kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Threaded View

  1. #1
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Đến từ
    West Valley
    Bài gởi
    1,195
    Thanks
    10
    Thanked 9 Times in 9 Posts
    Blog Entries
    2

    Default Phim mới: Bi kịch về người cha Việt

    Bi hài kịch về một người cha Việt ở Mỹ






    Kỳ-Phong Trần phỏng vấn đạo diễn Mark Trần của phim 'All About Dad'

    Nguyễn Hà Sơn chuyển ngữ


    LTS.- Cuốn phim “All About Dad” của đạo diễn Mark Trần đã được tuyển chọn để chiếu trong đêm bế mạc đại hội điện ảnh ViFF trong tháng này. Ðây là bản dịch từ bài “On the big screen,” do Kỳ-Phong Trần phỏng vấn Mark Trần, đã đăng trên phụ trang Người Việt 2 ngày 9 Tháng Tư, 2009.


    Hỏi: Anh đã lớn lên ở đâu? Năm nay anh bao nhiêu tuổi?

    <FONT face=Verdana>Ðáp: Tôi lớn lên ở
    H: Xin nói sơ qua về gia đình anh. Họ đã đến Hoa Kỳ khi nào, và đến bằng cách nào?

    Ð: Nhiều người Mỹ ngạc nhiên khi tôi nói cho họ biết rằng tôi có 8 anh chị. Tôi là con út trong gia đình, và là đứa con duy nhất ra đời ở Hoa Kỳ. Hầu hết các anh chị tôi sanh ở Việt Nam, và một người anh của tôi sanh ở Phi Luật Tân, sau khi gia đình tôi rời khỏi Việt Nam. Tôi cho rằng đó là nguyên nhân khiến tôi là đứa con Mỹ được nuông chiều. Sau khi cha tôi ra khỏi trại tù vì có dính líu tới cuộc chiến tranh; ông làm nghề đánh cá, cho nên ông đã có thể mua được một chiếc thuyền. Gia đình tôi và 30 người khác đã dùng thuyền đó để vượt biên trong năm 1982. Tất cả chúng ta đã biết về những câu chuyện vượt biên tương tự, tuy nhiên gia đình tôi đã gặp may mắn hơn những ai đã mất những người thân yêu.

    H: Ðiều gì đã khiến anh mong muốn trở thành một người làm phim? Có một cuốn phim nào đó hoặc vào lúc nào đó anh chợt tự bảo, “À, ta phải làm chuyện này?” Xin anh mô tả thời khắc đó.

    Ð: Tôi đã làm quen với công việc thực hiện phim khi còn học trung học. Tôi đã tham gia những dự án thu hình phim video cho các lớp học của tôi và cảm thấy như là tôi có năng khiếu về công việc đó. Tôi còn nhớ mình đã thu hình những cảnh võ sĩ samurai chiến đấu, và những phim video nhạc rap trong năm cuối cùng ở bậc trung học, và đã trở thành say mê nghệ thuật đó, giống như hiện thời. Khi lên đại học, tôi đã ghi danh theo học môn sinh vật học và hóa học. Trong học kỳ đầu tiên tôi đã không đạt đủ điểm cho những môn học đó, và tôi liền quay sang học môn làm phim. Tôi nghĩ rằng mình khiến cho cha mẹ buồn lòng vì không theo đuổi chiều hướng giáo dục truyền thống của thế hệ di dân thứ nhì, nhưng cha mẹ tôi đã dễ dãi về chuyện đó.

    H: Sự sinh trưởng ở Mỹ có ảnh hưởng tới anh hay không? Và ảnh hưởng như thế nào?

    Ð: Ðương nhiên là phải có. Nếu tôi sống ở Nha Trang, hoặc ở Hội An, có thể tôi đã trở một nhà nông, hoặc bán điện thoại di động cho du khách. Là người Mỹ, tôi có nhiều tự do hơn để lựa chọn một sự nghiệp, căn cứ vào sở thích, thay vì căn cứ vào sự cần thiết để mưu sinh. Sự kiện đó cũng ảnh hưởng tới tới nội dung trong tác phẩm của tôi: “All About Dad” là phim bi hài kịch về một ông bố người Việt đã gặp khó khăn trong sự chấp nhận những lý tưởng và đường đi của những đứa con đã “Mỹ hóa.”

    H: Những cuốn phim nào dã ảnh hưởng tới anh? Và những đạo diễn nào?

    Ð: Tôi có thật nhiều thị hiếu. Ðạo diễn mà tôi hâm mộ phải là Wong Kar-Wai, là người giỏi về cách tạo cảm tưởng hoặc tâm trạng, và thật là tài tình về những cảnh trí. Tôi cũng rất hâm mộ Wes Anderson, vì tinh thần khôi hài khác thường của ông ấy. Có thật nhiều cuốn phim mà tôi ưa thích: “Buffalo '66,” “All the Real Girls,” “After This Our Exile,” “Annie Hall,” “The Godfather”...

    H: Ðâu là con đường trực tiếp khiến anh trở thành đạo diễn?

    Ð: Tôi bắt đầu làm những khúc phim ngắn ngay khi nhập học trường điện ảnh năm thứ nhất. Ða số sinh viên của trường điện ảnh bắt đầu làm phim khi họ học năm thứ ba và năm chót; về phần tôi, nhờ bắt đầu sớm nên tôi đã có thêm ba năm để rút kinh nghiệm từ những sai lầm và để trưởng thành. Tôi đã làm việc với chức phụ tá thu hình trong một thời gian, và tôi cũng đã trở một chuyên viên cắt nối phim và đã nhuận sắc những phim truyện. Tôi đã cố gắng làm tối đa trong những ngành khác nhau; tôi cho rằng điều đó giúp cho người đạo diễn hiểu biết cách sử dụng tất cả những công cụ của nghề làm phim.

    H: Cha mẹ anh đã nghĩ sao về nghề nghiệp khác thường của anh? Có bao giờ ông bà khuyên nhủ anh hãy trở thành bác sĩ hoặc kỹ sư hay không?

    Ð: Ha, ha! Bác Sĩ Mark Trần, MD, có lẽ là điều mà cha mẹ tôi mơ ước, nhưng chắc hẳn ông bà sẽ hài lòng nếu tôi là Dược Sĩ Mark. Cha mẹ tôi không hài lòng, nhưng đã tán thành khi tôi nói cho ông bà biết tôi muốn làm phim. Rồi tôi thực hiện cuốn phim “The Fisherman's Troubled Odyssey” (Cuộc Hành Trình Gian Nan của Người Ngư Phủ) ngay sau khi tôi thay đổi môn học chính. Cuốn phim đó nói về những chuyện gian nan của gia đình tôi để chạy thoát khỏi Việt Nam, và cha mẹ tôi rất thích thú khi xem. Tôi cho rằng đó là một hành động có tính cách chính trị của tôi để tạo được sự tin tưởng của cha mẹ. (Cười).

    H: Anh còn khá trẻ khi trở thành một người làm phim truyện. Khi còn trẻ như vậy thì có những ích lợi gì? Và có những thử thách gì? Các diễn viên và nhà sản xuất có ngần ngại khi họ gặp anh lần đầu hay không?

    Ð: Khi còn ở tuổi teen tôi đã có một phim ngắn tham dự một đại hội điện ảnh lớn. Vì vậy, trong đại hội đó, khi tất cả những người làm phim đang tham dự một dạ tiệc dành riêng cho những người làm phim, tôi đã có thể dùng tấm thẻ vào cửa của người làm phim mà không bị người ta đòi trưng ra thẻ căn cước. Tôi cảm thấy thích thú và thấy mình đã trưởng thành. Còn trẻ tuổi có nghĩa là mình có nhiều sinh lực - chẳng hạn như có khi cần phải thức suốt đêm để làm việc gì đó, và đáp ứng với sự khao khát không ngừng của người nghệ sĩ khi làm việc. Nhưng tuổi trẻ phải đối phó với những thử thách nhiều hơn là được hưởng lợi thế.
    Khi tôi làm việc tại địa điểm quay phim, hầu hết mọi người khác đều lớn tuổi hơn mình. Tôi cảm thấy như mình đã đạt được sự tin cậy của mọi người ngay từ đầu, tuy rằng đây là chuyện đương nhiên đối với đa số đạo diễn. Một diễn viên khó lòng tin cậy một đạo diễn còn “trẻ con” mà người ta cho rằng chưa có nhiều kinh nghiệm sống. Tôi cần phải hành động như là mình biết rõ những gì mình đang làm, và sử dụng những từ ngữ hoa mỹ khi thấy cần. Một trong các nữ diễn viên của phim “All About Dad” đã tính bỏ ngang cuộc tuyển lựa khi biết rằng đạo diễn chỉ mới 22 tuổi. Cuối cùng tôi nhận ra rằng người ta sẽ tin cậy mình qua phong cách chững chạc mà mình nói chuyện với họ.

    H: “All About Dad” là cuốn phim truyện đầu tiên của anh, nhưng có người nói rằng trước đó anh đã thực hiện hàng chục phim ngắn. Có đúng như vậy không? Anh làm cách nào để có thời giờ vừa đi học vừa làm phim và vẫn sống bình thường?

    Ð: Một phần trong thử thách của người làm phim là tìm đủ thời giờ để làm chuyện đó. Khi còn học đại học tôi đã có một việc làm bán thời gian. Tôi đã tìm được một việc làm trong văn phòng để có thể viết truyện phim và làm bài tập trong những giờ không phải làm việc. Tôi tự thúc bách mình phải thức khuya để học hỏi về điện ảnh và dậy sớm để viết. Có nhiều nhà văn và đạo diễn không kiếm ra tiền khi họ khởi nghiệp, vì vậy họ phải có một việc làm bình thường. Thế rồi họ cảm thấy thoải mái với việc làm đó và quên chuyện làm phim. Khi cuốn phim “All About Dad” ở trong giai đoạn hậu-sản-xuất, người nhuận sắc của tôi phải đi học, trong khi tôi phải đi làm. Chúng tôi phải cố gắng tận dụng tối đa thời giờ rảnh của mình để nhuận sắc vào buổi sáng, rồi đi làm đúng giờ. Thời gian đó thật là mệt hết sức, nhưng đó là chuyện đương nhiên khi không có ai trả tiền cho mình.

    H: Tôi luôn luôn muốn đưa ra câu hỏi này cho người nào đó trẻ hơn tôi, người nào đó đã lớn lên trong khi kỹ thuật digital và máy vi tính thấm nhuần vào đời sống của họ. Câu hỏi đó là kỹ thuật làm phim bây giờ đã thay đổi như thế nào, khi những máy thu hình và thiết bị nhuận sắc có phẩm chất cao đã trở thành tương đối rẻ và dễ mua? Ý tôi muốn nói rằng ngày nay một thiếu niên ở tuổi teen có thể tự quay phim và cắt nối cho tác phẩm của chính mình, rồi gửi lên Internet và phổ biến rộng rãi. Chuyện đó có ý nghĩa gì đối với công việc làm phim?

    Ð: Thật là khó tưởng tượng về công việc nhuận sắc nếu không có kỹ thuật cắt nối digital. Thời trước, người ta phải dùng kéo cắt từng khúc phim, rồi cầm những khúc phim đó soi lên ánh đèn để tìm đích xác chỗ nào mà họ muốn cắt. Người ta cần nhiều giờ để điều chỉnh một đoạn phim. Rồi khi những người làm công việc nhuận sắc trở về nhà vào buổi tối họ phải đem theo những khúc phim đã cắt nối. Tôi cảm thấy rối trí khi tưởng tượng phải làm như vậy. Ngay cả công việc cắt nối bằng kỹ thuật chuyển đổi hình ảnh từ cuốn băng video này sang cuốn băng khác cũng khiến tôi thấy khó khăn. Tôi may mắn được sống trong thời đại mà mình có thể tức khắc xem lại một cảnh bằng cách nhấn con chuột và di chuyển hình ảnh trên máy vi tính.
    Tôi thấy thật là thích thú vì ngày nay những người trẻ tuổi không cần phải là con nhà giầu mới có thể thử làm phim. Ðiều đó có nghĩa là chúng ta sẽ được xem thêm nhiều phim truyện từ nhiều người có hoàn cảnh khác nhau, những chuyện mà chúng ta chưa bao giờ nghe nói tới. Chúng ta thường nghe nói rằng kỹ thuật digital sẽ không bao giờ thay thế cho phim, nhưng phim và băng video chỉ là phương tiện truyền đạt. Phương tiện truyền đạt sẽ luôn luôn thay đổi, và khán giả sẽ tiếp tục điều chỉnh để thích ứng với những gì sẽ đến. Thời xưa, khi diễn kịch trên sân khấu được coi là mẫu mực trong nghệ thuật trình diễn, điện ảnh bị người ta coi như là một hình thức giải trí nực cười. Nhưng 50 năm sau đó, điện ảnh đã trở thành mẫu mực, và ngành truyền hình bị coi là tầm thường. Nghệ thuật sẽ tiếp tục thay đổi, dù chúng ta thích hay không thích. Bây giờ, khi trang mạng YouTube và máy iPod ngày càng thịnh hành hơn, chúng ta sẽ thấy những phim có nhiều cận cảnh hơn. Có thể một ngày nào đó điện ảnh sẽ dùng hình thức không gian ba chiều và chúng ta sẽ phải thích ứng với chuyện đó.

    H: Anh đã có phản ứng như thế nào khi tác phẩm của mình được tuyển chọn cho đại hội điện ảnh ViFF và rồi được chọn làm cuốn phim chiếu trong đêm bế mạc?

    Ð: Tôi cảm thấy phấn khởi. Tôi nghĩ đây là một phim thú vị khi dùng để kết thúc đại hội với những tràng cười. Có một phẩm chất độc đáo và tạo cảm giác vui trong phim “All About Dad” mà tôi cho rằng khán giả sẽ cảm nhận, dù họ thuộc sắc dân nào.

    H: Xin anh nói sơ qua về nguồn gốc của phim “All About Dad.” Mọi điều, từ nguồn gốc cho tới truyện phim, thành phần diễn viên, công việc quay phim, tiến trình cắt nối, và cuối cùng tìm được một nhà phân phối. Có những giai thoại gì vui hoặc không vui?

    Ð: Khởi đầu là khi tôi đang học lớp viết truyện phim ở trường đại học. Lúc đó tôi ở tuổi 19 và muốn viết về một câu chuyện thương tâm mới xẩy ra. Giáo sư của tôi khuyên hãy thực hiện chuyện gì đó về người Việt, trong khi những câu chuyện về người Việt ít được người ta nói tới, nhất là về giới người Mỹ gốc Việt. Khi viết xong truyện phim tôi trình lên người cầm đầu ngành sản xuất và mong muốn thực hiện thành phim. Ngay sau khi chúng tôi tìm được một số tiền, chúng tôi lao vào việc thực hiện và thu hình trong Mùa Hè năm 2007. Tôi đã tốn khoảng năm tới sáu tháng để tuyển lựa diễn viên cho cuốn phim, vì trong vùng (Bắc California) ít có diễn viên người Việt. Một số diễn viên, kể cả người đóng vai nhân vật chính là Dad, chưa bao giờ làm nghề diễn viên. Chúng tôi đã tìm được ông ấy bằng cách phân phối truyền đơn trong khắp vùng San Jose, để tìm được người nào đó thích hợp với vai trò, dù đã có kinh nghiệm đóng phim hay không.
    Công việc cắt nối và nhuận sắc cũng không dễ dàng. Chúng tôi đã dành nhiều thời giờ để nhận xét từng bức hình trong phim. Chúng tôi đã cắt đi nhiều đoạn từ bản ráp nối nguyên thủy và thêm vào những cảnh mới thu hình vài tháng sau đó. Chúng tôi đã thay đổi cấu trúc của phim bằng cách hoán chuyển một số cảnh để khiến chúng xẩy ra sớm hơn hoặc muộn hơn. Tôi đã nhận xét được nhiều điều về chính mình với tư cách là người viết truyện phim, là đạo diễn, và về những gì không nên làm trong cuốn phim kế tiếp.

    H: Với tư cách là một nhà văn người Mỹ gốc Việt, tôi viết về người Việt nhưng cố gắng tránh những câu chuyện chỉ xoay quanh những vấn đề thuộc về lai lịch và chú trọng vào đời sống gần gũi của chúng ta.

    Ð: Tôi có khuynh hướng viết về những điều mà tôi biết, và những nhân vật mà tôi viết không phải vật lộn với lai lịch của mình. Người ta hành động tùy theo cách riêng của họ. Và sự hấp thụ dưỡng dục ở tuổi thơ ấu sẽ định đoạt những gì thích hợp nhất trong từng hoàn cảnh, căn cứ vào hệ thống giá trị của chúng ta.

    H: Ðiều gì là thành phần nhiều thử thách nhất khi đạo diễn một cuốn phim. Và điều gì là tưởng thưởng xứng đáng nhất?

    Ð: Ðối với tôi, thử thách lớn nhất trong việc đạo diễn một cuốn phim là tôi không bao giờ biết chắc những gì mình làm có đúng hay không. Tất cả chỉ là thi hành những rủi ro và trông cậy vào linh tính của mình. Chúng ta có thể biện minh tại sao mình thu hình ở tầm rộng cho trọn một cảnh, với những lý do như, “tôi muốn nhân vật cảm thấy nhỏ bé và cô đơn. Tôi không muốn nói cho khán giả biết nhân vật cảm thấy như thế nào qua sự biểu lộ trong cặp mắt của nhân vật; thay vì vậy, tôi dùng những bóng tối và khung cảnh, v.v...” Làm như vậy có khi thích hợp có khi không. Có thể một kỹ thuật thu hình bằng cách chuyển động máy quay phim, hoặc một cận cảnh tinh tế, sẽ hữu hiệu hơn. Không có câu trả lời đích xác nào về cách thức làm phim. Tất cả đều là chủ quan, nhưng đó là thành phần mà tôi ưa chuộng trong cách làm phim. Tôi không nghĩ rằng có ngày mình sẽ biết cách nào để làm thật đúng, và đó là điều khiến cho công việc làm phim trở thành thích thú và hào hứng.
    Ngay cả khi đạo diễn một cảnh trong phim, tôi không có một phương pháp đặc biệt nào đó để khiến cho các diễn viên đóng trò thật hay, vì mỗi diễn viên có những cá tính khác nhau. Một số diễn viên có tài năng, mình không cần phải bảo họ bất cứ điều gì, và linh tính tự nhiên của họ sẽ khiến cho đạo diễn ngạc nhiên. Một số trở thành bối rối khi họ không cảm thấy thoải mái, và mình phải làm cách nào để khiến cho họ thoải mái và tự tin. Có thể nói rằng sự thách thức cũng là phần thưởng.

    H: Nếu có một người mong muốn làm phim đọc bài phỏng vấn này, anh sẽ khuyên họ như thế nào? Chẳng hạn như điều gì đó anh không biết trước khi vào nghề mà nếu biết trước thì anh sẽ làm việc dễ dàng hơn?

    Ð: Một người bạn thân bảo tôi rằng trong nghề làm phim, bạn sẽ luôn luôn bị người ta bảo hãy thỏa hiệp. Ðừng thỏa hiệp, trừ khi nào tuyệt đối cần thiết.
    thay đổi nội dung bởi: Vinh Phan, 04-22-2009 lúc 06:09 AM

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts