Bài tiểu luận của võ sư Nguyễn Tấn Hữu - Tháp Mười - dự thi Hồng Đai I cấp.

(Bài viết này được sự trợ giúp của Võ sư Nguyễn Cẩm Bình - Thời gian hoàn thành : ngày 01/05/2011)




NHÂN SINH QUAN VIỆT VÕ ĐẠO

Nhân Sinh Quan Việt Võ Ðạo có 4 nhận định:
o Nhận định về sự sống: Không có cái gì có thể đứng một mình mà tồn tại được.
o Nhận định về đích sống: chỉ có những con người sống không có đích sống, chớ không có đích sống nào không có sự sống.
o Nhận định về tương quan giữa cá nhân với tập thể: Giữa cá nhân với tập thể đều có tương quan trách nhiệm
o Nhận định về đạo sống: Luôn luôn điều hòa cuộc sống chủ quan với khách quan bằng 3 phần vụ sống: sống, giúp người khác sống, và sống cho người khác sống.

Đạo sống của Vovinam là luôn phải kiện toàn bản thân, sống cho mình, giúp cho người khác sống và để cho người khác sống..
*. Sống: Đối với bàn thân luôn trau dồi học hỏi về võ thuật lẫn võ đạo để được tiến bộ và luôn chăm lo cho cuộc sống cá nhân và gia đình được ấm no đầy đủ để tạo phương tiện cho bước tiến vào đời
*. Giúp cho người khác sống: - Hảy giúp cho mọi người có cuộc sống đầy ý nghĩa, đừng vì cuộc sống lợi ích của riêng ta mà hại những người khác…
*. Sống cho người khác: Đôi khi vì việc nghĩa chúng ta cần phải hy sinh một số quyền lợi để giúp người khác vượt qua những cảnh khốn khó, nghèo đói…

Người Việt Võ Đạo sinh cần phải vượt lên những cái xấu, những yếu kém để tạo cho mình sức mạnh vươn lên những cái tốt đẹp hơn, hoà nhập vào xã hội giúp ích và hiến ích cho dân tộc và nhân loại trong tinh thần cương nhu phối triển.. Muốn được thế người môn sinh phải luôn thuộc lòng và thực hiện theo 10 điều tâm niệm của môn phái và sống với cái Tâm của người võ sĩ chân chính..

1. MÔN SINH VOVINAM HÃY SỐNG, HỌC TẬP VÀ LÀM THEO
10 ĐIỀU TÂM NIỆM CỦA MÔN PHÁI

Trước tình hình phát triển của môn phái Vovinam như hiện nay thì việc mổi môn sinh chúng ta đương nhiên là phải rèn luyện cho thật giỏi về võ thuật nhưng bên canh đó chúng ta củng cần phải trao dồi đạo đức tác phong của môn sinh song song đó là phải học nâng cao trình độ văn hóa.
Trong phần võ đạo Vovinam quan niệm: “Tài và Đức phải song đôi với nhau”. Nếu có Đức mà thiếu Tài thì sẽ không giúp ích được gì cho ai cả.. còn ngược lại nếu có Tài mà thiếu Đức thì Tài đó sẽ làm hại cho bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy mỗi môn sinh chúng ta nếu giỏi võ không thì chưa đủ, nếu đã giỏi võ không thì chẳng khác nào là một tay võ biền chỉ biết múa mai trước thiên hạ. Do vậy chúng ta cần phải có một trình độ hiểu biết về văn hóa, lĩnh hội được những tinh hoa của võ học môn phái và các võ phái khác và từ đó chúng ta mới biết dụng võ để giúp ích và hiến ích cho dân tộc và nhân loại.
Tuy nhiên đây chỉ là một yêu cầu bình thường như các võ phái khác. Còn môn phái VoViNam của chúng ta khác với các võ phái khác những gì ?. Đó là một nền võ đạo bao la và đầy thâm túy ẩn chứa bên trong đã được cố võ sư sáng tổ & cố võ sư chưởng môn cùng các bậc Thầy của VoViNam đã dày công nghiên cứu và đã truyền đạt cho chúng ta.
Vậy bản thân mỗi môn sinh chúng ta cần phải làm gì để đón nhận những tinh hoa ấy và rèn luyện nó như thế nào ? vận dụng nó vào đâu ? vận dụng cái gì ? và vận dụng thế nào ? nó có cần thiết không ? Đó là hàng loạt các vấn đề mà mỗi môn sinh chúng ta cần phải giải quyết, cần phải học tập và rèn luyện song song với rèn luyện võ thuật.
“Võ cao chính thước thì đạo củng phải cao 10 trượng” cũng như trong nền giáo dục của chúng ta có câu : “Tiên học lễ hậu học văn” cũng như công phu của Thiếu Lâm thì trước tiên phải học đạo, học phật rồi mới học võ.

Hầu hết các môn sinh của chúng ta chỉ xem võ đạo là một phần nào đó trong chương trình giảng dạy võ thuật mà thôi. Cũng như đa số các huấn luyện viên khi truyền bá võ thuật VoViNam thì chỉ có võ thuật thôi chứ chưa chú trọng đến võ đạo cho các võ sinh vỡ lòng. Chính vì lẽ đó mà hầu hết các môn sinh VoViNam sau này sẽ bỡ ngỡ với một khối kiến thức cần phải học tâp, nghiên cứu để làm các luận án võ học cho mình.
Ở đây điều đáng buồn hơn hết là 10 điều tâm niệm đầu tiên khi bước vào học vỡ lòng về võ thuật VoViNam thì hầu hết sau này các em điều quên và kể cả các huấn luyện viên như chúng ta cũng quên đi đôi chút.

Điều đó cho thấy bấy lâu nay chúng ta chưa hề nghĩ đến bản thân người môn sinh VoViNam chúng ta cần phải làm gì để hướng theo các tiêu chí giáo dục người môn sinh VoViNam hoàn toàn hữu ích cho xã hội.
Thiết nghĩ điều này bấy lâu nay đã sao lãng cần phải có tiếng nói để mọi người chúng ta nên có sự nhìn nhận lại mà suy ngẩm về 10 điều tâm niệm của môn phái chúng ta.
Làm thế nào để đưa 10 điều tâm niệm Vovinam đi sâu vào trong lòng của mỗi người môn sinh VoViNam. Đây chính là lý do mà tôi rất băng khoăn và đi đến quyết định chọn đề tài này để viết.

Trước hết tổ chức một lớp dạy võ thì phải có nơi nơi tập luyện ổn định, nếu có phòng tập thì tốt, mà nói đến phòng tập VoVinam thì hầu hết các tỉnh thành lại tập tạm bợ ở các phòng tập do cơ quan bố trí chung với các môn võ khác. Do vậy việc trang bị một bảng 10 điều tâm niệm của môn phái cho phòng tập là rất khó, tuy khó nhưng nếu chúng ta chịu thực hiện thì có thể được. Vậy còn các sân tập sẽ lại càng khó khăn hơn khi phải trang bị một bảng 10 điều tâm niệm của môn phái. Đúng là khó nhưng chúng ta sao không thử làm, mà tôi thiết nghĩ việc này cũng không khó khăn gì, chỉ ngại là vấn đề kinh phí mà thôi.

Nói như vậy chúng ta có phải quá chú trọng đến 10 điều tâm niệm ấy hay không?. Thật ra chúng ta làm thế để góp phần nêu cao truyền thống võ đạo cho môn phái như về tôn chỉ, mục đích giảng dạy và truyền bá võ thuật. Về khía cạnh khác giúp chúng ta có sự tôn trọng và đề cao môn phái của mình, đây củng là hình thức giáo dục hữu hiệu cho các võ sinh. Khi hàng ngày các em phải vào tập luyện và nhìn vào bảng 10 điều tâm niệm, trước hết là để nhớ, sau đó suy ngẩm rồi đi đến thực hành võ đạo một cách tự giác.
Bên cạnh đó các phụ huynh đưa rước con em đi tập võ thì họ cũng nhìn và biết được mục đích giáo dục của chúng ta.
Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng ta tìm hiểu và phân tích một vài khía cạnh nhỏ của một vài điều tâm niệm nêu trên.

*. Điều tâm niệm thứ nhất : “Việt Võ Đạo Sinh nguyện đạt đến cao độ của nghệ thuật để phục vụ cho dân tộc và nhân loại”. Ngay từ những từ ngữ đầu cũng đã cho ta thấy được vai trò của bản thân mỗi môn sinh chúng ta là cần phải phấn đấu hết khả năng của mình để rèn luyện thật giỏi về võ thuật đến một cảnh giới cao nhất của bản thân để phục vụ cho dân tộc và môn phái.
Khi tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển môn phái thì chúng ta biết rằng Cố võ sư Sáng Tổ là một nhà thông thái về võ thuật và môn võ cũng đã được hình thành trong thời thực dân Pháp đô hộ nước ta. Do đó mọi thanh niên yêu nước cần phải có sức khỏe tốt để bảo vệ đất nước.
Đó là thời chiến tranh, còn thời nay chúng ta cần phải giỏi võ để làm gì, điều này chúng ta không cần phải phân tích sâu thì chúng ta cũng đã biết được cái hữu dụng của nó rồi, ví dụ như : rèn luyện sức khỏe để sống lâu, cơ thể cường tráng khỏe mạnh, có thể chống các bệnh tật, rèn luyện cho bản thân đầy đủ các tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, dẽo, và khéo léo. Bên cạnh còn rèn luyện lòng dũng cảm, can đảm, tự tin, bình tĩnh…. Những thứ đó rất cần thiết cho một con người sống trong một xã hội tiến bộ và phức tạp như hiện nay.

*. Điều tâm niệm thứ 2 : “Việt Võ Đạo Sinh nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Đạo”
Ngay từ trong ý nghĩa của tài liệu kiến thức võ đạo đã nói rất rõ là Việt Võ Đạo Sinh phải có nghĩa vụ với môn phái và dân tộc. Với ý nghĩa đó nếu bản thân chúng ta đã thật sự trở thành một môn sinh chân chính của môn phái, có tâm huyết với môn phái và tinh thần quốc gia dân tộc, và nếu chúng ta biết nghĩ đến tương lai và sự phát triển sau này của môn phái, sự sinh tồn, sự hưng thịnh của môn phái, thì chúng ta hãy đóng góp một việc gì đó phù hợp với khả năng của mình để cùng chung tay góp sức xây dựng, phát triển môn phái để trở thành một trong những đại phái có tiếng tâm trên thế giới như : Teakwondo của Hàn Quốc, Wusu của Trung Quốc, Karate, JuDo của Nhật Bản….
Để thực hiện được điều này thì mỗi chúng ta phải không ngừng phấn đấu, rèn luyện cho thật giỏi về võ thuật như đã nêu ở điều một, mà chúng ta củng phải có trình độ tri thức nhất định và một phẩm chất đạo đức tốt. Từ đó chúng ta mới làm một tấm gương tốt cho các thế hệ học trò noi theo.

*. Điều tâm niệm thứ 3 : “Việt Võ Đạo Sinh đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên và thương mến đồng đạo”
Ở điều này thì luôn nhắc nhở môn sinh chúng ta hãy đoàn kết một lòng thống nhất từ trên xuống, luôn thương yêu và giúp đỡ đồng môn. Đây là điều rất cần thiết cho 1 tổ chức được vững mạnh và lâu dài. Đã là một môn phái võ đạo tất yếu phải có sự đoàn kết và tôn kính người trên, kẻ dưới. Tuy nhiên “Chín người thì mười ý” củng khó tránh khỏi những lời lẽ không hay, những tranh chấp địa vị trong môn phái….Nhưng nếu chúng ta đã biết thế thì phải sống sao cho dung hòa như nguyên lý “Cương Nhu Phối Triển” mà môn phái chúng ta đã và đang vận hành để phát triển môn phái đi đến những gì tốt đẹp nhất.

Những điều còn lại thì tôi xin tạm dừng lại nơi đây để chúng ta cùng nhau suy ngẩm về nhừng điều răng dạy của môn phái, từ đó hướng chúng ta thực hiện thật tốt và vận dụng vào cuộc sống theo tôn chỉ và mục đích của môn phái. Hãy sống sau cho xứng đáng là một môn sinh chân chính của môn phái VoViNam – Việt Võ Đạo.
Nói tóm lại là mỗi môn sinh muốn thực hành tốt võ đạo thì phải nhớ nằm lòng mười điều tâm niệm của môn phái, phải đọc đi dọc lại nhiều lần thì mới ngộ ra được thâm ý bên trong một cách ý thức, để từ đó mới đi vào tâm cảm của chúng ta và đi đến thực hành một cách tự giác nhất.

Về kiến nghị thị tôi xin kính trình lên Hội đồng Chưởng quản môn phái, cùng quý Thầy xem xét và có hướng chỉ đạo để các câu lạc bộ, các điểm tập trong cả nước thực hiện công việc sau : “Trang bị 1 bảng 10 điều tâm niệm của môn phái, cùng với hình ảnh Cố võ sư sáng tổ”. Đề nghị này tuy thừa như không thể thiếu vì đây là điều cần làm để các bật phu huynh có con em đi học võ biết được những gì răng dạy của môn phái, từ đó họ giúp ta dạy con em họ để trở thành một môn sinh hữu ích.

2. CHỮ TÂM CỦA NGƯỜI THẦY.

Khi nói đến chữ Thầy thì ta đã nghe biết bao lời từ ca tụng, tôn vinh của xã hội và được học trò ví như người cha người me thứ hai. Vì Thầy là người đã dạy cho ta nên người, dạy cho ta những điều hay lẽ phải của cuộc sống.
Khi người Thầy được tôn vinh thì vai trò và trách nhiệm càng nặng nề hơn. Tuy nhiên cũng có những người Thầy chân chính và những người Thầy không chân chính. Vậy hai đối tượng này khác nhau ở điểm nào ? đó là cái “Tâm của người Thầy”, cái tâm ấy luôn ngự trị trong tim của những người Thầy chân chính.
Vậy chữ “Tâm ấy đã giúp người Thầy chân chính những gì ?, đây là điều mà chúng ta cần phải bàn luận theo quan điểm chủ quan và khách quan của bản thân tôi.
Trước hết chúng ta tìm hiểu một vài khái niệm sơ nét về chữ “Tâm”:
Theo toán học thì “tâm” là tâm điểm của vòng tròn, của đường thẳng, của dây cung, nó còn là điểm giao nhau giữa 2 đường chéo của hình vuông và hình chữ nhật.
Theo phần môn giải phẩu sinh lý người thì “Tâm” còn là trọng tâm của cơ thể (Cuốn rốn), tâm còn là tâm trạng, tâm linh, tâm thần hay tâm niệm của một người với một sự vật hay hiện tượng nào đó…

Còn với xã hội thì “Tâm còn là trung tâm hoạt động xã hội”. Một người đẹp khi xuất hiện trước đám đông thì luôn là tâm điểm để cho mọi người chiêm ngưỡng.
Trở lại vấn đề chữ tâm của người Thầy thì chúng ta tìm hiểu một mẫu chuyện nhỏ sau đây :
- “Ở trường cấp 3 nọ có một ông Thầy dạy toán rất hay, nhưng vì đồng tiền mà ông buộc tất cả những học trò của mình phải đi học thêm, nếu không thì sẽ bị “đì”. Tiền học thêm mỗi em là 50.000/tháng. Cả lớp đi học đầy đủ nhưng có 1 em học cũng rất giỏi nhưng gia đình rất nghèo phải lo ăn hàng ngày thì lấy tiền đâu ra mà đóng tiền học thêm cho em, cuối cùng em củng phải chịu bị đì cho ở lại lớp vì môn toán xếp loại kém” .

Qua câu chuyện cho chúng ta thấy được một ông Thầy khi đã đánh mất lương tâm bởi đồng tiền thì lại làm cho xã hội mất đi một nhân tài, làm cho biết bao em phải dang dỡ chuyện học hành, chỉ vì đồng tiền của ông Thầy.

Tất nhiên là “Có thực thì mới dực được đạo” điều này không thể phủ nhận nhưng lương tâm của người Thầy thì lúc nào cũng phải ngự trị trong tim thì mới trở thành một người Thầy chân chính.

Vậy đối với người Thầy dạy võ thì có cần đến chữ “tâm” ấy hay không ?. Rất cần và cần rất nhiều ở người Thầy, nhất là Thầy dạy võ VoViNam. Đây là vấn đề thời sự luôn mới mẽ. Thỉnh thoảng lại có một vài nơi đã để mất lương tâm của một ông Thầy cũng chỉ vì đồng tiền mà đã làm mất đi những hình ảnh đẹp của người Thầy mà xã hội và học trò tôn vinh.

Còn người Thầy không đánh mất lương tâm bởi đồng tiền thì trong giảng dạy võ thuật thì chữ “Tâm” đó sẽ được biểu hiện như thế nào trong hoạt động võ thuật VoVinam? Lấy một ví dụ về quan điểm dạy võ thời xưa “ - “Khi các ông Thầy nhận đệ tử thì chỉ dạy cho học trò của mình chỉ có chín phần thôi, còn phần tuyệt chiêu thì chừa lại để đề phòng trò phản Thầy”. Như vậy chữ tâm của người Thầy này là “tâm bất an”, bởi không yên tâm và tin tưởng vào học trò nên chính vì thế ngày nay các thế võ bí truyền ngày một bị mất đi. Đây là sự tổn thất lớn của lịch sử phát triển võ thuật của xã hội loài người.

Thời nay chữ tâm của người thầy võ rất khác xưa bởi câu: - “Con hơn cha nhà có phúc, trò hơn thầy là điều hạnh phúc”. Bởi các ông Thầy ngày nay luôn muốn học trò mình mau tiến bộ và thật giỏi đánh đâu thắng đó, có như thế mới hợp lẽ đương nhiên là “Thầy giỏi thì trò giỏi”. sự thật luôn như thế, chỉ có những người Thầy giỏi và có tâm huyết với học trò thì mới truyền đạt hết những gì mà người Thầy có được, từ đó mới đào tạo ra những đứa học trò giỏi được. Có tâm huyết để dạy cho học trò giỏi võ không củng chưa đủ mà đòi hỏi ở người Thầy còn phải có chữ “Tâm” rất lớn thì mới giáo dục một đứa học trò thật sự giỏi toàn diện về “Dũng đi đôi với lòng nhân”, nếu không thì đứa học trò giỏi này sẽ là gánh nặng thêm cho xã hội.

Còn trong những giờ giảng dạy thì chữ tâm của người Thầy rất quan trong và luôn xuất hiện ở hai con ngươi và hai lổ tay để quan sát và nghe ngóng xem học trò mình tập luyện thế nào, đúng hay sai, đẹp hay xấu, cao hay thấp, nhanh hay chậm, tích cực hay không tích cực. Từ đó người Thầy mới có sự điều chỉnh về hành vi tập luyện của các em, bên cạnh đó cũng phải nghe ngóng xem các em có những phản ứng gì qua lời lẽ của các em trong lúc luyện tập như : than mệt, quá cao hay thấp, quá nặng hay nhẹ, thậm chí chưỡi thề lẫn nhau rồi dẫn đến ẩu đã. Như vậy sự để tâm của người Thầy đến việc tập luyện của các em là điều rất cần thiết và quan trọng trong giờ tập. Nếu người Thầy không để tâm đến thì đễ dẫn đến những chuyện đáng tiếc có thể xãy ra như chấn thương, gây gỗ đánh nhau vì chúng rất hiếu động.

Trong sinh hoạt tập thể thì chữ tâm của người Thầy cũng nên xuất hiện và đi dạo từng em và nhất là những em cá biệt để kịp thời chấn chỉnh những hành vi xấu và giáo dục tại chổ để giúp em sửa đổi.

Nói tóm lại để trở thành một người thầy chân chính và mẩu mực đúng với nghĩa của nó thì người Thầy hãy luôn giữ chữ tâm bên mình, đồng thời cũng không ngừng rèn luyện phẩm chất của người Thầy để xã hội tôn vinh các thế hệ học trò học tập và noi theo.