Văn tiễn biệt Thầy!

Thầy ơi!

Đây! Hai tiếng gọi chân tình.
Kính dâng lần cuối, muôn trùng cách xa!
Từ đây bóng xế, non tà.
Thầy vui tiên cảnh, Trò xa xót lòng!
....

Thầy ơi!

Những mong, kết Tấn, xe Tần!
Dâng Thầy lẽ sống, muôn lòng chung vui.
Thầy đi, Trò phải ngậm ngùi!
Ngăn sông, cách chợ... Ai người đợi mong?!

Đạo cao, chí cả lưu danh thuở.
Nghĩa nặng, tình thâm thấu đất trời
.

Biết sức khoẻ Thầy ngày càng yếu dần, tôi cố gắng ngồi viết nốt những dòng chữ cuối cho bài Hành Trình VoViNam Việt Võ Đạo IV với chủ đề „Anh Hùng Ngày Mai“ một thời đã được khởi xướng trong những thập niên 60, 70 với hy vọng sẽ giải toả được một phần nào chút nổi niềm u uất của người... Nhưng bài viết chưa xong thì đã nghe tin Thầy không còn nữa... vũ trụ quay cuồng... không gian ngưng đọng... thời gian ngừng trôi... cỏi lòng tan nát... hiu quạnh bao trùm...
Thầy ơi!

Cả trời tâm sự chưa vơi!
Thầy đi, bỏ lại mãnh đời chơ vơ?!?
Giữa cơn quốc biến, môn suy!
Thầy đi, Trò biết giải bày cùng ai?!

Mãi đến thời gian sau nầy tôi mới hiểu được chút ít tâm trạng qua những lời gửi nhắn của người và bắt đầu tập tành viết để có thể thay người diễn đạt ra những suy tư đó với hy vọng sẽ có người đồng cảm với mình cùng nhau góp tay thực hiện những gì còn là hoài bảo chưa đạt được của người do hoàn cảnh đem lại... Đơn côi, lặng lẻ trong căn phòng trống vắng... „ Họ chặt tay, chặt chân Thầy... bây giờ muốn làm gì cũng không được... chỉ còn trông chờ vào các con mà thôi...“ Thầy thường hay tâm sự như thế... „ Các con ở ngoài muốn làm gì thì làm... phản lại Thầy cũng được nhưng đừng phụ lòng môn phái và dân tộc...“ Ôi! Còn cảnh khổ tâm nào hơn... Có miệng mà không nói được; Có hoài bảo, chí hướng mà không được phát huy; Học trò thì ở tứ phương, vì nghịch cảnh mỗi người một tâm hướng... biết tin ai, bỏ ai... Không biết trong 13 năm lao tù Thầy đã phải hứng chịu bao cảnh đoạn trường, phải, quấy, đúng, sai, thành, bại, còn hay mất... Thế mà rất ít khi nghe Thầy nhắc đến... Trở về bị „cô lập“ trên căn phòng gác trọ... Thầy vẫn:

Vẫn thương, vẫn đợi, vẫn chờ.
Cơ trời hợp lẽ, cơ đồ dựng xây!
Hay là
Bao năm quạnh quẽ đợi chờ.
Quần anh hội tụ, cơ thời mở ra!

Thế rồi cơ trời cũng không đến và nhân tài cũng không lộ diện... Đúng là cảnh: Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời... để ngày nay ôm cả tâm sự nỗi niềm, Thầy đã ra đi vĩnh viễn, để lại sau lưng tất cả nỗi buồn lo...
Thầy đi yên phận đã đành... chỉ thương cho người ở lại, có biết thương Thầy nối tiếp cuộc hành trình nầy hay không?!

• Thầy thương trò đã một đời cống hiến cho môn phái... không biết rồi đây trò có thương Thầy để tiếp tục cống hiến như thế nữa hay không?!
• Và ai sẽ là người hiểu Thầy để xây dựng lại thế thái nhân tình, trong ấm ngoài êm của một thuở thanh bình xưa cũ!

Chỉ biết rằng môn phái từ đây sẽ thiếu mất đi một nhân dáng siêu phàm, một người Thầy khả kính và đáng yêu... Môn đồ sẽ mất đi một điểm tựa để quay về và những lời vàng ngọc khuyên bảo... yêu thương, gắn bó, đùm bọc, chở che, bao dung và tha thứ... để vào đời cho một người Việt Võ Sĩ Đạo làm hành trang trong cuộc sống... Sống, Sống cho người khác và để cho người khác sống... sẽ không còn nữa!

Thầy sống độc thân một đời tận tụy cho lý tưởng, không gia đình, không vợ con, không bị ràng buộc... Do đó „ Tay chân Thầy bị họ chặt nhưng tóc Thầy vẫn chưa bị họ nắm...“ Lúc hưng khởi Thầy thường hay nói thế... Không biết hàng ngũ sau nầy có được „tự do“ như thế không?!?

Cũng vì lẽ đó thay cho những lời phân ưu tôi chỉ có ít dòng gửi đến Thầy như một lời chia sẽ cho sự mất mát chung trong một Đại Gia Đình với một điều tâm nguyện:

Trùng hưng, quang phục đạo nhà.
Xiễn dương dân Việt, chan hoà thế nhân!

Hy vọng rằng tất cả môn đồ VoViNam Việt Võ Đạo sẽ cùng chắp tay nối kết để thực hiện cho bằng được di chúc trên của người để Thầy an lòng sớm được tiêu diêu nơi cỏi vĩnh hằng.

Trên một bức tường cũ kỹ của một đấu trường cổ ở La Mã, người ta đã đọc được những dòng chữ sau:

• Những con người chiến đấu trên „đấu trường“ với khuôn mặt đầy ý chí, thấm đẫm bụi bậm, mồ hôi, máu và nước mắt – Họ luôn được tung hô và ngưỡng mộ bởi chiến đấu dũng cảm, không lùi bước trước hiểm nguy, vượt qua nỗi sợ hãi và đớn đau của bản thân. Họ hiểu rõ chỉ có Chiến Thắng mới là Thuốc cho những đau thương khóc liệt mà họ phải nếm chịu.

• Họ vĩ đại bởi bản lĩnh vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, biết thay đổi tình thế, dám đương đầu với thách thức, can đảm quên mình vì một Viễn Cảnh tươi đẹp, đó chính là đẳng cấp, uy lực để thắp lên khát vọng Sống.

• Hãy chứng kiến Niềm Vui của mọi người trào dâng trong vinh quang chiến thắng – đó là minh chứng cho Hạnh Phúc của Người được tôn vinh, tất cả đều biết rằng họ đã vượt qua xứng đáng rất nhiều lần thất bại.

• Song, lỡ trong lần cuối cùng họ có thể sẽ ngã xuống dưới mũi gươm trong một trận chiến khác, nhưng họ đã dựng nên Một Tượng Đài – Dũng Sĩ Chân Chính - .

Hôm nay đây người dũng sĩ chân chính đó đã dựng nên một tượng đài bằng chính đẳng cấp và uy lực của chính mình và đã lưu lại một tấm gương sáng cho hậu thế!

Viết để tiễn đưa Thầy, viết để thay cho những dòng nước mắt đã cạn khô vì dân tộc, giống nòi!

Hải ngoại trời Âu , ngày 28 tháng 9 năm 2010
Môn Sinh Trung Trường