Tôi biết võ sư Hoàng Thanh Phong trong một lần tác nghiệp tại SEA Games 22 được tổ chức tại Hà Đông. Khi đó, anh làm công tác trọng tài của giải Vật tại Đại hội, đồng thời cũng là Chủ nhiệm của CLB võ đường Thanh Phong do anh sáng lập và duy trì hoạt động đã được 18 năm.

Thời khắc ngắn ngủi không đủ để anh bày tỏ hết những gì mà võ đường Thanh Phong đạt được trong một chặng đường gian khó, trong đôi mắt luôn tìm đường quyền rẽ vào cuộc sống với giá trị “ Chân- Thiện- Mỹ” đã ánh lên niềm tự hào, bởi những nỗ lực của võ đường Thanh Phong với sự phát triển của phong trào võ thuật cổ truyền trong học đường. 24 năm hoạt động, ở tuổi ngoại tứ tuần, võ sư Thanh Phong cùng các môn sinh của mình thêm tràn ngập sức bật, cùng khát vọng xây dựng phong trào võ thuật cổ truyền vững mạnh trong học đường…
Ham học hỏi và truyền thụ những tinh hoa từ các môn phái


Võ sư Thanh Phong (phải) và võ sư Lê Ngọc Minh (thứ 2 từ phải vào) - Nguyên trưởng bộ môn võ vật Tổng cục TDTT
Bước vào tuổi niên thiếu, Hoàng Thanh Phong đã đam mê học võ, anh đến với nhiều CLB võ thuật mà chủ yếu là các môn phái dòng Thiếu Lâm như: Thiếu lâm Hồng Gia, Thiếu lâm Vĩnh Xuân, Thiếu lâm Sơn Đông… Con đường võ nghiệp từ thuở ấy quả thực gian khó, bởi những môn phái anh theo học chủ yếu là “ Võ Tàu” với không ít những định kiến khắt khe của xã hội. Song với tình yêu với võ thuật, Hoàng Thanh Phong đã kiên trì, sớm ý thức thụ giáo những tinh hoa, sở trường của từng môn phái để làm “ vốn” của riêng mình. Không dừng lại ở những môn phái thuộc dòng võ Thiếu lâm, Hoàng Thanh Phong cũng là người đam mê tập luyện môn Vật và võ thuật cổ truyền dân tộc như: Vovinam, cùng các môn võ hiện đại như: Pencak Silat, Karatedo… Thậm chí, anh còn học cả môn Vật. Nhiều năm khổ luyện với võ thuật để đổi lấy cái “ song toàn”, anh luôn tự hào và cảm ơn các bậc thầy đã vun đắp cho anh một kho tàng tinh hoa võ thuật. Những võ sư được kể đến là: Cố lão võ sư Tô Tử Quang- Trưởng môn phái Thiếu lâm Hồng Gia, cố lão võ sư Nguyễn Thế Xương ( môn phái Thiếu Lâm Bắc), võ sư Trịnh Quốc Định ( môn phái Thiếu lâm Vĩnh Xuân), võ sư Lê Công ( HLV trưởng đội tuyển Karatedo Quốc gia), võ sư Lê Ngọc Minh - Nguyên Trưởng bộ môn Võ, Vật (Tổng cục TDTT)… Họ luôn ở trong trái tim của một võ sư giàu tình nghĩa.
21 tuổi anh bắt đầu tham gia dạy võ tại một số trường học. Nơi đầu tiên anh đến và cũng là nơi anh thắp sáng niềm tin trên đường võ nghiệp, đó là CLB ngành Giáo dục Hà Nội ( 23 phố Quang Trung). Nét đặc trưng mà võ đường Thanh Phong chính là phát huy những sở trường, khắc chế sở đoản của từng môn phái. Những bài võ anh truyền lại cho những môn sinh có sự giao thoa giữa các môn phái mà anh được học, nhưng nổi bật vẫn là nền võ học cổ truyền dân tộc, cùng võ thuật hiện đại, điển hình là Pencak Silat. Đầu thập niên 90, võ sư Hoàng Thanh Phong từng tham gia thi đấu cùng các võ đường tiêu biểu của HàNội như: Võ đường Đoàn Long, Hưng Hiệp, HuyĐôngNgọc Quang, Huy Hùng, Hồng Quân, Thanh Lê… Lúc này, võ đường của anh mang tên “ Võ đường Thanh Phong- Võ cổ truyền- Pencak Silat”, trụ sở tại 20 phố Gầm Cầu ( Phường Đồng Xuân- Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội). Năm 2007, được sự giúp đỡ của ngành thể thao Công an, anh được tham dự Đại hội Liên đoàn võ thuật cổ truyền toàn quốc. Võ đường Thanh Phong đã trở thành một trong những võ đường cung cấp nhiều VĐV võ thuật cho Hà Nội, đặc biệt là các VĐV môn Pencak Silat. Tại các giải Pencak Silat của T.P Hà Nội cũng như Giải quốc gia như: Cúp Liên đoàn Pencak Silat Hà Nội, Giải trẻ, Giải vô địch toàn quốc… các VĐV của võ đường Thanh Phong đều giành thành tích xuất sắc. Trong đó, tại giải trẻ (1993), những VĐV của võ sư Thanh Phong giành được 7 HCV- 1 HCB- 2 HCĐ.

Các võ sinh biểu diễn tại "Ngày chạy Olympic"
Có lẽ, những thành tích mà võ sư Thanh Phong dày công vun đắp đã khiến anh không thể từ chối trách nhiệm làm huấn luyện phó cho đội tuyển Pencak Silat Hà Nội. Không phụ niềm tin và sự mong đợi của mọi người, với sự huấn luyện bài bản, hiệu quả, đội tuyển Pencak Silat Hà Nội đã liên tục giành giải Nhất trong hệ thống thi đấu quốc gia. Và rồi, anh được Tổng cục TDTT giao nhiệm vụ làm HLV trưởng cho đội tuyển Pencak Silat quốc gia. Năm 1995, võ sư Thanh Phong cùng 12 VĐV đội tuyển Pencak Silat quốc gia, trong đó có tới một nửa số VĐV là của Hà Nội làm nòng cốt lên đường tham dự SEA Games 18, tại Chiềng Mai – Thái Lan. Lần tham dự này, các VĐV đã giành 3 HCB- 4 HCĐ, đóng góp vào thành tích chung cho đoàn TTVN trên đấu trường khu vực Đông Nam á. Trở về với thành tích xen lẫn niềm vui, chưa được bao lâu, do những hoàn cảnh khách quan, võ sư Thanh Phong “chia tay” với thể thao thành tích cao và hướng vào phong trào thể thao quần chúng, nhất là bồi dưỡng võ thuật cho thế hệ trẻ nhằm giúp họ thể lực và nâng cao bản lĩnh trong cuộc sống.

Sống mãi cùng “ Võ Đức- Võ Đạo”, với phong trào võ thuật học đườngỞvõ sư Thanh Phong, yêu và gắn bó với võ thuật bao nhiêu, anh lại càng nặng lòng với nó bấy nhiêu. Dù ở chỗ này hay chỗ khác, anh luôn trăn trở, ý thức phải xây dựng và phát triển nó trở thành phong trào sâu, rộng. Khởi nghiệp võ thuật trong cuộc đời anh bắt đầu từ môi trường học đường, rồi cũng như “duyên phận”, anh quay lại với phong trào võ thuật học đường như một phần tất yếu. Võ đường Thanh Phong hoạt động được dựa trên những nguyên tắc của “ Võ Đức” và “ Võ Đạo”. Vì mục tiêu của võ thuật không chỉ với ý nghĩa rèn luyện, nâng cao sức khoẻ, nó còn là môi trường để rèn luyện, trau dồi, nâng cao phẩm chất đạo đức của con người với 6 điều tôn chỉ: Tôn sư trọng đạo; Nhân ái đoàn kết; Giữ gìn kỷ luật; Không khen mình chê người; Không thắng kiêu bại nản; Không sinh tâm đạo tặc.



Các võ sinh biểu diễn "Rồng bay Thăng Long" tại Hồ Hoàn Kiếm

Ngày trở lại, với võ sư Thanh Phong là những giờ lên lớp huấn luyện võ thuật cổ truyền dân tộc tại Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng ( đây cũng là nơi anh được kết nạp Đảng), Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Võ đường Thanh Phong hoạt động được dựa trên những nguyên tắc của “ Võ Đức” và “ Võ Đạo”. Những hiệu quả trong phong trào võ thuật cổ tryền tại các trường học là điều các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh dễ nhận thấy . Với những tôn chỉ của võ đường, cùng sự dìu dắt của các võ sư, một số học sinh “cá biệt” khi tham gia luyện tập võ đã chuyển biến hơn hẳn về phẩm chất đạo đức cũng như việc học tập, tự tin trong cuộc sống.




Kỷ lục gia Hoàng Gia Khoa kéo xe ô tô bằng cổ, trọng lượng 2,2 tấn

Mô hình xây dựng CLB võ thuật trong các trường học của Võ đường Thanh Phong được nhân rộng trong trườnghọc các cấp, từ nội thành cho đến vùng ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1997 đến nay, Võ đường Thanh Phong cùng sự giảng dạy của võ sư Thanh Phong và những HLV Nguyễn Anh Nhật, NguyễnThế Quang, Vũ Văn Tác… đã thu hút, huấn luyện võ thuật cổ truyền cho hàng nghìn môn sinh từ học sinh mầm non đến học sinh THCS, THPT, sinh viên các Trường Học viện an ninh, Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn ( thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm thuộc các tỉnh: Quảng Ninh, Phú Thọ, Quảng Bình, lực lượng kiểm lâm các vườn quốc gia: Na Hang ( Tuyên Quang), Pù Luông ( Thanh Hoá), Pù Mát ( Nghệ An)… ở Hà Nội, võ đường Thanh Phong đã và đang duy trì được gần 20 CLB tại các điểm như: Trung tâm TDTT Quận Ba Đình, Trung tâm TDTT Quận Long Biên, Trường Thể thao Thiếu niên 10- 10, CLB võ thuật xã Tân Triều, CLB võ thuật phường Mai Động, Trường THPT Trần Phú, THPT Việt- Đức, Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực, Khương Thượng, Đại Yên, Chương Dương, Ba Đình, Trường mầm non thực hành Linh Đàm, CLB võ thuật Nhà văn hoá Nghĩa Tân, Nhà hát quân đội…v.v.

Ngày nghỉ hè đối với các em học sinh thật vui, khoẻ. Khi kết thúc khoá học hè, võ sư Thanh Phong đều tổ chức lên đai cho các võ sinh. Điều này có ý nghĩa khuyến khích các em học sinh bước vào năm học mới với tinh thần thoải mái. Võ sư Thanh Phong cũng tích cực phối hợp cùng Hội người Cao tuổi Hà Nội đưa võ thuật cổ truyền dân tộc đến với Người cao tuổi ở một số Quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Quận Thanh Xuân… Hiện nay, võ sư Hoàng Thanh Phong đã có trong tay “ Tài liệu huấn luyện võ thuật” do anh biên soạn, được Cục bản quyền tác giả ( Bộ Văn hoá- Thểthao và Du lịch) chứng nhận, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào giảng dạy cho lực lượng kiểm lâm toàn quốc, nội dung mang tính chiến đấu cao. Võ sư Thanh Phong được Tổng cục TDTT, Cục kiểm lâm, Hiệp hội UNESCO Việt Nam, Tổng cục TDTT… tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong công tác bảo tồn và phổ biến võ học Phương Đông, góp phần nâng cao sức khoẻ cộng đồng, gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc cũng như đóng góp VĐV, giành thành tích thể thao cho Hà Nội và TTVN.

Và niềm tự hào dân tộc trên trường quốc tế

Đối với võ sư Thanh Phong, làm phong trào võ thuật học đường anh được niềm vui, làm đỉnh cao gắn với trách nhiệm và vinh quang, niềm tự hào dân tộc. Niềm mong ước của võ sư cấp 18 này - cấp cao nhất trong quy định chuyên môn của Võ thuật cổ truyền Việt Nam ít nhiều đã làm anh hài lòng. Ngoài những nội dung phổ thông được dạy trong học đường, võ đường còn có những buổi luyện tập công phu thể hiện tinh thần thượng võ dân tộc. Những võ sinh trải qua quá trình luyện lâu dài khoảng 2- 3 năm trở lên, chuyện: Đập gạch trên bụng, nằm trên đống thuỷ tinh lởm chởm sắc nhọn rồi gồng bụng để cho chiếc xe phi ngang qua tấm ván, dùng cổ làm cong thanh sắt nhọn, dùng răng nâng người, kéo ô tô, dùng tay chém ngói, nhai thuỷ tinh rồi nuốt… cũng là chuyện bình thường như “cơm bữa”.



Võ sư Thanh Phong và Nguyễn Anh Nhật biểu diễn "Tuần văn hóa Việt Nam", tại Malaysia - 2008
Võ sư Hoàng Thanh Phong đã đào tạo được người cháu ruột của mình là: Hoàng Gia Khoa ( 10 tuổi) lập kỷ lục Guiness- dùng cổ kéo ô tô 2, 2 tấn đi xa 143 m tại vườn hoa Bách Thảo ( 2007). Hiện nay, kỷ lục này vẫn được Hoàng Gia Khoa giữ nguyên. Những buổi biểu diễn võ thuật như thế này luôn diễn ra ở các trường học, những sự kiện thể thao lớn của Thủ đô. Với những đặc trưng này, Võ sư Thanh Phong và HLV Nguyễn Anh Nhật vinh dự được Bộ VH- TT- DL cử tham gia biểu diễn võ thuật cổ truyền, tại Lễ hội “ Những ngày văn hoá Việt Nam tại Malaysia”, diễn ra từ ngày 25- 4 đến ngày 4- 5- 2008. Những bài biểu diễn võ thuật nhịp nhàng, nhưng đã toát lên tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam, được bè bạn quốc tế đánh giá cao về giá trị lưu giữ và phát huy nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt cho hôm nay và mai sau. Với Võ sư Hoàng Thanh Phong, như thế đã là đủ!