kết quả từ 1 tới 10 trên 29

Threaded View

  1. #27
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia lai - Sài gòn
    Tuổi
    33
    Bài gởi
    258
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts

    Mellow Chút suy nghĩ về " Văn võ song toàn"

    Chút suy nghĩ về " Văn võ song toàn"

    I. Thế nào là văn,võ ?

    Văn : Chỉ những tri thức chung về những lĩnh vực kiến thức trong đời sống mà con người nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng trong đời sống. Kiến thức thì vô tận, có thể kể tên 1 số lĩnh vực kiến thức như :Y học, Giáo dục, Toán Học, Lý, hóa, Ngoại ngữ, Triết học,...

    Võ : Chỉ những kinh nghiệm về phương thức chiến đấu mà con người qua quá trình lao động với bề dày lịch sử lâu dài đã đúc kết được. Cụ thể là qua chiến đấu sinh tồn với loài thú dữ mà học hỏi được kỹ năng chiến đấu của thú vật rồi từ đấy chắt lọc, sáng tạo những đòn thế hợp với tứ chi và các bộ phận khác của người để luyện lập. Lâu dần từ đòn thế mà nâng cấp lên thành hệ thống, thành kỹ thuật, rồi thành các bài quyền, liên hoàn quyền cước.

    Cùng với sự phát triển của văn:

    Ngôn ngữ của con người qua quá trình lao động cần thiết sự giao tiếp giữa người và người mà phát triển.Ban đầu từ những ký hiệu, ám hiệu, sau tiếng nói được hình thành, lời lẽ được chau chuốt mà hình thành nên sự gắn kết chặt chẽ giữa võ và văn. Văn tự xuất hiện làm giảm bớt sự khó khăn trong tìm hiểu, học võ. Bài quyền có khẩu quyết dễ tập luyện, từ suy ngẫm và kinh nghiệm người xưa để lại nhiều câu nói nổi tiếng giúp ích cho việc tập luyện.

    Thí dụ:
    Bài quyền Long Hổ của Vovinam có khẩu quyết:
    “Long môn ngư vượt thủy
    Hổ khẩu viên thượng phi
    Long hổ phong vân hội
    Hổ long đồng xuất vũ
    Hồi đầu long hổ tụ ”

    Những câu nói đúc kết kinh nghiệm lao động, luyện lập mà người xưa để lại như :

    "Chịu 9 cú đấm không bằng một chỏ", "mồ hôi đổ hôm nay, để máu không đổ ngày mai",...

    Lý Tiểu Long có câu nói, đại ý : Tôi không sợ người biết 1000 đòn, chỉ sợ người luyện 1 đòn đến 1000 lần.

    Người Hoa cũng có câu : Một ngày chưa đánh 1000 quyền thì chưa gọi là luyện công phu.

    Hay câu nói "Lực bất đả quyền, quyền bất đả công, luyện quyền bất luyện công, đáo lão nhất trường không" , ý nghĩa của câu nói này như một quy luật trường tồn trong võ học rằng : Người chỉ có sức vóc không thể thắng được người luyện võ, nhưng người luyện võ mà không chú trọng đến công phu thì không thể thắng được người có khổ luyện công phu, mặc khác hai câu cuối còn điểm chỉ người tập võ nhưng không khổ luyện công phu thì về già chỉ còn con số "0", tức sẽ không có khả năng thực hiện kỹ thuật chiến đấu hiệu quả được nữa.

    II. Thế nào là người giỏi văn, người giỏi võ ?

    Người giỏi văn: Phải là người đem lại những thành tựu trong cuộc sống, cống hiến cho xã hội, cho nhân loại bằng tài học vấn của mình. Học thức ở đây khổng phải chỉ thu lượm được từ nhà trường mà có thể tự học, bằng kinh nghiệm sống của mình. Những người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội, nhân loại có thể kể tên như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du..,…

    Người giỏi võ : Là người đạt đến một trình độ võ công nhất định và có khả năng đem tài võ của mình ra ứng biến với cuộc sống. Biết rằng học võ để tự vệ đã khó nhưng người giỏi võ còn phải biết phấn đấu tập luyện, để dùng võ cứu người, bênh vực cho lẽ phải. Một số gương tiêu biểu như : Cố võ sư Nguyển Lộc, chưởng môn Lê Sáng, hoặc diễn viên điện ảnh võ thuật nổi tiếng Lý Tiểu Long ( võ sư họ Lý còn rất giỏi Triết học, từng được một trường Đại Học danh tiếng ở Mỹ mời giảng triết),…

    III.Thế nào là người văn võ song toàn ?

    Là người hội đủ cả 2 yếu tố : Giỏi võ lẫn giỏi văn ở trên. Nhưng trước hết phải hiểu mối tương quan của văn và võ như thế nào ?

    Từng có câu : “Văn không võ, văn thành nhu nhược. Võ không văn , võ hóa bạo tàn.” . Câu nói này hàm nghĩa là người giỏi văn nhưng khi đối mặt với những kẻ không biết điều, lời lẽ đúng sai chúng không màng đến mà muốn dùng võ lực để giải quyết thì vì không có bản lĩnh võ công mà không thể khuất phục được chúng. Đôi khi giữa đường gặp chuyện bất bình cần kíp đến võ thuật để trấn áp răn đe, thân là nam nhi nhưng lại không có bản lĩnh nên đành chỉ biết đứng nhìn, hoặc chính mình chịu hậu quả đánh tiếc xảy ra. Ngược lại người học võ nhưng hiểu biết nông cạn, dễ sinh tính khí nông nổi đâm ra cậy võ mà bất chấp lý lẽ đúng sai, dễ bị những dục vọng tầm thường, vị kỷ làm tha hóa nhân cách rồi từ đó trở thành phần tử xấu, vô ích cho xã hội.

    Suy ra vậy thì một người nếu giỏi văn thì cũng nên quan tâm đến võ để hoàn thiện, đảm bảo cho mục đích sống của mình, để có lúc không phải hối tiếc.Còn đối với người học võ thì trau dồi đức hạnh là điều tất yếu phải làm, nhưng bên cạnh đó còn nên tìm hiểu về kiến thức văn hóa để bổ sung khiếm khuyết bản thân mình, đầu óc không u mê, không dễ bị lừa gạt, và bắt kịp với xã hội hiện đại đang ngày càng phát triển.


    Xin được kể tên mốt số nhân vật tiêu biểu của Việt Nam sau đây, có thể gọi là văn võ song toàn :

    *. Đại danh tướng Lý Thường Kiệt:

    Ông được lịch sử ghi nhận là anh hùng kiệt xuất, một con người hiến dâng cả tâm hồn sức lực cho sự nghiệp độc lập của Tổ quốc ở buổi đầu thời tự chủ. Tài năng quân sự kiệt xuất của ông làm kẻ thù khiếp phục. Đồng thời ông cũng để lại một bài thơ nổi tiếng mà về sau chúng ta vẫn xem là bài “ tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của nước ta : Nam quốc sơn hà.

    *. Nhân vật hư cấu của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu: Lục Vân Tiên là một chàng trai vừa giỏi văn vừa giỏi võ.. Khi được hỏi về năng lực của mình, Lục Vân Tiên khiêm tốn tự nhận mình không bằng người xưa, nhưng cũng không thua kém gì sĩ tử đương đại. Về học vấn chàng thi đỗ Trạng nguyên, về võ thuât thì Lục nổi tiếng từng một mình một thân ra tay đánh bọn hiếp người cô thế, cứu người con gái là Kiều Nguyệt Nga.


    Những điều đã nói trên cũng gần như hội đủ điều tôi suy tư về một con người gọi là : Văn võ song toàn.

    Người văn võ song toàn trước hết phải thấm nhuần chữ “Đạo”. Đạo, tức hướng tâm mình về thiện, về chính nghĩa và về những chuẩn mực bình dị trong cuộc sống. Giỏi văn nhưng không văn chương thái quá, giỏi võ nhưng không dùng võ để ứng biến với sự việc. Trong văn phải có võ, tức kiến thức am hiểu sâu rộng cộng với sự tự tin, hay bản lĩnh do rèn luyện mà có được thì lời nói mới đanh thép, mới thuyết phục được lòng người. Trong võ có văn, tức học võ nhưng lại tự mình phải biết xa rời võ, bởi lẽ bản chất của võ thuật là chiến đấu, nếu xảy ra mâu thuẫn thì biết ứng xử khéo léo, bằng lời nói mà hóa giải mâu thuẫn,làm sao để chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không và hiểu rằng trường hợp bất đắc dĩ như nguy hại đến tính mạng mới phải dùng đến võ.

    Ngoài ra người văn võ song toàn còn phải là người mang trong mình hoài bão lớn để dốc sức mình cống hiến cho xã hội trên cả 2 phương diện : Văn và Võ.

    Huỳnh Võ Hoàng Thiếu.
    CLB VVN ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM
    thay đổi nội dung bởi: FeelJo, 12-14-2009 lúc 01:48 AM
    Tầm nhìn mới...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts