QUAN NIỆM VỀ NIỀM TIN VIỆT VÕ ÐẠO
Võ Sư Kiều Công Lang


I. THỰC CHẤT CỦA NIỀM TIN:

Có quan niệm cho rằng, niềm tin có trước ý thức, mở đầu cho ý thức, sau đó mới hình thành ý thức hệ, tín ngưỡng, tôn giáo.
Có quan niệm khác ngược lại, cho rằng niềm tin là sản phẩm của ý thước. Ví dụ: Trong các cuộc thánh chiến tôn giáo, niềm tin bao giờ cũng là võ khí quyết đinh nhất với đối phương. Cụ thể hơn là, trong các cuộc chiến tranh thế giới và địa phương, mỗi bên đều xác lập cho phía chiến sĩ của mình trước đối thủ: Ai có lý tưởng tốt đẹp hơn, được quần chúng ủng hộ hơn sẽ có nhiều triển vọng thắng lợi hơn.
Niềm tin có, có thể hoặc không thể là tiên cảm của ý thức hoặc là sản phẩm của ý thức. Nó có một già trị độc lập nhất định. Niềm tin giúp con người vượt qua những giới hạn của ý thức để hình thành những khả năng bấât ngờ và siêu phàm.

II. BA NIỀM TIN TRONG BA QUAN NIỆM SỐNG THƯỜNG GẶP:

Có nhiều niềm tin xuất phát từ những quan niệm sống khác nhau. Ví dụ : có người tin ở bùa hộ mệnh (sẽ thành bất tử), tin ở tiền Có tiền mua tiên cũng được, có nhiều tiền sẽ gặt hái được nhiều hạnh phúc....
Nhưng tựu trung, có ba loại niềm tin của ba quan niệm sống điển hình:

    A. TIN Ở TRỜI: 

Từ khai thiên lập địa, con người luôn luôn thấy mình cô đơn, nhỏ bé trước cái bao la vĩ đại, trước các hiện tượng kỳ bí của vũ trụ xuất hiện xung quanh họ, một khái niệm ông trời được phát sinh. Ngay trong thời đại chúng ta, khi những kiến thức khoa học được truyền thông rộng rãi, cuộc sống đã có nhiều tiện nghi hiện đại, con người vẫn chưa thoát ra khỏi những mặc cảm hữu hạn, cô đơn của chính mình. Do đó, người ta vẫn phải dựa đức tin vào một đấng tối thượng vô hình là ông trời.

Tin ở trời là tin vào số mạng tiền định: Mỗi con người khi đầu thai được giao phó một số mạng nào đó, một chức năng nào đó, với những khó khăn và thuận lợi đã được tính toán, sắp đặt sẳn. Số giàu tiền đến dững dưng, số nghèo hèn vật lộn lắm cũng chẳng đi tới đâu.

Do đó, tin ở trời là tin vào guồng máy huyền vi an bài của tạo hóa. Về một khía cạnh nào đó, chúng ta có thể trân trọng và đón nhận quan niệm này, vì sự hữu hạn,sự may rủi, sự sống chết có ai biết đâu mà lường cho được? Nhất là niềm tin vào Trời đôi lúc lại có một sức khuyến dụ con người làm lành, lánh ác, xoa dịu hay ai ủi con người trong một hoàn cảnh bất hạnh, một thời điểm bất như ý v.v..

Người xưa đạt niềm tin vào ông Trời hẳn để giải đáp cho các câu hỏi không sao trả lời được: Cái đó chỉ có Trời mới biết. Tại ông Trời. Trời làm ra như vậy v.v...Ngày nay khoa học đã dần dà thu hồi bớt quyền năng của ông Trời: Sấm sét không do thiên lôi mà chỉ là một hiện tượng va chạm giữa hai cực điện âm dương trong thiên nhiên; mặt trời, mặt trăng chẳng còn là ông trời, bà trăng nữa mà chỉ là hai tinh tú trong hằng hà sa số các tinh tú có trong vũ trụ. Bệnh ôn dịch không phải là tai ương của các vị thần gieo xuống mà là do các loại vi trùng gây nên vv.v..

Tuy vậy, vũ trụ vẫn còn là là một khoảng không bao la huyền bí, khoa học chưa chứng minh được đầy đủ thì ông Trời vẫn được trâân trọng gởi gấm niềm tin. Nhưng phải tin ra sao để không trở thành mê tín dị đoan, mơ mộng hão huyền, để bị vong thân mà quên mất rằng: Người là một linh vật duy nhất cá ác suy tư?

Các dân tộc văn minh, tiến bộ, những người có đầu óc phán đoán khoa học và thực tế tin vào trời là tìm hiểu thiên nhiên để xây dựng một nhân cách, một lối sống phù hợp chứ không mê muội, lạc hậu, viễn vong. Nhất là, không buôn thần, bán thánh lừa đảo người nhẹ da, cả tin trong việc cúng tế, cầu đảo, bùa ngải, bói toán v.v... hoặc biếng lười, lấy số trời ra ngụy biện cho thói hư tật xấu buông tuồng ỷ lại.

    B. TIN Ở ÐẤT: 

Là tin vào phúc ấm tổ tiên, giòng họ. Do đó, từ xu hướng tìm thấy địa lý chọn đất tốt, săn sóc mộ phần, chăm lo khói hương, cúng kiến...đến ý hướng chọn hướng nhà, hướng bếp, hướng cửa v.v... Niềm tin này ở thưở ban đầu hoàn toàn có nhận thức và ý hướng tốt: Uống nước nhớ nguồn là cái gốc cho mọi chi nhánh đạo lý khác phát sinh. Những người có lòng thành kính nhớ ơn tổ tiên, cha mẹ, gắn bó với anh chị em họ hàng, khuyên bảo, nhắc nhở nhau làm các điều tốt lành để vinh danh tổ tiên, giòng họ, để hãnh diện cho con cháu mai hậu thì cuộc sống hiện tại thật là thiên đường, mọi người đều nở mày nở mặt.

Có phúc thì có phận. Chọn được đất tốt nhưng ăn ở thiếu nhân nghĩa cũng không sao hưỡng lộc được (xem chuyện Tả Ao thì rõ).
Về hướng nhà, hướng bếp, hướng giường, hướng cửa cũng vậy. Ðối với người Việt Nam nhà về hướng Ðông Nam thì mát và có ánh sáng, vừa lợi cho sức khoẻ, vứa sát hại được vi trùng. Bếp gần cầu tiêu thì dễ bị ô nhiểm, mất vệ sinh; giường gần bếp thì khói hun đau mắt, viêm họng, đau phổi. Cửa phải tránh gió lùa dễ bị cảm, có thể bất đắc kỳ tử. Cửa chính thống thông thẳng ra đường ngõ dễ bị trộm cắp dòm ngó.

Những kinh nghiệm đó thật vô cùng quý báu và khoa học. Nhưng tiếc thay trước đây vì thiếu kiến thức, thiếu lời giải thích, chỉ dẫn cho mọi người cùng biết nên đẵ nẩy sinh ra thói mê tín dị đoan, kiêng kỵ đủ thứ, làm phương tiện cho kẻ xấu lợi dụng lừa đảo.

    C. TIN Ở NGƯỜI:

Từ thời thượng cổ, các triết gia Ðông , Tây đều đặt nằng vấn đề quan hệ giữa Người với Người. Yếu tố con người, phần tử của cộng đồng, của xả hội, là một yếu tố cơ bản của mọi hưng vong, thành bại. Quan niệm nầy có giá trị hiện thực ưu việt, vì người là một thực thể sinh động, xã hội loài người luôn luôn xung động, đấu tranh, phát triển.

Cao điểm của quan niệm này là: Tìm hiểu ở chính mình để tự tin và tạo niềm tin cho mọi người. Ngay các tôn giáo lớn như Phật Giáo cũng đã nói: Phật tại Tâm, mỗi chúng sinh đều có Phật Tính. Công Giáo cũng nói: Vinh danh Chúa cả trên trời, bình an dưới thế cho người Thiện Tâm.

Mọi thành quả ở đời đều do con người làm ra, chứ không là định mạng,số phận gì cả. Việc của trời làm sao con người biết được ? Tốt không làm cũng chẳng có. Khó mà quyết tâm vẫn vượt qua. Vậy muốn đến được Niết Bàn hay Thiên Ðường, chỉ có cách duy nhất, con người phải tu dưỡng và rèn luyện chính bản thân mình để có tài năng, ý chí, nghị lực đảm đương và hoàn tất trách nhiệm trong đời sống làm người. Danh vọng, sang giàu chỉ thực được trân trọng ngưỡng mộ và tồn tại khi nó trải qua một quá trình phấn đấu lao động nhiệt tình của những khối óc biết suy tư, những trái tim biết yêu thương, và những bàn tay biết làm việc hữu ích cho cộng đồng xã hội. Thành quả tốt đẹp khhông thể chỉ van xin hay nguyện cầu. Trời , Phật, Chúa, Thánh, Thần đâu có ban phát ân sủng cho những kẻ ỷ lại, biếng nhác, hèn hạ.

III. NIỀM TIN VIỆT VÕ ÐẠO:

Như vậy, với ba quan điểm trên, người môn sinh VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO nên sống theo quan niệm nào?
Phải tổng hợp theo tinh thần Cách Mạng Tâm Thân và Cương Nhu phối triển.

    TIN Ở TRỜI:

Là tin vào một biểu tượng Chân - Thiện - Mỹ, là tìm hiểu thên nhiên, rút từ thiên nhiên ra những bài học sinh động, những ý niệm cao đẹp, những giá trị thực tiển, chứ không ỷ lại vào Trời, Phật, Chúa, Thánh , Thần để đắm chìm vào mê tín dị đoan, định mạng chủ nghĩa. Tin ở Trời là tin ở cao điểm linh thức con người, ở cao điểm lương tâm và ý thức nhân loại, được thể hiện bằng những việc làm hợp thời, đúng lúc, đúng chổ. Nắng thì phơi phóng, mưa thì cấy trồng, Nên tiến thì tiến, đáng lùi thì phải lùi. Phải có cái nhìn sâu rộng mà thích ứng với mọi tình huống.

    TIN Ở ÐẤT:

Là tin ở công đức, phúc ấm tổ tiên để lại, là tìm không gian thích hợp để tu tập, bảo quản. Lễ cúng tổ tiên là dịp họ hàng thân quyến xum hợp tìm hiểu nhau, khích lệ, khuyên nhủ lẫn nhau sống theo thuần phong mỹ tục, trọng lễ nghĩa liêm sĩ. Ðối xử chân tình, hào hiệp, cởi mở, phóng khoáng với tất cả mọi người. Gặp khó khăn hết lòng hổ trợ lẫn nhau mới tác tạo được không khí tin yêu, hòa thuận với mọi người hầu thành công trong đời sống.

    TIN Ở NGƯỜI:

Là tự tin (tin ở mình), tin ở phẩm cách mình đã trau đồi, và dùng ảnh hưởng dó trồng cấy niềm tin nơi người khác, dùng khả năng ưu việt của miình tâm phục mọi người. Biết nương theo thời - tức hoàn cảnh khách quan - mà hành xử, biết hòa hợp với mọi người để cùng tiến bộ. Luôn tôn trọng mọi tư tưởng, mọi hình tướng cao đẹp. Luôn thích ứng được với mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, kiểm soát được mọi việc làm, kiềm chế được mọi ước vọng, ham muốn. Nhất là phải tránh kiêu căng, tự phụ, khinh bạc, ngạo mạn: Coi trời bằng vung, anh hùng cá nhân chủ nghĩa.

Tóm lại, để được tự tin và thanh công trong đời sống, được mọi người tôn trọng, ngưỡng mộ tin theo, người môn isnh VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO phải thường xuyên cách mạng tâm thân trong tu dưỡng rèn luyện có thực đức, thực tài, thực chí và áp dụng tinh thần cương nhu phối triển trong hành động xử thế để được mọi người tâm phục tiếp tay hổ trợ.

  • Người thực đức không chỉ hiền lành không làm hại ai là đủ, mà phải tạo được ảnh hưởng, có sức dẫn dụ thúc đẩy mọi người cùng làm tốt, kẻ ác phải chùn tay,kẻ xấu bớt xấu, cảm hóa họ dần dần.
  • Người thực tài không dành chổ tốt, việc dễ. Trái lại, phải gánh vác khó khăn, biến chưa tốt thành tốt. Khi thành công được hưởng không ai dám kèn cựa ghen tỵ.
  • Vấp ngã chính là thử thách tốt nhất nhận ra người có ý chí hay không. Nếu việc nào cũng trôi chảy êm xuôi thì đâu cần chí khí.

Có thực đức thực tài,thực chí rồi còn phải biết lựa thời mà ứng dụng, chọn nơi mà thi thố tài năng, hòa thuận với mọi người, tạo thế đứng trong ôn hòa nhu nhả, chia vui xẻ buồn, làm việc và hưởng thụ chung với tất cả mọi người.
Ðó chính là cách thể hiện đúng đắn nhất niềm tin của người môn sinh VOVNAM VIỆT VÕ ÐẠO.

 

 


 

..