kết quả từ 1 tới 10 trên 17

Threaded View

  1. #5
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Bài gởi
    290
    Thanks
    1
    Thanked 10 Times in 10 Posts

    Default

    5. Ý Nghĩa điều tâm niệm số 5

    - Việt Võ Ðạo Sinh Tôn Trọng Các Võ Phái Khác, Chỉ Dùng Võ Ðể Tự Vệ Và Binh Vực Lẽ Phải.

    Ðiều thứ năm nói về ý thức dụng võ của Việt Võ Đạo Sinh, người Việt Võ Đạo Sinh luôn luôn tôn trọng các võ phái khác. Việt Võ Đạo Sinh chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.

    1. Tôn Trọng các võ phái khác :

    Mỗi võ phái đều có cái hay, cái đặc thù riêng của võ phái đó, cũng cùng một cú đấm hay một cú đá mà mỗi một người tung đòn có sức nhanh, sức mạnh và độ chính xác khác nhau tùy theo thể tạng, tuổi tác và sự tập luyện của người đó.

    Đối với các võ phái khác, chúng ta luôn luôn phải tôn trọng, kết thân, giao tiếp, tạo tình thân hữu để mọi người có cảm tình và mến phục, phải sống hoà đồng, tránh sự đụng chạm, xích mích giữa cá nhân và giữa các võ đường với nhau.

    Khi ở một vị thế của võ phái nầy, chúng ta không nên phê bình, chê trách hoặc dèm pha các võ phái khác. Khi chúng ta có đi xem các võ phái khác tập luyện hay biểu diễn khi thấy môn sinh đó diễn không hay, không đạt yêu cầu, là do các môn sinh đó tập luyện chưa đúng mức hoặc có thể do hồi hợp trước khán giả đông người nên đánh đòn chưa chỉnh… chớ không phải võ phái đó dỡ.. Ta nên vổ tay khen ngợi để cổ động tinh thần môn sinh đó đã can đảm đứng trên sân khấu để trình diễn, đó là tinh thần lịch sự của người võ sĩ đạo

    Vì mình có tôn trọng người, thì người mới tôn trọng mình.

    2. Ý Thức Dụng Võ

    Vovinam là một mộn phái võ đạo, cho nên Việt Võ Ðạo Sinh phải có ý thức dụng võ cho đúng đắng để nói lên được tinh thần cao đẹp của môn phái.

    Việt Võ Ðạo Sinh học võ không phải với mục đích ganh đua, hơn thua với người khác, hoặc kêu căng, phách lối, khinh thị người, ỷ ta đây là người có võ giỏi …

    Trái lại, khi trình độ võ thuật càng cao ta càng phải khiêm nhường, càng cẩn trọng từng lời nói, chúng ta phải lễ độ, giao hòa với các võ phái khác, để cùng họp tác, phát triển, phục vụ cho nền võ đạo dân tộc và nhân loại.
    Nên nhớ: cái hay, cái giỏi của ta tự nó đã nỗi bật không cần phải khoe khoang, gièm pha, khiêu khích để được dịp thử tài với các võ phái khác, vì đó chỉ là thái độ của kẻ cuồng bạo, xuẩn động, võ phu, chứ không phải là phong thái hào hùng, cao nhã của người võ sĩ chân chánh, của Việt Võ Ðạo Sinh.

    Hơn nữa với thời đại bây giờ không phải như xưa, mỗi võ đường trên toàn thế giới đều được sự bảo quản bởi luật pháp của quốc gia nơi họ sinh sống, không ai có quyền vào phá phách, ngang tàng vô lối được. ai làm bậy sẽ bị luật pháp trừng trị từ bồi thường thiệt hại cho đến ở tù … và bây giờ chúng ta cũng không có màn đi dạy đời, trừng phạt những phần tử hư hỏng của các võ đường khác nữa, việc đó có nhà nước, chính quyền địa phương lo.

    Bây giờ không có việc võ đường nầy đi khiêu chiến để dành bá chủ địa phương như thời xưa nữa, mà bây giờ ai khôn khéo, đi quãng cáo nhiều, ai dạy tốt có chất lượng thì người ta sẽ ghi danh theo học đông đão…

    3. Chỉ dùng võ để tự vệ:

    Chúng ta học võ trước tiên là cho khoẻ mạnh, thân thể cường tráng, chống bệnh tật, và dùng võ để tự vệ khi có chuyện cần thiết, cấp bách xảy ra.

    Ngoài ra môn phái Vovinam không chủ trương cho võ sinh thượng đài. Vì thượng đài gây cho võ sinh một tinh thần hiếu chiến hiếu thắng, coi chiến và thắng là mục đích tối hậu của sự học võ. Thượng đài cũng có một số luật lệ đã qui định, như sức vóc, cấm một số đòn chân... để tiết chế đi phần nguy hiểm cho các võ sĩ, nhưng vẫn không trù liệu trước được hết mọi trường hợp nguy hiểm dự liệu. Nhưng quan trọng hơn cả là tinh thần người võ sĩ thượng đài: thần kinh hệ suy nhược, óc lỏng, trí nhớ kém, sự thông minh giảm sút.

    Theo bác sĩ Halstead, một chuyên viên khám nghiệm các võ sĩ thượng đài, thì 60% võ sĩ thượng đài phải giảm sút năng lực, 50% lâm tình trạng ngu độn hoàn toàn. Chính Gene Tunney, cựu vô địch quyền Anh hạng nặng thế giới cũng ngỏ lời khuyên các võ sĩ trẻ tuổi nên bỏ cuộc sớm, mà theo anh, lý do chính là "những cú đấm, tưởng không mạnh, sẽ lần hồi tiêu diệt trí khôn của con người."

    Bỏi vậy, người võ sĩ luôn luôn chiến và thắng trên võ đài, tâm trí thường mê mụ đi (vì óc lỏng), thường trở thành người khó tánh, hay nổi giận, ưa phản ứng bằng sức mạnh nhưng xử dụng sức mạnh lại rất chậm chạp, thường sơ hở không giữ kín những trọng huyệt, nên khó có thể chiến và thắng được ở ngoài đời.
    Môn phái Vovinam, mặc dầu tôn trọng các võ phái khác, cũng không tán thành những trường hợp trên, vì không muốn các võ sinh có ý thức học võ chỉ cốt nhắm mục đích thượng đài.

    4. Bênh Vực lẽ phải:

    Để cụ thể hóa việc học võ, theo tinh thần võ đạo, Việt Võ Ðạo Sinh chỉ được dụng võ trong 2 trường hợp thông thường:

    A. Trong đời tư: dùng để tự vệ trong trường hợp: - khi danh dự, quyền sống cá nhân bị xúc phạm, đe dọa..
    *. Thí dụ như bổng dưng vô cớ người khác đến đánh ta, ăn hiếp, khiêu chiến với ta hoặc là ăn cướp tới hăm dọa, giết chết ta và người thân trong gia đình, cưóp đoạt tài sản của ta… Những trường hợp đó ta phải bảo vệ bản thân ta và gia đình ta trước khi chờ đợi chính quyền, cảnh sát tới can thiệp

    B. Trong đời công: dùng võ để bênh vực lẽ phải (trọng công bằng, chính trực, chống bất công bạo ngược).

    - Trọng công bằng: Là một võ sĩ đạo, chúng ta phải là một người công bằng, chính trực, không được đối xử thiện vị, đừng vì lợi lộc cá nhân hay vì ân nghĩa riêng tư mà đối xử bất công với người khác. Giải quyết mọi chuyện một cách công bẳng theo qui luật hẳn hòi, thì mọi người mới tâm phục và khảu phục. Khi đã giải quyết chuyện công thì phải: - Quân Pháp Bất Vị thân .

    Mếu có người đã từng tạo ơn cho chúng ta, giúp chúng ta qua khỏi cơn hiểm hoạ, khổ cực, đói nghèo, hay giúp gia đình chúng ta trở nên cuộc sống sung túc… là người võ sĩ mang ơn người là phải trả cho tròn câu nghĩa khí. Nhưng trả bằng danh nghĩa cá nhân, với tư cách riêng tư chớ đừng đem những ân nghĩa đó lẫn lộn vào việc công trong môn phái làm ảnh hưởng đến uy tín và công cuộc phát trriển của môn phái.

    *. Thí dụ người đó đã từng giúp tiền cho ta, rồi chúng ta phong đai đẳng hoặc tước vị cho người đó… làm như vậy là làm giảm uy tín của ta đối với mọi người và tạo cảnh xào xáo, bàn tán và bất phục tùng dễ đưa đến cảnh suy sụp .

    - Chính Trực: Là một võ sĩ đạo, chúng ta phải luôn giữ vững danh dự của người võ sĩ , phải luôn luôn là một người Liêm chánh, thẳng thắng, không ăn hối lộ, không nhận đúc lót của những người khác để mưu cầu tư lợi làm mất uy tín và danh dự của người võ sĩ đạo .

    - Chống bất công: Là một võ sĩ, chúng ta không theo kẻ mạnh để đi ăn hiếp kẻ yếu, mà chúng ta thấy những cảnh bất công, trái tai, gai mắt, chúng ta phải cứu giúp bằng tất cả những khả năng chúng ta hiện có. Hảy luôn cố gắng làm điều tốt, cứu giúp người, đem lại những công bằng cho những kẽ yếu, Hảy tạo cho mình một ý chí đanh thép vững chắc để chiến thắng được những cường quyền và bạo lực, có như vậy chúng ta mới đem đến bình an cho mọi người.

    Đời người chỉ có một lần chết, là võ sĩ chúng ta hãy nên chết một cách oanh liệt để danh tiếng cho đời, và con cháu chúng ta được hưởng tiếng thơm.

    Võ sư Cẩm Bình

  2. The Following User Says Thank You to V.S. Cẩm Bình For This Useful Post:

    vovinam_umt_kg (07-16-2013)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts