LẦN TRANG SỬ VIỆT RÈN TÍNH CƯƠNG NHU
Võ Sư Nguyễn Văn Sen


Bao nhiêu trang sử Việt là bấy nhiêu trang đấu tranh để sinh tồn:: Ðấu tranh với thiên nhiên, với con người, bao gồm cả giặc ngoài thù trong, đấu tranh với đói rét bệnh tật và đồng thời cùng đấu tranh với cả những bất công xã hội. Cao điểm của đấu tranh là chiến tranh. Từ đấu tranh võ trang tự phát võ khí thô sơ, tới đấu tranh võ trang có tổ chức quy mô - chiến tranh quy ước - và chiến tranh võ khí nguyên tử hạch tâm...

Lần trang sử Việt, chúng ta thấy rõ: Chiến tranh tuy triều đại nào cũng có, nhưng triền miên liên tục. Công thức Chiến rồi hòa - Hòa rồi chiến gần như được áp dụng trong mọi thời đại. Chiến thắng rồi lại phải Khoan sức dân để có thời gian hàn gắn lại những vết thương chiến tranh, dự phòng một cuộc xâm lăng mới. Ðề cao cảnh giác âm mưu xâm lược song hành với việc phát triển và củng cố chính sách ngoại giao hiếu hòa.

Cuộc chiến tiền phát với nhà Tống (1075 - 1077) do Lý Thường Kiệt đều động, nước ta đã củng cố hòa bình được 193 năm rối mới bước vào cuộc chiến tranh với đế quốc Mông Cổ 1280. Nhà Trần trong 8 năm ba lần chống Mông cổ (1280 - 1288) đã kiến tạo hòa bình được hơn một thế kỷ, tới năm 1406 mới xảy ra cuộc xăm lăng của nhà Minh.

Sau đó, tiền nhân ta cũng kiến tạo và củng cố hòa bình được 351 năm, tới năm 1788 mớixảy ra cuộc chiến tranh ngoại xâm của nhà Thanh.

Chiến tranh và hòa bình, quân sự và ngoại giao tưởng như nghịch lý trong tư tưởng trị nước của tiền nhân ta, thực ra lại mang tính đồng nhất Phối Triển Cương Nhu.

TÍNH CƯƠNG NHU TRONG ÐỘNG BINH

Bản chất chiến tranh là CƯƠNG. Bản chất hòa binh là NHU. Nhưng nay trong bản chất CƯƠNG của chiến tranh cũng đã thấy yếu tố NHU. Và trong bản chất NHU của hòa bình cũng thấy yếu tố CƯƠNG.. Trước khi lâm chiến, các đời Lý - Trần, rồi 10 năm kháng Minh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, hoặc Quang Trung chống quân Xiêm và Thanh...Các triều đại Việt bao giờ cũng dùng Tiên Lễ Hậu Binh vừa tỏ ý chí hiếu hòa, vừa kiên định. Thắng xong, lại triều cống như cũ thậm chí còn trao trả tù binh, cấp lương thực, thuyền bè, xe ngựa cho về. Phải dùng nhu (hòa bình) để chiến tranh không tiếp diễn, mới có thể Làm Khoan Sức Dân, xây dựng lại đất nước. Tù binh trao trả, vừa biểu hiện lòng nhân ái, ý chí hiếu hòa, vừa chứng tỏ tinh thần và nghị lực kiên cướng quyết thắng, làm dịu đi ý đồ phục hận và nuôi dưỡng chiến tranh của địch. NgườiViệt không sợ chiến tranh nhưng rất hiếu hòa, có tinh thần tự chủ, tự chế cao.

Bản chất của động binh là cương. Nhưng để chiến thắng lực lượng quân sự vốn luôn hùng mạnh hơn cả về nhân sự lẫn phương tiện, ôgn cha ta đã tùy haòncảnh thực tế để tiến thoái cho phù hợp. Trước lực lượng hùng hậu với khí hế hunghăng của đic, ôgn cha ta đã dùng nhu, bỏ thanh không khôgn nhà trống, rút sâu vào nội địa để phânt án lực lượng địc, làm nhụt nhuệ khí địch, để dân quân ta thất rõ sự tàn ác của địch, cùng dã tâm của bọn nội phản bán nước... Khi địc say men chiến thắng, lơ là cảnh giác; khi sự căm phẩn của nhân dân lêncao độ; là lúc ôgn cha ta chuyển nhu thành cương: Ðộng binh, tốc hciến, huy động sức mạnh toàn dân,đánh bật quân địch ra khỏi đất nước. Khi đã chiến thắng, ông cha ta lị chuyển qua nhu bằng con đường ngoại giao mềm mỏng xin thần phục triều cống. Trong sách lược phối hợp cươngnhu này, sự nhu nhuyển luôn đuợc ông cha ta coi trọng đề cao như: Thảo hịc vạch rõ âm mưu và dã tâm của địch, nêu cao chánh nghĩa trước khi động binh; lấy nghĩa nhân đối xử với tù, hàng binh đich.

BÀI HỌC LỊCH SỬ VỚI TINH THẦN CƯƠNG NHU PHỐI TRIỂN CỦA VOVINAM

Lịch sử đã chứng tỏ và cho chúng ta những bài học về phương hướng sinh tồn của dân tộc : Muốn sống còn, không thể không đấu tranh (cương), nhưng cũng không thể vắt kiệt sức dân, đấu tranh liên tục mà phải biết Làm Khoan sức dân bằng những phương án hòa hoản (nhu) để xây dựng, tái tạo đất nước. Tiền nhân ta luôn vận dụng Tiên Lễ Hậu Binh, Binh Thành Khởi Lễ, động binh vì chính nghĩa, trong lúc động binh vẫn đề cao nhân nghĩa trong đối xử, tức phối triển cả hai tính cương nhu trong thời Chiến cũng như trong thời Bình.

Trong đời sống hiện nay, muốn tồn tại, vũng vàng phát triển phải hòa hợp được mọi khuynh hướng, mọi xu thế khác biệt. Ðiều hòa cho đừng chênh lệch quá vì cũng chẳng có binh quân tuyệt đối. Quan binh tuyệt đối là hiện tượng chết. Sống là dịch chuyển, mà dịch chuyển là do sự mất quan binh. Nhưng quá mất quan binh lại đưa tới sự xáo trộn. Xáo trộn nào cũng tàn phá, hủy hoại sự an lành của cuộc sống. Ðiều hòa để đừng thái qúa hay bất cập, không cho âm quá lấn dương, hoặc dương quá lấn âm.

Cuộc sống nơi mỗi người có hai phần: Tâm và Thân, Nộâi và Ngoại. Ðể có cuộc sống an lành cho chính mình phải điều hòa cả 2 mặt. Nhưng không có nghĩa vừa đôn đáo lo tìm kiếm tiền để có đầy đủ tiện gnhi vật chất, vừa nôn nả lo phát triển trí tuệ, nâng cao đạo đức tâm linh. Rất hiếm con người được toàn vẹn về mọi mặt. Ðời người ngắn ngủi, khả năng con người có hạn trước việc kiện toàn như vậy.

Càng ham muốn thành công, càng bàm víu vào thuận cảnh, càng sợ hải thất bại, càng hoảng loạn trước nghịch cảnh để làm mất nhân cách của chính mình. Quá yêu tốt, quá ghét xấu, quá chênh lệch trong phân biệt đối xử sẽ tạo nhiều rắc rối hỗn loạn trong sinh hoạt, điều này cũng mang tính tiêu cực, tai haị như hành vi độc ác.

Sống có lý trí, có bản năng. Muốn điều hòa phối triển cương nhu phải hòa cùng nhịp sống. Lý trí phải làm chủ dẫn dắt bản năng thích ứng với mọi cảnh sống thuận, không quá đam mê, nghịch: Không quá bấn loạn. Làm việc thật tích cực để gặt hái thành công, nhưng bình thản trước thất bại. Công bằng, sáng suốt trước những lờikhen chê, tốt xấu. Chừng mực đối xử với người ta yêu, kẻ ta ghét. Tùy trường hợp biết quý trọng nhưng cũng biết coi thường lợi danh, tiền bac. Không thái quá, không bất cập, sống ung dung tự tại với dòng đời xuôi ngược.

Có thế, qua những bài học lịch sử chúng ta mới có thể triển khai tinh thần Cương Nhu phối triển vào ngay trong đời sống:

BÀN TAY THÉP ÐẶT LÊN TRÁI TIM TỪ ÁI !

CƯƠNG NHU PHỐI TRIỂN VOVINAM PHỐI THỂ BÌNH QUÂN
ÐỘNG TỈNH BÌNH QUÂN NHÂN VÕ ÐẠO BÌNH THỜI PHỐI TRIỂN


 


 

..