Chim Thiên Đường ?



Đây có phải là : ... TẠP SẮC CHI ĐIỂU: BẠCH HẠC, KHỔNG TƯỚC, ANH VÕ, XÁ LỢI, CA LĂNG TẦN GÌA, CỘNG MẠNG CHI ĐIỂU, THỊ CHƯ CHÚNG ĐIỂU ..... có nói trong kinh A Di Đà ????

Có một loài được coi là “diva” của thế giới chim muông, những con chim này có bộ lông dài thướt tha, sặc sỡ…


Truyền rằng, chim Thiên đường là một con chim thần, sống ở trên thiên đường, ăn mật hoa, uống giọt sương. Khi múa sẽ vang lên tiếng nhạc mê hồn. Người ta gọi nó với nhiều tên khác như: chim cực lạc, chim Mặt trời, chim Phượng…
Phần lớn chim Thiên Đường được tìm thấy tại khu rừng rậm nhiệt đới tại đảo Papua New Guinea (Ghi-nê), một số loài thì sinh sống trên đảo Moluccas của Indonesia và phía đông Australia. Chim Thiên Đường có khoảng 40 loài, các con đực được biết đến nhiều hơn bởi có bộ lông dài, sặc sỡ, kéo dài từ mỏ, cánh hoặc đầu.
Chim Thiên đường đầu có màu vàng chanh, khoác bộ lông vũ tuyệt đẹp, nhất là chiếc đuôi dài xòe rộng, càng rực rỡ. Chân của chim rất ngắn, khi bay, chân giấu trong bộ lông nên người ta không nhìn thấy.

Chim Thiên đường màu lam khi gọi bạn tình, vẫn thường ngửa đầu, cong lưng, dựng bộ lông màu vàng kim ở cạnh sườn, hoặc treo ngược trên cành cây, rũ toàn bộ bộ lông gấm hoa diễm lệ của mình ra để hấp dẫn bạn gái. Các loài chim dòng họ nhà Thiên Đường là một trong những loại chim biết hót cổ xưa nhất.

Chim Thiên Đường là biểu trưng của Papua New Guinea, cả quốc kỳ và quốc huy, hàng không và các vật kỷ niệm đều thấy hình ảnh của chim Thiên đường.