Trích Nguyên văn bởi shotokankarate View Post
Sử dụng lời nói thuần phục người khác đó chưa phải gọi là võ đức :D
Việc này ai ai cũng đều có thể làm được nói biết cách ăn nói.
Có những hạng người mà dù nghe được những lời hay,có lý vẫn không phục đó là loại người lỗ mãng, ưa dùng tay chân. Sở dĩ có câu: Văn không võ là văn nhược, người hay chữ cũng có lúc chịu lép vế trước bọn lỗ mãng . Xã hội Việt nam hiện nay đầy rẫy loại người này, giới báo chí cũng tốn không biết bao nhiêu giấy mực để nói về bọn du côn vô cớ đánh, giết người.

Ngay cả thầy Khổng Tử là bậc đại học giả, mỗi lời thốt ra là 1 chữ hay, nhưng cũng nhún nhường : Ta có thể tùy theo tính người mà dạy nhưng duy chỉ sợ nhất 1 loại người, đó là loại người biếng nhác ( câu viết này chỉ mang đại ý chứ không đúng từng lời của thầy Khổng).

Vì vậy biết cách ăn nói chưa chắc đã có thể thuần phục người khác. Mỗi cá nhân phải tự biết kiện toàn 2 chữ tâm,thân của mình cũng như 1 quốc gia muốn yên ổn phát triển phải đảm bảo về quân sự và giáo dục trí thức.

****************

Riêng về chữ Nhẫn.

Nhẫn phải chăng là phương thuốc đắng nhưng dã tật ? Đối diện 1 vấn đề làm lòng ta hoang mang, tâm tính phút chốc dao động mà mất đi bình tĩnh thì chữ Nhẫn phải chăng muốn nhắc nhở ta hãy bình tâm, dùng ý mà đưa tâm trở về trạng thái quân bình, "vô ngã" ?. Tâm bình thản để ý được sáng suốt mà giải quyết vấn đề.

Nhắn nhỏ : Viết lên một tờ giấy chữ Nhẫn rồi lúc nào cảm thấy bất lực, mất đi sự bình tâm trước 1 vấn đề thì lấy ra xem,biết đâu sẽ hiểu được 1 điều gì đó

Có 1 câu rất hay nói về chữ Nhẫn :

Nhẫn 1 lúc sóng yên bể lặng,
Lùi 1 bước biển rộng trời cao
.