Đọc xong bài này ta mún ngắt nhéo hun mấy em nhi đồng wa '

Mặc dù chương trình học Vovinam của trung tâm chúng tôi dự trù ấn định tối thiểu võ sinh phải từ mười tuổi mới được nhận, nhưng tới ngày thông báo mở lớp , đám "nhi đồng" chiếm gần phân nửa tổng số võ sinh ghi tên! Lý do có những võ sinh "nhí" bất đắc dĩ này, là vì những lời nài nỉ của những bậc phụ huynh muốn cho anh em hoặc chị em chúng nó "học luôn một thể cho vui' hoặc để tiện việc đưa đón, hoặc do bạn bè thông báo với nhau cho đám con nít học một lượt để giúp "chúng nó dạn dĩ thêm lên"...Chúng tôi thấy khó từ chối những yêu cầu này, nhất là đa số lại là bạn bè tới để cổ động cho sự sinh hoạt của mình, thì lòng cũng cả nễ mà đồng ý nhận các em vô học cho vui vẻ đôi bên.

Dĩ nhiên học võ thì khác với đi học ở trường vì không có sự bắt buộc, nhưng chỉ sau vài tuần lễ là mọI sinh họat có "ép phê" ngay! Trật tự được vản hồi lập tức khi có hiệu lịnh tập họp, dù đang đùa giỡn chạy nhảy la hét chí choé cũng phải vô hàng ngũ chỉnh tề theo thứ tự nhỏ trước, lớn sau. Nhìn những cô cậu nhỏ súng sính khoác bộ võ phục mới toanh màu xanh nước biển vào người, vẻ mặt các cô các cậu rạng rỡ, hứng chí hẳn lên dù cái đai tự vệ thắt bên dài bên ngắn, xẹo xọ làm sộc xệch võ phục hoặc tệ hơn nửa là sau khi chạy các lối chạy tại chỗ lúc warm-up, cái đai nằm khoanh tròn dưới đất luôn, nói chi đến việc nhảy công lực vài lần, đai rớt mất, áo xòe ra, võ phục của các em lúc đó đập phành phạch như chim non tập bay!

Bài học đầu tiên bao giờ cũng là cách chào kính, nghiêm lễ. Mục này coi dễ ợt mà không hiểu sao lại khó dàn trời với đám nhi đồng này quá! Ðồng ý là tay lên tim, nhưng tay nào mới được cơ? Ôi thôi đứa tay phải đứa tay trái loạn cả lên. Tôi suy nghĩ để tìm ra cách dạy nghiêm lễ cho dễ nhớ. A! đây rồi: Các em hãy đặt tay phải của mình ngang với bảng phù hiệu Vovinam trên ngực áo là đúng nhất. Hàng mấy chục cặp mắt đồng cúi xuống nhìn vào ngực áo, cộng với những tiếng xì xào rất trẻ thơ: thấy rồi, đây nè... Rồi chưa, bắt đầu tập lại nghe. Nghỉ, nghiêm, nghiêm lễ....coi coi, khoan đã, để xem các em làm đúng chưa. Tôi không nín được cười khi nhìn những em nhỏ đứng nghiêm trang, tay đặt lên logo trên ngực áo, mà buồn cười thay, vẫn là tay trái như thường! Thành ra cùi chỏ đưa tuốt ra ngoài trông chẳng khác chi cái cánh gà!. Hỏi ra có nhiều em rất thuận tay trái, cầm viết cả tay trái khi đi học ở trường, phần cứ nhìn "người mẫu" ở trước lớp nên hình ảnh đối diện rất dễ cho các em bắt chước theo. Thế là tôi đành quay lưng lại và cứ hô lên: nghỉ, nghiêm, nghiêm lễ, lễ...Lập đi lập lại vài bận cho cả lớp quen tai theo lời hô, tôi mới quay người đi xuống lớp, sửa chửa từng em.

Chú ý tới tay xong lại tới phần chân. Chân đứng thủ các em cũng cứ y theo người mẫu mà bước, toàn là lên chân phải thôi . Thế là bổn cũ soạn lại, tôi quay lưng lại với cả lớp mà hô cho các em bước đúng chân ( học như lũ nhóc này sướng thật, chẳng cần biết tay phải, chân trái là gì cả! ) Tuy vô tư như vậy, nhưng các em rất thông minh. Chỉ vài ba buổi tập là các em đã tập họp khá tề chỉnh không còn chạy quáng gà hỗn loạn sau tiếng vỗ tay triệu tập lớp nữa. Tiếng lớp trưởng oang oang đếm từ một đến mười càng làm cho trật tự tiến hành mau chóng hơn.

Ðòn thế đầu tiên các em học là các thế gạt tay. Mèn ơi sao như múa vầy nè! Các em gạt nhanh lên, mạnh lên, tôi hô lớn để cổ võ các em và đi dài xuống dưới lớp đấm dứ vào mặt để chỉ các em phản đòn cho đúng. Mục nầy lũ nhỏ hăng hái thực hành lắm, đấm dứ chỗ nào chúng cũng gạt phăng ngay! Từ đòn gạt tay đầu tiên, mọi việc đều suông sẻ khi sang các lối chém.
Ðang học gạt, chém tôi chuyển qua cho học đá vài đòn để thay đổi không khí. Tới đây, mấy cái đai tha hồ cuộn tròn nằm khoanh tuột xuống dướI đất lác đác, tụi nhỏ vẫn mặc kệ, khom người tiếp tục đá. Tôi phải đi thắt lại đai ít nhất là mườI đứa, rõ ràng là tôi thắt thật chặt nhưng rồi một hồi sau khi vung vít đá, cái đai cũng lỏng dần và từ từ tuột ra. Ðiều này làm tôi nhận ra các em tuy còn bé nhưng thể lực của các em không yếu chút nào, thật đáng phục!
Tập đến giữa giờ tôi phải ngưng mươi mườI lăm phút cho các em nghỉ giải lao. Các em chen nhau sắp hàng trước bình nước lọc tôi mang theo để uống nước và vui vẻ nói cườI liền miệng. Cũng cần nói thêm là có rất nhiều phụ huynh ở lại xem con em tập cho vui đã sẵn lòng chia snack ra cho các em dùng chung vớI nhau rất là vui vẻ.


Hết giờ giải lao, tôi tập họp lớp lại cho các em ngồi xuống để bắt đầu học lý thuyết một chút, tiện thể xem khả năng tiếng Việt của các em ra sao. Phải công nhận nền giáo dục ở các nước tây phương đã giúp cho đa số các em rất dạn dĩ, thẳng thắn, không rụt rè e lệ khi đứng trước lớp. Do đó cũng giúp cho tôi tiến hành mau chóng phần tự giớI thiệu và lập lại tên của các em một lần nữa cho cả lớp nhớ. Ðiều đáng chú ý là lúc điền đơn xin nhập học, đa số các em đều có tên tây, nhưng khi hỏi ý kiến phụ huynh xem các em có tên Việt Nam không và có muốn chúng tôi gọI tên bằng tiếng Việt cho các em trong lớp không ( trừ vài em không có tên Việt ) thì ai ai cũng hoan hỷ cả. Ðặc biệt hơn cả là lớp tôi có hai tên rất ngộ nghỉnh, rất Việt Nam, đó là Cu Ti và Cu Tí, mỗI lần kêu đến tên hai em này, tôi thấy thật thân quen như ngườI trong gia đình.
Khi những xôn xao của cả lớp về tên, họ lắng xuống, tôi bắt đầu nói vớI các em Vovinam là gì và tại sao gọI là Vovinam.Tôi giảng thật chậm, nói thật rõ những điều đơn giản của ba chữ Vovinam cho các em dễ hiểu và dễ nhớ. Nhìn những cái đầu gục gặc như đã hiểu biết, tôi hỏi thêm các em chúng ta là ngườI gì, các em đều đồng loạt hô lên: ngườI Việt Nam! Tôi thấy vui trong lòng quá, cảm thấy thật hãnh diện là ngườI Việt Nam như lờI các em reo to khi nãy. Nhưng ở cuối lớp, một cánh tay rụt rè dơ lên, tôi nhớ ngay tên em đó là Phi và tôi cho phép em lên tiếng. Em nói: dạ em là ngườI Phi (Phi luật tân), em làm tôi hơi khựng ngườI lại một chút và lục trí nhớ thật nhanh: ủa, đâu có con ai ngườI Phi vô học đâu kìa. Thấy tôi ngạc nhiên, Phi nói tiếp: ba má nói em sanh ở đảo bên Phi nên em là ngườI Phi. Tôi à một tiếng, hèn chi em tên Phi và ba má của em còn cẩn thận đặt tên tiếng tây cho em là Phillip nữa chứ! Biết vậy tôi cườI thật tươi bảo vớI em rằng: đúng là em mang quốc tịch Phi theo nơi em đã chào đời, nhưng nguồn gốc của gia đình em đều là ngườI Việt Nam cả , bằng chứng là em nói tiếng Việt rất rõ. Nghe tôi nói vậy Phi nhe răng ra cườI xác nhận đúng: ba má em nói ở nhà em là ngườI Việt Nam!

Những mẫu chuyện ngây ngô, huề vốn thường chiếm rất nhiều giờ học võ đạo của các em. Học cả mấy tháng trờI tôi cũng chưa giảng cho các em điều tâm niệm nào cả. Tôi đành tạm ứng dụng những lờI khuyên về bổn phận của con cái đối vớI cha mẹ, anh chị em trong nhà. Giữ lễ phép đối vớI cha mẹ thầy cô là tôi nhắc nhiều nhất vì gần đúng như kỹ luật ở võ đường: gặp thầy cô phải nghiêm lễ. Tôi khuyến khích các em tự làm home work một mình không cần đợi ba mẹ nhắc nhở. Trong lúc học phải ôn hòa vớI bạn bè, lở làm bạn đau phải xin lỗI ngay và không được cáu giận vớI bạn. Tôi lưu ý mục nầy rất kỹ vì có không ít những em dơ tay mét hoài khi bị bạn đánh đau. Vậy mà tuần nào vô lớp cũng có việc phải phân xử . Tôi cũng nghiệm ra các em thích táy máy chân tay thật, thậm chí còn thích.. ngắt, véo nữa! Sau giờ học tôi thường hỏi thăm từng phụ huynh về sự tiến triển của con em họ ở nhà như thế nào, và nhờ đó tôi rõ hơn cá tánh của các em.

Tôi biết nộI việc học tên đòn thế các em đã thấy khó lắm rồi. Nghe hô: chiến lược số 4 là nhiều em hai tay đang thủ chuẩn bị đánh cũng đang rón rén xòe ra để đếm xem số 4 là ngón tay nào, rồi mớI bắt đầu đánh! Dĩ nhiên khi học lâu rồi, tớI chiến lược số 10, các em vẫn đếm đủ mườI đầu ngón tay theo cách tính của các em. TớI chiến lược cao hơn tôi chắc các em phải nhìn luôn cả ngón chân để đếm luôn quá! Tên đòn chiến lược đơn giản như vậy mà còn gặp trở ngại, nói gì tớI khóa tay dắt hay nắm ngực áo lối số một hoặc ôm trước có tay, không tay..
Tuy gặp trở ngại về lờI hô hào: NgườI Việt Nam học võ Việt Nam, tên đòn thế khi hô lên thì thấy rõ một trăm phần trăm là tiếng Việt. Tôi đã cố gắng hết sức để giúp các em nhớ được đòn, thế bằng cách cho từng em đọc lớn tiếng tên đòn vừa học xong. Lập đi lập lại vài lần cho tất cả cùng nhớ rồi hỏi ai tình nguyện trả bài, dần dần số võ sinh dơ tay trả lời hoặc lên đánh lại đòn vừa học trước lớp nhiều hơn, em nào nhớ đúng tôi vỗ tay khen thưởng, nói sai tôi cho ôn lại lần khác.

Lý thuyết thì tôi có thể nương tay như vậy, nhưng thực hành tôi đòi hỏi các em khá nhiều tâm trí để nhớ. Một đòn đánh ra sai tớI lần thứ ba là coi như cả lớp bị nhảy xổm mườI cái! Có điều tôi không muốn các em mang cảm giác bị phạt nên lần nào cả lớp làm sai, tôi cũng nhảy xổm ''chung vui'' vớI các em luôn. Có hôm tớI giờ tan lớp, hai chân tôi mõi nhừ vì buổI tập đó các em bị phạt hoài, báo hại tôi phải nhẩy xổm năm, bảy mươi cái là ít!!!

VớI thể lực của các em như vậy, thờI hạn để thi thường kéo dài lâu hơn bình thường (lớp tôi đang dạy có bốn em rất nhỏ, học gần một năm rưởi mà chưa thi). Khi hết chương trình từng cấp, tôi cho ôn lại đâu đó rồi mớI dám cho thi, lý do là vì sẽ có các thầy khác chấm thi cho các em chớ không phải tôi. Các em cũng hồi hộp không kém, ôn tớI ôn lui rồi cũng tớI ngày thi. Tôi hỏi một em võ sinh: em có chuẩn bị để thi chưa? Em lắc đầu, tôi hơi ngạc nhiên vì em đánh khá, thuộc đòn rành rẽ. Tôi hỏi lại: vậy em có muốn mang đai mớI như mấy anh mấy chị lớp lớn không? Em gật đầu! Thì ra em chỉ sợ thi vớI ông thầy khác thôi. Tôi bảo các em đừng lo, tôi sẽ có mặt lúc các em thi để động viên tinh thần các em.
Ðến ngày thi, như lờI hứa, tôi ở cạnh các em sau khi phụ trách các câu hỏi thi khảo hạch. Nhìn các em thi những đòn thế theo lờI hô của các thầy, tôi vui không kém vì biết rõ các em đã cố gắng hết sức để nhớ những gì tôi đã dạy.. Tôi biết rằng những ''con còng gío'' của tôi đã được chấm đậu vớI lờI phê: ''có cố gắng, hạnh kiểm tốt''. Thật không còn gì vui mừng hơn!
Các em còn vui hơn tôi, đã reo hò mừng rỡ khi được thông báo kết quả thi vào tuần sau: tất cả đều đậu hết. Phụ huynh có con em học võ cũng vui mừng không kém khi biết con cái của họ đã vượt được kỳ thi khó như ..''cá vượt vũ môn''!

TrờI tháng Tư đã là mùa xuân ở Canada, hoa anh đào khoe sắc hồng tươi thắm suốt mấy tuần liền. Hoa xuân muôn màu phô trương cùng những cành lộc non xanh mơn mởn của cây lê, cây táo ngòai vườn. Nhìn mùa xuân tươi thắm, lòng ngườI môn sinh như đang reo vui trong nắng sớm khi nhớ đến tháng Tư, môn phái cũng đang bước vào mùa tưởng niệm. Võ đường Vovinam ở khắp mọI nơi trên thế giớI đang chuẩn bị lễ giỗ tổ. Trung tâm Vovinam của chúng tôi cũng theo thông lệ đặc biệt hằng năm là tổ chức lễ thăng đai và tuyên thệ nhập môn vào dịp lễ lớn này.
Suốt hai tuần liền, tôi bận rộn tối mắt tập dợt cho các em tham dự lễ mang đai cũng như phụ giúp các anh hướng dẫn nghi thức tuyên thệ nhập môn cho các em lớp lớn hơn. Tuy chật vật và mất khá nhiều thờI gian nhưng rồi đâu cũng vào đấy, tớI ngày lễ, sự tập dợt coi như hoàn hảo như mong muốn, tôi yên tâm phần nào.

Ngày lễ Giỗ tổ đã đến, các em nhỏ như ý thức được tầm quan trọng của buổi lễ nên hàng ngũ thật ngay ngắn, tề chỉnh. Những khuôn mặt ngày thường vui đùa hò hét vớI bạn bè nay đang đứng sắp hàng nghiêm trang để làm lễ trước bàn thờ Sáng Tổ. Khói hương tỏa nhẹ vớI mùi thơm dịu, tiếng hát phát ra từ máy cassette bài Theo dấu một ánh sao: ''.. Một ngườI ra đi cho muôn ngườI sau tới. Muôn ngườI sau tớI đem thân hiến cho đời..'' Không gian như ngừng lắng vớI tiếng hát, tôi không biết các em nhỏ đang nghĩ gì nhưng tôi thật cảm động khi mang một niềm hy vọng thật lớn nơi các em: ''Ðây thế hệ kế thừa của Vovinam Việt Võ Ðạo, các em sẽ là những vì sao sáng trong tương lai!
Nguyện cầu xin anh linh của Sáng Tổ rọI sáng những nguồn hy vọng của chúng tôi, những huấn luyện viên đã đặt rất nhiều niềm tin nơi các em vớI hoài bảo của điều tâm niệm thứ hai, mà chúng tôi đã thuộc nằm lòng ngay từ những ngày đầu nhập môn năm xưa.


Nguồn : http://vovinamcanada.org/index.php?o...d=54&Itemid=85