Cảm nghĩ về câu:
DẤN THÂN NHƯNG SÁNG SUỐT TRẦM TỈNH
HĂNG SAY MỘT CÁCH TUẦN TỰ KIÊN TRÌ

Trung Lương


I. Dấn thân: là cất bước, tự mình đi theo một con đường hay một công việc nào đó mà mình nghĩ là đúng, cần phải thực hiện cho kỳ được, như ta thường nghe nói: Vì Lý Tưởng ... anh A đã dấn thân theo tiếng gọi của .... hay là: Vì Lý Tưởng cao cả của Môn phái. Từng từng lớp lớp môn đồ VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO đã và sẽ liên tục dấn thân đi theo con đường mà vị sáng Tổ đã đề ra. Vậy dấn thân là một hành động đi theo con đường mình đã chọn đúng và cần thiết theo tâm nguyện của mình.

Nhưng tại sao khi đã dấn thân ta lại phải có sự Sáng suốt - Trầm Tỉnh. Vì ta biết rằng mọi việc ở đời nấy đều phức tạp đa diện chớ không đơn giản như ta thường nghĩ. Do đó muốn làm một việc gì cho được thành công, ta cần phải có sự sáng suốt - trầm tỉnh và luôn nhìn trước nhìn sau. Vì có sáng suốt ta mới có thể phân biệt được đâu là đúng - sai - chân - giả. Ðể từ đó xác định cho mình một con đường đứng đắn để theo cho đến đích, cùng những việc làm hữu ích, đích thực cho mình cho người để làm. Có thấy được như vậy, nhưng muốn thực hiện đến nơi đến chốn, không phải là việc dễ, mà phải là có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ những kế hoạch cụ thể, việc làm này đòi hỏi một sự trầm tỉnh, sâu sắc vô cùng không thể thiếu được.

II. Hăng say: Là sự nhiệt thành xuất khởi từ bầu máu nóng của con người, với ý hướng quyết làm cho được việc. Hăng say còn là điều kiện tiên quyết để thực hiện công việc, bởi nó luôn nung nấu, thúc giục ý chí dấn thân của người một cách mạnh mẽ, không mõi mệt. Ta có thể ví sự hăng say giống như chất nhiên lịêu dùng để đốt nóng tạo ra nhiệt năng để xe chạy. Nếu thiếu nó, dù máy và xe có tốt cũng không thể hoạt động được, vì không có chất xúc tác, tạo sự chuyển động cho nó. Nhưng sự hăng say nếu quá độ cũng rất tai hại, vì chỉ thấy công việc trước mắt và quyết tâm làm, trong khi công việc có những đột biến bất ngờ xảy ra ta không biết được để tìm cách đối phó, lúc đó công việc sẽ bị đình trệ, đôi khi thất bại hoàn toàn bởi sự nồng nhiệt quá độ, thiếu cẩn trọng mà ra. Vì vậy cái Ưu điểm của sự hăng say muốn được phát huy đúng mức cần phải có sự chừng mực đúng thời, đúng lúc. Giống như cái ga và thắng pahỉ luôn đi kèm vớisự chuyển động lúc xe chạy, thì mới tránh được việc lao đầu xuống hố. Con người cũng vậy khi quá hăng say sẽ trở nên xuẩn động, hùng hục làm, đến lúc nào đó va chạm trở ngại sẽ bị thối chí và bỏ cuộc. Muốn có được sự chừng mực để bền bỉ dấn bước, ta phải tập rèn lại phong cách làm việc một cách tuần tự và Kiên trì.

Khi nó đến sự Tuần Tự ta cũng cần xác định lại tính chất của nó là: sự thực hiện từng bước một của công việc nào đó, cho có kế hoạch - lề lối đường hoàng đúng với thời điểm, chớ không phải là sự trể biếng, ù lì, đợi cho gần đến lúc mới làm, mà cổ nhân đã thường nói là: đợi nước đến chân mới nhảy. Ðiều này rất quan trọng, vì khi làm việc với tinh thần; nước đến chân mới nhảy sẽ chắc chắn luôn gặp thất bại, và dù trước mắt có thành công đó sẽ dẫn tới sự thất bại hoàn toàn về sau. Vậy chúng ta cần phải nghiền ngẫm và triệt để loại trừ tính tật nguy hại nầy.

Sau khi phân tích và nhận định từng khía cạnh căn bản của các tính chất trên, ta thấy rằng sự Tuần Tự và Kiên Trì cho bất cứ một việc làm nào trong đời sống đều có sự hữu ích lâu dài. Bởi vì việc làm khi đã thấy rõ được ý nghĩa và mục đích, cần phải có sự thể hiện rõ ràng thì mới có tác dụng. Vì thế một việc làm tuần tự có kế hoạch cụ thể và sự chuẩn bịï chu đáo sẽ giúp cho ta được thoải mái trong công việc, và ít gặp trở ngại khi tiến hành việc làm,và dù có trở ngại, cũng sẽ vượt qua được hữu hiệu cho mọi trường hợp - và có kiên trì ta mới có thể làm việc một cách bền bỉ để dấn bước trên đường dài không mõi mệt, hầu đạt đến đích sau cùng. Và khi đã có được TuầnTự trong công việc Kiên trì trong ý chí và cuộc đời ta mới có được sức mạnh vô song để thắng phục được mọi gian khó trong đời...đó là SỨC BỀN. Và chỉ khi nào ta tu rèn có được Sức bền nầy, ta mới mong thực hiện được ý hướng cao cả mà ta hằng ấp ủ. Và nên nhớ rằng trong hiện tại cho đến cả tương lai sau nầy phong cách của một con người Học Ðạo và Hành Ðạo lúc nào cũng phải ung dung - thư thái, nhưng hết sức quyết tâm, và không bao giờ vội vả, xuẩn dộng, thiển cận. Kìa ! ta hảy nhìn dòng nước kia đang chảy, chứa đựng cả một đạo lý thâm sâu mà ta phải thường năng nghiền ngẫm:

Nước chảy đá mòn - đi ... đi mãi --- chẳng nề mau lâu...

 

 


 

..