Chương V
Khẩu lệnh và thủ lệnh của trọng tài
Điều 32: Khẩu lệnh và thủ lệnh
32.1 Chuẩn bị trận đấu:
Trọng tài đứng giữa sân, 2 tay dang 2 bên lòng bàn tay ngữa hướng về 2 vận động viên.
32.2 Ra lệnh 2 đấu thủ vào sân: Kéo 2 tay về ngang vai, lòng bàn tay hướng vào nhau, cổ tay thẳng.
32.3 Điều khiển 2 đấu thủ chào Ban tổ chức: hai tay chỉ thẳng và ups lòng bàn tay song song ra trước hướng về Ban tổ chức.
32.4 Ra lệnh 2 đấu thủ quay hướng vào nhau: Dựng đứng 2 cánh tay song song trước mặt mình.
32.5 Ra lệnh 2 đấu thủ chào nhau: Hạ úp 2 lòng bàn tay xuống và giao nhau:
32.6 Báo hiệu trận đấu sắp bắt đầ: Trọng tài giơ tay cánh tay phải hướng về Ban tổ chức.
32.7 Cho trận đấu bắt đầu: Trọng tài giơ thẳng tay trước, ngang tầm vai, bàn tay khép kín, ngón cái ở phía trên, giơ tay lên trên và thu vào, hô khẩu lệnh “bắt đầu”.
32.8 Can ngăn vận động viên: Trong thi đấu, dùng khẩu lệnh “dang ra” để ra lệnh cho vận động viên phải lùi về một bước rồi mới được tiếp tục tấn công mà không chờ khẩu lệnh đấu của trọng tài.
32.9 Ra lệnh ngưng: Dùng khẩu lệnh “ngưng” tay trọng tài đưa từ trên xuống ngang vai giưũa 2 vận động viên, 2 vận động viên phải dừng lại hẳn, lùi lại một bước và đấu tiếp tục khi nghe trọng tài dùng khẩu lệnh “Đấu”.
32.10 Khi cần dừng trận đấu: Trọng tài dùng thủ lệnh ký hiệu chữ T (tay trái úp lòng bàn tay, tay phải xỉa thẳng lên tay trái).
32.11 Thủ lệnh nhắc nhở: Trọng tài 1 tay chỉ vào đấu thủ phạm luật, 1 tay hoặc 2 tay chỉ vào bộ vị nơi mà đấu thủ phạm luật (không trừ điểm).
32.12: Thủ lệnh cảnh cáo: Trọng tài 1 tay chỉ vào đấu thủ phạm luật, 1 tay chỉ vào bộ vị cấm đánh hoặc diễn lại động tác phạm luật sau đó quay về hướng bàn Ban tổ chức cùng lúc gập khuỷu tay phải giơ nắm đấm lên trên, trừ điểm
32.13 Thủ lệnh truất quyền thi đấu: Trọng tài dùng tay chỉ ngón tay trỏ vào mặt vận động viên phạm luật rồi hất chếch về phía sau.
32.14 Khẩu lệnh và thủ lệnh khi vận động viên bị ngã. Hợp lệ: 1 tay chỉ vận động viên ngã, 1 tay chém cạnh tay xuống sàn theo hướng 45o. Ngã không hợp lệ: Hai tay bắt chéo trước mặt trên đầu.
32.15 Tuyên bố kết quả: Trọng tài nắm tay vận động viên thắng cuộc qua tuyên bố của trọng tài phát thanh giơ thẳng lên rồi điều khiển 2 đấu thủ chào và bắt tay nhau trước khi rời sân.
PHẦN II. LUẬT THI QUYỀN VOVINAM
Điều 33: Sân thi quyền
Sân thi quyền phải bằng phẳng, không có chướng ngại, diện tích tối thiểu đủ để trình diễn các bài đơn luyện, song l luyện mà không phải dừng lại.
Điều 34: Trang phục
Trang phục thi quyền của vận động viên là rõ phục VOVINAM có bảng tên cá nhân, huy hiệu VOVINAM. Trang phục của Giám định theo quy định của Ban tổ chức.
Điều 35: Nội dung thi quyền
35.1 Nhóm đúng theo bài quy định của môn phái: Đòn chân tấn công, đơn luyện tay không vũ khí.
35.2 Nhóm bài tự chọn (không bắt buộc đúng bài quy định của môn phái): Các bài đa luyện tay không và có vũ khí, tự vệ nữ giới.
Điều 36: Tiêu chuẩn và cách chấm điểm
- Đúng bài quy định của Môn phái đã được Ban điều hành VOVINAM thống nhất ban hành trong quy chế chuyên môn cấp toàn quốc.
- Mỗi bài quyền tiêu biểu phải có từ 3 đến 5 giám định chấm căn cứ trên 3 tiêu chuẩn sau:
* Tiêu chuẩn 1:
Thuộc bài 6 điểm chia ra
Đơn luyện : Đầy đủ bài thi - Động tác chính xác
Đúng hướng - 2 điểm
Bộ tấn pháp vững chắc 2 điểm
Uyển chuyển, nhịp nhàng - 2 điểm
Song luyện: Đầy đủ bài thi - Động tác chính xác - 2 điểm
Xiết khoá - ngã - phản đòn rõ ràng - 2 điểm
Làm chủ vị trí - Gắn bó nhịp nhàng, nhanh chậm hợp lý - 2 điểm
Đa luyện: Cấu trúc bài thi hợp lý - Thực hiện bài thi liên tục, không dừng đòn quá lâu - Sử dụng đòn thế Vovinam - 2 điểm
Siết khoá - Phản đòn rõ ràng - 2 điểm
Làm chủ vị trí – Gắn bó nhịp nhàng - 2 điểm
Đòn chân tấn công: Cấu trúc bài thi thêm phần đa dạng, phong phú, phần chính phải đảm bảo đúng các đòn chân của môn phái, động tác nhanh mạnh, dứt khoát, siết khoá, ngã an toàn. 4 vận động viên thực hiện 16 đòn chân.
Mỗi đòn chân chấm theo 3 loại điểm: loại 1 điểm, loại 2 điểm và loại 3 điểm, sau đó cộng lại.
Tự vệ nữ giới.
Thực hiện 10 -12 đòn căn bản tự vệ với nam không quá 3 phút, không diễu cợt lố lăng, kéo dài thời gian.
* Tiêu chuẩn 2:
Nhanh - mạnh - bền: 3 điểm chia ra
Nhanh: quyền cước 1 điểm
Mạnh: quyền cước 1 điểm
Bền: trình bày đủ hết bài thi, thể lực, phong độ 1 điểm
* Tiêu chuẩn 3
Ấn tượng: 1 điểm chia ra
Đẹp mắt: 1điểm
Thuyết phục - nhiều độ khó – an toàn 0,3 điểm
Phong cách (tóc râu, quần áo, nghiêm lễ, phong cách dáng vẻ) 0,3 điểm
Điều 37 Giám định
Tổ giám định thi quyền có từ 3 đến 5 người, phải qua tập huấn chuyên môn như:
Giám định thi đấu đối kháng, có đẳng cấp chuyên môn từ 5 đẳng trở lên.
Điều 38 Một số quy định chung
38.1 Vận động viên thi quyền mà ngập ngừng, do dự nhưng nhanh chóng sữa lại sẽ bị trừ điểm. Đối với việc dừng lại rõ rệt hoặc ngã, hoặc sai hướng sẽ bị loại theo thủ lệnh của Giám định 1.
38.2 Vận động viênthi đơn luyện vũ khí làm rớt vũ khí sẽ bị loại.
38.3 Binh khí phải đúng quy cách và bằng kim loại.
38.4 Điểm vận động viên bằng tổng số điểm của 3 hoặc 5 giám định cộng lại chia trugn bình. Tuy nhiên nếu có giám định cho điểm quá cao hoặc quá thấp so với 3 bảng điểm liền nhau của 3 giám định cùng chấm thì điểm thi của giám định đó sẽ không được tính.
38.5 Trước khi vào thi quyền, VĐV phải được Trọng tài kiểm tra về đai đẳng, thẻ VĐV.
38.6 Kết thúc bài thi
Các giám định nộp phiếu chấm điểm cho Tổng trọng tài kiểm tra và giơ bảng điểm khi có lệnh của Trọng tài phát thanh.
Trọng tài phát thanh thông báo điểm thi của từng Giám định.