Người Trò Đối Với Thầy



Vovinam Việt Võ Đạo là môn võ của người Việt Nam với chử “Đạo” luôn luôn gắn liền với chử “Võ”. Học võ mà không có đạo htì dĩ nhiên võ thuật sẽ rơi vào bàn tay xấu. Vovinam ban cho các môn sinh những bàn tay thép. Nhưng nếu bàn tay thép đó không có hướng dẫn, không có đạo nghĩa, thì đó là những vũ khí rất lợi hại và nguy hiểm. Vì thế bất cứ lớp võ nào cũng bắt đầu từ nề nếp và căn bản lý thuyết làm người. Bất cứ tổ chức nào cũng có thứ tự bậc trên bậc dưới. Trong lớp võ có luật lệ và trong luật lệ có lý thuyết tình nghĩa sư đồ.

Tình nghĩa sư đồ thời ngày không còn như xưa nữa vì tự do dân chủ lan rộng. Thời đại mới, lối sống mới, làm cho con người coi trọng trí tuệ mà coi thường tình nghĩa sư đồ,.. Thầy ngày nay thường chỉ được coi là chuyên viên huấn luyện, vì học sinh thời nay muốn học lên cao phải qua rất nhiếu thầy trước khi thành tài,nên ít có cơ hội gần gũi thân mật. Thời xưa thường thường học sinh được thầy dạy bảo từ nhỏ đến lớn hơn cả chục năm, khó khi nào thay đổi người khác, nên mới có tình nghĩa sư đệ. Vì thế tình nghĩa sư đồ thời nay khó có thể nào so sánh với thời xưa, Nhưng trong lớp võ tình nghĩa sư đồ vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Lớp võ hoàn toàn khác với các lớp học khác, khi học văn, chúng ta theo trường lớp và thay đỗi lớp học và thay đổi thầy giáo khi lên lớp. Trái lại, khi ta học võ, khi lên đẳng cấp, chúng ta vẫn học người thầy cũ mà không hề thay đổi. Trường họp đó khiến cho tình cảm thầy trò nảy nở, khác hoàn toàn với các lớp học văn khác, lớp võ là lớp mà chúng ta có thể học cả đời với một người thầy mà vẫn được tiếp thu những cái hay và những cái đẹp của nghệ thuật cũng như là lý thuyết trong sự thực hành.

Để đạt được tình nghĩa sư đệ, sự đòi hỏi của đạo hạnh là cần thiết từ cả “Sư” và “đồ”. Thứ nhất, thầy phải xứng đáng là thầy. Một người thầy lúc nào cũng có tối đa tác phong, tư cách, và tình thần phục vụ cao cả, không phải chỉ ở trong lớp thôi, mà ngay cả khi ngoài lớp học, thầy lúc nào cũng là bậc trên, là người đi đầu, và là gương mẫu để dạy bảo môn đồ khi môn đồi thấy được sự thành thật, tận tâm dạy bảo, và tình thương của thầy, thì tình nghĩa sư đồ sẽ thấy được rất dễ dàng. Đổi lại phần môn đồ thì cũng không kém: - Trò phải trung thực, biết ơn và vinh danh thầy bằng cách thực hiện những điều được dạy bảo.

Bổn phận người trò nghe có vẽ đơn giản và dễ thực hiện, nhưng những điều đó rầt là sâu sắc và không phải ai cũng thực hiện được như ta thường nghĩ.

- Bổn phận thứ nhất của người trò là phải vâng lời và học hỏi tất cả những gì thầy dạy bảo. Học không khó, nhưng tinh thần kiên nhẫn rèn luyện không nản chí để tiếp tục học thì không phải là chuyện dùa. Học một phải hiểu mười , nếu ta chỉ biết những gì thầy dạy mà không suy nghĩ không phân tích, thì con đường học vấn đó rất eo hẹp. Ngoài lý thuyết và thực hành, chúng ta cần phải tiếp thụ những đức tính tốt của thầy, những hoài bảo, tâm nguyện phục vụ nhân loại, những đương thế thầy chỉ, nhưng chúng ta cũng nên thấy được sự ân cần quan tâm lo lắng đến học trò của thầy. Mặc dù không nói, nhưng ta phải nhận ra những điều đó để có thể sau nầy chuyển đến thế hệ sau. Chúng ta không chỉ học đường thế cách thức đánh võ mà chúng ta cũng nên học cách làm một hiểu mười..

- Bổn phận thứ hai là Tôn Kính và Biết Ơn. Ông bà xưa ta có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Nếu không có thầy thì ai sẽ dạy ta những kỹ thuật, ai sẽ dạy ta nên người? Sự thành đạt của một người trò là do công sức rèn luyện với thầy mà nên. Thầy là người đi trước và hướng dẫn tầng lớp theo sau, do đó thầy là bậc cấp trên, vì vậy thầy trở nên người mà ta lúc nào cũng tôn kính. Chúng ta có thể học võ đến đẳng cấp cao hơn cả thầy, nhưng làm sao ta quên được công lao của Sư Phụ? Nếu không có thầy thì chưa chắc gì ta có ngày hôm nay. Cho dù cấp bậc ta có bao xa đi chẳng nữa, thầy lúc nào cũng là thầy, đó là cấp bậc.sẽ không bao giờ thay đổi .

- Bổn phận thứ Ba là thi hành: - Học mà không thi hành thì cũng như là chưa học. Không thi hành thì có nghĩa là ta đành bỏ hết công lao của thầy chỉ bảo.

Trên đây chỉ là bổn phận tiêu biểu tóm tắt của những bổn phận khác, khi bước chân vào lớp võ, sau khi nghiêm lễ hình võ sư Sáng Tổ, chúng ta nghiêm lễ thầy, đó là một trong nhiều cách để biểu hiện sự kính, tác phong và luật lệ. một phần nào nhắc nhở chúng ta không bao giờ quên thầy, tuyệt đối nghe lời thầy. Thầy cô thường được ví như cha và mẹ . Họ có điểm giống nhau rằng: - Cả hai đều dốc sức dạy bảo ta thành con người tốt , vì thế công lao của họ rất lớn, cũng vì như thế, tình nghĩa sư đồ là một cảm xúc thiêng liêng mà tất cả chúng ta lúc nào cũng ghi nhớ và tôn trọng.

*. Cái quý là chữ: “TÌNH”


Môn Sinh Nguyễn Hải Trùng Dương

Vovinam San Jose – Bài dự thi lên hoàng đai I cấp
San Jose Thứ Tư ngày 16 tháng 11 năm 2011