Cám ơn bài viết (hoặc sưu tầm) của bạn.

Nếu theo lý giải của bài viết thì. Mỵ Châu chính là Triệu Cơ, Trọng Thủy chính là Doanh Tử Sở (sử học Trung Quốc gọi là Dị Nhân)

Vậy Mỵ Châu chính là mẹ của Tần Thủy Hoàng.

Nghe thoạt có lý, nhưng nghiền ngẫm thì vô lý.

Theo cuốn Lịch sử Việt Nam (Viện sử học - 1991): Năm 218 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhất phải đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng, Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, Đồ Thư thống lĩnh đã vào được đất Tây Âu, giết tù trưởng, chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc. Quân Tần đi đến đâu, Nhân dân Việt làm vườn không nhà trống đến đó. Quân Tần dần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã kiệt sức,vì thiếu lương, thì Quân dân Việt, do Thục Phán chỉ huy, mới bắt đầu xuất trận. Đồ Thư đã phải bỏ mạng trong trận này. Mất chủ tướng, quân Tần hoang mang mở đường tháo chạy về nước. Sau gần 10 năm kháng chiến, nhân dân Âu Việt – Lạc Việt giành được độc lập. Thục Phán củng cố và xây dựng lại đất nước.
Như vậy Thục phán lâp quốc vào cuối thời Tần Thủy Hoàng, thì làm sao có chuyện như tác giả viết:
sinh con rồi mới sinh cha...
Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông ...

(chuyện Mỹ Châu có thể sinh Tần Thủy Hoàng)

Toàn bộ bài viết chỉ trên suy luận không căn cứ lịch sử

Ngoài ra từ Sở Khanh có ở Việt Nam khi Truyện Kiều được phổ biến.