- bàn về võ đạo, mình thấy chuyên đề này hay hay đấy:
- trước tiên iuiu xin nói cái này cái đã. môn phái từ năm 1938 đến 1966 có tên là VOVINAM. Từ năm 1967 đến nay, môn phái có tên đầy đủ là VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
- iuiu có ý kiến như sau: nếu nói võ đạo thì nó có vẻ vĩ mô quá, mà hãy bắt đầu từ những cái vi mô đi. huấn luyện viên phải là người có võ đạo đã.
+ giáo dục cho võ sinh: khi đến lớp tập trễ thì phải nghiêm lễ di anh sáng tổ (nếu nơi tập đó có di ảnh sáng tổ), nghiêm lễ huấn luyện viên đứng lớp, nghiêm lễ các trợ lý huấn luyện viên. nếu trợ lý huấn luyện viên đi tập trễ thì cũng phải nghiêm lễ di ảnh sáng tổ, huấn luyện viên đứng lớp và các trợ lý huấn luyện viên như mình. đó là nói về nghiêm lễ
+ khi tập luyện, huấn luyện viên phải giáo dục võ sinh: tuân theo nội quy của câu lạc bộ, ý thức tự giác. ví dụ: khi tập đá vợt thì huấn luyện viên phải nhắc nhở các võ sinh phải xếp hàng ngay ngắn, không chen lấn xô đẩy khi chưa tới lượt mình, không được đùa giỡn trong khi xếp hàng cũng như trong khi đá vợt. Tuy việc chỉ nhỏ như vậy thôi cũng giáo dục ý thức cho võ sinh. điều tâm niệm số 4 nói về vấn đề này
+ huấn luyện viên phải giáo dục cho võ sinh: hòa đồng trong tập thể, đòan kết, phải giáo dục ngăn chặn kịp thời các võ sinh có tính chủ nghĩa cá nhân khi mới hình thành. trong mười điều tâm niệm thì điều tâm niệm số 3 nói về vấn đề này.
+ phải giáo dục cho võ sinh biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác: khi nghỉ tập phải có xin phép (võ sinh tôn trọng bản mình cũng như tôn trọng huấn luyện viên) dù cho đó là xin phép trước khi nghỉ hoặc sau khi nghỉ, không nhất thiết là phải xin phép trước khi nghỉ tập.
+ võ đạo đâu phải cái gì vĩ đại cả mà nó bắt nguồn từ những cái sơ đẳng đó thôi.
+ iuiu nghĩ vậy, theo ý kiến các thì sao.