NGUỒN GỐC CỦA KHÍ CÔNG

Khí Công - Nội Công - Khám Phá Khí Công

Bình thường tuyệt vời Khí Công, đã có ở Trung Quốc từ 5000 năm trước (Mã Tế Nhân), nhưng không được phổ biến rộng rãi, và chỉ được truyền đạt trong khuôn viên đền chùa hay võ đường.
Ngay ở thế kỷ này, cách đây 50 năm, những bậc thầy về khí công cũng chỉ truyền đạt cho con trai hay một số người thật thân tín ; do đó, đã có một thời khí công được coi như môn tập luyện thần bí.
Ngoài ra, khí công mà tập sai sẽ không mang lại kết quả đôi khi còn gây hại nên nhìêu người không dám tập; vì vậy lại thêm phần chậm phát triển.
Khí công là tinh hoa văn hoá Phương Đông


Khí công lấy Kinh Dịch với nguyên lý âm Dương, rồi sau đó thuyết Ngũ hành làm cơ sở chính. Người sáng lập ra Kinh Dịch là Vua Phục Hy (4477 - 4363 TCN) lập ra Hà Đồ, Tiên thiên Bát quái và Trùng quái với 64 quẻ ; sau đó Đại Vũ ở thời nhà Hạ (2205 - 1766 TCN) lập ra Lạc thư. Hơn 1000 năm sau, tới đời nhà Chu (1100 - 22 TCN), Chu Văn Vương ding văn tự để giải thích các quẻ (thoán từ) và lập ra Hậu thiên Bát quái rồi đến Chu Công Đán (Chu công) đặt ra hào từ hay tượng từ cho mỗi quẻ. Thoán từ và hào từ được trình bày rất cô đọng nhưng khó hiểu ; Khổng Tử (551 - 479 TCN) đã có công san định làm 12 thiên cho dễ hiểu và phổ biến vào đại chúng. Vào những năm gần đây, đã tìm thấy được những di tích chú khảo trên đồng đen và những hình vẽ trên lụa, thực hiện vào thời nhà Chu, mô tả các động tác thể dục trị bệnh kết hợp với hơi thở (168 TCN).
Bộ sách nổi tiếng vận dụng Âm Dương vào Y học là cuộn "Hoàng Đế Nội Kinh" trong đó nói: "Âm Dương là Đạo của Trời Đất, giềng mối của muôn vật, cha mẹ của biến hóa" lấy "sinh trưởng thu tàn" của bốn mùa làm nguồn gốc bảo dưỡng mạng sống. Hoàng Đế Nội kinh mang tên vua Hoàng Đế, một thủy tổ của Trung Quốc, sáng vào khoảng 4670 năm trước đây, nhưng thực ra sách không thể soạn thảo vào thời đó được, vì chưa có văn tự. Các học giả cho rằng bộ sách này được viết vào thời Tân – Hán và do một tập thể hoàn thành. Hoàng Đế Nội kinh đề cập tới Khí, dưới nhiều nghĩa khác nhau ; trong đó có nghĩa chức năng của tạng – phủ, phần bổ ích cho Khí công chính là chương bàn về Kinh mạch bệnh.
Thuyết Ngũ hành dựa vào nguyên lý Âm – Dương của Thái cực lập ra. Thái cực động sinh Âm Dương, Âm Dương biến hóa, Dương biến, Âm hợp tuần tự sinh ra ngũ hành : Thủy rồi Hỏa, Mộc, Kim, Thổ. Ngũ hành phối hợp với vạn vật và vận hành theo quy luật tương sinh tương khắc để thúc đẩy sự biến hóa. Dựa vào quy luật này, Khí công lập ra một số phương pháp tập luyện.
Trong quá trình phát triển, giao lưu quốc tế, Khí công sau này chịu ảnh hưởng của Phật giáo với thuyết Nhân quả Luân hồi và phương pháp Thiền. Đạt Ma Sư Tổ, là một nhà truyền bá Phật giáo từ ấn Độ vào Trung quốc và lập ra Dịch Cân Kinh, nên Khí công không tránh được ảnh hưởng của Yoga với phương pháp luyện Luân xa (Chakra).