NHỮNG CHÀNG PHÙ ÐỔNG ÐI CHÂN ÐẤT
(VSTH Lê Ðình Phước & Hoa Tuyết)


Lời giới thiệu

Lớn nhanh như Phù Ðổng, dũng cảm bất khuất như Thánh Gióng .... Ðó là ước mơ của các môn sinh Thành Viên Ðội Lân - Sư - Rồng Phù Ðổng Quận 6 và ước mơ cao hơn là có đầy đủ sức khỏe, bản lĩnh, là những công dân tốt hữu ích cho xã ?Lớn

Ðội Lân- Sư - Rồng Phù Ðổng hình thành vào ngày 24 tháng 10 năm 1989 với 30 thành viên ban đầu. Và được bảo trợ bởi xưởng gạch bông Ðồng Tâm. Các thành viên trong đội được rèn luyện võ thuật với 2 môn phái : Vovinam Việt Võ Ðạo và Phúc Lâm quyền tập luyện vào tối thứ 3, 5, 7, chủ nhật ... Ngoài việc tập luyện võ thuật. múa lân, sư tử các bạn thành viên tham gia các chuyến du khảo, dã ngoạïi, hoạt động công tác xã hội: Bảo vệ môi sinh, lạc quyên cứu trợ, tổ chức các buổi múa lân phục vụ các khu phố nghèo nhân kịp lễ Tết ... được cô bác đặt tên là Ðội Lân của Xóm Nghèo hay Phù Ðổng đi Chân Ðà

Ðội lân, sư tử Phù Ðổng còn tham gia các chương trình lễ hội truyền thống, lễ hội Về Nguồn ... đến nay đội : Lân - Sư - Rồng Phù Ðổng Q.6 phát triển có hơn 120 thành viên tham gia sinh hoạt, luyện tập htường xuyên Và luôn tânh lễ 

HỌC VÕ ÐI ÐÔI VỚI HỌC ÐẠO VÀ LÀM VIỆC GÌ CÓ ÍCH CHO MỌI NGƯỜI, LẤY ÐÓ LÀM NIỀM VUI, NIỀM TỰ HÀO CỦA CHÍNH MÌNH”.

NHỮNG PHÙ ÐỔNG CÒN ÐI CHÂN ÐẤT

Gần đây, người ta thấy những em bé đẩy xe ở chợ Bình Tây, nhặt nhạnh ở chợ rau Mai Xuân Thưởng và những bé bán báo, vé số, trà đá ở bến xe Chợ Lớn thay đổi hẳn tính tình. Chúng không còn gây gổ, đánh lộn, tranh giành bến bải, không còn chưởi thề, nói tục, đã biết nhường nhịn, đoàn kết với nhau, và ... ngoài ra chúng còn được đi học. Vì sao có sự thay đổi tốt đẹp ấy. Dễ hiểu thôi: Các em đều muốn được vào Ðội Lân - võ Phù Ðổng.. Ðiều kiện để vào: Phải là trẻ tốt.

Trong số 120 em đang sinh hoạt trong Ðội Lân - Võ Phù Ðổng có đến hơn phân nữa đã từ lâu lắm rồi không hề được gọi hai tiếng ba, mẹ, chưa đặt chân đến một mái trường hay sinh hoạt đưới một mái ấm gia đình ... Ngày ngày ở khắp lề đướng, chợ búa, quán xá, người ta gặp các em nhỏ như Nguyễn Văn Hải - 13 tuổi, Lê Thanh Giàu - 13 tuổi, Thanh Tâm 14 tuổi... ở xóm Miễu tần tảo kiếm sống bằng đôi chân bé nhỏ, chai sần lê trên mặt đường nhựa cháy bỏng. Từ cuộc vật lộn, tranh giành để kiếm sống, các em dần trở nên táo tợn, dữ dằn ... Nhưng khi được vào Ðội Lân - Võ các em lại trở nên thuần phục, ngoan ngoản dần và giỏi võ. Như vũ Phi Hùng, 16 tuổi, ban đêm ngủ vỉa hè, ngày sửa xe đạp, được gọi là ông trời con vì quậy đến trời thần đất lở, vậy mà sau khi vào đội Lân , Hùng cũng được đai đen, giỏi giang như bất cứ một Phù Ðổng đi chân đất nào trong đội. Trong số 120 em có 60 em chậm tiến vào đời sớm. Các anh chị phụ trách đã đưa 40 em mù chủ đi học văn hoá buổi tối ở trường Tháp Mười. Thật xúc động khi các em ở lớp đê “ông trời con” 

- Tụi em đi bán báo nhưng đâu biết chử, chứ nhìn mặt báo mà nhớ loại báo gì.

Ðội Phù Ðổng cũng đã qui định chặt chẻ:

- Em nào học võ giỏi mới được tuyển vô học múa lân.

Từ niềm say mê,thích thú Lân, Ðiạ, các em đã phấn đấu học giỏi các môn võ thuật: Thiếu Lâm - Vovinam. Ðó cũng chính là lúc các em các anh chị phụ trách Ðội uốn nắn nhân cách cho các em qua truyền thống đạo lý cổ truyền: THÀNH, TÍN, TRÍ, DŨ “Lân,

Anh Lê Ðình Phước, phụ trách Câu Lạc Bộ Phù Ðồng cho biết:
Ðến nay đã có 80 em được lên học Lân

Sự phấn đấu rèn luyện của các em quả là rất lớn, rất đáng mừng. Bây giờ, hơn 100 em với đủ nghề đẩy xe, lượm rau, bán vé số, bán báo, trà đá .. và cả những em có cha mẹ đầy đủ, được học hành đàng hoàng nhưng thích sinh hoạt trong đội đã được tụ hội chung trongmột tập thể - như một mái ấm gia đình. Chúng đã sống hết lòng, làm việc hết lòng vì nhau. Sau mỗi buổi tập, luyện, lưng áo các em ướt đẩm mồi hôi nhưng ánh mắt lại long lanh niềm vui thích. Ðiều ấy chỉ có những Lân, Ðịa tí hon mới cảm nhận hết đư những

 


 

..