BIẾT CHỜ ĐỢI VÀ BIẾT ĐỂ DÀNH


Mỗi ngày mưa, mỗi ngày bụi, những sớm, những chiều kẹt xe ở Hà Nội, Sài Gòn, ai trong chúng ta không thoáng nghĩ đến câu hỏi :”Khi nào có tàu siêu tốc.? Khi nào có tàu điện ngầm.?”. Có người nói chục năm nữa. Người khác nói đâu có, chắc đời mình không được hưởng. Có người bảo nay mai, tàu Ta còn hiện đại hơn tàu Nhật, tàu Đức nhiều lần.

Nhớ có lần, tôi được xem 1 bộ phim tài liệu, kể về những kĩ sư Nhật nghiên cứu chế tạo tàu siêu tốc. Phim đen trắng, tôi không còn nhớ đầy đủ. Nhưng thật khó quên chi tiết mấy anh kĩ sư rắn chắc đi trong mùa Đông lạnh buốt, cần mẫn và kỉ luật như đàn ong. Chắt chiu từng chút năng lượng và tư duy. Họ làm đi rồi làm lại. Chỉ còn mỗi hiện tượng đuôi cá (đuôi tàu lắc lư như cá bơi khi vận tốc tàu tăng lên ), mà nhẫn nại tìm cách khắc phục mất hàng năm trời.

Bạn nào xem báo, chắc đọc thấy nước ta có thể cạn nguồn than đá năm 2020,. Mà đâu đợi đến đó, từ năm 2013, có thể chúng ta sẽ phải nhập khẩu than với giá chừng 100 đôla mỗi tấn, so với giá xuất khẩu chừng vài chục đôla 1 tấn hiện nay. Quê hương ta có nhiều khoáng sản, có than, có dầu. Nhưng ngoảnh đi ngoảnh lại, chúng sẽ sớm cạn kiệt. Ngay cả sức nước (của các con sông) cũng cạn kiệt dần. Tài nguyên vật chất là có hạn. Chỉ quốc gia nào biết sử dụng không ngoan, nó mới thật sự là đòn bẩy cho phát triiển.

Biết để dành là biểu hiện tinh thần cần kiệm và óc khôn ngoan. Với quốc gia cần kiệm và óc khôn ngoan trong sử dụng tài nguyên. Với con người khi đang tuổi lớn, là không ngoan để dành năng lượng để làm những điều có ích. Tăng trưởng chỉ dựa trên tiêu tốc nhiều tài nguyên là không bền vững và thiếu trách nhiệm với tương lai. Còn tiêu hao năng lượng vô nghĩa lại khiến mình già đi mà không lớn lên. Vì tài nguyên trí tuệ trong em là vô biên, nhưng nếu chỉ đc một cơ thể yếu ớt già nua gánh gồng, thì liệu tài nguyên đó có còn trở thành đòn bẩy? Những kĩ sư Nhật nghiên cứu chế tạo tàu Shinkansen của Nhật năm ấy, là những cổ máy bền bỉ, được đốt bằng dòng dầu tinh thần tự cường, và được trí tuệ sáng láng soi đường. Em biết rõ là Việt Nam ta đang rất cần những con người giống như vậy biết bao.

Người Nhật cần 82 năm để xây dựng hệ thống tàu điện ngầm ở Tokyo. Mất 42 năm cho hệ thống đường bộ cao cấp. Mất 45 năm cho hệ thống tàu siêu tốc Shinkansen. Nếu xem phim, thấy cảnh những kĩ sư trẻ phong phanh áo vải, nép vào nhau tránh gió lạnh đi từ chỗ trọ đến phòng thí nghiệm, em sẽ “biết chờ đợi” là một phẩm chất vô cùng quan trọng với mỗi người cũng như cả dân tộc.

Có thể có ai đó nói sống là không chờ đợi. Nhưng em, cũng chính là của để dành của đất nước này, hãy biết chắt chiu, dành dụm và hãy là người biết chờ đợi. Dành dụm cho những gì mình chờ đợi.!


HHT. 829.!