Bài Luận của Khoa Hoàng dự thi lên Chuẩn Cao Đẳng



Cương Nhu Phối Triển

Cương nhu trong võ thuật được đề cập như 2 tính cách đặc trưng của các môn phái võ thuật . Người ta bảo Karate, taekwondo ....thuộc phái cương . Judo , hiệp khí đạo thuộc phái nhu . Phái võ nào lấy sức mạnh áp dụng vào trong đòn thế thì gọi là phái cương . Ngược lại võ phái nào lấy sự mềm dẽo làm nền tảng thì được gọi là phái nhu . Nên các võ sư mới có sự chọn lựa Cương hay Nhu để làm nền tảng vào trong các đòn thế hay triết lý để huấn luyện dạy dỗ cho các môn sinh về cả hai phương diện tinh thần lẫn thể chất .
Ý niệm Cương và nhu bắt nguồn do các thầy sáng lập các môn võ thuật suy ngẫm và rút tĩa từ kinh nghiệm sống hàng ngày cùng các vạn vật mà ra.

Cương và Nhu là hai sự tương phản giữa cứng và mềm , mạnh và yếu . Hai chữ Cương , Nhu còn gián tiếp chỉ những trạng thái , hình ảnh tương phản như lớn và nhỏ , cao và thấp , nhanh và chậm, động và tỉnh , sáng và tối , nóng và lạnh , âm và dương .... các bậc thầy của các môn võ thuật cũng đã tận dụng sự xung khắc,sự tương tranh giữa 2 đặc tính Cương Nhu mà phối hợp vào các đòn thế trong võ thuật .

- Phái Cương quan niệm Cương thắng Nhu ( bão làm nhà cửa , cây cối sập đổ , lũ làm vỡ đê..Trong xã hội thì mạnh được yếu thua ....) nên đã chủ trương lấy sự nhanh nhẹn , mạnh mẽ , cứng rắn ,chủ động làm căn bản trong các đòn thế .để biểu hiện sự dũng mãnh , cương quyết trong các thế võ .

- Phái Nhu thì ngược lại, họ đã quan niệm dùng Nhu thắng Cương ( nước chảy đá mòn, ứng dụng đòn bẩy trong đời sống, lợi dụng sức mạnh của đối phương để phản đòn , dùng hình ảnh cây liễu mềm nhưng dẽo dai, tồn tại sau cơn bão ...) Nên phái Nhu đã dùng sự bền bỉ , dẽo dai để làm nền tảng trong các đòn thế để chế ngự và phản đòn lại đối phương .

Tuỳ theo cách nhìn và sự nhận định về cương nhu trong võ thuật mà mỗi võ phái chủ trương xây dưng cho riêng môn phái của mình các đặc tính và sắc thái riêng .

Cương biểu thị như một lực bộc phá để gây thành quả .
Nhu biểu thị như một lực tiễm ẩn để phản hồi .

Riêng môn võ Vovinam thì áp dụng cả hai Cương Nhu phối hợp giữa sự tấn công và phản đòn , giữa sự động và tịnh . Dung hoà giữa sự cứng và mềm trong các đòn thế. Vì võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc đã quan niệm trong võ thuật nếu chỉ Cương mà không có nhu sẽ thiếu linh hoạt , biến hoá . đôi lúc cứng ngắc giảm đi sự tiến bộ của võ thuật . trái lại nếu chỉ có Nhu mà không có cương sẽ mất hiệu lực tối đa vì nhu chỉ có thể hoá giải chứ không khắc chế , chỉ thụ động mà không tích cực, sẽ mất đi sự hùng khí của đức dũng. Các đòn thế trong môn võ Vovinam vừa đủ mạnh , chính xác mà cũng vừa gọn, lẹ, phản hồi đúng với ý nghĩa " Cương nhu phối triển " và hơp với bản chất của người môn sinh Vovinam mang " bàn tay thép đặt lên trái tim từ ái ".

Môn Sinh Khoa Hoàng
(Vovinam San Jose)