THƯ CHƯỞNG MÔN 3
Thường Dũng - Ðại Dũng
Tự Chủ, Tự Thắng, Cương Trực và Tận Tụy


Các môn đệ thân mến,

Bàn tay thép và Trái tim từ ái cũng được biểu tượng cho đức Dũng và Lòng Nhân.

Trong đời sống, chúng ta thường gặp những hành động biểu lộ về đức dũng: Người chiến sĩ vượt qua những trở ngại, thử thách gian lao để hoàn thành nhiệm vụ; người con gố gắng khắc phục mọi khó khăn để phụng dưỡng cha mẹ già yếu, bệnh hoạn; người có tinh thần trách nhiệm cao vượt qua mọi cạm bẩy mua chuộc để chu toàn trách vụ. Tất cả đều biểu hiện lòng can đảm, sức chịu đựng, tận tụy với nghĩa vụ gọi là Ðức dũng. Nhưng dũng có hai mức cao thấp khác nhau được gọi là THƯỜNG DŨNG và ÐẠI DŨNG.

THƯỜNG DŨNG là cái dũng nhất thời được biểu hiện trong cử chỉ, thái độ và hành động chống đối, không chịu khuất phục của con người khi gặp những điều sai trái. Thường dũng do hoàn cảnh tạo nên, do đỏm lược coi nhẹ tử sinh, đương đầu với mọi khó khăn, nguy hiểm, nhằm giải quyết những sự việc trước mắt và hữu hạn.

ÐẠI DŨNG là cái dũng có tính cách lâu dài, biểu lộ qua sự chịu dựng, nhẩn nhịn để vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn với thái độ trầm lặng, lúc nào cũng bình thản, thông suốt, tự tại, ung dung. Có những việc làm lâu dài mà không ai thấy, có khi suốt cả cuộc đời mới chứng tỏ được là đại dũng. Ðiều động binh sĩ phản công, quyyết tiêu diệt quân Mông Cổ, Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn trỏ gươm xuống sông Hoá mà thề: Không dẹp xong giặc, quyết không trở về khúc sông này nữa. là biểu lộ thường dũng, do tình thế bắt buộc. Nhưng lúc nghe tin Thoát Hoan sắp đưa 300.000 quân Mông Cổ sang đánh lần thứ hai, trong khi đất nước đã cạn kiệt vì bị giặc tàn phá, lực lượng quân bị còn yếu kém, thưa thớt chưa kịp hồi phục, Ngài vẫn bình tỉnh, sáng suốt nhận định, thảo hịch khích động, thôi thúc tinh thần chiến đấu của ba quân, hợp hội nghị Diên Hồng, chỉnh đốn hàng ngũ với chủ trương quân quí về tinh nhuệ, không quí về nhiều và tâu với vua Trần Nhân Tông khi bàn về việc ngăn giặc Năm nay đánh giặc dễ, đã chứng tỏ đức đại dũng của ngài.

Ðức đại dũng có khi cả đời người mới biểu lộ được. Lê Lợi kháng Minh, năm năm đầu thất bại chạy dài, vợ con đều chết thảm, vẫn kiên trì dũng cảm chiến đấu mãi. Sau đó, mới đổi chiến pháp Tránh chổ địch mạnh, đánh nơi địch yếu; cũng phải năm năm sau mới chiến thắng hoàn toàn và mới chứng tỏ được là bậc Ðại Dũng.

Vậy trong đời sống hiện thời, người môn isnh VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO nên ứng dụng thường dũng hay đại dũng ?
Tùy trường hợp mà ứng dụng. Thường dũng giúp chúng ta đương đầu với hoàn cảnh để biểu lộ cái hùng khí của con nhà võ và giải quyết cấp thời những khó khăn trở ngại. Hơn nữa, khi bực đọc mà không dám tỏ thái độ, bị áp chế mà không có tinh thần đối kháng thì làm sao tâm hồn có thể thảnh thơi ? Ðiều quan trọng là phải tỏ thái độ chống đối theo chiều hướng trầm tỉnh, ôn hoà, dẫn dụ, thuyết phục để người phải thay đổi quan điểm và cách đối xử.

Chúng ta cũng cần đại dũng, vì đại dũng giúp chúng ta rèn luyện nghị lực, tinh thần và đức độ đến mức dật lạc, siêu khoáng để có thể an vui trước mọi hoàn cảnh, thản nhiên trước mọi thành bại, vượt trên mọi ưu tư hay thoả mãn tự ái giai đoạn, ngõ hầu biết mình phải sống ra sao, phải làm gì cho tương lai, cho đại nghĩa?

Tuy nhhiên, cần phân biệït những kẻ hoạt đầu tỏ vẽ ta đây có hoài bảo lớn, theo đuổi sự nghiệp phi thường, không quan tâm giải quyết những việc nhỏ nhặt thường ngày, thiếu chuyên nhất trong hành xử, khôn khéo né tránh mọi đụng chạm dù lớn hay nhỏ với bất cứ ai thì chỉ là kẻ thời cơ, cầu an, vụ lợi.

Dù đại dũng hay thường dũng cũng đều nẩy sinh từ sự thực hiện những việc bình thường tích lũy hằng ngày (như quyết tâm dậy sớm, từ bỏ nghiện ngập, chuyên cần nhẩn nhịn...) Không có quan niệm sống đứng đắn rỏ rệt, thiếu chuyên nhất, làm việc chóng chán hay thay đổi thì chỉ là kẻ đơn hèn, nhu nhược, nói chi đến chuyện đại dũng, thường dũng.

Muốn xứng đáng mang danh môn isnh VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO, có tinh thần dũng cảm, chúng ta phải trau dồi, tu tập bốn đức tính: Tự Chủ, Tư Thắng, Cương Trực và Tận Tuỵ với nghĩa vụ.

1. Tự chủ: Con người là phần tử của gia đình, gắn bó với cộng đồng dân tộc và nhânloại. Trong sự hoà nhập chung sống nếu không có đức tính tự chủ sẽ dễ bị đồng hoá của ngoại cảnh, luôn triển khai nội tâm, luyện ngũ quan cho thật bén nhạy và làm chủ được sự bén nhạy đó. Sau hết, luyện thân khí cho được ung dung, thanh thản, không cầu cạnh, ước ao gì cả.

2. Tự Thắng: Mọi người đều có một số ưu điểm, nhược điểm. Trong lịch sử, chúng ta thấy có biết bao vua chúa, danh tướng lẩy lừng một thời đã bị danh vọng, tiền tài, gái đẹp làm băng hoại, tha hoá đi đến sụp đổ. Cụ thể trong hiện tại, có nhiều chiến sĩ yêu nước đã chiến thắng vẻ vang quân thù lại trở thành những kẻ tiêu cực tham ô, nên đã thân bại danh liệt, chỉ vì họ không tự chế, tự thắng được những nhược điểm trong con người của mình.

Muốn có đức tính tự thắng, chúng ta phải kiên nhẫn nghe từ những điều chưa biết đến những điều đã biết, nghe cả những điều phải, lẫn những điều trái để hiểu rõ nguyện vọng của người, để tập thói quen tôn trọng và nghỉ tới người. Kiên nhẫn học hỏi ở mọi người, trong mọi trường hợp, liên tục trong đời sống, Kiên nhẫn trong việc xử thế, là gặp trường hợp bị đối xử bất công, thô vụng, lầm lẫõn, chúng ta vẫn kiềm chế được tính nóng nảy hiếu thắng,vẫn ung dung nhu nhã với tinh thần thông cảm hoà giải, không tức khí nổi quạu, ăn miếng trả miếng tùy hứng. Kiên nhẫn hành động sẽ giúp chúng ta vược qua được mọi khó khăn trở ngại, thắng phục được những thất bại trên đường đời nhất là khi mới vào đời để đạt thành công cuối cùng.

3. Cương Trực: Ðây là đức tính đặc biệt của con nhà võ. Nhưng chúng ta cần phải hiểu: cương là cương quyết trong tinh thần, hoà nhã ngoài thái độ. Trực là ngay thẳng một cách tế nhị, chứ không là tính cứng cỏi, thô lỗ của kẻ thất phu và sự ngay thẳng của người điên khùng. Tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam có Lý Thường Kiệt, Chu Văn An, Trần Hưng Ðạo, Nguyễn Trãi v.v... là những người cương trực dám nói, dám làm, dám lãnh trách nhiệm về những lời nói của mình.

Không có sự kiên quyết nào vững chắc bằng sự cương quyết trong tinh thần. Khi tinh thần đã nhất quyét rồi thì thái độ phải tỏ ra ôn hoà,nhu nhã. Chình thái độ ôn hoà,nhu nhã đã nói lên sự quyết tâm đến cùng cực. Ngưới cương quyết pahỉ là người có ý thức vững hcắc rằng, mình nên nghĩ gì, phải làm gì ? Và khi đã quyết đoán, là quyết tâm theo đuổi chí hướng củ mình đến cùng.

Ngay thẳng là một đức tính được mọi người cảm mến, nhưng không đồng nghĩa với chất phác thẳng ruột ngựa. Ngay thẳng cứng nhắc làm cho mọi người phiền lòng, phật ý và khiến mình luôn bị thua thiệt thất bại. Phải ngay thẳng một cách linh động khéo léo, không bao giờ được đối trá nhưng cũng không nên thật thà lố bịch, nói hết những điều không đáng nói, gây xáo trộn, thất vọng cho người. Ðó là ngay thẳng một các ?thẳng ruột

4. Tận tụy với nghĩa vụ: Với lý tưởng tập thể, với sứ vụ sư môn, Tổ Quốc và Nhân Loại, chúng ta phải hết lòng, tận dụng mọi khả năng thực hiện nghĩa vụ bằng được, dù có hy sinh tính mạng, song phải hy sinh cho đúng chổ, đúng lúc, trong phạm vi trách nhiệm của mình. Nếu ngoài phạm vi trách nhiệm mà cứ nhắm mắt hy sinh thì chỉ là người bất trí, thiếu sáng suốt, không thông tình đạt lý, không quán triệt công nghĩa khác với tư ân tư lợi. Thí dụ: Khi được người hiểu rõ khả năng của ta, tin cẩn trọng dụng ta, và từ đó cũng là lợi ích chung cho mọi người thì ta nên đem hết tâm lực ra làm việc; còn nếu đấy chỉ là âm mưu mua chuộc, trí trá bất minh, để giành thắng lợi riêng tư thì ta không thể tận tụy hy sinh mù quáng được.

Tận tụy với nghĩa vụ giúp ta nâng cao phẩm cách, và trở thành con người năng động, yêu người yêu việc, biết học tập để kiện toàn, có tinh thần trách nhiệm cao. Trau dồi, tu tập được bốn đức tính trên, chắc chắn chúng ta sẽ tạo được phong cách sống đặc thù cho mình, để trở thành người hiệp sĩ thời đại, thể hiện được tinh thần và ý nghĩa: 

BÀN TAY THÉP ÐẶT LÊN TRÁI TIM TỪ ÁI

 




 

..