+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 3 trên 3
  1. #1
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Vovinam tại Côn Đảo & Bình Phước

    Vovinam tại Côn Đảo

    TTCT - Du khách đến với Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), nhất là người nước ngoài, rất thích thú với việc chụp hình và xem các môn đệ vovinam hăng say luyện tập vào mỗi buổi sáng sớm cuối tuần trên bãi biển ở khu vực Côn Đảo Resort.

    Đó là lớp dạy võ vovinam với 30 học viên đang được huấn luyện viên Võ Thành Nơi (35 tuổi) đứng lớp. Từ ba năm nay, ngoài công việc hằng ngày là cắt tỉa cây xanh của Ban quản lý công trình công cộng huyện Côn Đảo, anh Nơi còn dành thời gian và tâm huyết để truyền tinh thần Việt võ đạo cho các em nhỏ tại huyện đảo này.
    Anh Nơi là người tiếp nối võ sư Huỳnh Đình Long truyền lại môn võ của người Việt này ở Côn Đảo. Huỳnh Đình Long là võ sư cao cấp, đeo hồng đai nhất, từng là hội phó Hội Vovinam Bà Rịa - Vũng Tàu. Anh Long hiện là giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Côn Đảo.

    Anh Long cho biết năm 2007, sau khi ra đảo công tác được hai năm, anh đã mở lớp dạy vovinam. Từ đó đến nay, anh đã có sáu đệ tử ở Côn Đảo theo đuổi vovinam và anh Nơi là người thay anh đứng lớp để tiếp tục truyền võ Việt cho lớp trẻ.

    Các lớp dạy võ do anh Long, anh Nơi đứng lớp thu học phí chỉ từ 50.000-60.000 đồng/tháng, thậm chí miễn phí cho những em khó khăn nhưng có lòng yêu môn thể thao này. “Mục đích của chúng tôi là muốn tạo điều kiện để các em nhỏ rèn luyện sức khỏe, sau này lớn lên sẵn sàng bảo vệ, xây dựng đảo và tiếp tục phát triển môn võ của người Việt” - anh Long tâm sự.

    (trích từ báo ở Việt Nam)
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  2. #2
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    Vovinam World News
    Bài gởi
    3,406
    Thanks
    117
    Thanked 155 Times in 150 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Ðề: Vovinam tại Côn Đảo

    Nguyễn Duy Ngọc - Người truyền lửa Vovinam

    Trước đây, khi nhắc đến Vovinam - môn võ cổ truyền của Việt Nam, người dân Bình Phước vẫn còn lạ lẫm. Nhưng 2 năm trở lại đây, môn võ này được nhiều người biết đến và theo học không thua kém gì các môn võ khác như: Karate, Taekwondo, Judo... Một trong những người góp phần đưa Vovinam về Bình Phước là anh Nguyễn Duy Ngọc (1981), ngụ xã Lộc Hiệp (Lộc Ninh).

    “XUỐNG NÚI” THEO HỌC VOVINAM

    Xuất thân từ một gia đình nông dân, không có truyền thống học võ, nhưng Nguyễn Duy Ngọc lại chọn con đường gắn liền với các môn võ cổ truyền của dân tộc. Chia sẻ với chúng tôi về cái “duyên” đến với môn võ cổ truyền Vovinam, anh Ngọc nhớ lại:
    - “Trước đây tôi có học môn võ Taekwondo cùng với anh trai. Về sau, khi xem tivi thấy các nước có môn võ biểu diễn rất hay với nhiều thế đánh lạ, các võ sinh toàn mặc đồng phục màu xanh. Sự tò mò, hiếu kỳ và niềm đam mê võ thuật đã thôi thúc tôi tìm hiểu và biết đó là môn võ Vovinam - một môn võ cổ truyền của dân tộc Việt Nam”.

    Thời điểm đó, Vovinam chưa phát triển trên đất Bình Phước, nhưng vì muốn khám phá theo cách nghĩ “ngây thơ” của một cậu học trò phổ thông:
    - “Bộ đồ màu xanh khác bộ đồ màu trắng và đen thế nào?”.
    Thế rồi năm 1997, Ngọc xin gia đình xuống tỉnh Bình Dương theo học Vovinam. Để được học võ lại không bỏ dở học văn hóa, Ngọc đã chuyển trường xuống học tại Bình Dương. Trong khoảng thời gian đó, Ngọc ở ký túc trong chùa Phổ Thiện Hòa.
    Có sẵn năng khiếu, những thế đánh, bài quyền được anh cảm thụ và học rất nhanh. Năm 2001, Ngọc đã tham gia và đoạt giải nhất tại Đại hội thể dục - thể thao tỉnh Bình Dương. Anh Ngọc chia sẻ: “Môn võ này càng học càng mê. Nó giống như các môn võ cổ truyền khác, đều chung mục đích rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, Vovinam yêu cầu người học phải có thể lực thật tốt để phối hợp chân tay, nhào lộn, xoạc ngã, phi người trên không... mạnh và nhuyễn. Điều này buộc người học phải kiên trì và khổ luyện. Ngoài ra, các võ sinh phải học vũ đạo nhằm rèn luyện kỹ năng, đức tính và cách sống.

    TRỞ VỀ BÌNH PHƯỚC TRUYỀN NGHỀ

    Sau nhiều năm miệt mài với từng thế võ, bài quyền đầy uy lực và chắc chắn, Nguyễn Duy Ngọc tốt nghiệp ra trường và quyết định đưa môn võ này về phát triển tại quê hương. Năm 2010, anh mở lớp chiêu sinh đầu tiên tại xã Lộc Hiệp (Lộc Ninh).
    - “Buổi đầu mở lớp, ngoài đối mặt với những khó khăn về kinh phí, cơ sở vật chất, nhà tập... tôi còn phải cố gắng làm cho mọi người hiểu và yêu thích môn võ này. Thời điểm đó, Vovinam chưa phát triển mạnh trên địa bàn huyện Lộc Ninh và thị xã Bình Long” - anh Ngọc nhớ lại.

    Anh đã dành thời gian cho việc giới thiệu, in, phát tờ rơi. Nhiều hôm, anh vừa treo băng rôn xong thì người dân lại gỡ xuống, hay vừa dán quảng cáo xong thì gặp trời mưa, trở thành công cốc.
    Vovinam còn gọi là Việt võ đạo, là môn võ cổ truyền của Việt Nam. Vovinam gồm phần võ thuật với những thế đấm, đá, gạt, đỡ, lao, gối, vật, đòn chân... và phần binh khí sử dụng, chống đỡ kiếm, đao, dao, côn, súng trường... Tiếp đó là luyện tập ngạch công, nhuyễn công, khí công giúp dưỡng sinh và duy trì sức khỏe. Ngoài ra, Vovinam có các đòn bay cao kẹp cổ nổi tiếng còn gọi là “đòn chân tấn công” luôn được sử dụng trong các buổi biểu diễn. Hiện Vovinam được phát triển rộng khắp, với nhiều môn sinh có mặt ở hơn 60 quốc gia trên thế giới như: Ba Lan, Đức, Đan Mạch, Campuchia, Hoa Kỳ...
    Dù nỗ lực rất lớn nhưng tháng đầu tiên mở lớp chỉ có 3 em đến ghi danh theo học. Nhìn lớp học vắng, anh càng quyết tâm hơn:
    - “Từ con số 1 lên đến con số 10 còn hơn là từ con số 10 xuống con số 1. Vì vậy, dù chỉ có 1 học sinh tôi vẫn dạy”.
    Chính niềm đam mê và tâm huyết với nghề, anh đã vượt qua tất cả, học viên đến với lớp ngày càng đông. Sau 3 tháng chiêu sinh, có hơn 30 học viên đến ghi danh theo học. Một năm sau, anh mở thêm 2 lớp võ (một lớp dạy tại Trung tâm Thể dục - Thể thao thị xã Bình Long và một lớp dạy tại UBND xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh), với gần 100 học viên theo học.
    Anh Ngọc cho biết:
    - “Có những em rất đam mê Vovinam, nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có điều kiện theo học. Tôi luôn tạo điều kiện tốt nhất để các em phát triển tài năng bằng cách miễn giảm học phí, hỗ trợ đồ tập. Bên cạnh đó, những em khi đạt đến đai vàng thì được đứng lớp để có thêm thu nhập, tham gia vào các khóa học cao hơn để nâng cao khả năng”.

    Anh Ngô Văn Xếp là bảo vệ Trung tâm Thể dục - Thể thao thị xã Bình Long đã 44 tuổi nhưng vẫn theo học. Anh Xếp cho biết:
    - “Tôi học chỉ để rèn luyện sức khỏe. Hơn nữa, mình làm bảo vệ nên việc học võ cũng rất cần thiết khi có sự cố xảy ra. Tham gia lớp võ, tôi được giao lưu với các bạn trẻ, học được nhiều cái hay của giới trẻ ngày nay”.
    Trương Phương Thảo, sinh viên trường Đại học Thể dục - Thể thao TP. Hồ Chí Minh, chuyên ngành Võ Vovinam chia sẻ:
    - “Năm 2010, thầy Ngọc về mở lớp tại Lộc Ninh, em đã đăng ký theo học. Càng học em càng thấy đam mê môn võ này. Nó không những giúp em rèn luyện sức khỏe mà còn theo đuổi được niềm đam mê của mình. Em muốn sau này cũng trở về quê hương dạy võ cho các bạn trẻ như thầy Ngọc, để Vovinam ngày càng phát triển sâu, rộng hơn trên đất Bình Phước”.

    Nhất Sơn
    Bản tin Vovinam - vvnnews chuyên cung cấp tin tức mới nhất khắp nơi trên thế giới

  3. #3
    Tham gia ngày
    Sep 2010
    Bài gởi
    7
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Ðề: Vovinam tại Côn Đảo & Bình Phước

    Trương Phương Thảo ơi, e nổi tiếng rùi nek, cho 2 xin cái chữ ký với
    Khó nhọc gian nan quyết không phàn nàn nản chí
    Bị chúng nó dí quyết chạy thật nhanh

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts