Điều sâu xa nhất ảnh hưởng đến sự truyền thông giữa cha mẹ và con cái chính là tính gia trưởng của người nông dân đã “thâm căn cố đế” từ đời này sang đời khác. Khi nào còn quan điểm "hạ mình" thì cha mẹ không thể nói chuyện được với con cái. Khi mình hiểu người khác, mình "hạ mình" xuống 10 tuổi, 20 tuổi để hiểu con mình, là mình nâng mình lên, chứ đâu phải là "hạ mình".


Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Lệ Hằng (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) bày tỏ quan điểm như vậy trong câu chuyện "đòn roi và dạy trẻ" mà bà theo dõi trên VietNamNet trong tháng 9.



Ảnh: Lê Anh Dũng.


"Chưa ai lớn lên nhờ roi vọt"

Theo khảo sát của VietNamNet trong diễn đàn đòn roi trong giáo dục”, với câu hỏi ”Phụ huynh, giáo viên có nên dùng roi vọt để dạy con? ”, có 7.743 người (chiếm 67,63% trong tỷ lệ 11.000 phiếu bầu) cho rằng "có thể, nhưng phải phù hợp"; 3.563 người (chiếm 32,7%) cho rằng "không nên".

Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ đòn roi khi bài viết đầu tiên về chủ đề này được khai mở là 88%. Là một nhà nghiên cứu về giáo dục, bà nghĩ gì về những con số này?

Đó là sự bao biện của người lớn, tìm cách biện minh cho những hành vi đã làm của người lớn đối với con trẻ.

Nói đến ứng xử là nói đến văn hóa.

Cách dùng roi cũng là một loại ứng xử, mà văn hóa thì không thể dùng phản xạ có điều kiện làm chuẩn mực.

Nếu bây giờ chúng ta coi việc dùng roi vọt để đưa con cái vào khuôn khổ, dùng kỷ luật thép để tạo ra những phản xạ có điều kiện ở con trẻ, thì đó là một quan niệm hết sức sai lầm trong giáo dục và phát triển con người.

Tất cả các phương tiện hiện đại, bề dày văn hóa được vun đắp, những thành tựu văn minh... là để con người cốt thành “NGƯỜI” hơn, chứ không lấy quy luật huấn luyện động vật làm chuẩn mực ứng xử.

Thưa bà, nhưng nhiều người đã thành đạt trong xã hội lại cho rằng, sự trưởng thành của họ hôm nay là nhờ vào đòn roi của bố mẹ, thầy cô và khẳng định: “con cái chúng tôi cũng cần đòn roi”?

Qua cuộc phỏng vấn này, tôi muốn nói lời xin lỗi đến các con, vì đã hai lần trong đời, tôi sử dụng đòn roi để dạy dỗ con cái. Là một người mẹ và một nhà giáo, cho đến bây giờ nghĩ lại, tôi thấy tràn ngập trong mình sự mặc cảm, nỗi xấu hổ và ân hận khi nghĩ về cách hành xử đó.

Tôi cứ nghĩ cùng với thời gian thì nỗi đau này sẽ nguôi ngoai đi, nhưng càng theo thời gian thì nỗi đau càng lớn hơn, nhất là mỗi khi nhìn vào sự trưởng thành nhân hậu của chúng.

Từ sai lầm của mình, tôi chỉ muốn nói với các bậc phụ huynh khác, là hãy suy nghĩ trước khi làm một việc như vậy!

Bản thân tôi đã hỏi nhiều người, nhưng chưa một ai khẳng định họ lớn lên là nhờ roi vọt.

Nhưng có một điều tôi có thể khẳng định, là những đứa con hết sức rộng lòng với cha mẹ, chúng nhìn về những nỗi đau đòn roi mà cha mẹ gây nên bằng một cái nhìn cảm thông và tha thứ.

Tại sao cha mẹ đánh mình? Vì cha mẹ ức chế, vì cha mẹ khổ, vì cha mẹ phải chịu quá nhiều áp lực để nuôi mình ăn học, vì mình nghịch quá…

Nhưng chính điều này lại làm cho những bậc làm cha, làm mẹ sau này “lạm dụng” sự tha thứ đó đề tùy tiện áp đặt lên những đứa con của mình.

Trong xã hội Á Đông như Việt Nam, hầu như mọi người coi đó là chuyện bình thường và ít ai lật lại vấn đề.

Bố mẹ đánh mình, mình đánh con, thực sự đã trở thành một cái gì quen thuộc, mặc nhiên cha mẹ đẻ ra con cái, nuôi nấng con thì phải có uy quyền với con cái - nên mới có câu: “Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”.

Trẻ em không có LỖI

- “Có thể dùng đòn roi, nhưng phải phù hợp”. Hơn một nửa số người tham gia cuộc khảo sát đồng ý với ý kiến này. Họ gọi đó là những đòn roi có hiểu biết, tình yêu thương, do cha mẹ muốn dạy dỗ con cái được tốt hơn, chứ không vì cố ý trút giận hay xúc phạm đến con cái?

Kiên nhẫn chờ đợi. Tác động tích cực và chờ đợi là bài học suốt đời của những người làm giáo dục.


- Không một cha mẹ nào đánh con mà cái tâm, động cơ là không tốt (không nói đến những trường hợp bạo hành, có vấn đề về thần kinh), nhưng chúng ta phải quan niệm lại với nhau, thế nào được coi là LỖI của trẻ em?

Với tư cách của một nhà giáo dục, tôi quan niệm triệt để rằng, trẻ con không có lỗi.

Chúng ta hãy tự hỏi với nhau rằng, những lỗi để chúng ta quất roi vào da thịt con cái là gì: là con không vâng lời cha mẹ, thầy cô, là cha mẹ bắt con làm thế này mà con lại làm cái kia…

Hệ thần kinh sinh học của một đứa trẻ trước năm 12 tuổi chưa hoàn thiện. Vậy khi đứa trẻ gây ra chuyện gì thì đương nhiên, cha mẹ và xã hội phải hỗ trợ nó.

Trong sự phát triển, đứa trẻ phải vặn vẹo, phải tự đấu tranh, xung đột, va chạm với những điều xung quanh và chính với bản thân mình.

Vậy khi nó va chạm vào anh, nếu anh cứng thì nó sẽ gãy, còn nếu anh làm "nôi", thì nó sẽ vượt qua được điều đó.

Sau 12 tuổi, đứa trẻ cần được cư xử một cách người lớn hơn.

Ngay cả những người lớn cũng không dám khẳng định tôi không mắc sai lầm, vậy đứa trẻ trong quá trình trở thành người lớn, cũng sẽ có những sai lầm, những nhận thức có thể sai lạc. Bố mẹ không thể vụt một roi là chuyển từ nhận thức này sang nhận thức khác, mà nhận thức là một quá trình.

Tôi có một anh bạn là tiến sĩ toán học, anh đã rất thành công trong việc dạy dỗ trẻ em từ chỗ không hiểu gì về toán đến chỗ NGỘ ra được bản chất toán học chỉ bằng một bí quyết là: KĨ THUẬT CHỜ.

Kiên nhẫn chờ đợi. Tác động tích cực và chờ đợi là bài học suốt đời của những người làm giáo dục. Hiểu cho đến tận cùng, ngay khi chúng ta làm cha mẹ thì cũng từ lúc đó cha mẹ chính là nhà giáo dục.

Ở các xã hội phát triển thì các bậc phụ huynh sẽ đối diện với con cái như thế nào khi con cái gặp vấn đề với cha mẹ và xã hội?

Ý thức tôn trọng đứa trẻ của họ lớn hơn VN rất nhiều. Trẻ em có quyền kiện cha mẹ vì lạm dụng bạo lực. Nếu cha mẹ bị phát hiện để con dưới 11 tuổi ở nhà một mình thì bị xử phạt bởi vì họ cho rằng, vào tuổi đó, đứa trẻ chưa thể tự mình xử lý đúng nếu có một việc gì đó xảy ra.

Ở đây, tôi không dùng phương pháp so sánh vì mỗi dân tộc đều có một đặc điểm văn hóa xã hội, một tính chất tâm lý khác nhau.

Nhưng, tại sao những đứa trẻ trong các xã hội phát triển chúng độc lập, sáng tạo và tự do hơn nhiều trẻ em của chúng ta trong những lựa chọn, quyết định trong cuộc đời?.

Và chúng ta đều thấy hầu hết những giải Nobel, những phát minh, sáng chế, những thành tựu văn minh thúc đẩy cuộc sống hôm nay đều xuất phát từ những quốc gia đó.

Xã hội Á Đông dạy con theo nguyên tắc, khuôn khổ, mệnh lệnh… và cái cuối cùng là những thành tựu khoa học, công nghệ rất ít

Khi còn quan điểm "hạ mình"...

Như bà vừa nói, mỗi một dân tộc đều có một đặc điểm tâm lý, văn hóa riêng. Vậy, biện pháp roi vọt có khi nào sẽ thích hợp với một xã hội Á Đông với truyền thống tôn trọng người nhà, kính trên nhường dưới, tôn ti trật tự như ở VN?

Khi nào còn quan điểm "hạ mình" thì cha mẹ không thể nói chuyện được với con cái. Khi mình hiểu người khác, mình "hạ mình" xuống 10 tuổi, 20 tuổi để hiểu con mình, là mình nâng mình lên, chứ đâu phải là "hạ mình".


Nếu chúng ta thấm nhuần sâu sắc đạo Khổng thì quan hệ cha con, gia đình, xã hội ngày nay đã không lộn xộn như hiện nay.

Theo tôi, điều sâu xa nhất ảnh hưởng đến sự truyền thông giữa cha mẹ và con cái chính là tính gia trưởng của người nông dân đã “thâm căn cố đế” từ đời này sang đời khác.

Tính ích kỷ bậc trên, chiếu trên chiếu dưới, cây đa cây đề, lấy tuổi tác làm tiêu chuẩn đánh giá, trên tuổi thì cái gì cũng trên hết... gây ra sự đối sự với của cha mẹ với con cái như hiện nay

Khi nào còn quan điểm "hạ mình" thì cha mẹ không thể nói chuyện được với con cái. Khi mình hiểu người khác, mình "hạ mình" xuống 10 tuổi, 20 tuổi để hiểu con mình, là mình nâng mình lên, chứ đâu phải là "hạ mình".

Đôi khi, người lớn thường hay bấu víu vào những cái thâm căn cố đế để biện minh cho những hành xử của mình. Nhiều lúc tôi tự hỏi, tại sao một dân tộc có những đứa trẻ thông minh, xinh xắn như thế mà qua bàn tay nhào nặn của gia đình, nhà trưởng đã trở thành một đứa trẻ mang thần sắc lơ ngơ?

Chúng đang phải chịu những áp lực quá lớn, một áp lực không phải sống cho cuộc đời của chính nó mà là cho những mơ ước, mong muốn của cha mẹ, là tấm huy chương trên ngực cha mẹ, là một công dân phát triển toàn diện cho xã hội.

Ở Pháp người ta quan niệm rằng: mỗi đứa trẻ là một thiên tài mà nền giáo dục cần khám phá nguồn năng lượng lớn lao có trong mỗi đứa trẻ này, nếu được giải phóng đúng lúc, đúng tuổi, được tự do mơ mộng, tự do suy nghĩ, tự do sắp xếp công việc mình thích, quyết định những lựa chọn lớn trong cuộc đời mình, thì xã hội sẽ giải mã được những nguồn năng lượng khổng lồ ăm ắp sinh khí đó.

(còn tiếp)