Thành TÂY ĐÔ= Di tích lịch sử .

Thành Tây Đô là công trình quân sự vững chãi bậc nhất được xây dựng từ thời nhà Hồ vào năm 1397. Cho đến nay, cố đô đá này vẫn được đánh giá là có lối kiến trúc độc đáo bậc nhất Đông Nam Á, mới đây đã đượccông nhận là di sản văn hóa thế giới.

Thành Tây Đô (hay còn gọi là thành nhà Hồ, thành Tây Giai) bên ngoài xây đá, còn bên trong chủ yếu là đắp đất, trên bình đồ kiến trúc gần vuông, hai mặt Nam và Bắc của thành nhà Hồ dài hơn 900 m, Đông và Tây dài hơn 700 m và tường thành bao quanh.


Các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5 m, có tấm nặng tới 15-20 tấn.Chúng được xếp chồng lên nhau, không cần chất kết dính mà vẫn đảm bảo độ bền vững.

Trong lịch sử, thành từng được coi là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội nước ta. Dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi 7 năm (1400-1407) dưới triều Hồ, nhưng đây là một kiến trúc độc đáo và thực sự là một di sản quý báu.

Những tảng đá xây dựng thành được đẽo vuông vức, công phu, ít nhất cũng tạo được từ 4 đến 5 mặt phẳng, có tấm rất to ở cửa Tây dài tới 5,1m; rộng 1,59m; cao 1,30m, được xếp chồng lên nhau thành hình chữ công.

Thành có 4 cửa. Cửa phía Nam rất giống cửa phía Nam thành Thăng Long. Quanh thành có hào sâu, phía trong là cung điện uy nghi lộng lẫy. Từ cửa Nam xây đường lát đá thẳng đến đàn Nam Giao ở Ðốn Sơn.

Qua 600 năm thử thách, cơ bản phần ốp đá bên ngoài hầu như còn nguyên vẹn.

Các bạn trẻ viết vẽ lên tường thành, khiến nhiều phiến đá mất đi giá trị văn hóa.

Hai bên Thành trở thành những bãi ruộng trù phú của người dân.

Bốn bức tường thành có chiều dài dao động từ 800m đến 1.000m. Chiều cao trung bình tường là 8,6 m.

Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ phối hợp với Viện khảo cổ học tiến hành khai quật nghiên cứu đường Hoàng Gia (còn gọi là đường Hòe Nhai) tại khu vực cửa Nam Di sản thế giới Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) với diện tích 1.500 m2.


Theo các nhà khoa học, con đường Hoàng Gia tồn tại một cách khá nguyên vẹn với chiều dài khoảng 2 km, có cấu trúc đá độc đáo với những khối đá tương đối khít và phẳng phiu được lắp ghép lại để tạo nên giao lộ cổ kính.

Trong quá trình khai quật, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều di vật khảo cổ như chông sắt, mũi lao sắt, đạn đá…, nhiều đồ gốm sứ thời Lê, thời Lý, các trang trí kiến trúc bằng đá của các triều đại sau đó…

Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra tuyến phòng thủ hình bán nguyệt bằng đá trước cửa Nam Thành Nhà Hồ (được xây dựng ở thời nhà Lê)…

Các đinh sắt (kiểu đinh thuyền) thế kỷ 14-15 trong quá trình khai quật thành nhà Hồ, đàn Nam Giao.

Trong cuộc khai quật thám sát năm 2008, các nhà khoa học còn sưu tập được nhiều tiền đồng có từ thời kỳ này.

Bao nung gốm được phát hiện năm 2008, đồ vật này có từ khoảng thế kỷ 14-16.

Những bi sắt được dùng để làm đòn bẩy, đưa những phiến đá lên cao.

Ngói mái sen…

…và gạch lát nền thế kỷ 14-15, được khai quật năm 2008.

LÊ HIẾU
Theo infone
__._,_.___