A- PHẢN ĐÒN CƠ BẢN TRÌNH ĐÔ 1:

1-
Đấm thẳng tay phải: Không có nét riêng biệt của nền võ vật, chỉ mang tính cách ngang bằng sổ ngay, tốc chiến tốc thắng.
2- Đấm thẳng tay trái: thể hiện tính chất của võ vật là đòn quét đi kèm với bộ chém, hình thành nên bộ chém quét, là một kỷ thuật đặc thù riêng biệt của Vovinam - Việt Võ Đạo, đồng thời thể hiện rõ nét đặc trưng của võ vật.
3- Đấm móc tay phải: Đở chặn rồi khóa tay, gài chân để thực hiện đòn ngáng, cãn chân đối phương làm mất thăng bằng => kỷ thuật của võ vật.
4- Đấm móc tay trái: Đở chặn rồi chém triệt bằng tay trái chân trái, thể hiện rõ nét đặc trưng kỷ thuật riêng biệt của Vovinam - Việt Võ Đạo, xen kẽ với việc cãn chân rồi triệt ngã đối phương.
5- Đấm lao tay phải: Áp dụng kỷ thuật luồn đầu từ bên phải để né đòn, bước chân phải lên rồi xuống hạ bình tấn, kết hợp với bộ chỏ-chém và gài ngáng chân phía sau của đối phương tạo thành lực đẩy đối phương té ngã về sau. Đây cũng là một khía cạnh kỷ thuật của võ vật vì đã sử dụng đòn đệm để gài và đánh ngã đối phương té ngửa ra sau.

6- Đấm lao tay trái: Cũng vẫn áp dụng kỷ thuật luồn đầu từ bên trái để tránh né rồi bước chân lên chém 2 tay vào phía sau lưng đối phương. Không thể hiện nhiều và rõ ràng nét vật, chỉ mang tính phản đòn nhanh, kết thúc sớm.
7- Đấm múc tay phải: Bước qua tam giác tấn trái né đòn và gạt tay, kết thúc bằng bộ đấm đạp. Không thể hiện nét võ vật, chỉ là phản công nhanh.
8- Đấm múc tay trái: Ngữa người ra sau rồi đánh bật tay đấm đối phương lên, bước chân lên gài ngáng phía sau chân đối phương, 2 tay sử dụng bộ chỏ-chém chuyển thành đinh tấn phải, tạo ra lực đánh làm đối phương mất thăng bằng ngã về sau. Đây cũng là đòn đệm trong kỷ thuật vật.
9- Đấm thấp tay phải: Không thể hiện kỷ thuật của võ vật, chỉ bao gồm bộ gạt và phản đòn bằng đòn đá tạt.
10- Đấm thấp tay trái: Củng không thể hiện nét đặc thù của kỷ thuật vật, chỉ bao gồm bộ gạt để tránh đòn và phản công bằng bộ chém nhanh, gọn.
11- Tự do 1: Thể hiện rõ các đặc tính kỷ thuật của nền võ vật Việt Nam qua phương thức chém - chặn rồi dùng tay bốc một chân của đối phương và ném đối phương về sau.
12- Tự do 2: Củng tương tự như phản đòn tự do 1, đòn nầy mang nặng dấu ấn của nền võ vật qua việc dùng tay hốt chân ngang gối của đối phương, kết hợp với đánh chỏ để đẩy đối phương té ngã về sau.

13- Đá thẳng chân phải: Không mang rõ kỷ thuật võ vật, chỉ mang nét phản đòn nhanh, ngang bằng sổ ngay.
14- Đá cạnh chân phải: Cùng chung với phản đòn đá thẳng chân phải.
15- Đá tạt chân phải: Cùng chung tính chất kỷ thuật như đòn đá thẳng và cạnh chân phải.
16- Đạp chân phải: Tuy không mang rỏ nét của kỷ thuật vật, nhưng lại ứng dụng một lực đặc biệt trong võ thuật: đó là lực tròn xoay, lợi dụng phản lực được tạo ra khi va chạm với đối phương để tạo đà quay cho chính mình xoay người lại để phản đòn. Trong võ vật cũng thường xử dụng lực nầy để phản đòn khi bị tấn công.
Như thế trong phần phản đòn cơ bản trình độ 1, chúng ta đã nhận thấy rằng có tất cả 8/16 bộ phản đòn có liên quan đến các kỷ thuật của nền võ vật Việt Nam, chiếm tỷ lệ tương ứng là 50% kỷ thuật phản đòn của trình độ 1.

A- PHẢN ĐÒN CƠ BẢN TRÌNH ĐÔ 2:

Phần phản đòn cơ bản trình độ 2 dành cho các môn sinh cấp lam đai III, nên đòn thế nếu so sánh với trình độ 1, thì có phần phức tạp hơn, đòi hỏi người môn sinh cần phải có công phu luyện tập cao hơn và dụng lực nhiều hơn, đồng thời phải khéo léo vận dụng lực của đối phương làm phương tiện cho chính mình. Chúng ta hảy thử xem qua và nhận định trong phần phản đòn trình độ 2, các kỷ thuật võ vật đã ảnh hưởng như thế nào trong phần phản đòn nầy.

1- Đấm thẳng tay phải: Vận dụng lực đấm thẳng tới của đối phương, chụp bắt tay đối phương kéo về phía mình đồng thời dùng búa tay đánh gảy tay đối phương. Đây chính là kỷ thuật tá lực (mượn sức của đối phương) kết hợp với lực kéo của mình hầu làm cho đối phương mất thăng bằng té ngã trong lúc tấn công, thể hiện rõ một biến thế trong việc vận dụng kỷ thuật vật.
2. Đấm thẳng tay trái: Áp dụng cùng lối gạt và né đòn của trình độ 1, nhưng phần phản đòn lại áp dụng một kỷ thuật ngược lại và cao cấp hơn so với đòn chém quét: đó là kỷ thuật chém-triệt, ứng dụng kỷ thuật ngáng (hay cản) kết hợp với lực chém nghịch tạo thành lực đẩy đối phương té xấp về trước. Đó cũng là một kỷ thuật rất thông dụng của võ vật Việt Nam.

3- Đấm móc tay phải: Vẫn áp dụng cùng lối đở gạt của trình độ 1, nhưng phần phản đòn phức tạp hơn và cũng mang rõ nét vật khi dùng chân gài triệt và chỏ đánh ngang vào cổ đối phương, làm cho đối phương bật ngã ngửa về sau. Trong võ vật kỷ thuật “triệt” được gọi là “đệm”.
4- Đấm móc tay trái: Cùng thể hiện tính chất võ vật qua phần hai tay vổ vào hai tai đối phương, bẽ nghiêng đầu đối phương qua trái và cùng kết hợp với việc đá quét chân trái đối phương.
5- Đấm lao tay phải: Đây là phần phản đòn thể hiện rõ nét nhất về kỷ thuật võ vật Việt Nam, ứng dụng một đòn kỷ thuật nổi tiếng: đó là đòn “bốc đôi” (nghĩa là hốt hai chân), nhưng phần thực hiện lại thực hành ngượclại. Thông thường đòn bốc đôi được áp dụng khi hai bên cùng đối mặt với nhau, nhưng trong phần phản đòn đấm lao phải trình độ 2 nầy, đòn bốc đôi được áp dụng khi ta luồn đầu né đòn, bước chân lên và xoay mặt cùng hướng với đối phương và dùng hai tay hốt ngang chân nơi khuỷu gối đối phương giở lên.
6- Đấm lao tay trái: Thể hiện nét tinh tế và sắc sảo của kỷ thuật vật Việt Nam khi ứng dụng cả ba, bốn động tác gần như cùng một lúc: trước nhất là luồn đầu né đòn, thứ đến là bước chân phải lên tam giác tấn chém tay trái lối 1 vào sau cổ đối phương, kế tiếp là tay phải chụp ngửa tay vào gối đối phương và cuối cùng là hân trái đá quét. Cả ba động tác sau nầy gần như được thực hiện cùng một lúc, tạo nên lực quay đẩy đối phương té ngã xấp hay lăn tròn về phía trước.

7- Đấm múc tay phải: Không thể hiện rõ nét võ vật, nhưng phần ngáng chân và đánh chõ kết hợp với chem. cũng đã ít nhiều mang một phần ảnh hưởng của vật dân tộc.
8- Đấm múc tay trái: Cũng tương tự như phản đòn đấm múc tay phải, nét võ vật không được thể hiện cụ thể, nhưng yếu tố chém triệt thể hiện rõ nét đặc thù của Vovinam, đồng thời chịu một phần ảnh hưởng của võ vật qua việc ngáng hay cãn chân đối phương khi chém để tạo lực đẩy ngã đối phương.
9- Đấm thấp tay phải: Cùng mang chung đặc trưng của hai bộ phản đòn múc phải và trái, phần phản đòn đấm thấp phải không trình bày rõ ràng những yếu tố của võ vật, chỉ có phần đệm chân đối phương, chém cổ mang ít nhiều đường nét của thế vật để gài đẩy đối phương té ngã về sau.
10- Đấm thấp tay trái: Không mang tính chất kỷ thuật của võ vật.
11- Hai tay số 1: Không mang tính chất và đường nét của võ vật.
12- Hai tay số 2: Đòn nầy mang rõ nét kỷ thuật của võ vật: chõ đánh ngang nách đối phương, đồng thời tay trái nắm kéo ngang vai trái đối phương và chân phải ngáng, hất chân đối phương tạo lực đẩy ngang, hất đối phương ngã qua một bên.
13- Đá thẳng chân phải: Sau khi lách né tránh đòn đá thẳng, tay phải hốt chân, chân phải gài đệm vào chân đối phương, tay trái chém. Phần phản đòn nầy thể hiện trọn vẹn kỷ thuật đệm chân, hốt chân (bốc) và triệt ngã của một miếng vật thông dụng.
14. Đá cạnh chân phải: Kỷ thuật vật không thể hiện rõ nét trong phần phản đòn đá cạnh, chỉ thấp thoáng qua kỷ thuật chõ - triệt (chõ đánh ngang, chân gài đệm), gài chân đánh ngã đối phương.
15. Đá tạt phải: Không thể hiện rõ nét võ vật, nhưng lại ứng dụng một kỷ thuật đặc trưng của Vovinam - Việt Võ Đạo là đòn chém quét để kết thúc.
16. Đạp phải: Không thể hiện kỷ thuật vật.
Tổng kết phần phản đòn cơ bản trình độ 2, chúng ta thấy rằng nét kỷ thuật võ vật Việt Nam đã thể hiện từng phần hoặc toàn phần trong tổng số 12/16 bộ phản đòn trình độ 2, nghĩa là đã chiếm tỷ lệ 75% trong tổng số các bộ phản đòn nầy.