kết quả từ 1 tới 10 trên 17

Threaded View

  1. #4
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Bài gởi
    290
    Thanks
    1
    Thanked 10 Times in 10 Posts

    Default

    Giải Nghĩa Điều Tâm Niệm số 4


    Việt Võ Đạo Sinh Tuyệt đối tôn trọng kỹ luật, nêu cao danh dự võ sĩ.

    Ðiều tâm nệm số 4 nói về võ kỷ và danh dự võ sĩ, đó là tuyệt đối tôn trọng kỷ luật môn phái và luôn luôn nêu cao danh dự võ sĩ.

    I. Tôn Trọng Kỹ Luật:

    Trong xã hội người ta chia ra làm 3 loại kỹ luật:

    1. Kỹ luật Máu: Thường áp dụng trong các đảng phái chính trị, trong các băng đảng trộm cướp, khi tham gia vào các đảng phái đó thì phải trung thành tuyệt đối, sống chết với đảng phái đó, không thể rút lui ra được. Chỉ có con đường chết mới có thể bảo tồn bí mật cho đảng phái đó, vì thế người ta gọi đó là Kỹ Luật Máu.

    2. Kỹ luật Sắt: Thường được áp dụng trong quân đội, thi hành trước, khiếu nại sau. Tuyệt đối phục tùng vị chỉ huy, không được cải lại. thí dụ trong một buổi luyện tập của một toán lính kia, vị chỉ huy chỉ cây Sao có gắn dây điện và hỏi một anh lính:

    - Anh biết cây đó là cây gì không?

    Anh lính trả lời:

    - Dạ thưa, đó là cây cột điện.

    Vị chỉ huy nói:

    - Sai, đó là cây Sao, 50 chục cái hít đất.

    Hôm sau, vị chỉ huy đó lại kêu anh lính đó ra chỉ cây cột điện hỏi nữa, anh lính ngày hôm qua bị phạt hít đất nên thưa:

    - Dạ đó là cây Sao.

    Viên chỉ huy nạt:

    - Sai, đó là cây cột điện, 50 chục cái hít đất.

    Anh lính tức quá mới hỏi:

    - Thưa anh, sao hôm qua em nói là cây cột điện anh lại nói sai? thế là nghĩa gì?

    Vị chỉ huy nói:

    - Là một đoàn quân ra trận là phải tuyết đối phục tùng mệnh lệnh của cấp trên, không được cải lại, chúng tôi tập cho các anh nghe lịnh tuyết đối. Có như vậy thì đoàn quân mới chiến thắng. Vị chỉ huy là lãnh tụ tối cao của đoàn quân, có nhiều kinh nghiệm chiến trường và nhìn được chiến lược đánh trận biết thế tiến thủ. Nếu vị chỉ huy đó biết trận đánh đó không thắng bảo đoàn quân lui thì các anh phải lui ngay, nếu vị chỉ huy nhắm trận đó có thể đánh thắng được bảo tiến mà các anh không nghe lời tiến lên thì sẽ bị thất trận tan rả.

    3. Kỷ luật tự giác: Có nghĩa là tự mình hiểu và tôn trọng kỷ luật, trông gương người mà thực hiện. Người trên muốn hướng dẫn người dưới điều gì thì người trên phải làm gương trước, tuy nhiên đã trông gương người trên, đã nhắc nhở rồi mà người dưới không tuân hành thì phải chịu hình thức kỷ luật hoặc đào thải.

    Kỹ luật tự giác thường được áp dụng trong các đoàn thể xã hội như hướng đạo, hội đoàn thiện nguyện… Bất cứ đoàn thể nào cũng cần có kỹ luật để điều hành đoàn của mình cho chặt chẻ và lớn mạnh. Và những người theo đoàn thể đó là tự mình tham gia không ai bắt buộc, và tự mình phải tôn trọng và tuân thủ theo kỹ luật của đoàn thể đó.
    Vovinam Việt Võ Đạo chúng ta là kỹ luật tự giác, tất cả chúng ta theo sinh hoạt với môn phái là tự nguyện không ai bắt buộc phải theo cả. Tự chúng ta yêu thích võ thuật, tự chúng ta thấy lý tưởng môn phái hay, chúng ta ghi danh gia nhập tập luyện.

    Môn phái Vovinam cũng giống như những đoàn thể khác, cũng có bản nội qui, môn quy để các môn sinh tuân thủ theo kỹ luật để cho lớp võ được nề nếp, trật tự , như vậy thì các võ sư trong môn phái mới có thể điều hành , chỉ huy được môn sinh và mới có thê phát triển lớn mạnh được.

    Các môn sinh tự động ghi danh tham gia tập luyện thì phải tự mình khép vào khuôn khổ, đừng bao giờ tỏ ra anh hùng cá nhân chủ nghĩa, bất tuân luật lệ, không theo qui luật của tổ chức, ỷ mình có tài rồi muốn làm gì thì làm, không ý thức được kỹ luật của tập thể thì sẽ làm cho tập thể bị suy yếu đi.

    Kỷ luật của một môn phái võ đạo khác với kỷ luật của quân đội và kỷ luật của các đảng phái cách mạng hay chánh trị. Kỷ luật võ đạo không tạo lập trên căn bản sắt máu hay tinh thần toàn chuyên (Otolitoriste).
    Kỷ luật của một môn phái võ đạo có những nguyên tắc căn bản của nhà võ: Ðượm tình thẳng thắn và tính như nhất.

    Kỷ luật ấy, một phần dựa vào những nguyên tắc thông cảm tự giác, một phần xây trên nguyên tắc sinh tồn của môn phái, nên mặc dầu không có tính cách khắt khe quá đáng, nhưng mang tính chất chọn lọc, đào thải hợp lý. Vì vậy, hình phạt tối đa của môn phái chỉ là thu hồi đai đẳng, trục xuất ra khỏi môn phái, và tuyên báo quyết định đó trước công luận. Nhưng từ hơn 60 năm nay, môn phái Vovinam chưa bao giờ phải có quyết định quyết liệt, chỉ vì môn phái chúng ta đã từ người trên thuần cẩn làm gương cho người dưới và đặt vấn đề chọn lọc kỹ lưỡng ngay từ lúc đầu.

    Vì vậy, võ sinh gương mẫu bao giờ cũng là người tôn trọng kỷ luật tới mức tuyệt đối. Môt môn phái võ đạo, chỉ có thể tồn tại và phát huy được, do những khối óc và những bàn tay xây dựng, chớ không do những thái độ anh hùng cá nhân, vô kỷ luật.

    Nói đến"cá nhân" chúng ta liên tưởng ngay tới những nhóm người rời rạc, nhiều mâu thuẫn nội bộ, nhiều tự ái, nhiều thành tín, mặc cảm. Ðó là "cá nhân" hiểu theo nghĩa sâu.

    Theo một nghĩa tốt đẹp hơn, chúng ta lại hiểu cá nhân như một bậc anh hùng khó tính: có tài, nhưng thích làm việc tùy hứng, không bao giờ ở lâu một nơi, làm lâu một việc
    Cả 2 thứ cá nhân của "cá nhân chủ nghĩa" và "anh hùng cá nhân chủ nghĩa" đều không thích hợp với Việt Võ Ðạo. Bởi mang nặng tính chất nghệ thuật và kỷ thuật, nên nghề võ chỉ thích hợp với những người có kỷ luật tự giác tinh thần.

    Khi học võ mà chú trọng qua nhiều tới danh dự cá nhân, sẽ không thể nào hòa mình vào tập thể. Cá nhân phải để ra ngoài: Chỉ có con người học võ để trở thành võ sĩ, chớ không có cá nhân học võ để trở thành võ sĩ.

    II. Danh Dự Võ Sĩ:

    Hể nghe nói tới võ sĩ là mọi người kính nể, trọng vọng vì từ xưa tới nay người võ sĩ thường hay đi giang hồ hành hiệp, trượng nghĩa, phò nguy cứu khốn, trừ gian diệt bạo để cứu khổ dân lành, đem lại bình an cho người cô thế và nghèo khổ. Vì vậy trong thâm tâm mọi người, võ sĩ là một người tốt lành đem lại bình an và hạnh phúc cho mọi người.
    Đôi khi người võ sĩ phải quên bản thân mình để phụng sự cho đời, có khi vì cứu người, giúp người mà phải hy sinh mạng sống cá nhân để cứu được muôn người …

    - Thí dụ như trường hợp Lê Lai cứu chúa trong trong rừng núi Chí Linh, khi quân ta bị quân Minh bao vây tứ phía không tài nào thoát được, Lê Lai phải mặc long bào giả làm Lê Lợi để cho quân giặc rượt theo bắt ông mà nới lỏng vòng dây cho quân sĩ ta thoát được ra ngoài. Đây là một trường hợp hy sinh một người mà cúu nguy trăm họ.

    Chúng ta là những võ sĩ mà lại là võ sĩ của một môn phái võ đạo có danh dự tối cao, là danh dự của một tập thể người có tư tưởng và hành động hiên ngang cao cả, bênh người yếu bị kẻ mạnh hiếp đáp, đây là một thứ danh dự vượt trên lòng tự ái cá nhân để hoà mình vào nền võ đạo. Do đó chúng ta phải tôn trọng và giữ lấy cái danh dự võ sĩ của chúng ta đừng bao giờ làm chuyện xấu để làm mất uy danh của người võ sĩ đạo.

    Người Việt Võ Đạo sinh phải luôn làm chuyện tốt, cứu người, giúp người, để nêu cao danh dự võ sĩ tạo uy tín và gây tiếng thơm cho môn phái thì công cuộc phát triển được hanh thông và tốt đẹp.

    VS. Cẩm Bình

  2. The Following User Says Thank You to V.S. Cẩm Bình For This Useful Post:

    vovinam_umt_kg (07-16-2013)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts