+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 2/2 đầuđầu 1 2
kết quả từ 11 tới 14 trên 14
  1. #11
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    …NTU…√ø√ïñ@m…ÇLµß…
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    3,724
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Default Các chữ viết tắt như MMS, GPRS, GSM,CDMA...


    Các từ viết tắt thường là tiếng Anh, bạn có thể tham khảo 1 số từ thường gặp sau đây:

    •GSM = Global System for Mobile Communications = Hệ thống truyền thông di dộng toàn cầu.

    •CDMA = Code-division multiple access = đa truy cập phân chia theo mã.

    •TDMA = Time-division multiple access = đa truy cập phân chia theo thời gian.

    •FDMA = Frequency-division multiple access = đa truy cập phân chia theo tần số.

    •WAP = Wireless Application Protocol = Giao thức cho các ứng dụng không dây (trên ĐTĐD).

    •SMS = Short Messaging Service = Dịch vụ nhắn tin ngắn.

    •EMS = Enhanced Messaging Service = Dịch vụ nhắn tin nâng cao.

    •MMS = Multimedia Messaging Service = Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện.
    .

    .

    °¨¨°º"°¨¨°(_.•´¯`•«¤° (¯`♥.N•T•U.♥´¯) °¤»•´¯`•._)°¨¨°"º°¨¨°

    CLB Vovinam ĐH Nha Trang

    ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Mr.Kjm♥•´¯) ๑۩۞۩๑]♥๑۩۞۩๑

    ღღღ____†____*_* ♥ *_*____†____ღღღ




  2. #12
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    …NTU…√ø√ïñ@m…ÇLµß…
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    3,724
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Default Cách tăng tuổi thọ cho PIN


    Với việc những thiết bị cầm tay như ĐTDĐ và laptop ngày càng trở nên phổ biến và thường nhật, tuổi thọ pin đã trở thành mối bận tâm gần như hàng đầu của mỗi chúng ta. Dưới đây là một số "mánh" giúp bạn vắt kiệt tối đa hiệu suất của một cục pin.

    Pin sử dụng trong ĐTDĐ có thể coi như một "vật hiến tế" của các hãng để đổi lấy kích cỡ ngày càng thu nhỏ và trọng lượng ngày cạng nhẹ tênh của điện thoại. Nói đơn giản hơn, kích cỡ là cả một vấn đề. Cùng một công nghệ chế tạo, pin càng lớn thì năng lượng càng nhiều và tuổi thọ càng dài. Không may là hai từ "di động" luôn đòi hỏi thiết bị phải nhỏ nhất và nhẹ hết mức có thể.

    Điều này có nghĩa là gì? Là người tiêu dùng chúng ta chỉ có duy nhất một sự chọn lựa: Kéo tài tuổi thọ của những loại pin hiện nay bằng đủ mọi cách. Bạn có lý do để làm thế lắm chứ, vì muốn nâng cấp pin cũ lên những loại pin mới, công nghệ cao, tuổi thọ lớn thường đòi hòi bạn phải chi ra không dưới vài trăm nghìn. Với một chiếc điện thoại đời thấp, con số này đã xấp xỉ bằng một nửa con dế.

    Trong khi chờ đợi các hàng chế tạo được những loại pin đạt tới hiệu suất cao nhất bên trong kích thước và trọng lượng nhỏ nhất, chúng ta hãy cố học cách "Liệu cơm gắp mắm" để sống chung với những cục pin "mệnh yểu" này.

    Một trong những kẻ thù tồi tệ nhất của pin là sự va đập. Phần lớn các loại pin đều được chế tạo rất bền vững, song hãy luôn nhớ rằng, hư hỏng là không tránh khỏi nếu như pin bị rơi liên tục, hoặc bị vặn, xoáy hay lôi ra hành hạ cho... vui.

    Một kẻ thù khác không đội trời chung với pin chính là hơi nóng. Pin, cũng giống như đa số thiết bị khác, được thiết kế với một dải chịu nhiệt nhất định. Nếu vượt quá ngưỡng ấy, bạn chắc chắn sẽ gặp rắc rối. Nhiều người thường cất điện thoại bên trong bảng đồng hồ của ô tô. Một ý kiến rất tồi.

    Còn tồi hơn nữa là việc bạn cho điện thoại phơi nắng vì một lý do nào đó. Ánh sáng mặt trời trực tiếp bao giờ cũng có thể nâng nhiệt độ của dế lên ít nhất vài độ. Pin vì vậy mà hư hỏng là hệ quả tất yếu. Một suy nghĩ sai lầm khác của nhiều người là càng sạc pin lâu thì pin sẽ càng dùng được lâu. Trên thực tế, ý nghĩ này chỉ đúng từ thời... xa lắc, khi sạc pin còn ở hồi sơ khai.

    Nhưng giờ đây, khi đa số các loại pin sạc công nghệ cao đều đã được tích hợp sẵn bộ bảo vệ chống "sạc quá liều", dù bạn có cắm điện tới cả một tuần trời cũng trở thành công cốc. Một loại pin không bao giờ có thể trữ được nhiều năng lượng hơn dung tích thiết kế của nó.

    Ngoài ra, còn có một lý do nữa để bạn không sạc thiết bị quá lâu. Phần lớn các loại pin đều có tuổi thọ cố định từ 400 - 600 lần sạc. Mỗi lần bạn bỏ mặc thiết bị đấy với pin sạc, thiết bị sẽ tự động ngừng sạc khi pin đã đầy. Song khi ấy, pin lại bắt đầu tiếp điện cho thiết bị. Khi tiếp điện đến một mức nào đó, quá trình sạc lại bắt đầu. Cứ thế, vòng tròn sạc - thoát này sẽ ăn mòn vào tuổi thọ pin một cách đáng kể mà bạn chẳng hiểu vì sao.

    Chúng ta lại mổ xẻ tiếp một quan niệm sai lầm nữa, ấy là khi phải dùng cho cạn sạch pin rồi mới được sạc. Trước đây, chỉ có những loại pin làm từ catmi nickel mới cần có phương pháp "trị liệu" này, thế nhưng, toàn bộ các loại pin thế hệ mới đều dựa trên công nghệ lithium ion, và chúng sẽ bền hơn nếu như bạn sạc trước khi chúng bị cạn kiệt hoàn toàn điện năng bên trong. Vì thế, lời khuyên là mỗi khi nhận được cảnh báo pin yếu từ thiết bị (thường là khi chỉ còn từ 5-10% năng lượng), bạn hay nhanh chóng cắm điện cho thiết bị của mình.

    Tóm lại, tránh quăng quật, va đập, những điều kiện khắc nghiệt và sạc pin đúng cách, bạn sẽ có thể tận hưởng hiệu suất 100% của những cục pin "đáng yêu" của mình. Tất nhiên, thứ gì bền đến mấy cũng phải có hồi kết. Khi chuyện này xảy ra và pin của bạn đã đến lúc phải "lìa đời", hãy bảo vệ mình trước mọi rắc rối bằng cách đi mua pin mới và nên nhớ, phải là pin thật. Không bao giờ tồn tại cái gọi là "pin dùng rồi nhưng chất lượng còn tốt" cả. Những loại pin 2nd đang bày bán trên chợ đen kiểu này hoàn toàn vô dụng và chỉ khiến bạn tốn công vứt rác mà thôi. Đó là chưa kể những trường hợp tiền mất tật mang, khi pin kém chất lượng có thể gây ra cháy, nổ máy và khiến bạn bị thương.
    .

    .

    °¨¨°º"°¨¨°(_.•´¯`•«¤° (¯`♥.N•T•U.♥´¯) °¤»•´¯`•._)°¨¨°"º°¨¨°

    CLB Vovinam ĐH Nha Trang

    ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Mr.Kjm♥•´¯) ๑۩۞۩๑]♥๑۩۞۩๑

    ღღღ____†____*_* ♥ *_*____†____ღღღ




  3. #13
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    …NTU…√ø√ïñ@m…ÇLµß…
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    3,724
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Default Máy báo Enter PIN hay Enter PUK ( nhập mã PIN hay nhập mã PUK)

    Khi máy trong chế độ bảo vệ SIM thì mỗi lần bật máy, bạn sẽ thấy máy yêu cầu chủ máy nhập mã PIN. Bạn hãy chắc chắn mình biết chính xác số PIN của SIM cũng như nhập cẩn thận.

    Mã PIN này chỉ cho phép bạn nhập sai 3 lần. Sau 3 lần sai, máy sẽ chuyển sang chế độ bảo vệ cao hơn và sẽ yêu cầu bạn nhập mã PUK. Nếu không biết mã PUK, bạn có thể liên hệ trung tâm hỗ trợ khách hàng 145 (VMS/MobiFone) và 151 (VinaPhone). Đừng bao giờ thử cố gắng nhập mò PUK vì sau 10 lần nhập sai, SIM card của bạn sẽ bị hủy vĩnh viễn, phải mua SIM mới. Khi bị hủy, máy sẽ báo SIM blocked.
    .

    .

    °¨¨°º"°¨¨°(_.•´¯`•«¤° (¯`♥.N•T•U.♥´¯) °¤»•´¯`•._)°¨¨°"º°¨¨°

    CLB Vovinam ĐH Nha Trang

    ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Mr.Kjm♥•´¯) ๑۩۞۩๑]♥๑۩۞۩๑

    ღღღ____†____*_* ♥ *_*____†____ღღღ




  4. #14
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    …NTU…√ø√ïñ@m…ÇLµß…
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    3,724
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Default Khái niệm cơ bản về thông tin di động

    1. Lời nói đầu

    Bài viết này không nhằm mục đích cũng cấp cho người đọc những thông số kỹ thuật hoặc những thông tin khô khan về con số, ngày tháng, con người. Nó chỉ nhằm giúp cho người đọc hiểu một cách đơn giản nhất về thông tin di động.


    2. Sóng điện từ


    Thông tin di động được thực hiện dựa trên cơ sở thông tin vô tuyến (không dây). Điều này thật dễ hiểu vì nếu sử dụng thông tin hữu tuyến (có dây) thì thật tốn tiền mua dây khi chúng ta chạy lăng quăng khắp nơi mà vẫn cần liên lạc với nhau.

    Sóng điện từ tồn tại khắp nơi quanh chúng ta mặc dù các giác quan của người bình thường không cảm nhận được. Có thể kể ra đây các loại sóng truyền thanh, sóng truyền hình, sóng bộ đàm và tất nhiên là sóng điện thoại di động.

    Sóng điện từ có dạng hình sin. Nó có hai thông số cơ bản là tần số, quyết định độ dài ngắn và biên độ, quyết định độ mạnh yếu.

    Sóng điện từ cũng có các đặc tính cơ bản của sóng nói chung là có tính lan truyền, bị phản xạ, khúc xạ, tán xạ, có tính xuyên thấu và bị hấp thụ. Để tiện hình dung, chúng ta hãy lấy ánh sáng, cũng là một loại sóng, làm ví dụ. Nếu ánh sáng không lan truyền, thì đơn giản là chúng ta không cần một bộ phận quan trọng là mắt. Khi soi gương, bạn không thể thấy mình trong gương nếu ánh sáng không đi từ cơ thể bạn tới gương và bị phản xạ tới mắt bạn. Khi để một chiếc đũa vào chậu nước rửa bát, ta thấy hình như đũa bị gãy. Đó là vì khi ánh sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước và ngược lại đã bị thay đổi hướng đi. Đây là hiện tượng khúc xạ. Tán xạ thì chẳng có ví dụ nào tốt hơn cầu vồng, một tia sáng mầu trắng đã bị tán xạ thành rất nhiều tia sáng xanh đỏ tím vàng. Ánh sáng giỏi hơn chúng ta là có thể đi xuyên qua kính cửa vì nó có tính xuyên thấu. Các đồ vật có mầu sắc khác nhau vì chúng hấp thụ các phần khác nhau của ánh sáng.

    3. Thu phát sóng điện từ

    Việc liên lạc vô tuyến dựa trên việc thu phát sóng điện từ. Muốn thu thì phải có máy thu, muốn phát thì phải có máy phát, còn muốn thu phát thì phải có máy cả thu lẫn phát. Thật là đơn giản. Nhưng thông tin được thu phát như thế nào? Quá dễ, người ta cho cấy thông tin theo một cách nào đó lên một sóng điện từ (gọi là sóng mang) và cho máy phát phát đi. Đến máy thu, nhiệm vụ của máy thu là tách các thông tin ra khỏi sóng mang. Như vậy sóng điện từ giống như một con lừa và thông tin là hàng hoá chất trên lưng. Ông máy phát chất hàng hoá lên lưng lừa và ông máy thu dỡ hàng hoá xuống. Để phân biệt thông tin của người này với người khác, người ta chia sóng mang thành các kênh riêng biệt bằng cách điều chỉnh tần số hoặc thời gian.

    4. Mạng thông tin di động

    Máy điện thoại di động (ĐTDD) chính là một máy thu phát sóng điện từ. Trước đây, người ta sử dụng một trạm thu phát gốc (BS: Base Station) chung cho tất cả các máy điện thoại di động. Vì vậy công suất của máy điện thoại phải lớn và số kênh (tương ứng với số cuộc gọi) bị giới hạn vì tần số sóng mang bị giới hạn. Để khắc phục điều này, mạng tế bào đã được phát minh.


    Mạng tế bào (Cellular system) có cấu trúc giống như tổ ong, các ô (Cell) của nó sử dụng 1 số kênh nhất định. Các ô sát nhau sử dụng các kênh khác nhau, còn các ô cách nhau có thể chung kênh. Do đó số kênh có thể được tăng lên đáng kể. Mỗi ô có chứa một BS riêng và bao phủ một vùng tương đối nhỏ. Các BS giao tiếp với nhau thông qua các gọi là Trung tâm chuyển mạch hay Tổng đài (TĐ). Vì vậy ĐTDD có thể sử dụng công suất thấp vẫn có thể liên lạc được trên phạm vi rộng.

    <!--[if !supportLists]-->· Cell BKênh 9-16<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· Cell CKênh 17-24<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· Cell DKênh 1-8<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· Cell EKênh 17-24<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· Cell AKênh 1-8<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· Cell FKênh 9-16<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· Cell GKênh 9-16 <!--[endif]-->

    Tuy vậy nhu cầu của con người là không có giới hạn, họ muốn số kênh phải tăng lên nữa để phục vụ đông đảo người dùng hơn. Vì vậy họ phát minh ra việc thu phát sóng điện từ bằng kỹ thuật số (Digital) thay cho kỹ thuật tương tự (Analog). Trong kỹ thuật tương tự, thông tin được đưa từ máy thu đến máy phát mà không được nén trong khi kỹ thuật số cho phép nén thông tin, vì vậy làm tăng lượng thông tin chuyển tải trong cùng một thời gian so với kỹ thuật tương tự.

    5. Kỹ thuật thâm nhập tế bào

    Có 3 kỹ thuật cho phép nhiều người sử dụng cùng thâm nhập trong vùng bao phủ của một BS (MA: Multi Access). Đó là:

    <!--[if !supportLists]-->· FDMA (Frequency Division MA): phân chia theo tần số. Mỗi một cuộc gọi được thu phát trên 1 tần số riêng. Kỹ thuật này chủ yếu sử dụng cho truyền phát tín hiệu tương tự.<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· TDMA (Time Division MA): phân chia theo thời gian. Mỗi một cuộc gọi được phát trên tần số chung nhưng theo các khoảng thời gian khác nhau. Khoảng thời gian này đủ bé để người sử dụng không thấy có sự rời rạc khi nghe người khác nói. Kỹ thuật này có thể được mã hoá để tăng tính bảo mật.<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· CDMA (Code Division MA): phân chia theo mã. Mỗi một cuộc gọi được phát trên tần số chung nhưng theo các khoá mã khác nhau. CDMA có thể thực hiện nhiều cuộc gọi cùng trong một kênh với mỗi cuộc gọi được xác định bởi 1 chuỗi mã xác định. Vì vậy dung lượng cuộc gọi trong một ô được tăng lên đáng kể. <!--[endif]-->

    6. Mạng GSM

    Mạng GSM (Global System for Mobile communication) là hệ thống mạng tế bào sử dụng kỹ thuật TDMA. Nhờ vậy nó có nhiều tính năng ưu việt.

    <!--[if !supportLists]-->· Chuyển vùng quốc tế: nhờ vào các tiêu chuẩn quốc tế, có thể thực hiện cuộc gọi ở bất kỳ nước nào có mạng GSM.<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· Tính bảo mật: Các cuộc gọi sử dụng kỹ thuật tương tự rất dễ bị nghe lén nếu người nào đó có bộ thu cùng tần số với 2 người đang liên lạc. Với kỹ thuật số, làm được việc này rất khó.<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· Chất lượng cuộc gọi tốt hơn: kỹ thuật số làm giảm nhiễu, tránh rớt cuộc gọi khi người dùng chuyển từ ô này sang ô khác, có thể sửa lỗi và tái tạo thông tin bị mất.<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· Hiệu suất cao: cho phép nhiều người sử dụng hơn hệ thống tương tự.<!--[endif]-->


    7. Điện thoại di động

    ĐTDĐ thực chất là một máy tính nhỏ có gắn thêm bộ thu phát sóng điện từ và micro, loa. Bộ thu phát sóng này có thể thực hiện thu và phát đồng thời (song công). Máy tính trong điện thoại dùng để điều khiển tất các các nhiệm vụ được người sử dụng ra lệnh thông qua bàn phím, giọng nói và các lệnh do TĐ gửi tới thông qua bộ thu.

    8. Giao tiếp giữa ĐTDĐ và mạng

    Mỗi một điện thoại có một mã nhận dạng riêng để nhận dạng cuộc gọi, chủ cuộc gọi và nhà cung cấp dịch vụ. Các bước giao tiếp được thực hiện nôm na như sau:

    <!--[if !supportLists]-->· Khi được bật, ĐTDĐ sẽ tìm kiếm một tín hiệu đặc biệt do BS phát ra. Nếu không thấy có tín hiệu nào, nó sẽ báo “No Service” hoặc một thông báo tương tự trên màn hình.<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· Nếu bắt được tín hiệu này, ĐTDĐ sẽ xem xem tín hiệu này có phù hợp với mình không (VD là Vinaphone hay Mobiphone). Nếu không phù hợp thì nó vẫn chỉ báo “No Service”. Nếu phù hợp, nó sẽ tiến hành trao đổi thông tin với BS để đăng ký với TĐ để TĐ biết vị trí của nó ở đâu. Tổng đài sẽ ghi lại thông tin.<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· Khi thực hiện cuộc gọi, ĐTDĐ yêu cầu BS báo TĐ cấp cho nó 1 kênh. Nếu còn kênh trống thì TĐ sẽ cấp và nhận nhiệm vụ tìm kiếm ĐTDĐ được gọi trong dữ liệu lưu trữ. Khi tìm thấy ĐTDĐ được gọi, TĐ yêu cầu BS cấp kênh và báo cho ĐTDD được gọi biết. Nếu hết kênh hoặc ông này đang thực hiện cuộc gọi khác thì TĐ sẽ báo lại cho ĐTDD gọi đi biết là người được gọi đang bận. Nếu không nó tiến hành kết nối.<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· Nếu ĐTDĐ ra xa BS, BS sẽ báo là mức tín hiệu đang giảm dần. Trong khi đó sẽ có 1 BS khác nhận được mức tín hiệu lớn dần. Hai ông này nói chuyện với nhau thông qua TĐ để chuyển giao nhiệm vụ phục vụ chiếc ĐTDĐ đang lang thang này.<!--[endif]-->


    9. Các lỗi có thể xảy ra với việc giao tiếp giữa ĐTDĐ và mạng

    <!--[if !supportLists]-->· Tất nhiên ai cũng rõ là nếu ĐTDĐ hỏng hoặc mạng bị lỗi thì sẽ xảy ra lỗi. Nhưng còn có một số nguyên nhân khác. Chúng ta hãy loại trừ việc lỗi do ĐTDD và mạng để tìm hiểu các nguyên nhân này.<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· Các lỗi về giao tiếp giữa ĐTDD và mạng được gọi đơn giản là lỗi sóng. Có các dạng cơ bản là mất sóng, sóng kém và rớt sóng.<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· Mạng tế bào theo lý thuyết là một cái tổ ong rất đẹp nhưng trong thực tế không hoàn toàn như vậy. Có 2 phương pháp phát sóng của BS là vô hướng và định hướng. Nếu phát vô hướng, vùng phủ sóng sẽ có dạng hình tròn. Nếu phát định hướng, vùng phủ sóng sẽ có dạng hình quạt. Cả 2 hình này xếp kiểu gì cũng khó mà thành hình lục giác đều được. Thêm vào đó, sóng phát ra còn bị ảnh hưởng bởi các công trình xây dựng, điện từ trường của nhiều nguồn khác nên vùng phủ sóng thực tế của 1 BS bị méo mó đi rất nhiều. Vì vậy, sẽ có khu vực chẳng có BS nào phủ tới, có khu vực lại được vài ba BS quan tâm.<!--[endif]-->

    10. Vùng mất sóng

    a. Các nguyên nhân gây ra mất sóng hoặc sóng yếu:

    <!--[if !supportLists]-->· Càng xa BS thì sóng càng yếu. Nếu chẳng may ta ở địa điểm xa tất các các BS thì chắc chắn là phải dùng điện thoại cố định hay bộ đàm.<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· Sóng điện từ bị hấp thụ. Điều này hay xảy ra với các khu vực nhà cao tầng, có nhiều bê tông cốt thép và các vật liệu kim loại.<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· Sóng điện từ bị phản xạ bởi các vật liệu kim loại như mái nhà bằng tôn chẳng hạn.<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]-->· Khu vực có điện từ trường của vỏ Trái đất mạnh cũng có thể gây ra mất sóng hoặc sóng yếu.<!--[endif]-->

    b.Các nguyên nhân gây ra rớt sóng:

    <!--[if !supportLists]-->· Người gọi di chuyển vào vùng mất sóng hoặc sóng yếu.<!--[endif]-->

    <!--[if !supportLists]--><!--[endif]-->· Người được gọi di chuyển vào vùng mất sóng hoặc sóng yếu.

    c. Các trường hợp hiếm gặp:

    <!--[if !supportLists]-->· Người sử dụng trong khu vực giao thoa giữa các BS có thể gặp trường hợp 1 máy ĐTDĐ do BS này quản lý còn ĐTDĐ ở ngay gần đấy lại do BS khác quản lý. Do đó mức sóng của 2 máy có thể khác nhau.<!--[endif]-->
    .

    .

    °¨¨°º"°¨¨°(_.•´¯`•«¤° (¯`♥.N•T•U.♥´¯) °¤»•´¯`•._)°¨¨°"º°¨¨°

    CLB Vovinam ĐH Nha Trang

    ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Mr.Kjm♥•´¯) ๑۩۞۩๑]♥๑۩۞۩๑

    ღღღ____†____*_* ♥ *_*____†____ღღღ




Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts