C- PHẢN ĐÒN CƠ BẢN TRÌNH ĐÔ 3:

Phản đòn trình độ 3 được dành cho môn sinh ở cấp hoàng đai (huyền đai trước đây). Đây là đẳng cấp trung gian giửa cấp sơ đẳng và khởi đầu của cấp trung đẳng. Trình độ 3 hiện nay chưa được hoàn chỉnh nếu so sánh với các trình độ 1, 2 vì chỉ bao gồm các phần đấm thẳng, đấm móc, đấm hai tay (từ số 3 đến số 7), nhưng chúng ta thấy rõ rằng các thế phản đòn ở trình độ 3 đều có mức độ phức tạp cao hơn và mức độ sát thương nguy hiểm hơn. Nhưng phản đòn trình độ 3 có liên quan gì đến kỷ thuật vật không? Chúng ta hảy thử nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề nầy ra sao.
1- Đòn đấm thẳng số 3: Dùng hai tay đan chéo bắt tay đấm đối phương, bước ngáng chân trái đối phương và dùng cạnh vai đánh giật khuỷu tay đối phương ngã ngang vai trái: một kỷ thuật đặc trưng của võ vật.
Đòn đấm thẳng số 4: Hai tay đan chéo bắt tay đấm đối phuơng, bước chân trái đệm sau chân phải đối phương, giở cao tay đối phương và chém vào cổ đối phương cho ngã ngửa ra sau, thể hiện đòn riêng biệt 1- của Vovinam - Việt Võ Đạo là chém và đệm, cũng là một phần ảnh hưởng của kỷ thuật vật.
2- Đòn đấm thẳng số 5: hai tay đan chéo bắt tay đấm của đối phương, xoay người và dung chân trái ngáng (đá triệt) làm cho đối phương mất thăng bằng, cộng với lực kéo tay xoay tròn, giật đối phương té xấp, thể hiện trọn vẹn đòn thế kỷ thuật của nền võ vật Việt Nam bằng cách vận dụng hợp lực của các thế chụp tay, xoay người, giật tay và đá triệt hầu làm chođối phương té ngã.
3- Đòn đấm thẳng số 6: Hai tay đan chéo bắt tay đấm đối phương, xoay người và quăng ném đối phương qua vai. Đây là một biến thể của miếng sườn tay trong, vận dụng các lực từ chân làm trụ, cong lưng cùng kết hợp với cúi người hất mông và kéo tay làm cho đối phương hổng chân, bị tung người lên không ngã qua vai té lộn ngữa về trước.
4- Đòn đấm thẳng số 7: Kỷ thuật cũng tương tự như phần hai tay đan chéo bắt tay đấm đối phương từ số 3 đến số 6. Điểm khác biệt là sự đảo ngược tay bắt (tay phải ở ngoài, tay trái ở trong). Đòn nầy không mang trọn vẹn tính chất của võ vật, chỉ thể hiện ở phần kết thúc sau khi bẻ gảy tay đối phương nhờ điểm tựa vai trái, là ở chổ chỏ đánh ngang và chân ngáng chân phải của đối phương làm cho đối phương mất thăng bằng và té ngã về sau.
5- Đòn đấm móc số 3: Củng chỉ thể hiện nét võ vật ở phần kết là phần chém - triệt, một nét đặc thù của Vovinam -Việt Võ Đạo.
Đòn đấm móc số 4: Nét đặc biệt của bộ phản đòn nầy chính là phần kỷ thuật “tát má đá gót”. Thực tế không phải là “tát má” mà chính là “tát mạnh vào cổ” ứng dụng thêm phần “hậu phát chế nhân” (ra đòn sau mà 1- tới trước) và mượn sức đối phương để tăng thêm lực của chính mình, tạo ra lực đẩy ngang; đồng thời kết hợp với lực đá quét vào cổ chân đối phương theo chiều ngang ngược chiều lại với chiều tát vào cổ, tạo nên một lực quay làm cho đối phương ngã ngang bên trái. Đây cũng là một biến thế của kỷ thuật võ vật.
6- Đấm móc số 5: Luồn đầu, 2 tay xử dụng bộ liên hoa thủ đánh vào lườn của đối phương để chặn, bước chân phải lên gài triệt chân đối phương. Đây cũng là một biến tấu của kỷ thuật võ vật.
7- Đấm móc số 6: Chặn, gạt tay, giật mạnh đối phương, hất đối phương lộn qua gáy ngã ngửa sang bên trái. Bộ phản đòn đấm móc số 6 thể hiện trọn vẹn đòn “gồng vọt” ở tư thế đứng, một trong nhhững kỷ thuật phức tạp và dụng sức nhiều của nền võ vật Việt Nam.
8- Đấm móc số 7: Chặn, đấm múc, gánh vai và ném đối phương xuống đất. Bộ phản đòn đấm múc số 7 thể hiện rõ nét biến thế của đòn “gồng rút” ở tư thế đứng.
9- Đấm hai tay số 3: Hai tay chặn, tay trái gài khóa tay đối phuơng, chân phải triệt móc chân trái đối phương. Kỷ thuật nầy mang nửa phần ảnh hưởng của võ vật, kèm theo thế đánh đặc biệt của Vovinam - Việt Võ Đạo là đấm bật – gài triệt.
10- Đấm hai tay số 4: Xoay người chặn 2 tay đối phương, chém hai tay và quét chân đối phương. Không rõ nét võ vật, nhưng lại áp dụng kỷ thuật đặc trưng chém quét của Vovinam - Việt Võ Đạo.
11. Đấm hai tay số 5: Hai tay chặn, đẩy đối phương ra xa, tung người dùng đòn chân số 5 để tấn công. Từ phần phản đòn đấm hai tay số 5, chúng ta nhận thấy rằng Vovinam - Việt Võ Đạo đã áp dụng đòn chân tấn công 1- số 5. Đây là một biến thế của môn võ vật Việt Nam dùng để tấn công đối phương trên cao qua ứng dụng của bộ “lăng không tấn”. Chúng ta sẽ đi sâu vào phần phân tích các đòn thế của đòn chân tấn công trong phần kế tiếp.
12- Đấm hai tay số 6: Hai tay chặn, tung người cập ngang hông đối phương đánh đòn chân số 6 ngược. Phần phản công cũng chính là một đòn chân tấn công, một biến thế của võ vật.
13- Đấm hai tay số 7: Vẫn hai tay chặn, cúi thấp người xuống dùng vai phải húc mạnh vào bụng đối phương làm cho đối phương gập người lại; đồng thời hai tay tóm ngửa tay vào hai gối của đối phương và ném đối phương qua vai. Đây là một biến thế của đòn “ bốc đôi” trong môn võ vật, với chiều đánh ngược lại nếu so với kỷ thuật đánh “bốc đôi” thông thường của võ vật Việt Nam.
Như thế, sau khi điểm qua 15 bộ phản đòn cơ bản trình độ 3, các đòn thế có liên quan đến kỷ thuật võ vật (từng phần hay toàn phần) chiếm đến 14 đòn, tương ứng với tỷ lệ khoảng 93,3%.
Và nếu tỷ lệ nầy đối chiếu cùng với các tỷ lệ của phần phản đòn trình độ 1 và 2, chúng ta sẽ thấy rõ tỷ lệ ứng dụng kỷ thuật võ vật vào các bộ phản đòn tăng dần theo từng trình độ: 50% của trình độ 1 – 75% của trình độ 2 – và cuối cùng là 93,3% của trình độ 3.

D- PHẢN ĐÒN KHOÁ GỞ TRÌNH ĐÔ 1:
1- Bóp cổ trước lối 1: Không thể hiện nét võ vật.
Bóp cổ trước lối 2: Thể hiện một thoáng nét võ vật qua thế gở tay của bóp cổ trước lối 2 qua việc bước chân phải vào giửa hai chân đối 1- phương, đồng thời choàng tay phải qua đánh gạt tay đối phương và đánh chỏ ngược lại vào mặt đối phương.
2- Bóp cổ sau: Cũng tương tự như bóp cổ trước lối 2, nghĩa là thể hiện một phần kỷ thuật của võ vật khi bỏ chân phải lùi về sau, choàng tay qua đánh gạt hai tay đối phương và kết hợp với đòn chém quét đặc trưng của Vovinam - Việt Võ Đạo.
3- Nắm áo trước lối 1: Thể hiện trọn vẹn kỷ thuật võ vật qua việc bẽ tay, đánh gập tay đối phương, bước chân ngáng giửa hai chân đối phương và đánh ngã đối phương.
4- Nắm áo trước lối 2: Không thể hiện kỷ thuật võ vật, chủ yếu là phản công nhanh, chớp nhoáng và bất ngờ.
5- Ôm trước không tay: Mang nhiều yếu tố của kỷ thuật võ vật khi thực hiện việc gài ngáng chân và bẻ cổ đối phương. Đây là một bộ phản đòn vô cùng đơn giản nhưng cực kỳ nguy hiểm vì dể dàng tạo sát thương cho đối thủ.
6- Ôm trước cả tay: Không thể hiện rỏ nét võ vật, chủ yếu là phản công nhanh và bất ngờ.
7- Ôm sau không tay: Thể hiện một phần nét võ vật, kết hợp với phản đòn nhanh bằng các đòn chỏ sau và kết thúc bằng đòn chỏ sau kết hợp với đá quét.
8- Ôm sau cả tay: Không thể hiện nét võ vật, chủ yếu là phản công bằng sự bất ngờ, nhanh và dứt khoát.
9- Ôm ngang: Đây là đòn thể hiện trọn vẹn tính chất của võ vật Việt Nam vì đó chính là đòn “sườn tay trong” của võ vật cổ truyền.

10- Khóa tay dắt số 1: Về các đòn khóa tay dắt từ số 1 đến số 6, tất cả đều áp dụng kỷ thuật bẻ tay, khóa tay, gài chân riêng biệt của võ vật truyền thống Việt Nam.
11- Khóa tay dắt số 2: Tương tự như khóa tay dắt số 1.

Tổng hợp lại ta có được số lượng 8/12 kỷ thuật phản đòn khóa gở trình độ 1 có liên quan từng phần hay toàn phần đến kỷ thuật võ vật, chiếm tỷ lệ 66,66%.