lời giải cho bài toán này, mà sự trường tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam ngày nay trên hành tinh này là một chứng liệu xác thực cụ thể nhất.

Ngoài truyền thống thượng võ của dân tộc, tinh thần yêu nước nhiệt thành, sự lãnh đạo sáng suốt của mỗi triều đại phù hợp với quy luật sinh tồn và tiến hóa sử ….. đó còn là tính tổng hợp và sáng tạo trong mọi mặt của người dân Việt từ ngôn ngữ, văn học, y học, tôn giáo, võ học, các ngành nghề nghệ thuật đến những nhu cầu thiết yếu trong đời thường. Tính tổng hợp và sáng tạo đã là máu thịt, là tài trí, là chất xúc tác mọi năng lực, mọi điều kiện khả thi của dân tộc để phục vụ cho một sứ mạng thiêng liêng, trọng đại nhất : SỰ SINH TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC được sản sinh từ vị trí đặc thù của đất nước. Vì vậy, tính tổng hợp và sáng tạo của võ học Việt Nam cũng là một phần của tổng thể nàại

Tiếp thu cái hay, cái đẹp của người để biến cải, hòa điệu thành cái chất của mình. Hội nhập, giao lưu với mọi nền văn hóa, song vẫn giữ được bản sắc đặc thù của dâ “ Tiếp

Đó chính là giá trị và thực chất tính tổng hợp, sáng tạo của người Việt.

Tổng hợp (chớ không phải tổng cộng) để sáng tạo, và nói tới sáng tạo là nói tới văn hóa. Văn hóa tác động lên mọi mặt của đời sống. Một dân tộc có văn hóa là một dân tộc có sắc thái đặc thù không thể trộn lẫn được. Vì nằm giữa hai nền văn hóa lớn có tính áp đảo và đồng hóa mãnh liệt là Trung Quốc và Aán Độ, do đó, văn hóa Việt Nam luôn phải đối đầu, vượt tiến và tìm cách vươn lên tạo cho mình một sức sống riêng, một phong thái riêng. Sức sống đó được thể hiện qua việc luôn tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu những cái MỚI để từ đó sàng lọc, tổng hợp và sáng tạo ra những cái RIÊNG rất đặc trưng, phù hợp với tập quán, thổ ngơi, tinh thần, thể chất và điều kiện sống của ngưi ?MỚI?

Ở đây, chúng ta thử tìm hiểu tính tổng hợp và sáng tạo của người Việt qua một vài mặt tiêu biểu trong đời sống.

1/- Ngôn ngữ :

Mặt nổi của văn hóa là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện của văn hóa. Ngôn ngữ làm cho văn hóa có cơ cấu và thành một ý thức. Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, để triệt hạ tận gốc rễ nền tảng tinh thần của người Việt, người Trung Quốc đã cưởng bách dân Việt theo nghi lễ của họ, sống nếp sống của họ, và nói ngôn ngữ của họ. Một trong những sự thể hiện tinh thần phản kháng của người Việt thời bấy giờ là ông cha ta đã mượn chữ Hán mà sáng tạo ra chữ Nôm để dùng trong dân gian. Chữ Nôm là tiếng nói trại của chữ Nam, đối lại với Bắc của người Trung Quốc, và khi đã có văn tự riêng (mặc dầu sau này chữ Nôm được thay thế bằng chữ quốc ngữ), ông cha ta đã cố gắng xây dựng một nền văn học chữ Nôm cho riêng mình (dù rằng chữ Nôm khó học và không có hệ thống như chữ Hán).

Tuy nhiên, nếu xét về mặt tinh thần, đó là một sự đối kháng rất căn bản, mang tính khoa học và tính văn hóa rất cao. Đối kháng văn hóa thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn chiến lược của ông cha ta trong công cuộc mở nước và dựng nước, vì văn hóa còn, dân tộc còn, đất nước còn và ngược lại vậy.

2/- Văn học :

Cũng như ngôn ngữ, văn học là một phương tiện, một mặt nổi của văn hóa, vì văn học là nghệ thuật sử dụng ngôn từ (M.Gorki). Văn học truyền đạt rất hiệu quả những tác dụng tốt đẹp của văn hóa về mặt tinh thần, kiến thức, đạo lý ….. Trong lãnh vực này, ông cha ta cũng đã tiếp thu những cái hay, cái đẹp của văn hóa phương Bắc để sáng tạo ra những cái rất riêng, rất Việt Nam phù hợp với thẩm âm và tính thẩm mỹ của dâ ?văn học

Thơ Nôm thời Nguyễn Thuyên gọi là Hàn luật -thịnh hành ở thế kỷ thứ XV- được sáng tạo trên cơ sở câu thất ngôn Đường luật, song xen vào là những câu sáu từ; có bài sáu câu sáu từ, chỉ có hai câu bảy từ, thậm chí có bài bảy câu sáu từ, chỉ có một câu bảy từ. Trung Quốc không có thể thơ nào như vậy.

Ở cuối thế kỷ XV thể thơ lục bát đặc thù của dân tộc được kết hợp với câu thất ngôn Trung Quốc để sáng tạo ra thể thơ song thất lục bát. Thể thơ này rất phổ biến ở thế kỷ XVIII (Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc).

Thể hát nói ở giữa thế kỷ XVIII cũng là thể thơ rất riêng của Việt Nam, trong đó có thể lục bát, thể song thất, thể bốn, năm, bảy, tám đến mười hai từ, xen vào là một số câu thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn Trung Quốc, cuối cùng được kết thúc bằng một cặp lục bát, kèm theo một câu sáu. Nguyễn Công Trứ (1778-1858) sở trường về thể thơ này. Thể tám từ của thơ mới (1934-1945) được xuất khởi từ thể thơ này.

Ngoài những thơ, phú, sở, từ ….. ông cha ta còn có những tác phẩm văn xuôi viết về lịch sử, địa lý, cùng các phong tục, tập quán của đất nước. Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu (thế kỷ XIII), Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV), Việt Sử thông giám, Đại Nam thực lục của sử quán triều Nguyễn, Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV), Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (thế kỷ XIX), Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn v.v……..

Trong lãnh vực văn học, ông cha ta đã có những sáng tạo rất độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc từ hình thức đến nội dung .

3/- Y học :

Bên cạnh những thành tựu của y học Trung Quốc, ông cha ta cũng đã học hỏi, nghiên cứu, sàng lọc để sáng tạo ra ngành y học đặc thù của Việt Nam, đó là Nam y. Nam y chủ yếu chuyên nghiên cứu, ứng dụng dược chất của các loài thảo mộc có sẳn trong nước để cứu người trị bệnh. Từ những loài thông dụng dễ tìm luôn có sẳn trong vườn hoặc mọc quanh bờ bụi như : rau má, lá tre, lá bưởi, lá ngãi cứu, lá mơ, gừng, sả, bạc hà ….. đến các vị quý hiếm như : trầm hương, kỳ nam, huyền phách, sâm Nghệ An, sâm Ngọc Linh………..

Các bài thuốc Nam rất đơn giản, dễ tìm, dễ làm và phù hợp với đại đa số quần chúng lao động chân chất và nghèo khó của một xã hội nông nghiệp.

Thí dụ : để trị nóng hoặc cảm sốt thì ăn cháo hành, cháo đậu xanh, hoặc xông cho ra mồ hôi. Nếu ho thì uống nước võ mướp đắng (khổ qua) nấu chín, bạch chỉ kết hợp với địa liên, cát căn (sắn dây) thành một vị thuốc quý chủ trị nhức đầu.. Ngoài cách dùng các thứ lá, rễ cây sắc uống, Nam y còn chú trọng các phương pháp chữa trị ngoại khoa bằng cách nắn, bó lá để chữa gãy xương, sai khớp; chích lễ, xoa bóp, tẩm quất, ấn huyệt, giác hơi, đánh gió….. Nhiều căn bệnh hiểm nghèo dùng thuốc Nam chữa trị rất hiệu nghiệm.

Phát triển nền y học dân tộc, các triều Lý, Trần đều có những cơ sở trồng thuốc Nam rất lớn như ở Thăng Long, ở Hải Hưng, ở núi Yên Tử, ở Vạn Kiếp. Thế kỷ XVII, danh y Tuệ Tĩnh - Nguyễn Bá Tĩnh- soạn cuốn Nam dược thần hiệu giới thiệu 580 vị thuốc Nam, 3.873 phương thuốc trị 184 loại bệnh. 

Lãn ông Lê Hữu Trác (1720-1791) soạn bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 60 quyển. Bộ sách có giá trị rất cao về mặt lý thuyết lẫn thực hành. Oâng đưa ra nhiều tư tưởng quý báu về y đức, y lý, dược học, bệnh học ….. cùng hàng ngàn vị thuốc, toa thuốc dân gian. Với kiến thức uyên bác và kinh nghiệm điều trị của bản thân, kết hợp nền y học cổ truyền còn tản mạn trong dân gian, Oâng đã đưa nền y học nước ta lên một đỉnh cao mới, xứng đáng được suy tôn là vị Sáng Tổ của Nam y.

4/- Tôn giáo :

Đối với người Việt Nam, Phật giáo gần như là quốc giáo. Tuyệt đại bộ phận dân chúng là tín đồ Phật giáo. Theo các tài liệu ghi chép lại, Phật giáo du nhập vào nước ta từ rất sớm theo con đường thẳng từ Thiên Trúc (Aán Độ) truyền sang. Khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên, ở Giao Châu (miền bắc Việt Nam) đã có nhiều chùa chiền và nhiều nhà sư nổi tiếng người Thiên Trúc như : Chi Lương Vương, Ma La Kỳ Vực, Khâu Đà La v.v…….. Trong thời Bắc thuộc, Phật giáo Trung Quốc truyền sang và dần dần chiếm ưu thế, do đó, Phật giáo ở nước ta cũng thuộc phái Đại thừa như ở Trung Quốc.

Đến khoảng thế kỷ thứ VI, Phật giáo Việt Nam đã phát triển rất mạnh. Phái Thiền tông đầu tiên ở Việt Nam do đại sư Tì Ưu Đa La Chi (Vinitaruci) người Aán Độ sang trụ trì ở chùa Pháp Vân (Hà Bắc) lập nên. Thiền tông dựa vào phép thiền định, một pháp môn chung cho các tông phái, nhưng lại chủ trương công phu thiền định là cốt ở lòng người, chớ không phải ở kinh kệ. Chính tâm sẽ gặp Phật, vì vậy Thiền tông còn gọi là Tâm tông.

Phật giáo Việt Nam đã sản sinh được nhiều bậc thiền sư đạo cao, đức trọng, có uy tín lớn về mặt Quốc sự cũng như Phật sự : Pháp Hiền, Vạn Hạnh, Viên Thông, Minh Không, Giác Hải, Từ Đạo Hạnh ….. Đặc biệt là việc hình thành hai phái Thiền tông Việt Nam : Thảo Đường (triều Lý) và Trúc Lâm (triều Trần) có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển đạo Phật ở Việt Nam. Các vị vua sau một thời gian trị quốc đều lui về ở ẩn, vui cùng non xanh nước biếc, suy tưởng theo tiếng mõ, câu kinh, thanh trần thoát tục, song luôn quan tâm đến thế sự và dân tình để có những giáo huấn, cố vấn đúng lúc kịp thời cho vị vua đương nhiệm. Xuất mà nhập, nhập mà xuất. Phải chăng người Việt đã hiểu tận tường và hành xử đúng đắn những giáo lý cao sâu, song hết sức năng động, khoáng đạt của Phật pháp, mà ở một góc độ nào đó (vì chưa ngộ?) người ta lại cho là ủy mị, yếm thế? Nếu quả vậy, chính tinh thần sáng tạo của người Việt đã thổi vào Phật pháp một luồng sinh khí mới? 

5/- Võ học :

Là một bộ phận của văn hóa Việt Nam, võ học cũng có những sáng tạo độc đáo riêng của mình. Ở bất kỳ quốc gia nào, võ học luôn luôn là người lính tiên phong, là lá chắn tiền tiêu vững chắc trong công cuộc mở nước và dựng nước. Các cuộc đấu tranh của võ học rất quyết liệt, sinh tử, do đó đòi hỏi phẩm tính sáng tạo rất cao từ con người đến vũ khí, từ các trang thiết bị, tiếp vận, hậu cần đến những chiến thuật, chiến lược . Tất cả phải phù hợp với điều kiện khả thi của đất nước, song lại phải đạt được hiệu quả cao nhất với công suất lớn nhất. Tùy theo điều kiện lịch sử, các cuộc đấu tranh của võ học có thể diễn ra trong một thời gian ngắn, hoặc kéo dài hàng chục, thậm chí hàng trăm năm liền ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một dân tộc.

Sự sáng tạo của võ học Việt Nam được thể hiện qua các kỹ thuật chiến đấu bằng sức người và binh khí một cách nhuần nhuyễn, độc đáo, phù hợp với thể hình người Việt vốn nhỏ bé song nhanh nhẹn và khéo léo.

Từ thời Văn Lang, người Việt đã biết sử dụng mũi lao bằng xương thú, mũi tên đồng, mũi giáo đồng, dao găm đồng….. Đến thời Aâu Lạc (thế kỷ IV trước Công nguyên), kỹ thuật võ học của người Việt đã tiến thêm một bước dài đáng kể qua việc sử dụng chiếc nỏ, một lần có thể bắn đi nhiều mũi tên. Càng về sau, với những kinh nghiệm trận mạc phong phú, người Việt đã cải tiến và sử dụng thành thạo những thứ vũ khí lợi hại như giáo, mác, kiếm, kích, gươm, xiên, đại đao, mã đao, đoản đao, dao găm, côn,roi….. trong đó lợi hại và độc đáo hơn cả là những loại vũ khí của riêng người Việt sáng tạo, hình thành nên. Đó là : thiết lĩnh, bút chì, bút sắt, tay thước, lăn khiên…..

Thiết lĩnh : là một loại khí giới gồm hai thanh gỗ cứng : một thanh mẹ dài, và một thanh con ngắn được nối với nhau bằng một sợi dây dài chắc chắn. Lúc sử dụng, tùy nơi rộng hẹp, xa gần, mà dùng cây mẹ hay cây con để tấn công hoặc phòng thủ. Thiết lĩnh đánh rất mạnh, khó chống đỡ. Xét về căn bản, thiết lĩnh là một loại khí giới cương mãnh, song có thêm tính cách mềm, hội đủ tính cương nhu nên rất lợi hại. 

Bút chì : là một chiếc mai hoặc thuổng (xẻng), cán được buộc vào một sợi dây thừng. Khi lâm chiến, người sử dụng vung mai hoặc thuổng ra để tiện đứt chân hoặc thân địch thủ. Sự luyện tập phải thật thuần thục để khi vung bút chì ra tấn công rồi thu về được ngay.

Bút sắt : là một ngọn giáo hoặc ngọn mác, mũi sắt, cán tre -thường là tre gai, thân nhỏ song rất cứng- Khi lâm chiến, người sử dụng uốn cong cán bút, rồi bất thần lựa chiều văng mạnh ngòi bút (tức ngọn giáo hoặc ngọn mác). Bút sắt lợi hại như một thứ ám khí.

Tay thước : là một thanh gỗ cứng dài khoảng bảy tấc, ngang năm phân, dày ba phân. Tay thước sử dụng rất lợi hại khi đánh gần hoặc lúc nhập nội.

Lăn khiên : Khiên là một cái mộc dùng để che tên, hoặc đỡ những nhát chém, đâm của địch thủ. Võ học Việt Nam đã cải biến khiên thành một lối đánh lợi hại gọi là lăn khiên. Những chiếc khiên loại này thường được đan rất dày và cứng, đan ngoài lại lót bên trong để tên bắn không thủng, giáo mác đâm không qua, dao chém không đứt. Loại khiên này hình tròn, có tay cầm bên trong. Người lăn khiên cầm khiên bên tay trái, tay phải sử dụng một thanh mã tấu hay một thanh gươm bén. Người sử dụng lăn tròn chiếc khiên và ẩn mình gọn ghẻ phía sau khiên, tấn công địch thủ bằng gươm hoặc mã tấu; hoặc có khi luồn dưới khiên để phạt chân địch thủ (hoặc chân ngựa), địch thủ đâm hay chém đã có khiên chống đỡ.

Một đặc điểm nữa thể hiện rõ rệt hơn tính sáng tạo độc đáo của nền võ học Việt Nam, đó là môn Vật Việt Nam. Vật là một môn tập rất hữu dụng để rèn luyện sức khỏe và phát triển những kỹ năng khéo léo của cơ thể. Vật rất lợi hại khi đánh cận chiến. Thời Hai Bà Trưng, nữ tướng Lê Chân thường rèn luyện binh sĩ bằng cách đấu vật. Qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đến đời hậu Lê, môn Vật đã trở thành một quốc tục, được cả nước ưa thích, ham chuộng và thường được tổ chức trong các kỳ hội hè đình đám. Cao Lỗ -còn gọi là đô Lỗ (do từ đô vật) một tướng tài dưới thời An Dương Vương, Mạc Đăng Dung, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng ….. đều là những nhà đô vật nổi tiếng trước khi tham chính.

Về mặt binh pháp, những binh thư như An Nam hành quân yếu lược của Lý Thường Kiệt, Binh gia điệu lý yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quó6c Tuấn, Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ đều là những trước tác võ học, quân sự có giá trị rất cao về mặt lý luận và thực tiễn, xứng đáng là những võ thư hàng đầu của Việt Nam và thế giới. 

Kế thừa di sản quý báu đó của tiền nhân, Cố Võ Sư Nguyễn Lộc (1938-1960) đã sáng tạo môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo vào năm 1938 tại Hà Nội. Vovinam là một môn phái võ của ngườiViệt, đặt căn bản trên sự sáng tạo và kế thừa các tinh hoa của môn Võ và Vật cổ truyền dân tộc, sau đó nghiên cứu các môn võ đã và hiện có trên thế giới, rút tỉa ưu điểm, gạn lọc tinh hoa, rồi hiện đại hóa và hệ thống hóa theo một phương thức riêng phù hợp với tinh thần và thể tạng của người Việt.

Không chỉ là một phương tiện rèn luyện thể chất, môn phái Vovinam còn chú trọng việc giáo dục đạo đức, kỷ luật tự giác, ý thức cộng đồng và nhất là truyền thống thượng võ của dân tộc Việt. Với quá trình phát triển hơn sáu mươi năm qua, môn phái Vovinam đã đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc bảo tồn và phát huy nền võ học dân tộc, trở thành một môn võ Việt Nam hiện đại, khoa học, thực tiễn, ngày càng thu hút sự ủng hộ của nhiều giới trong và ngoài nước. 

Trước tiến trình phát triển tốt đẹp đó, môn phái Vovinam sẽ được mở rộng để ngày càng phong phú và bằng bản sắc độc đáo riêng của mình tiếp tục góp phần làm giàu kho tàng võ học và kho tàng văn hóa dân tộïc Việt Nam.


 


 

..