ÐÔI ÐIỀU TẢN MẠN VỀ CHỬ NHẪN
Võ Sư Nguyễn Văn Vang


Chúng ta đang bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ 21, và để lại một thế kỷ 20 đầy những thành quả sáng chói của khoa học kỷ thuật, một trong những đông cơ chính thúc đẩy xã hội loài người tiến bộ không ngừng. Ðã qua rồi những lúc con người phải tự tay làm việc lấy, và đây là thời kỳ của máy móc làm thay sức người với mục đích làm ra nhiều của cải hơn, nhanh hơn, ít tốn công sức hơn ... Máy điện toán thay thế con người để lập ra những chương trình làm việc, điều khiển và kiểm soát những quá trình thực hiện. Tất cả chỉ vì mục đích: Nhanh hơn.

Cuộc sống con người trở nên vội vả, quay cuồng, và dần dà mất đi tính nhẩn nại. Mọi người đều xoay quanh quan niệm tất cả phải nhanh chóng. Sống nhanh, Sống vội để thụ hưởng các nhu cấu vật chất mà họ đã tạo ra, để rồi chính bản thân con người lại trở thành nô lệ của những nhu cầu nầy.

Dục vọng sinh ra từ bản ngã của con người, mà vốn dĩ khi cái ngã, càng được thoả mãn, lại càng đòi hỏi, khao khát được tận hưởng. Có khác chi con ngựa hoang với đầy đủ bản tính phóng đảng, tha hồ rong ruỗi trên cánh đồng hoang. Từ đó tinh thần con người sẽ mai một, niềm tin mất đi, nghị lực rụi tàn chân khí tiêu hao, tim óc động loạn do sự tác động của đời sống cuồng nhiệt thái quá, mở đường cho bệnh tật phát sinh. Ðó là kết qủa của sự mất thăng bằng về Tâm - Trí - Thể, của sự không điều hoà giữa công việc làm và nhu cầu được nghỉ ngơi, thư giản về thần kinh để định tâm cho tinh thần và thân xác được bình quân trong trạng thái an nhiên tự tại.

Ðôi lúc con người có quan niệm đơn giản: Nghỉ ngơi là không làm việc ! Kỳ thực họ vẫn chưa được nghỉ ngơi khi chính họ đang còn suy nghĩ hay nói cách khác thân được nghỉ nhưng trí thì chưa, không lao lực nhưng lại lao tâm, còn khổ hơn, vất vã hơn. là khác...

Nhớ kỹ niệm xưa, ngày mới học võ phải biết Nhẫn, Nhẫn hiểu theo nghĩa thông thường là nhịn, chịu đựng, cam go chờ đợi. Nhẫn còn có ý nghĩa khó điễn tả, khó nói ra vì tình nghĩa không quên, ví như câu nhẫn khí thôn thanh (nín hơi nuốt tiếng). Cái nhẫn của thời đó là ngày ngày phải cố gắng tranh thủ làm xong việc nhà, việc trường để có thể đến đúng giờ tập võ. Nhẫn để chấp nhận đau đớn khi bị bạn bè lỡ tay đánh trúng, hay té ngã sai kỹ thuật đến thâm tím mình mẫy cũng không một lời than vản. Nhẫn để được thấm nhuần lời thầy giảng dạy mà thầm nhủ với lòng phải cố gắng chịu đựng hơn nữa. Nhẫn để biết chờ đợi để lắng tâm nhìn về chính mình, để kiềm điểm ưu khuyết mà sửa đổi, tiến bộ.

Nhẫn để thể hiện sự bình tỉnh, sáng suốt, kiên cường của nội tâm vững vàng. Trong võ thuật, không thể thiếu đức Nhẫn. Nghệ thuật mà thiếu Nhẫn thì bất thành. Học đạo mà thiếu Nhẫn thì hành đạo dở dang. Nhẫn không phải chỉ thể hiện ở một thời, một lúc, mà phải được hàm dưởng suốt cả cuộc đời.

 

 


 

..