Luận Văn
Cương Nhu Phối Triển

Có rất nhiều môn võ được ra đời trên thế giới và rất được phỏ biến khi nghe đến tên như Thiếu Lâm Tự (Shaolin Kung Fu), Karate, Taekwondo, Judo, Boxing, Muay Thai..vv.. Nhìn chung thì kỷ thuật căn bản hơi mường tượng giống nhau, thí dụ như các đòn đấm, đá, gạt,đỡ, chỏ , gối, vật…Mục đích chủ yếu là để hóa giải, khắc chế, tấn công và đánh gục ngã đối phương trong lúc giao đấu hoặc để thoát thân trong lúc nguy biến..

Trên Nguyên lý thì các môn võ học từ xưa đến nay đều áp dụng luật biến hóa của vũ trụ và nhân sinh quan “Âm Dương tương khắc”, chẳng hạn như Thiếu Lâm Tự được chia ra 2 phái: Nam Tông và Bắc Tông. Nam Tông thiên về Quyền (tay), Bắc Tông thiên về Cước (Chân). Karate từ Nhật Bản thiên về Cương Tính, Taekwando từ Đại Hàn thiên về Cương Tính Judo từ Nhật thiên về Nhu Tính, Boxing hay Muay Thai thiên về cương tính .

Về cơ bản võ thuật thì “Dương” mang cương tính, lấy sức mạnh chống sức mạnh, ai mạnh hơn người đó sẽ thắng, người yếu hơn sẽ thua. “Nhu” thì mềm yếu, uyển chuyển, lanh lê, dùng thế để khắc chế đối phương. Thí dụ: Nước là chất lỏng có tính mềm, dễ hòa tan, vỡ vụng, có thể được uốn nắn, uyễn chuyễn theo sự vật, thời tiết…Nhưng khi bị thiên nhiên tác động thì nước rất dung mãnh như mưa bảo có thể phá tan mọi chướng ngại, nhà cửa, đê đâp…
Võ cổ truyền Việt Nam nói chung có sự ảnh hưởng rất nhiều từ nên võ thuật Nam Trung Hoa nên thiên về Cương Thuật Tính .

Vì lý do đó, các môn võ cổ truyền Việt Nam lấy cương tính làm căn bản, luôn lấy sức mạnh làm đầu, lấy rắn chắc làm chính, Cương tính luôn lấy ba phần trong thân thể làm trọng chính:
1. Nội Công: Lấy sức mạnh tiềm ẩn của thân thể như Gân Cốt.
2. Ngoại Công: luôn lấy sức mạnh biểu lộ bên ngoài thân thể như sự nẩy nỡ của bắp thịt.
3. Thần Công: Dùng sức manh tinh thần luôn bình tỉnh trong mọi trường họp và can đảm quyết chiến, cương quyết khắc phục nội tâm và ngoại cảnh.
Vì thế nhân sinh, người võ sĩ cương tính luôn hiên ngang, dùng dũng, từ ngôn ngữ đến cử chỉ và hành động. Về thể chất và tinh thần thì luôn vững chắc, tự tin và kiên định hơn người thường, đó là sự biểu lô cương tính.
Về Nhu Tính: khi chúng ta nói về nhu tính, chúng ta liên tưởng đến phần Âm, đó là nhu thật mềm không thô bạo. Ở Nhật Bản có môn võ gọi là Nhu Đạo do ông Jigoro-Kano sáng lập năm 1882. Chuyên dùng âm thuật để khắc chế đối phương bằng cách dùng sức đối phương để khống chế quật ngã đối phương. Họ chuyên dùng Nhu để khắc chế Cương.

Riêng về môn võ Vovinam Việt Võ Đạo do Sáng Tổ Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938. Vị Sư Tổ Môn Phái Vovinam Việt Võ Đạo đã nghiên cứu nền võ và vật cổ truyền Việt Nam, rồi phối hợp các tinh hoa võ thuật trên thế giới (có môn thiên về Cương, và có môn võ thiên về Nhu) để sáng tạo ra môn võ riêng cho mình, phù hợp với thể tạng người Việt Nam.
Chất lỏng có tính mềm, dễ hòa tan, vỡ vụn, có thể được uốn nắn, uyển chuyển theo sự vật, thời tiết.. Nhưng khi bị thiên nhiên tác động thì nước rất dũng mãnh như mưa bảo có thể phá tan mọi chướng ngại như nhà cửa, đê đập..

Sáng Tổ Nguyễn Lộc đã khai phá và vận dụng nguyên lý của luật Cương Nhu trong thể chất của cây tren. Vì cây Tren tuy nhỏ bé nhưng rất dẽo dai, dù cho phong ba bảo táp nhưng vẫn đứng hiên ngang không giống như những cây cổ thụ to lớn bị gãy đổ sau giông bảo.. Vì chúng có Cương tính (Dương), không mềm mại, uyển chuyển giống như cây tre có Nhu tính (Âm) , dẽo dai và có sức chịu dựng bền bĩ, rất phù hợp với thể chất của người Việt Nam là người có thể tạng nhỏ bé, lanh lẹ, uyển chuyển và nghị lục chịu đựng phi thường.
.

Sáng Tổ Nguyễn Lộc cho rằng cái cương tính (sức mạnh) rất tốt, có giá trị nó biểu tượng cho sự dũng mãnh, lòng cương quyết và ý chí sắt đá của người võ sĩ. Nhưng xem ra theo luật thiên nhiên của tạo hóa và đời sống thực tế , điều quan trọng trong võ thuật là “Có Cương mà không có Nhu” thì thiếu sự linh hoạt, uyễn chuyễn và sự cứng rắn đó sẽ làm giảm đi sự biến hóa của võ thuật.
Ngược lại, nếu chì dùng Nhu mà không có Cương sẽ giảm đi năng lực tối đa của Cương. Nhu chỉ có thể hóa giải chớ không khắc chế một cách triệt để.. Nói chính xác hơn là Nhu chỉ có tính cách thụ động hơn là chủ động. Vì thế, môn võ sẽ thiếu đi cái Hùng, cái Dũng Khí của nền nghệ thuật của võ học, sẽ không phát huy được đầy đũ tinh hoa trong nền võ học.

Sáng Tổ Nguyễn Lộc cho rằng nếu muốn đạt đến cao độ của võ học thì phải kết hợp Âm Dương của vũ trụ biến hóa không ngừng. Quan niệm như trên, Sáng Tổ Nguyễn Lộc đã kết họp Âm Dương của vũ trụ để tạo thành luật Cương Nhu Phối Triển của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ngày nay.

Thuật “Cương Nhu Phối Triển” trong Môn phái VVN-VVD
Khi mới tập, người võ sinh mới nhập môn sẽ được học về những kỷ thuật tự vệ, những đòn cơ bản của môn phái, sau đó là học cách té ngã, nhào lộn theo phản lực lăn tròn để tránh gây thương tích cho người bị ngã.. những thế nhào lộn, té ngã trên nền xi măng, sàn gạch hoặc sân gỗ rất thực tế để người võ sinh gặp thực chiến bên ngoài có bản năng phản xạ khi té ngã không gây thương tích cho bản thân.
Nguyên lý là thân thể thì mềm, còn sàn gạch, gỗ ,xi măng thì cứng, muốn dung hòa giữa thân thể mềm với nền xi măng, gạch, gỗ cứng để người té ngã không mang thương tích, người môn sinh phải hòa hợp 2 phản lực cứng và mềm, người té phải có phản lực ngang và lăn theo chiều té ngay khi vừa rơi chạm đất hay dùng sự trượt để tránh phản lực cứng và mềm chạm nhau sẽ gây thương tích.


Đến trình độ sơ đẳng đai xanh đậm, môn sinh sẽ được học và áp dụng phản đòn cơ bản, tập né tránh theo phản xạ nhanh nhẹn để khi thực chiến không bị đối phương đánh trúng mình tránh gây thương tích.

Đến trình độ trung cấp, môn sinh được huấn luyện về Cương và hòa hợp giữa Cương và Nhu để tránh né đòn khi đối phương tấn công và dùng cương để phản đòn. Người võ sĩ đạo Vovinam khi giao đấu gặp đối phương tấn công mạnh như vũ bảo, người môn sinh Voviam phải luôn điềm tỉnh uyển chuyển né tránh, di chuyển tấn pháp nhanh nhẹn, vững vàng (Nhu) rồi phản công tấn công lại đối phương (Cương) . Đó là luật Cương Nhu Phối Triển của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo.

Cương Nhu Phối Triển trong tinh thần: Trong phương cách xử thế hằng ngày, người võ sĩ Vovinam Việt Võ Đạo phải luôn dùng Đức để phục người, sống hòa hợp, kết giao rộng rải để tạo mối giềng vững chắc giúp môn phái phát triển ngày càng lớn mạnh, luôn luôn sáng suốt nhận định tất cả sự việc, quan sát và suy nghĩ cẩn thật trước khi đánh giá 1 sự việc đế tránh sai lầm xảy ra.. khi đối mặt bất cứ sự việc gì chúng ta cũng phải suy xét 2 chiều, không nên nghiên về 1 chiều nào.. Người môn sinh phải sống nhu hòa, đức độ, vị tha nhưng ý chí phải mạnh mẽ, kiên định, quyết tâm trong mọi công việc
Đó là Cương Nhu Phối Triển của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo.

San Jose, ngày 13 tháng 6 năm 2016
Môn Sinh Lê Hồng Hải (Anthony Lê) .