KÝ SỰ HÈ 2003
VS. Cẩm Bình


Chấm dứt giải thi đấu và hội diễn võ thuật Vovinam Việt Võ Đạo Hải Ngoại Kỳ 5 năm 2003 bằng những màn đưa tiển thật linh đình và cảm động, tất cả đều lưu luyến bịn rịn khi chia tay, tình nghĩa đồng môn thật đậm đà tha thiết, không bút mực nào tả xiết tình cảm triều mến của đồng môn Vovinam Việt Võ Đạo. Sau khi chia tay với các phái đoàn San Diego, Canoga Park, Vancouver, Virginia, Brampton, Stuggart, Florida, Texas... Còn lại võ sư Nguyễn Thành Xê và Bùi Long Cữu, 2 người đã dành ra 2 ngày trao đồi võ thuật đặc biệt để chỉ dẫn những kinh nghiệm chiến đấu, những kinh nghiệm giảng dạy trong những năm qua tại Âu Châu. 

Ban tổ chức đã dành ra 2 ngày để thu xếp, dọn dẹp vừa tập luyện, vừa đưa tiển... vừa xong thì tôi cũng từ giả lên đường về Việt Nam để nghỉ hè và tiện thể để ôn tập lại những đòn thế để thống nhất cho những chương trình tập luyện và thi đấu sắp tới. 

Tại phi trường Tân Sơn Nhất, võ sư Nguyển Văn Cường, VSTH Nguyễn Tố Nga và VSTH Vưu Đặng Vinh đã đón tiếp tôi bằng một bó hồng tươi thắm để chào mừng ngày trở về tổ đường. 

Các võ sư họp mặt tại Tổ Đường 

VS Cẩm Bình và 1 VS người Nga


Ngoài việc gặp mặt và trò truyện hàng ngày với võ sư chưởng môn và võ sư Nguyễn Văn Sen, tôi đã được dịp gặp mặt và tiếp xúc nhiều võ sư trong nước như: võ sư Nguyễn Văn Vang, võ sư Trần Văn Nhiêu, võ sư Nguyễn Anh Dũng, võ sư Mai Văn Hiệp, võ sư Nguyễn Văn Hiệp, võ sư Hồ Tấn Đãi, võ sư Nguyễn Văn Chiếu, võ sư Nguyễn Ngọc My,õ võ sư Lê Đình Phước, Võ Sư Nguyễn Như Hoàng, võ sư Hà Thanh Bình (Sóc Trăng), võ sư Trần Tấn Vũ (Kontum) võ sư Nguyễn Công Hoá (Đà Lạt), VSTH Lê Hùng Ninh (Quãng Bình) và một số võ sư ở Hải Ngoại về như: võ sư Võ Tân Tiến (Bỉ), VSTH Lê Tấn Minh (Pháp), võ sư Thái Nhật Lĩnh (Mỹ), võ sư Trần Đại Chiêu (Đức), các phái đoàn Đức, Nga, Pháp, Mỹ...

Tôi đã tham dự cuộc thi đấu và hội diễn quốc tế của Vovinam và buổi biểu diễn khai mạc của Thái Cực Đạo. Chương trình biểu diễn rất đồ sộ, đẹp mắt, công phu và tốn kém vô cùng. Ngoài ra tôi cũng có dự lễ cưới kỹ niệm 7 năm của đôi vợ chồng võ sư Thái Nhật Lĩnh và Thái Kim Trân. Cô dâu đẹp quá, lộng lẩy quá và rất dễ thương trong bộ y phục cô dâu hèn chi chú rể Nhật Lĩnh cưng cô dâu như trứng mỏng.

Đoàn kèn Vovinam Phù Đổng Q.6 khai mạc giải Quốc Tế tại Việt Nam

VIẾNG VÕ ĐƯỜNG DĨ AN VS TRẦN VĂN NHIÊU 

VS Cẩm Bình đại diện VS Vui tặng tiền cho VS Nhiêu

VS chưởng Môn và VS Sen tại Võ Đường VS Nhiêu.

Tháp tùng với võ sư chưởng môn, võ sư Sen, cựu huấn luyện viên Phẩm đến viếng thăm võ đường của võ sư Trần Văn Nhiêu vừa mới thành lập được vài tháng. Võ đường toạ lạc tại huyện Dĩ An gần Bình Dương, đi xe từ Sài gòn xuống khoảng 1 tiếng đồng hồ. Võ đường nằm trong hẻm nhỏ rất xa, nhưng cũng khang trang và đẹp, các môn sinh theo ghi danh tập rất đông trên 50 võ sinh, đa số thanh niên cao lớn, khí thế rất hào hùng, hy vọng một ngày không xa, võ đường nầy sẽ được phát triển mạnh mẽ và rộng rải hơn lên. Tôi đại diện võ sư Lương Thuận Vui ở Florida biếu tặng cho võ đường $100 và tôi cũng đại diện võ đường San Jose cũng biếu tặng một số dụng cụ võ thuật để các môn sinh tập luyện như bao cát, găng tay, áo giáp che mình, che đầu... Võ sư Nhiêu cảm động nhận qùa và xin chuyển lời cám ơn đến võ sư Vui cũng như các môn sinh San Jose. 

VIẾNG THÀNH PHỐ HUẾ: 

Nhận lời mời của VSTH Lê Hùng Ninh ở Quãng Bình, tôi cùng các VSTH Đặng Vinh, Tố Nga và HLV Thùy Linh đáp máy bay ra Huế để viếng thăm thành phố cổ kính một thời nổi tiếng của nước Việt Nam. Chúng tôi đi vòng khắp thành phố Huế để viếng cung đình đại nội cũng như toàn bộ quang cảnh xung quanh đại nội, những cung đình xưa một thời nguy nga tráng lệ, nay không còn nữa, chỉ là những đổ nát hoang tàn, củ kỹ... không được sửa chửa. Cung đình thật rộng lớn chia thành nhiều căn: Căn lớn nhất ở giữa dành cho vua thượng triều với bá quan văn võ, căn ở phía sau bên phải dùng để hội họp các quan viên đại thần, căn bên trái vua dùng để đọc sách, các cung xung quanh là những Thái miếu dùng để thờ phụng các triều vua trước, cung hoàng hậu, cung hoàng thái hậu....Riêng cung Thái Miếu đã được Thái Lan tài trợ sửa chửa nhưng không có gì sắc sảo, đi cả nữa ngày trời chưa hết các cung đình. Chúng tôi cũng chạy vòng ra sau trong thành nội để xem lại những tàng tích của những cung thái giám, cung các quan... xung quanh đại nội nhà dân chúng mọc lên như nấm san sát vào nhau, đã có quá nhiều thay đổi, không còn cổ kính hay là một thời vang son như xưa nữa

Ngai vàng và trang phục Triều đình Nguyễn 

Chúng tôi viếng thăm lăng Tự Đức, Lăng nầy cũng không được sửa chửa, rất củ kỹ... nằm trên sườn đồi rất rộng, có hồ thủy tạ, có cung điện của vua Ngự triều, các nhà cho các cung nữ ở đã đổ nát hoang tàn.

Lăng Khải Định mới xây cất theo kiểu Á - Âu tổng hợp, Lăng nầy mới thành lập nên xem rất đẹp và đồ sộ, kiến trúc rất sắc xảo cũng nằm trên đồi cao, phải leo lên nhiều bậc thang mới lên tới đỉnh - nơi thờ phượng vua Khải Định. 

Ở Huế đặc biệt có cầu Trường Tiền bắc ngang qua sông Hương, dòng người đi qua lại tấp nập, phía dưới cầu, nước sông Hương lặng lẽ trôi, êm đềm và thơ mộng, Cầu Trường Tiền của Huế có 12 nhịp, về đêm các đèn màu rực sáng đổi màu liên tục từ trắng, xanh, đỏ, vàng, tím... trông rất đẹp mắt... các du khách đứng dưới cầu để chụp ảnh lưu niệm, khách sạn Morin nổi tiếng từ thời Pháp nay vẩn tồn tại và được sửa sang lại rất đẹp. Chợ Đông Ba buôn bán rất tấp nập, từng xe du khách đổ xuống cho khách đi tham quan cảnh chợ, Huế nổi tiếng còn có nón lá bài thơ, ai vào chợ cũng ghé qua mua người một chiếc nón lá để che mát và đem về làm kỹ niệm, thức ăn của Huế có mắm tôm, kẽo mè xững, các tiệm kẹo mè xững Huế rất đông người, ai cũng mua cả bọc để làm quà tặng cho các người thân. 

VIẾNG ĐỘNG: PHONG NHA TIÊN SƠN VÀ VÕ ĐƯỜNG: QUÃNG BÌNG: 

Sáng sớm hôm sau, chúng tôi ra Quãng Bình HLV Lê Hùng Mạnh, VSTH Lê Hùng Ninh và tài xế đã hướng dẫn chúng tôi đi thăm động Phong Nha và động Tiên Sơn nằm ở huyện Bố Trạch tỉnh Quãng Bình dọc núi Trường Sơn (khoảng vĩ tuyến 16).

Những năm gần đây, Phong Nha đã được nhiều người biết đến như một Đệ nhất kỳ quan với những vẽ đẹp kỳ diệu, ngoạn mục mà tạo hóa đã ban tặng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, làm đắm say bao du khách...

Danh thắng Phong Nha Kẻ Bàng bao gồm hệ thống các hang động: Hang Phong Nha, hangTối, hang Vòm, hang Én... Động Phong Nha Danh thắng Phong Nha Kẻ BàDanh 

Động Phong Nha có những thạch nhũ muôn hình, đa dạng và phong phú với các kiểu dáng khác nhau, phần thạch nhũ dính ở trần rủ xuống gọi là nhũ đá (vú đá), dưới đất mọc lên gọi là măng đá, nối liền nhũ đá với măng đá tạo thành trụ đá. Rất nhiều nhũ đá ở động Tiên (Phong Nha) và động Tiên Sơn có nhiều tinh thể thạch nhũ nên khi ánh sáng chiếu vào nó tỏa ra những ánh hào quang long lanh như kim tuyến hay những dòng pha lê rực rở, đặc biệt rất nhiều nhũ đá mang tính hưởng âm (bị đục rổng từ bên trong) mà chỉ cần gõ nhẹ nó phát ra những âm thanh lạ lùng, lý thú giống như những tiếng chuông tiếng trống. Ở động Cung Đình (Phong Nha) có một chuỗi thạch Nhũ dính liền nhau như một phím đàn mà mỗi một phím khi gõ vào thì có một âm thanh riêng biệt, trầm bổng khác nhau, y hệt tiếng đàn tơ rưng của đồng bào Tây Nguyên thật là độc đáo.

Sau khi viếng động Phong Nha về, chúng tôi về khách sạn nghỉ ngơi, đến chiều, chúng tôi đi thăm võ đường Vovinam Quãng Bình do VSTH Lê Hùng Ninh làm quản nhiệm. Vovinam Quãng Bình phát triển được 2 năm với khoảng hơn 10 HLV thay phiên nhau dạy cho 400 môn sinh, chúng tôi đến viếng một lớp trong nhà sinh hoạt văn hoá thiếu nhi, nơi đây, cô Tố Nga, Thùy Linh, Đặng Vinh đã hướng dẩn cho các em học những bài ca môn phái, những bài hát ngắn sinh hoạt tập thể, những trò chơi.... Các em lần đầu được chơi rất thích thú nên khi chia tay, các em mời chừng nào các cô rảnh nhớ ra chơi nữa nghen... Sau khi chia tay các môn sinh, ban huấn luyện Quãng Bình đã cùng chúng tôi ngồi lại sinh hoạt, nói chuyện tâm tình đến 10 giờ đêm. 

Một lớp võ Vovinam tại Quãng Bình

SINH HOẠT VỚI ĐOÀN LÂN SƯ RỒNG PHÙ ĐỔNG: 

Về tới Sài Gòn là 10:30 đêm chúa Nhật, chưa sủa soạn xong thì đoàn xe Lân Sư Rồng Phù Đổng của Vovinam quận 6 đã đến để đi Đà Lạt nghỉ mát. Chiếc xe đò với chứa trên 50 người khởi hành từ 11 giờ đêm đến sáng hôm sau mới tới Đà Lạt, xe chạy suốt đêm, các môn sinh Phù Đổng cũng thức suốt đêm cùng ca hát, tiếng trống, tiếng đàn hòa nhịp với tiếng ca như một đoàn Du Ca, thật là náo nhiệt... đến Đà Lạt các em được phân tổ ra nghĩ ngơi đến chiều được anh đoàn trưởng: Lê Đình Phước hướng dẫn đi tham quan các thắng cảnh Đà Lạt như: Dây cáp Treo, Chùa Trúc Lâm Thiền Viện. Từ trên dây cáp treo nhìn xuống cảnh Đà Lạt đẹp như một bức tranh với  rừng thông xanh ngát, những luống cải xanh um trồng theo từng bờ, từng líp trông rất đẹp... Dây cáp Treo được nối từ trên đỉnh núi cao kéo dài qua Trúc Lâm Thiền Viện đi khoảng 15 phút, giá tiền mỗi người là 30,000 đồng (khoảng 2 đô ). 

Đến Trúc Lâm Thiền Viện các em đem đờn ra ca hát nghêu ngao, anh chàng Phú mang mắt kiếng đen đứng vừa đờn vừa hát, các em khác xúm lại chọc ghẹo, cầm nón đưa ra để xin tiền... 
Nhìn các em sinh hoạt vui vẽ hồn nhiên, ăn diện đẹp đẻ không ai tưởng tượng được các em là những người nghèo khổ, buôn thúng bán bưng hàng ngày để nuôi sống bản thân. Mỗi năm các em được anh đoàn trưởng cho đi nghỉ mát Đà Lạt một lần để có dịp vui chơi. Đoàn Lân, Sư, Rồng Phù Đổng đến nay đã lớn mạnh. Môn sinh theo tập trên 200 môn sinh, và số môn sinh được gia nhập vào đoàn Phù Đổng là 80 em.

Ngoài việc luyện tập võ thuật Vovinam là chánh, anh đoàn trưởng: VS Lê Đình Phước còn thành lập toán múa lân, múa sư tử, múa rồng, đoàn còn lập thêm đoàn thổi kèn, đoàn trống trận 12 con giáp, đoàn múa rối, toán đá banh, và các em còn được luyện tập thêm về sinh hoạt văn nghệ như ca hát, kịch.... 

Sáng thứ Ba, anh đoàn trưởng lại tiếp tục dẫn đi tham quan những thắng cảnh nhà thờ, nhà kiến trúc cổ, và chùa Linh Phước, một ngôi chùa làm toàn bằng những ve chai được chạm khắc xung quanh chùa và trên những con rồng uốn khúc. Một cái chuông đồng thật to, có thể nói là lớn nhất nước được khởi công xây cất trên một ngôi tháp cao.

Lưu niệm với ban huấn luyện Đà Lạt

Tối thứ Ba, võ sư Nguyễn Công Hoá cùng một số huấn luyện viên Đà Lạt đến hướng dẫn toàn thể môn sinh Phù Đổng đến tham quan một võ đường tại Đà Lạt, các em trong đoàn Phù Đổng cùng một số huấn luyện viên cũng như môn sinh Đà Lạt đã cùng nhau biểu diễn một chương trình võ thuật rất đặc sắc cho các phụ huynh và quan khách xem, mặc dầu mưa rơi tầm tả, nhưng số lượng tham dự rất đông đứng chật cả hội trường. Một số người phải đứng ngoài cửa và cửa sổ ngó vào. Mặc dầu một số bài biểu diễn trùng nhau, nhưng người xem vẫn cảm thấy hấp dẫn và vổ tay khen ngợi không dứt vì mỗi đoàn diễn tả khác nhau, và có lối đánh xuất sắc riêng biệt. Các em trong đoàn Phù Đổng đã biểu diễn bài: Sư Tử đấu với thợ săn, Sư tử hí cầu nhảy qua vòng lữa, màn kịch tham thì thâm, các bài võ thuật như: Long Hổ, Tay không đoạt dao găm, đòn chân, tứ đấu: Càn Long hạ Giang Nam... Võ đường Đà Lạt biểu điễn các màn: Đòn chân, Song luyện số 3, Song luyện dao, tay không đoạt mã tấu...Các HLV Đà Lạt đã từng đoạt giải II trong những giải thi đấu toàn quốc.

Võ đường Đà Lạt do võ sư Nguyễn Công Hoá lãnh đạo phong trào vời tổng cộng 4 võ đường và khoảng trên 200 môn sinh với các địa điểm sinh hoạt như sau:

1. Văn Hoá huyện Đức Trọng, do VSTH Nguyễn Tâm Anh, Lò Văn Mậu điều hành.
2. Viện Đại Học Đà Lạt do VSTH Nguyễn Hoàng Sơn điều hành
3. Võ đường Quang Trung do Võ Sư Nguyễn Công Hoá, VSTH Nguyễn Xuân Thọ điều hành
4. Trường cấp III do HLV. Phùng Văn Khanh điều hành 

Chấm dứt biểu diễn là các màn sinh hoạt giữa các môn sinh Phù Đổng và Đà Lạt, các em chơi trò chơi và ca hát rất vui vẽ.. Các võ sư và huấn luyện viên thì ngồi riêng để nói chuyện tâm tình, đến 10 giờ đêm phái đoàn từ giả lên đường trở về khách sạn.

Để giới thiệu về văn hóa dân tộc, để phát huy khả năng tuổi trẻ, võ sư Cẩm Bình mời các em trong đoàn Phù Đổng nghe vở kịch thơ: Ông Lộc Hộ của võ sư chưởng môn Lê Sáng, và đề nghị các em nên học làm thơ. Được sự hưởng ứng của đoàn trưởng VS Lê Đình Phước và đoàn phó HLV/CC Lê Minh Tân, 2 người đã khuyến khích cho các môn sinh tập làm thơ bằng một cuộc thi đua có giải thường chung trong chương trình thi đua văn nghệ vào tối thứ Tư.

Buổi sinh hoạt thi đua văn nghệ gồm các tiết mục: 

- Thi đóng kịch
- Thi ca
- Thi trình diễn thời trang
- Thi làm Thơ

Võ sư Phước đã mời võ sư Cẩm Bình và võ sư Nguyễn Công Hoá làm giám khảo chấm điểm với sự tham dự của các huấn luyện viên Đà Lạt, cuộ c thi đua xãy ra rất hào hừng và vui nhộn kéo dài suốt mấy tiếng đồng hồ.

MC. Lê Minh Tân đã điều khiển và giới thiệu chương trình từ đầu tới cuối cuộc thi.
Thi Kịch: các em lần đầu tiên đóng kịch mà diễn tả rất hay, tuy nhiên cũng có một vài em còn mắc cở cứ quay lưng về khán giả.

Minh Chí và Ngọc Toàn đã xuất sắc đoạt giải I qua vỡ kịch Gặp gỡ, cô Minh Liêm và Thanh Bình đoạt giải II trong màn thi hoa hậu, các em trong tổ 3 đã đoạt giải III trong màn kịch: Kỳ Phùng Địch Thủ.

Thi Thời trang: em nào cũng ăn diện thật đẹp, toàn là quần áo mới và đúng mốt thời trang, các em đi ra vừa chào khán giả, vừa xoay vòng trông cũng hấp dẫn...Kết quả hạng I thời trang là Hiếu và Tuyền, hạng II thời trang là Vĩnh Tài, hạng III là Loan,, Thoa, Sơn , giải khuyến khích trả lời hay nhất là : Nghi.

Thi thơ: Mặc dầu các môn sinh trong đoàn Phù Đổng không được học nhiều và học cao nhưng vì tinh thần thi đua, vì sợ bị cúp lương, cũng cố gắng nặn ra được mốt số bài thơ không được chỉnh cho lắm, thiếu vần điệu... nhưng những bài thơ rất có ý nghĩa, nên ban tổ chức đề nghị đăng những bài thơ của các em lên để làm gương và khuyến khích các em khác cố gắng tập làm thơ.. Xin mời đọc trong tiết mục Thơ: Phù Đổng.

Kết quả thi thơ:

- Giải I: Minh Liêm với bài: Trở về chốn cũ
- Giải II: Đặng Chí Hiếu với bài: Đà Lạt tươi mát quanh năm
- Giải III: Trường Sơn với bài: Tinh Hoa Vovinam

Võ sư Cẩm Bình, võ sư Nguyễn Công Hoá và một số Huấn Luyện Viên Đà Lạt đã đai diện cho ban tổ chức và ban giám khảo trao những bông hoa tươi cho những em trúng giải, VS Lê Đình Phưóc cũng thưởng cho các em nhiều bánh kẹo để khuyến khích tinh thần cố gắng cuả các em. Võ sư Cẩm Bình cũng trao tặng cho MC Lê Minh Tân một đoá Hồng tươi khâm phục tài điểu khiển chương trình rất xuất sắc và thành công rực rỡ, các em sinh hoạt vui vẽ như ngày hội tết.

Sau khi nghĩ mát ở Đà Lạt về, liên tục hàng ngày đến sinh hoạt với các em môn sinh trong đoàn Vovinam Phù Đổng, Võ sư Cẩm Bình đã cùng tập với các em những bài võ cao cấp để biểu diễn như: Song luyện Kiếm, Âm Dương Hồ Điệp Phiến, Tứ Đấu Quạt chống các loại khí giới, Tứ đấu kiếm, Bát Quái Song Đao pháp, Việt Điểu Kiếm Pháp... nhận thấy các em môn sinh Phù Đổng đa tài, nên võ sư cẩm Bình đã dạy thêm cho các em nữ bài múa quạt. Đổi lại các em môn sinh như Tuấn, Ân...hướng dẫn cho võ sư Cẩm Bình đánh trống lân và trống trận Quang Trung...

Lưu niệm với đoàn Lân-Sư-Rồng Phù Đổng tại Đầm Sen

Tuần lễ cuối tại Việt Nam vào tối Thứ Bãy, Võ sư Lê Đình Phước tổ chức một đêm không ngũ tại Vũng Tàu. Xe khởi hành vào lúc 6 giờ chiều. Vừa bước lên xe là máu văn nghệ các em lại nổi lên, các em thi đua nhau ca hát, vui nhộn, MC Minh Tân mời đủ các giọng hát lên trước Micro Phone để trình diễn, người ta thường nói: Hát hay không bằng hay hát... hát luôn, hát không dứt, hát cho đời vui lên...quả thật vậy, các em rất vui vẽ khi được lên hát cho mọi người nghe... Các em khán giả, khi nghe hát hay thì vổ tay thưởng thật náo nhiệt, còn nếu dở thì cũng thưởng cho một tràng đậu Que, đậu Bắp....

Xe tới Vũng Tàu lúc 10 giờ đêm, anh đoàn trưởng hướng đẩn cho cả đoàn đi xem đua Chó, những con chó chạy đua có những cặp giò rất cao, ốm và dài, không biết giống chó gì? tổng cộng có 8 con được đánh số từ 1 đến 8 với các màu khác nhau, được đội hướng dẫn, dẫn đi tới đi lui, để khán giả nhìn cặp giờ để mua vé đánh cá...cứ mỗi 15 phút là ban tổ chức cho chạy một lần, Các con chó được thả ra chạy theo tiếng hụ của một cục màu đỏ được kéo chạy vòng sân trường. Các con chó cố gắng chạy thật nhanh theo cục màu đỏ, chạy giống y như đua ngựa, rất tội nghiệp.

11 giờ đêm, trời đổ cơn mưa nặng hạt, cuộc đua chó chấm dứt, tài xế lái xe ra bải biển phía sau, tìm một quán Café trống trài và rộng rải để ngồi ngắm mưa rơi, và nghe sóng biển đánh dạt dào... và để sinh hoạt, nói chuyện tâm tình trong đêm khuya vắng.. anh đoàn trưởng cho các em thi đua chơi trò chơi: ca nối tiếp, hoặc gọi tên, em nào làm sai thì bị phạt : cúi đầu Dạ. 12 giờ đêm, Võ sư Cẩm Bình tâm tình với các em Phù Đổng:

- Nhìn những sinh hoạt của các em làm cô nhớ lại những sinh hoạt của miền Tây vào thời trước năm 1975... thuở trước cô cũng tham gia liên đoàn Anh Hùng Ngày Mai, mỗi cuối tuần được học tập võ đạo, được học ca, hát ,sinh hoạt những trò chơi tập thể., thỉnh thoảng tổ chức đi cầm trại và ở đêm để nói chuyện thâu đêm suốt sáng. tình cảm các huynh đệ đối xử với nhau rất khắn khích và thâm tình giống như các em bây giờ...đã bao nhiêu năm cô mới tìm lại được không khí tươi trẻ như thế nầy.

Tôi đã kể chuyện cho các em nghe về những sinh hoạt tại nước Mỹ, về những luật lệ cũng như về những quyền tự do căn bản của con người về học đường....

Võ sư Phước cám ơn võ sư Cẩm Bình đã đem không khí sinh hoạt vui vẽ lại cho đoàn Phù Đổng, nhờ có cô Cẩm Bình mà các nữ môn sinh và HLV Minh Tân tới võ đường tập luyện thường xuyên hơn và tập rất hăng hái. 

Một giờ khuya, xe lên đường trở về Sài Gòn, tới võ đường các em lăn ra ngũ dưỡng sức để 10 giờ sáng hôm sau còn đi múa lân và thổi kèn cho Đầm Sen và tối Chúa Nhật, Võ sư Lê Đình Phước lại tổ chức một đêm văn nghệ, quay phim để lưu niệm với sự hiện diện của các phụ huynh, các em đóng kịch múa rối vỡ tuồng: Ông Lão và Biển Cả, và một số kịch do các em bắt chước theo người ta và một số kịch do chính các em tự biên tự diễn mà các em đã trình diễn tại Đà Lạt. 

Ngày cuối cùng: Đêm thứ Tư trước khi võ sư cẩm Bình trở về Mỹ, toàn thể các em trong đoàn Phù Đổng họp nhau lại làm buổi tiệc chay để chia tay, các môn sinh nữ trổ tài nấu bếp, Tuyền nấu Kiểm ăn với bún, Diệu và Hiền làm món bún xào bỏ muối mặn quá, còn Loan làm món mì xào lại lạt quá,món sá lách và mì căn xào xả ớt và dồi trường chay do cô Bình nấu được thưởng thức nhiều nhất nhưng ít quá không đủ chia. Ăn xong các em lại thi nhau hát tặng cô Cẩm Bình để chia tay...không biết ngày nào gặp lại....

Sau khi chấm dứt tiệc chia tay, các nữ môn sinh lại ưu ái mời cô Bình đi ăn chè Thái tại đường Nguyễn Tri Phương và sau đó đưa về tận tổ đường.

Sáng hôm sau các võ sư và huấn luyện viên bên đoàn Phù Đổng đến tổ đường cùng võ sư Sen và Phẩm đưa tiển tôi ra phi trường về Mỹ, trong giây phút chia tay, tất cả nhìn nhau bùi ngùi, nói không ra lời, lòng nghẹn ngào, bắt tay nhau mà lòng bịn rịn không muốn rời xa... Sau khi lo xong thu tục hành lý, vào phòng đợi, tôi gọi điện thoại ra để báo tin thủ tục đã hoàn tất, Phước và Tân reo mừng lên nói: 

- Em tưởng cô bị kẹt lại, em tới chở cô về.
- Chở cô về có nuôi cơm cô nổi không?
- Tụi em sẳn sàng nuôi, cô ăn chay có tốn kém bao nhiêu đâu...

Những lời lẽ chân tình, đầy thương yêu, trìu mến khiền cho tôi nhớ mãi không quên.

Trong 2 tuần lễ sinh hoạt với các em Phù Đổng, nhận thấy các em rất chân tình, rất kỹ luật, thành thật và ngoan ngoản, các em chăm lo luyện tập, làm việc rất nề nếp, tình cảm đối xử với nhau nồng hậu như anh chị em một nhà, các em luôn quấn quít bên tôi thân tình như cô trò ruột thịt. Tôi cũng rất thương các em nên cố gắng tặng cho các em mỗi người một phần quà... nhưng đông quá nên chỉ có các hoàng đai huấn luyện viên là được ưu tiên. Xin hẹn các em vào dịp sau.vậy, thân ái chào các em Phù Đổng, hy vọng các em lớn nhanh như Phù Đổng. Võ giỏi, trở nên người tốt giúp ích và hiến ích cho xã hội.


 

..