I- CÁC BÀI TAY KHÔNG ĐOẠT VŨ KHÍ:
Chương trình giáo khoa kỷ thuật của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo không có nhiều các bài giáo khoa về dạng tay không đoạt vũ khí, mà đa phần là các bài quyền, chiến lược, phân thế, song luyện,…Các bài về dạng tay không đoạt vũ khí chỉ giới hạn trong các bài 12 thế tay không đoạt dao, 12 thế tay không chống búa rìu, 9 thế tay không đoạt súng trường và 12 thế tay không chống mã tấu, tổng số là 4 bài. Trong đó 12 thế tay không đoạt dao đã được tổng hợp lại thành bài song luyện dao giữa 2 người và bài “Song Dao Pháp” cho phần đơn luyện ; 12 thế tay không chống mã tấu tổng hợp thành bài song luyện mã tấu cho hai người và bài “Mã Tấu Pháp” dành cho đơn luyện. Riêng đối với 9 thế tay không đoạt súng trường cũng đã hình thành nên bài “Thương Lê Pháp”, nhưng do tính chất đặc biệt của kỷ thuật nầy (chủ yếu trước đây dành cho binh sỉ trong quân đội để đánh cận chiến giáp lá cà) chúng tôi không đi vào phân tích nội dung kỷ thuật của phần 9 thế tay không đoạt súng trường, mà chỉ tập trung vào các phần tay không đoạt dao, đoạt búa rìu, và đoạt mã tấu.
Trên thực tế khi sử dụng hai bàn tay không để đối phó với một đối phương có vũ khí trong tay thì đòi hỏi ngưòi môn sinh phải hội tụ một số yếu tố cần thiết để có thể tự vệ một cách hữu hiệu nhất:

a) Phải thật là bình tỉnh, tự tin, gan lì và có đầu óc phán đoán, nhạy bén về mặt quan sát.
b) Phải tương đối vửng chải về các kỷ thuật đở, khóa… nghĩa là các kỷ thuật về tay không đoạt binh khí.
c) Việc ra đòn phải dứt khoát, nhanh, gọn và lẹ, không khoan nhượng vì sẽ không có cơ hội lập lại lần thứ hai.
1- 12 thế tay không đoạt dao:
Do vậy các bài tay không đoạt vũ khí đã được dành cho môn sinh từ cấp trung đẳng trở lên, khởi đầu từ bài “12 thế tay không đoạt dao”.

- Thế thứ nhất: sau khi đở tay cầm dao đâm của đối phương và khóa bẻ tay cho rớt dao, đòn kế tiếp là đòn chỏ - triệt (hay ngáng), một kỷ thuật thông dụng cũa võ vật.
- Thế thứ hai: kỷ thuật võ vật thể hiện qua lối đở dao đâm của đối phương và bẻ gật tay, đòn kết thúc không thể hiện nét võ vật mà chỉ là sự phản công nhanh và bất ngờ.
- Thế thứ ba: củng tương tự như thế thứ hai ở phần chụp bắt tay cầm dao của đối phương và đè chấn đối phương xuống, cũng là nét võ vật Việt Nam. Phần kết thúc là phần phản công nhanh.
- Thế thứ tư: toàn bộ phần phản đòn, nhất là phần kết thúc đã mang trọn vẹn tính võ vật khi hốt chân và ném đối phương ngã về sau.
- Thế thứ năm: không rõ nét võ vật ở phần né tránh, nhưng lại thể hiện nét độc đáo là lợi dụng sức của đối phương để đẩy nhanh mủi dao đâm trở lại đối phương và kết thúc bằng đòn chém quét, một kỷ thuật đặc trưng của Vovinam -Việt Võ Đạo, mang ít nhiều nét kỷ thuật của võ vật.
- Thế thứ sáu: thể hiện rõ nét võ vật khi đòn kết thúc là túm và ném đối phương qua vai.
- Thế thứ bảy: tương tự thế thứ ba ở phần chụp bắt tay cầm dao và đè chấn đối phương xuống, nhưng phần kết thúc là đòn phản công nhanh.
- Thế thứ tám: không mang ảnh hưởng của kỷ thuật võ vật.
- Thế thứ chín: mang rõ nét võ vật khi lòn tay gạt đẩy và khoá bẽ tay đối phương, chân đá triệt ngã để khống chế đối phương.


- Thế thứ mười: kỷ thuật võ vật thể hiện ở ba động tác được thể hiện gần như cùng một lúc để hất và quăng ngã đối phương như trong bộ phản đòn đấm lao tay trái trình độ 2.
- Thế thứ mười một: phần phản đòn nầy kết thúc bằng bộ chém tay trái, triệt bằng chân phải để đánh ngã đối phương cho thấy rõ nét võ vật trong đó.
- Thế thứ mười hai: kỷ thuật chặn, bẽ và khóa tay, cùng kết thúc bằng đòn chém cộng lực quăng làm đối phương ngã lộn về phiá trước là những nét kỷ thuật tinh tế của võ vật.
Như thế, về phần 12 thế tay không đoạt dao, ta nhận thấy rằng có tất cả 9/12 đòn thế có liên quan đến võ vật, chiếm tỷ lệ 75%.
2- 12 thế tay không đoạt buá rìu:
- Thế thứ nhất: thể hiện nét phản đòn nhanh, ngang bằng sổ ngay, tốc chiến tốc thắng. Không mang nét võ vật.
- Thế thứ hai: khoá tay và đánh chỏ từ trên xuống kèm theo đè ngã đối phương, đã thể hiện ảnh hưởng kỷ thuật võ vật Việt Nam trong cách phản đòn.
- Thế thứ ba: luồn đầu, nhảy tránh và kết thúc bằng đòn chém quét đặc trưng của Vovinam - Việt Võ Đạo, mang ít nhiều phong thái kỷ thuật của võ vật.
- Thế thứ tư: không thể hiện rõ nét của võ vật qua việc phản đòn bằng lối đạp ngang, nhanh và mạnh.
- Thế thứ năm: nét võ vật được thể hiện rất rõ nét qua động tác hạ thấp người phóng tới tay chụp chân đối phương, tay dùng chỏ đánh ngang đùi đối phương làm cho đối phương té bật ngửa ra sau.
- Thế thứ sáu: phần kết thúc bằng đòn lao trái trình độ 2 vào chân phải đối phương, đó cũng là kỷ thuật của võ vật nhằm hất ngã đối phương.
- Thế thứ bảy: kết thúc bằng đòn chân 15 sau khi lòn tránh và đánh vào bụng đối phương. Đây cũng là đòn kỷ thuật của võ vật kết hợp với bộ “Lăng Không Tấn” nhằm quật ngã đối phương.
- Thế thứ tám: phá đòn qua thế kẹp chéo hai tay đối phương kết hợp với đòn chân số 10. Một đòn tổng hợp giửa kỷ thuật khoá tay đối phương (cũng là kỷ thuật của võ vật) và phản công nhanh bằng hai cú đá bay.
- Thế thứ chín: tương tự như thế số tám, chỉ đổi bên đánh (từ bên trái qua) và kết thúc bằng đòn chân số 11.
- Thế thứ mười: cùng tương tự như thế số tám, kèm theo bộ khóa tay cùng việc bẽ khuỷu tay đối phương, kết hợp với đòn chân số 17.
- Thế thứ mười một: đây là đòn rõ nét võ vật nhất khi kết thúc phần phản đòn với đòn quăng ném đối phương qua vai phải (một đòn điển hình của võ vật) kèm theo đòn chân tấn công số 13.
- Thế thứ mười hai: các nét đều tương tự như thế thứ tám, sự khác biệt là ở chổ kết thúc bằng đòn chân tấn công số 20.
Tổng kết lại 12 thế tay không chống búa rìu, ta nhận thấy rằng có tất cả 10/12 bộ phản đòn tay không đoạt búa rìu có sử dụng toàn phần hay từng phần kỷ thuật võ vật, chiếm tỷ lệ 83,33%.


3- 12 thế tay không đoạt mã tấu:
Đây là bài tay không đoạt binh khí cuối cùng của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo dành cho các môn sinh ở cấp cao đẳng (hồng đai). Do vậy phần 12 phân thế nầy đòi hỏi các kỷ thuật vận dụng để tránh né cao hơn, đồng thời đòn đánh cũng mang nét quyết liệt hơn và việc ứng dụng đòn chân tấn công cũng nhiều hơn so với các bài tay không đoạt vũ khí khác của các cấp dưới thấp.
- Thế thứ nhất: tay phải đở, tay trái chặn đè, đồng thời gác chân trái qua tay phải cầm mã tấu của đối phương để chấn đè cho đối phương té xuống: một loạt các động tác nầy thể hiện khá kỷ các đòn chặn đè của võ vật.
- Thế thứ hai: lối đở cùng kỷ thuật với thế tay không đoạt dao số 2, cộng với đòn kết thúc là ném đối phương qua vai phải (cũng chính là đòn kỷ thuật trong võ vật) cùng đòn chân số 7.
- Thế thứ ba: lối đở cùng tương ứng với lối đở của thế tay không đoạt dao số 3, kết thúc bằng đòn chân số 11, cũng là kỷ thuật xuất phát từ võ vật.
- Thế thứ tư: tương tự như lối né đòn của tay không chống búa rìu số 4, và kết thúc bằng đòn tung hai chân lên kẹp cổ quật ngã đối phương, trình bày rõ nét tinh hoa kỷ thuật võ vật Việt Nam.
- Thế thứ năm: vẫn là sự phản công bằng đòn chân số 18, chứa đựng kỷ thuật kẹp và quật ngã đối phương cùng với ứng dụng của bộ “Lăng Không Tấn”.
- Thế thứ sáu: không thể hiện rõ nét võ vật, chỉ đơn thuần là phản công nhanh bằng đòn đạp.
- Thế thứ bảy: nét võ vật được thể hiện qua kỷ thuật hai chân tung đòn đá quét vào chân trái đối phương (tương tự như đòn chân số 10 ở độ cao thấp), hất ngã đối phương qua trái.
- Thế thứ tám: sau khi né đòn, sự phản công được nối tiếp bằng đòn đấm móc số 6 (trình độ 3) để đánh rớt vũ khí đối phương đồng thời kết thúc bằng đòn chân số 11. Vẫn là kỷ thuật của võ vật.
- Thế thứ chín: sau phần né đòn chém của đối phương, đòn kết thúc là đòn chân số 12, cũng là áp dụng của kỷ thuật võ vật.
- Thế thứ mười: cũng cùng các đặc điểm với các kỷ thuật tránh né, sự khác biệt chỉ ở chổ là áp dụng đòn chân tấn công số 18 để kết thúc. Đòn kỷ thuật của võ vật.
- Thế thứ mười một: Sau khi né đòn, đòn đánh rơi binh khí đối phương chính là kỷ thuật của đòn phản đấm móc trái trình độ 2, và kết thúc với đòn chân số 16. Chính vẫn là kỷ thuật võ vật.
- Thế thứ mười hai: sau phần né đòn, đòn đoạt mã tấu chính là kỷ thuật tay không đoạt dao số 3, chỉ khác biệt ở phần kết thúc là dùng chân trái gác đè lên tay phải của đối phương để khống chế, nâng lên và đá tạt vào mặt đối phương. Kết thúc phần 12 thế tay không đoạt mã tấu bằng đòn chân tấn công số 21. Một đòn thể hiện rõ nét võ vật của dân tộc Việt Nam.
Tổng kết lại trong 12 thế tay không đoạt mã tấu, đã có 11/12 thế có áp dụng kỷ thuật võ vật, chiếm tỷ lệ 91,66% toàn bài.
Như vậy, sau khi điểm qua các bài tay không đoạt khí giới (bao gồm dao, búa riù và mã tấu), chúng ta đều nhận thấy rằng các kỷ thuật trong các bài nói trên đều được xây dựng phần lớn trên
các nét tinh tế và kỷ thuật chiến đấu sắc nét của nền võ vật Việt Nam (bài dao tỷ lệ là 75%, bài búa rìu là 83,33% và bài mã tấu là 91,66%), đồng thời tỷ lệ giửa các bài đều tăng dần theo trình độ của cấp đai mà các bài nầy được đưa vào để học tập và rèn luyện. Ngoài các đòn thế kỷ thuật trong các bài tay không đoạt vũ khí, việc thể hiện các thế nầy còn đòi hỏi thêm một số các yếu tố khác nhau như sức khỏe, thể lực và sự nhanh nhạy, óc quan sát và sự vận dụng nhuần nhuyễn các thế, miếng, có kỷ thuật và phải hội tụ thêm về sự nhanh nhẹn và chính xác của từng bộ phản đòn.