*. Bài luận văn thi lên hoàng đai I cấp


Thiện Bùi đứng đầu bên tay phái

. I. Tôn sư trọng đạo

Tôi sinh ra tại Việt Nam đến Hoa Kỳ định cư từ hồi còn nhỏ, cho nên đối với văn hoá Việt Nam có sự hiểu biết rất là hạn chế.. Đối với câu “Tôn Sư Trọng Đạo” tôi không hiễu được ý nghĩa sâu xa và quan trọng của câu này. Trước khi được sự dạy bảo của Cô Cẫm Bình, thì sự hiễu biết của tôi rất nông cạn.

Trước đây,câu tôn sự trọng đạo tôi nghĩ thuần túy là nên kính trọng người thầy của mình. Đơn giản vậy thôi.. Thời gian sau nầy có nhiều sự chuyển biến trong môn phái Vovinam khắp nơi và nhất là ở San Jose thì tôi được Cô Cẩm Bình dạy bảo thêm về câu tôn sự trọng đạo., dần dần tôi hiểu thêm tầm mức quan trọng của câu nói nầy, nó khuyên bảo cho người môn sinh cách sống và xử sự sau cho đúng với nghĩa vụ làm người môn sinh tốt.
Cô Cẩm Bình đã dùng những câu chuyện thực tế, có thật xảy ra trước mắt để làm thí dụ điển hình với những lời khuyên bảo để cho các môn sinh trông gương người mà học hỏi, noi gương theo.. Cô thường nói:

- Một ngày bái sư! Suốt đời cũng gọi là thầy!
- Không thầy đố mầy làm nên!


Làm trò thi phải luôn tôn trọng thầy của mình, thầy là người dìu đắt chúng ta những bước đầu tiên chập chửng vào môn phái, từ không biết gì cho đến bây giờ trở thành huấn luyện viên, trò một ngày lớn lên tài giỏi, còn thầy thì ngày một lớn tuổi giả yếu.. nhưng không phải vì thế bất kính với thầy mà phải luôn kính trọng và nghe lời thầy ..

Cô Cẩm Bình đã thuờng nhắc đến các học trò của cô như:


- Võ sư Hoàng Thanh Tâm ở Raleigh ngày xưa từng thụ huấn võ thuật với cô, nay đã xa cô bao nhêu năm, mở lớp võ riêng ở xa tận Raleigh, mà võ sư Hoàng Thanh Tâm luôn giữ tình thầy trò, hằng tuần điện thọai thăm hỏi sức khỏe cô, và báo cáo tình hình sinh hoạt của lớo võ .. đặc biệt là bất cứ làm chuyện gì có liên quan đến môn phái như thi lên đai, biểu diễn.. võ sư Tâm luôn báo cáo và hỏi ý kiến của cô Cẩm Bình,

- VSTH Lê Hồng Hải, là người học võ với cô từ lớp võ đầu tiên, tuy ở xa tận Stockton, nhưng vẫn thường xuyên liên lạc thăm hỏi, và sẳn sàng làm bất cứ việc gì khi cô cần đến như những tổ chức lễ lớn : Giổ Tổ, Vovinam Day, Thi lên đai hay diễn hành hội Xuân…

- Võ sư Lợi ở Oakland là người ngang hàng với cô nhưng cũng luôn bàn thảo hỏi ý kiến khi muốn làm cái gì có liên quan đến môn phái để có sự thống nhất trong sinh hoạt.

Cô nói : - Có như vậy tổ chức mới có sự thống nhất, đoàn kết và tạo lực lượng vững mạnh .. nếu mạnh ai lớn lên rồi tự ý muốn làm gì thì làm không nể nang thầy mình.. như vậy tổ chức sẽ khó lớn mạnh.. phát triển sẽ bị rời rạt đi..
Là học trò từng thụ huấn võ thuật với thầy của mình, bất cứ muốn làm gì thì cũng phải bàn thảo và xin phép như vậy mới gọi là Tôn Sư Trọng Đạo.. Nghe những lời cô giảng, tôi hiểu thêm về ý nghĩa Tôn Sư Trọng Đạo như thế nào? Nó có ý nghĩa cao xa, rộng lớn hơn không phải chỉ là kính trọng thầy mình là đủ, mà nó còn đòi hỏi việc hành xử của người trò đối với thầy trong công việc tổ chức sinh hoạt chung! Tôi cũng đồng ý với cô là làm việc gì cũng phải có trên có trước, phải thông qua thầy mình , phải trình bày rõ ràng và phải được sự chấp thuận của thầy mình trước khi tiến hành làm việc gì.

Cô còn giãng thêm về chính bản thân cô tôn trọng thầy cô như thế nào cho các môn sinh hiểu biết thêm, thí dụ như thầy của cô là võ sư Nguyễn Văn Nhàn,:

- Hiện tại cô đã mang hồng đai II cấp, thầy Nhàn hiện mang hồng đai I cấp, nhưng không vì vậy mà cô tỏ thái độ kiêu ngạo bất kính với thầy của mình, mà cô luôn kính trọng và nghe lời thầy dạy bảo.. vì nếu không có thầy dạy bảo tạo điều kiện sinh hoạt trước kia, thì sẽ không có sự nghiệp tồn tại ngày hôm nay.. do đó cô nói: Uống nước phải nhớ nguồn , ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây, Cô vẫn luôn mang ân tình của thầy theo suốt hành trình phát triển môn phái.
Sau khi được nghe những lời dạy bảo và khuyên răng của Cô, tôi nhận thức thêm về câu “Tôn Sư Trọng Đạo”. Sau nầy dù mình có đẳng cấp cao hơn thầy, dù mình có giởi hơn thầy mình, thì mình cũng gọi thầy mình là thầy, không có những hành động bất kính đối với thầy của mình.

II. Bổn phận người trò đối với thầy


Từ xưa đến nay, bổn phận của người học trò là phải luôn kính mến thầy và vâng lời thầy dạy bảo. Nhưng hơn thế nữa, một người học trò tốt thì phải giúp đỡ thầy trong lúc hoạn nạn và gánh chịu những khó khăn và sóng gió chung với thầy, cùng tiến cùng thoái, không bao giờ được bỏ thầy mình để chạy theo những người đã từng đối xử không tốt với thầy của mình .


Ân tình của Thầy lớn lao như biển cả, cho nên một người trò có tình có nghĩa thì chẳng những phải nghe lời thầy khuyên răng dạy bảo còn phải thực hiên được những lời thầy răng dạy, và nhất là đừng bao giờ làm cho thầy mình buồn lòng..

Câu “ Không Thầy đố mầy làm nên” tôi luôn ghi nhớ trong lòng, tôi sẽ không bao giờ học được những điều hay và hữu ích nếu không có thầy dạy dỗ. Nếu tôi không được thầy chăm sóc dạy dỗ thì tôi sẽ không có những thành tựu như ngày hôm nay.. Gia nhập vào môn phái Vovinam, tôi đã được thầy cô dạy tôi biết cách lễ phép khi tiếp xúc với người lớn, cách đi đứng đàng hoàng và tư cách tác phong đạo đức mà người môn sinh cần phải thực hiện như luôn khiêm tốn, thương yêu đồng môn, đồng loại, và giúp đỡ những kẻ yếu, người nghèo.. nhờ vào võ đạo Vovinam thầy cô dạy dỗ tôi đã tránh xa những điều xấu, biết phân biệt thị phi, nhận định được đúng sai .. để luyện rèn cho mình thành một người tốt có hữu ích cho xã hội .

Thầy đã bỏ nhiều công sức, thời gian dạy dỗ cho người trò thành người tốt và hữu ích cho xã hội, bổn phận người trò phải luôn ghi nhớ công ơn thầy, và lúc nào cũng phải luôn kính trọng và mến yêu thầy, phải cố gắng thực hiện những lời thầy dạy và tiếp tay giúp đỡ thầy trong việc phát triển môn phái, sẳn sàng nhận trách nhiệm và làm tròn bổn phận khi thầy giáo phó bất cứ công việc gì trong khả năng của mình, người trò giỏi thì sẽ tiếp sức với thầy của mình, nhận thêm trách nhiệm để phát huy môn phái lớn mạnh hơn, đào tạo thêm nhân tài cho xã hội

III. Nhiệm vụ của người huấn luyện viên đối với môn phái:

Nhiệm vụ của huấn luyện viên đối với môn phái là phụ giúp giãng dạy, giúp đỡ thầy của mình trong coi lớp võ, hướng dẫn thêm kinh nghiệm cho các môn sinh mới ..khi dạy phải tận tình chỉ bảo bằng tấm lòng nhiệt huyết hăng say chớ không phải dạy lấy có, dạy cho qua hay tỏ thái độ lười biếng..Khi đứng lớp giảng dạy có nhiều chuyện rất khó vì có nhiều em không chú ý, thực hành không đúng, chúng ta phải kiên nhẫn tìm phương pháp dạy cho đến khi các em đạt được trình độ thì đó mới làm tròn trách nhiệm của người huấn luyện viên.
Ngoài những buổi phụ giúp giãng dạy, người huấn luyên viên còn phải tham gia trong đội tuyễn để biểu diễn giới thiệu môn phái cho tất cả mọi người biết đến môn võ Vovinam của Việt Nam.

Để làm tốt những điếu trên, người huấn luyện viên phải luôn tự rèn luyện cả 2 phương diện võ thuật và võ đạo để kiện toàn bản thân cho được tốt, phải luôn hăng hái tham gia mọi sinh hoạt của môn phái, phải có tinh thần trách nhiệm , dấn thân, phục vụ với tinh thần hăng say, tự giác, tự nguyện không chờ đợi phải sai bảo mới làm.
Đến khi trình độ của người huấn luyện viên cao hơn, có thể tự lập đứng ra mở võ đường riêng, thì người huấn luyện viên phải trình bày dự thảo của mình và xin phép thầy mình, nếu có sự cho phép thì chúng ta có thể thành lập võ đường riêng, nhưng dù có võ đường riêng cũng phải sinh hoạt chung với thầy của minh, không thể nào tự lập đứng riêng rẻ một mình, vì môn phái Vovinam là một môn phái thống nhất từ trên xuống dưới, tất cả việc gì cũng phải làm việc chung với nhau.. có như vậy môn phái mới lớn mạnh, và tình nghĩa thầy trò mới sâu đậm hơn..

Môn sinh Thiện Bùi

(Viết theo lời giảng của võ sư Cẩm Bình trong những thời gian thụ huấn tại San Jose và nhất là buổi giãng võ đạo tại trường George Shirakawa vào tối thứ Sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011 dành riêng cho các huấn luyện viên Vovinam San Jose )