+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Hybrid View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default Tâm sự người cài hoa trắng

    Tâm sự người cài hoa trắng
    (Dân trí) - Xa xăm lắm trong nỗi buồn tháng 7 có nỗi buồn của những đứa con khi không còn mẹ cạnh bên mỗi dạo mùa Vu lan báo hiếu lại về…


    Ngày của mẹ - không hoa cũng chẳng quà, không có được cái diễm phúc được ở gần bên để mang tặng mẹ một bó hồng đỏ thắm, hay đơn giản chỉ mua cho mẹ một lá trầu già, miếng cau ngon ngon thay cho lá trầu héo úa, miếng cau già xơ cứng mà ngày trước mẹ vẫn mong được có mà ăn.

    Kí ức về mẹ là đòn gánh nặng trĩu hai vai, là dáng đi tất bật, vội vã, là gương mặt trần sạm màu nắng cháy… Song, tôi vẫn sống bằng hồi ức đó về mẹ, vẫn cứ mải miết mong được kể với bạn bè, con cháu về chuỗi ngày cực khổ của mẹ. Mỗi lần kể là mỗi lần trào nước mắt, nhớ thương và tủi hờn.

    Lục tìm mãi trong kí ức mến thương của những mùa Vu lan, mỗi dạo tháng 7 về, con tự hào cài lên ngực mình đoá hoa màu hồng thắm để biết mình còn có mẹ. Chót hoa hồng thắm cài lên ngực áo đủ để con sung sướng, thấy mình còn diễm phúc hơn những người cài hoa trắng. Con biết con hơn người ta một khi còn được chọn cho mình màu hoa hồng…

    Năm nay, trời tháng 7 không còn có chút nắng ấm năm xưa, tiếng chuông chùa đồng vọng ngân xa mà nghe lòng buồn đến tái tê. Khói hương nghi ngút vẫn không làm lòng con bớt lạnh.

    Có cái hờn, cái tủi xâm chiếm cõi lòng của đứa con lần đầu trong mùa Vu lan biết lặng lẽ chọn cho mình một màu hoa trắng...

    Lần đầu tiên, giữa chánh điện nhà Chùa, con đã mặc nhiên bật khóc nức nở như đứa trẻ thơ, thèm thuồng nhìn người ta cài lên ngực áo cánh hoa màu hồng. Và con biết, mình đã không còn có mẹ…

    Không còn đươc gọi tiếng mẹ trên bờ môi, con hiểu, ngày mai, mình càng phải hiên ngang và can trường hơn. Bởi từ đây con chẳng có ai để xoa đầu động viên trước những trở ngại khốn khó. Con biết mình phải tự sức đứng lên sau những lần vấp ngã, bởi không còn có bờ vai thon cho con gục đầu vào khóc nức nở mỗi khi buồn…

    Vòng xoay của một ngày mặc nhiên trôi với những bộn bề dự định, công việc như đã được xếp sẵn. Nhưng con sẽ buồn, buồn lắm mẹ ơi, khi chiều về bếp lửa lạnh tanh, mẹ không còn nữa để mà nhóm bếp…

    Tháng 7 đi lễ chùa, con lặng lẽ đặt một đoá hoa màu trắng giữa những cánh hoa màu hồng năm xưa.

    Đỗ Lan

  2. #2
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

    Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
    (Dân trí) - Viếng mộ mẹ, thắp 3 cây nhang ba không chịu, đòi thắp cả nén “cho mẹ mi ấm. Tội nghiệp. Con đông rứa mà tối ni phải nằm đây một mình lạnh lẽo”. Cha con ngậm ngùi gạt nước mắt vào trong.

    Mẹ mất. Tự dưng thấy thèm được gọi một tiếng “mẹ” đến lạ. Đi đâu một tí cũng muốn chạy về thật nhanh, bật máy lên, mở file ảnh của mẹ lên xem cho đỡ nhớ. Đi làm, trông đến giờ tan sở, ù lên “nhà” mẹ một tí, nghe nhỏ nhà bên gọi mẹ, cũng mím môi khẽ gọi theo một tiếng cho đỡ thèm. Chẳng có ai gọi tiếng mẹ mà lại bật khóc, ngẫm lại thấy mình vô duyên.

    Từ ngày mẹ mất, mấy anh em “học” thêm một khái niệm: Nhà mẹ - nhà mà chỉ có mỗi một mình mẹ ở, lúc nào cũng đầy khói hương và chiều đến lại ngậm ngùi nhỏ từng giọt nước mắt.

    Mẹ mất. Nhà mình ngăn đôi tiếng gọi: Nhà Ba, nhà Mẹ, để phân biệt giữa cái còn - mất và để tụi con nhớ thêm một điều: Con đâu còn có mẹ!

    Di ảnh mẹ trên án hương nghi ngút khói mà cảm tưởng mẹ vẫn nhìn con, vẫn dõi theo đến lúc đi khuất hẳn. Nhớ quá đi thôi, cái cười của mẹ, thật chẳng giống ai. Mỗi lần mẹ cười đến chảy cả nước mắt, mẹ cười là híp cả mắt lại, rồi huơ huơ tay quẹt cái mũi đang bóng đỏ. Mẹ cười mà như “hứng” hạnh phúc... để không tài nào lọt khỏi tay!

    Từ khi mẹ mất, ra đường, gặp phụ nữ trung niên, ai con cũng thấy có nhiều cảm tình thương đến là thương, như thể muốn thương họ luôn cả phần dành cho mẹ. Nhìn mỗi người góp vào một cái cười, con có cả ký ức về mẹ.

    Khi con chạy xe băng băng ngoài đường, đi qua nhiều gánh hàng rong, cuối phiên chợ chiều vẫn thấy mẹ cười, cái cười đến là thương. Ước được về nhà mà thấy mẹ.

    Ngày của mẹ. “Nhà” mẹ cũng vẫn đầy hoa. Hoa hồng giờ đã ngả sang màu trắng trên ngực áo con…

    Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc!

    Đỗ Lan

  3. #3
    Tham gia ngày
    May 2009
    Tuổi
    40
    Bài gởi
    4,028
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default

    VÀI SUY NGHĨ VỀ NGÀY LỄ VU LAN

    Ngay từ đầu Công nguyên, đạo Phật được ghi nhận là đã có mặt trên đất nước Việt Nam chúng ta. Giáo lý Phật-đà đã sớm được tiếp nhận và từ đó hội nhập vào đời sống văn hóa của người Việt một cách ôn hòa, sâu sắc. Gần 20 thế kỷ qua, Đạo Phật như luôn hòa quyện vào vận mệnh dân tộc và không ngừng khởi sắc tạo cho nền văn hóa Việt Nam một đặc trưng riêng biệt đậm nét dân tộc và Phật giáo. Một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo đã sớm chuyển mình thành ngày lễ có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam, phải nói, đó là ngày lễ Vu-lan.

    Hai chữ Vu-lan được hình thành từ công hạnh cứu mẹ đầy cảm động của ngài Mục-kiền-liên. Do đó, lễ Vu-lan mang một ý nghĩ lớn là báo ân cha me,#273;ồng thời còn bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn, là biết ơn và báo ơn. Tư tưởng ấy hoàn toàn phù hợp với tư duy hiền hậu chất phác của người Việt Nam :

    "Uống nước nhớ nguồn",
    "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
    Đức Thế Tôn tuyên bố Ngài ra đời vị lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho cả chư thiên và loài người. Lễ Vu Lan không ngoài tinh thần ấy, đã mang một ý nghĩa lớn lao và hết sức thiết thực cho loài người nói chung và phù hợp với cuộc sống nặng về tình cảm gia đình của người Việt Nam nói riêng. Ngày lễ Vu Lan không gì khác hơn là ngày lễ dành cho cha mẹ, ngày nhắc nhở phận làm con là phải biết nhớ về cội nguồn, phải luôn tâm niệm báo đáp công ơn của cha mẹ. Do đó, với hầu hết người dân Việt, Vu Lan đã hiện diện trong ý niệm họ hết sức thiêng liêng và cao đẹp.
    Với giáo lý thậm thâm, Đạo Phật được xem là Đạo xuất thế. Dù vậy, giáo lý mà Đức Phật thuyết giảng cũng không quên đề cập đến tư cách của một con người, đặc biệt là bổn phận của một người con. Rất nhiều trong các kinh Ngài thường dạy các đệ tử vấn đề này. Điển hình là đoạn kinh sau đây :

    "Này các Tỳ-kheo, những gia đình nào mà con cái kính lễ cha mẹ, những gia đình ấy được xem là ngang hàng với Phạm thiên, Tiên sư, bậc đáng cúng dường là đồng nghĩa với mẹ cha. Vì cha mẹ đã đầu tư hết cuộc đời mình vào công trình nuôi dưỡng, giáo dục và giới thiệu con cái vào đời".

    (Kinh Tăng Chi tập I trang 124)
    Ngay chính Đức Phật, dù được xem là Thầy của ba cõi, Ngài vẫn luôn tán dương công ơn cha mẹ. Ngài cũng phải nghiêng mình trước nắm xương tàn khi nghĩ về công ơn cao dày của cha mẹ. Sự hiếu hạnh của một Đấng Giáo Chủ lại còn như thế, phận làm con chúng ta sao dám lãng quên! Chúng ta đồng thời phải nên trân trọng ngày lễ Vu Lan như là bổn phận của người con đối với cha mẹ, đồng thời qua đó chúng ta còn góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc. Bởi Vu Lan là hiện thân của hiếu hạnh đã và đang mang một sức sống thiêng liêng cho hồn dân tộc được un đúc qua bao thế hệ theo tinh thần Phật giáo và truyền thống văn hóa Việt Nam.
    Người Tây phương cũng có ngày mẹ – "Mother 鳠day". Chúng ta trân trọng ngày truyền thống cao đẹp ấy của họ. Tuy vậy, dù nó mang một giá trị ý nghĩa nào đó thì cũng không thể so sánh với ngày lễ Vu Lan. Vu Lan của người Việt Nam có một giá trị bề dày lịch sử, được hình thành trên tinh thần Từ bi của Phật giáo và tính nhân hậu bình dị đầy tình người của dân tộc Việt Nam. Tinh thần của ngày lễ Vu-lan, có thể nói, là một triết lý sống đầy nhân tính.

    Ngày lễ Vu Lan không phải là ngày để mọi người chỉ nhớ đến như bao ngày lễ khác. Thông qua tự thân, Vu Lan như là một tấm gương sáng cho mọi người có dịp soi lại mình, một người con, và đồng thời tôn vinh sự hiếu hạnh của đạo làm người.

    Ngày nay, mọi người bắt đầu quan tâm và lo ngại trước sự tha hóa của giới trẻ. Nhiều lãnh vực đạo đức có nguy cơ báo động. Trong đó, bổn phận làm trò làm con hầu như không còn là vấn đề quan trọng đối với một số người có tư tưởng "tiến bộ sai lệch". Điều này trở thành một nỗi ưu tư của xã hội. Nhiều phong trào "về nguồn", "trò giỏi, con ngoan" v.v... đang được phổ biến rộng rãi như là một biện pháp tích cực giúp giới trẻ biết tìm về cội nguồi, đồng thời giáo dục họ biết tôn trọng những nét đẹp truyền thống mang tính dân tộc.

    Bằng cách ấy, ngày lễ Vu Lan, nói một cách nào đó, cũng đã và đang là một hoạt động xã hội hết sức tích cực, đầy tính nhân bản, dễ dàng được cảm thông và đón nhận.

    Nếu người Tây Phương tự hào về ngày "Mother`s Day" truyền thống của họ thì theo tôi, chúng ta, người Việt Nam nói chung, cũng có niềm tự hào không kém về ngày lễ Vu-lan của mình. Ngày lễ Vu Lan hội đủ mọi điều kiện cả về nội dung và ý nghĩa, xứng đáng là ngày cho mọi người hướng về. Với người Phật tư,렣húng ta phải đón nhận ngày lễ Vu-lan như là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Và chúng ta cùng hy vọng, Vu Lan sẽ là ngày BÁO ÂN, ngày MẸ truyền thống thiêng liêng cao đẹp, sẽ tồn tại mãi mãi trong tâm hồn người dân Việt Nam.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts