+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 10 trên 10
  1. #1
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    …NTU…√ø√ïñ@m…ÇLµß…
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    3,724
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    72 Thiếu Lâm Cầm Nã Thủ


    Cầm nã thủ nói chung là cách sử dụng đôi tay vào việc "bắt, bẻ, khoá" đối thủ nhờ sự lợi dụng các chỗ yếu nhược trên cơ thể như khớp xương, gân. Vài nguyên tắc chung khi dùng cầm nã thủ dựa trên sự kết hợp của các cách dung lực: đẩy - kéo, vặn - tỳ, ...

    Sự khác nhau giữa cầm nã thủ của cácmôn phái ở chính hệ thống kỹ thuật và nguyên lý vận động của mỗi môn phái. Các môn phái thiên về nhu sẽ hay áp dụng cầm nã thủ hơn vì muốn dùng được món này, cần phải lợi dụng lực của đối phương mới hiệu quả.

    Cầm nã thủ xuất phát từ thiếu lâm tự, là một môn công phu kì ảo nhiều biến thế, điểm mạnh của cầm nã thủ là dùng để cận chiến, bạn có thể yếu hơn người ta nhưng bạn thành thạo kĩ thuật cầm nã thủ thì bạn có thể khoá một ngưòi mạnh hơn bạn gấp hai, gấp ba... luyện cầm nã thủ bạn phải luyện ngón tay, cổ tay, và cánh tay phải linh hoạt, sức mạnh của cổ tay rất quan trọng trong cầm nã thủ, và là nơi khó luyện nhất.. bạn có thể luyện cầm nã thủ qua môn công phu thượng quán công, mình nghĩ rằng cầm nã thủ thì chỉ có thiếu lâm là lợi hại nhất các môn phái khác thì chỉ là dựa vào của thiếu lâm mà biến thế thêm mà thôi.
    .

    .

    °¨¨°º"°¨¨°(_.•´¯`•«¤° (¯`♥.N•T•U.♥´¯) °¤»•´¯`•._)°¨¨°"º°¨¨°

    CLB Vovinam ĐH Nha Trang

    ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Mr.Kjm♥•´¯) ๑۩۞۩๑]♥๑۩۞۩๑

    ღღღ____†____*_* ♥ *_*____†____ღღღ




  2. #2
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    …NTU…√ø√ïñ@m…ÇLµß…
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    3,724
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Default

    VÀI NÉT VỀ THIẾU LÂM CẦM NÃ THỦ

    Lời giới thiệu

    Võ thuật Thiếu Lâm là võ thuật của một môn phái ưu tú có lịch sử lâu đời mười lăm thế kỷ ở Trung Quốc. Cùng với các môn quyền, chưởng, binh khí,... phép cầm nã (bắt bẻ) cũng là một bộ phận trọng yếu, tập hợp thành võ thuật Thiếu Lâm nổi tiếng thế giới.

    Cầm nã là môn võ cận chiến, đứng đầu kỹ thuật giao đấu, lấy đầu óc làm chủ soái, lấy mắt làm trinh sát, lấy tay chân làm quân tướng chiến đấu. Khi thi triển phép cầm nã thì mắt phải hợp với đầu, tâm hợp với ý, khí hợp với lực, không khư khư dùng các thế cố định và kỹ thuật chiến đấu cứng nhắc mà hàng ngày rèn luyện thân thể với tâm thần, tập nhuần nhuyễn phép biến hóa các chiêu thức cầm nã để khi gặp nguy có thể hạ đối phương trong chớp mắt.

    Căn cứ vào sự truyền dậy của đại pháp sư Thích Tố Hỉ (hiện là chưởng môn phương trượng chùa Thiếu Lâm) cùng pháp sư Vĩnh Tường về phép cầm nã, đối chiếu với bản chép tay bí truyền "Quyền phổ Thiếu Lâm", các cao tăng Đức Kiền, Đức Viên, Đức Hiến chỉnh lý tư liệu viết thành sách dậy "Phép cầm nã Thiếu Lâm" cho in tháng 10-1983 lần đầu tiên phổ biến ra ngoài xã hội. Căn cứ vào các thư góp ý, đề nghị, yêu cầu... từ khắp nơi gởi tới, các tác giả sửa chữa thành bản sách này. Được sự giúp đỡ của nhà xuất bản khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Nam (tỉnh được coi là cái nôi của lịch sử võ học Trung Quốc và tỉnh có chùa Thiếu Lâm nổi tiếng) sách "Phép cầm nã THiếu Lâm" (bản đã sửa chữa) được tái bản lần thứ 2 tháng giêng năm 1985 và đến tháng giêng 1988 đã tái bản lần thứ năm với số in 600.000 bản, chưa kể từ bấy tới nay.

    Luyện võ và giao đấu dễ bị thương, vì vậy sách giới thiệu thêm một số bài thuốc chữa thương tích rất hay của nhiều đời cao tăng được coi là của báu bí truyền trong môn phái Thiếu Lâm, như bài "Hành quân tán" có từ đời Minh Gia Tĩnh (1522), "Cao Quan Âm" của cố đại sư Trinh Tuấn, "Bát tiên tán", "Cao Hồi xuân", "Cao Thiên chùy" vốn chỉ mật truyền cho đại pháp sư Đức Thiền (nguyên chưởng môn phương trượng chùa THiếu Lâm, vốn là một danh y nay đã nghỉ hưu vì quá già), do phong trào mở cửa đổi mới, phái Thiếu Lâm cho phổ biến để phục vụ nhân dân rộng rãi.

    Năm 1992, nhân chuyến công tác qua chùa Thiếu Lâm, thấy cuốn sách hay, có tác dụng tốt cho việc rèn luyện thân thể chống lại những bất trắc ngoài đời, chúng tôi trích dịch ra tiếng Việt để bạn yêu võ Thiếu Lâm ở Việt Nam có thêm tài liệu nghiên cứu, rèn luyện thân thể và chữa một số thương tổn nội - ngoại khoa khi cần thiết.


    Người dịch
    Kim Dao
    .

    .

    °¨¨°º"°¨¨°(_.•´¯`•«¤° (¯`♥.N•T•U.♥´¯) °¤»•´¯`•._)°¨¨°"º°¨¨°

    CLB Vovinam ĐH Nha Trang

    ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Mr.Kjm♥•´¯) ๑۩۞۩๑]♥๑۩۞۩๑

    ღღღ____†____*_* ♥ *_*____†____ღღღ




  3. #3
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    …NTU…√ø√ïñ@m…ÇLµß…
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    3,724
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Default

    Bàn Khái Quát Về Phép Cầm Nã

    Quyền phổ (sách dạy về quyền) viết rằng: "Phép cầm nã Thiếu Lâm là môn thần diệu để bắt địch bẻ địch, đoản binh (đánh giáp lá cà) tiếp nhau, đối mặt đánh nhau, hễ tóm là được, hễ bắt là thắng".

    Phép cầm nã đứng đầu kỹ thuật giao đấu. Trong phép này, đầu tiên lấy mắt để xem phía địch, tóm cũng được, bắt cũng được, quyết không dùng các thế cố định hay các phương pháp chết (cứng) mà phải tùy cơ ứng biến, linh hoạt cơ động, phần lớn đánh chính diện lấy xung dương tóm ở trên, ở dưới đá băng đi lấy phi âm phía dưới, phép lao, phép tránh, phép thuỵ, tiến hung tiến mạnh hồi mã thương, phép thúc, phép nắn, dùng thế hư dụ đối thủ xông mạnh, mượn sức đối thủ, sức khỏe lên, sao không thắng?

    Phép cầm nã lấy óc làm chủ, lấy mắt làm trinh sát, tùy sự chỉ huy mà biến hóa, óc và mắt hợp, rõ rành hiểu mục tiêu, tấn công đường nào, óc và tâm hợp tính diệu kế, nẩy ra kế sách, lực và khí hợp, phát ra kình, thở ra theo thế, xuất đòn thật nhanh, thu thật lẹ, lực mà lớn, tiếng thét như sấm nổ, chặt như cương đao, cầm nã biến đổi , "ngựa đến thành công".

    Phép cầm nã, một có thể khống chế đối thủ mất sức chiến đấu, hai có thể khiến đối thủ mê ngã, ba có thể khiến đối thủ tàn phế, bốn có thể khiến đổi thủ chết ngay tại chỗ. Lệnh cũ Thiếu Thất (tên núi có chùa Thiếu Lâm - ND), cao tăng dạy võ không thể không cẩn thận khi truyền dạy. Ví gặp người học trò đạo đức cao có thể truyền dạy một vài, tuyệt đối không dạy kẻ hung bạo hay không có đạo đức. Vi phạm điều cấm của chùa sẽ bị hình phát, thậm chí bị đuổi.

    Phép cầm nã Thiếu Lâm có uy lực bắt đối thủ làm nổi danh lệnh cũ nhưng không được đổi thay. Nếu không có ý chí kiên trì dời núi lấp biển, nếu không có dũng cảm hàng long phục hổ, không có công mài sắt thành kim, không có tấm lòng chịu khổ như ngậm trăm đấu hoàng liên thì không thể nào thành tài được.


    Ca Quyết Cầm Nã

    Thiếu Lâm cầm nã công chí thị ý tổng ca

    Dịch Âm:

    Thiếu Lâm cầm nã thiên thu
    Bỗng thiền Đạt Ma công thủy nhu.
    Tiết khai Thiếu Lâm mật quyền phổ:
    Vũ công thủy vu thập bát thủ,
    Tam thập lục hợp thập bả chùy
    Thập nhị đàn thoái hổ bào tẩu,
    Long phi phụng vũ đằng không vân.
    Cánh hữu thất thập nhị nghệ tuyệt.
    Tam thập lục công việt tường đầu,
    Tùng pháp phi thượng tằng Tích Phong,
    Thập bát ban binh khí chấn vũ trụ.
    Hạ luyện chưng lung mạo hỏa tinh,
    Đông luyện băng sương ngưng mi đầu,
    Lập hạ tuệ khả đoạn tý hằng.
    Thệ tập đàm tông tý huyền tù
    Kỹ tập nguyệt không chiến quan dũng.
    Chiêm bảng tiểu tam huân công tựu
    Hoằng chí tất sinh cầm hổ lực
    Khổ hằng hồng quả loan chi đầu,
    Chân công bất phụ hữu chí nhân
    Bạch lam hồng ánh xuân thu.
    Anh kiệt khả chú Thiếu Lâm sử,
    Ác đạo tàn chi ổi dã cẩu
    Tức tri Thiếu Lâm công phu quyết
    Lập chí chịu khổ luyện tam thập thu
    Cầm nã, điểm huyệt, xả cốt tất
    Hiến cấp hậu sinh luyện võ nghệ.

    Dịch Nghĩa:

    Bài ca tổng quát nói về ý chí luyện công phu cầm nã Thiếu Lâm

    Cầm nã Thiếu Lâm nguồn có từ ngàn năm
    Công phu thiền Đạt ma cưỡi cỏ bồng bắt đầu từ nhu.
    Mở cuốn sách dạy quyền bí mật của phái Thiếu Lâm:
    Võ công bắt đầu từ thập bát thủ (1)
    Ba mươi hai hiệp thập bá chùy (2)
    Thập nhị đàm thoái (3) hổ báo chạy,
    Rồng bay phượng múa bay lên trời mây.
    Có thêm bảy mươi hai môn võ nghệ tuyệt diệu
    Ba mươi sáu công phu vượt trên đầu tường,
    Theo (đúng) phép bay lên tận nóc Tích Phong,
    Mười tám cách đánh binh khí chấn động vũ trụ
    Mùa hạ luyện trong lồng hấp bốc sao lửa
    Mùa đông luyện băng sương đọng đầu mi,
    Tập đến lúc hiểu thấu có thể gẫy tay là thường.
    Thề tập trong mây dày tay đan tay
    Khéo tập trong trăng đánh nhau dũng mãnh hàng đầu
    Xem bảng nhỏ ba công lao thành tựu
    Có chí lớn tất sinh ra mãnh hổ
    Khổ thường quả (chín) đỏ trĩu đầu cành
    Công phu chân chính không phụ người có chí
    Trắng lam xanh đỏ lấp lánh năm tháng.
    Anh hùng hào kiệt có thể ghi vào sử Thiếu Lâm,
    Xác bọn cướp ác nuôi chó rừng
    Tức là biết công phu Thiếu Lâm
    Lập chí chịu khổ luyện tập ba mươi năm
    Cầm nã, điểm huyệt, bẻ xương đã học xong
    Hiến cho người sinh sau luyện võ nghệ.

    Ghi chú :

    1) La Hán quyền là môn quyền riêng của chùa Thiếu Lâm, mỗi đời chỉ truyền cho một vài người có căn cốt, không truyền ra ngoài. La Hán quyền xuất xứ từ Đạt Ma tổ sư và được các đời sau bổ sung thêm vào mười tám lộ đường la hán quyền mỗi lộ có ba tiết, tổng cộng năm tư tiết. Mười tám lộ quyền lại có đặc điểm riêng như la hán gấp, la hán chậm, la hán vui, la hán buồn, la hán tỉnh, la hán say, v.v... do đó đường quyền cũng thay đổi theo, rất là biến hóa.

    2) Thập bả chùy là môn luyện riêng của phái Thiếu Lâm cùng với đàm thoái, Trang Công, Điệp khốc, Bài đả là các công phu cơ bản của phái Thiếu Lâm. Bả chùy có mười bài chính, luyện theo tâm ý lục hợp nên còn gọi loại quyền nay là lục hợp tâm ý bả hay tâm ý quyền.

    3) Đàn thoái là công phu của phái Thiếu Lâm có từ rất lâu đời. Ý nghĩa bắt đầu từ chữ đàn là đàn hồi, có sức bật. Từ trong sáo lộ bài bản tập về công phu chân luyện tập đá bật các kiểu gọi là đàn thoái. Có khi còn gọi là đàm thoái vì ban đầu xuất hiện ở chùa Long Đàm là một viện nhỏ thuộc chùa Thiếu Lâm. Tuy gọi khác nhau nhưng nghĩa vẫn là một.
    .

    .

    °¨¨°º"°¨¨°(_.•´¯`•«¤° (¯`♥.N•T•U.♥´¯) °¤»•´¯`•._)°¨¨°"º°¨¨°

    CLB Vovinam ĐH Nha Trang

    ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Mr.Kjm♥•´¯) ๑۩۞۩๑]♥๑۩۞۩๑

    ღღღ____†____*_* ♥ *_*____†____ღღღ




  4. #4
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    …NTU…√ø√ïñ@m…ÇLµß…
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    3,724
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Default

    Bài cầm nã hai mươi bốn huyện vị

    Dịch Âm:

    Nhị thập tứ huyệt pháp
    Diệu tại nã yếu bả
    Nhất pháp đả Tái dương
    Quyền trúng đảo địa hạ
    Nhị thông Thiên đột huyệt
    Tỏa hầu chí hôn á
    Tam kích Thiên trụ xứ
    Thất khiấu thiên huyết hoa
    Tứ đả Liêm tuyền huyệt
    Tuyệt khí nhất mệnh hưu
    Ngũ pháp đả Kiên tỉnh
    Thể thân khả hóa linh
    Lục pháp nã Tý nhu
    Xả giáp thể thân đảo
    Thất pháp thích Tam lý
    Cảnh cốt lưỡng tiết đoạn
    Bát pháp nã Khúc trì
    Thoát trửu thất khiêm liêm
    Cửu pháp nã Khúc trạng
    Cách bác lưỡng tiết đoạn
    Thận pháp nã THiếu hải
    Thượng chỉ đoàn khả tàn,
    Thập nhất nã Dương trì
    Ngũ chỉ tận đoạn nhiên
    Thập nhị nã Dương cốc
    Thủ chưởng thấp hiệu diệu
    Thập tam phá Kỳ môn
    Trường thiên lậu loại tiện
    Thập tứ kích Chương môn
    Liệt can huyên sâm nhiễm
    Thập ngũ đàn huyết hải
    Bạo khách diện triều thiên
    Thập lục nã Trúc tân
    Cảnh cốt tam tiết đạm
    Thập thất nã Công tôn
    Đãi đồ thất căn nguyên
    Thập thất nã Uy trung
    Địch nhân quỵ hạ bàn
    Thập cửu đàn Dũng tuyền
    Tống tha tam trượng viễn
    Nhị thập tầm mạch Uyển
    Nã cầm ănng địch tàn
    Nhị thập nháat Phong để
    Kích trúng khiếu tàn nhiên
    Nhịp thập nhị Cự cốt
    Năng cầm anh hùng hán
    Nhịp thâp tam Phụng vĩ
    Năng khai thiết môn thuyên
    Nhị thập tứ Tinh xúc
    Hổ tướng diệc bế nhãn.

    Dịch Nghĩa:

    Phép đánh hai mươi bốn huyệt
    Linh diệu ở chỗ bắt chỗ yếu hại
    Phép thứ nhất đánh Thái dương
    Quyền trúng ngã xuống đất
    Hai đánh huyệt Thiên đột
    Nghẹn họng đến mê man câm tiếng
    Ba đánh chỗ Thiên trụ
    Bẩy khiếu máu phun ra
    Bốn đánh huyệt Liêm tuyền
    Khí dứt một đời tàn
    Năm đánh vào Kiên tỉnh
    Thân xác có thể hóa linh (chết)
    Thứ sáu bắt Tý nhu
    Vỡ vai thân tê dại (ngã)
    Bẩy đá huyệt (túc) Tam lý
    Xương ống hai khúc gẫy
    Thứ tám bắt Khúc trì
    Gẫy khuỷu tay hết nối liền
    Thứ chín bắt Khúc trạch
    Cánh tay như gãy đôi
    Thứ mười bắt Thiếu hải
    Tay trên hết làm ăn,
    Mười một tóm Dương trì
    Năm ngón hết tự nhiên
    Mười hai bắt Dương cốc
    TAy chưởng hết hợp điệu
    Mười ba phá Kỳ môn
    Lộn ruột đến són phân
    Mười bốn đánh Chương môn
    Nát gan huyết tứ chảy
    Mười lăm đá Huyết hải
    Quân hung ngửa mặt chầu trời
    Mười sáu bắt Trúc tân
    Xương chân thành ba khúc
    Mười bẩy tóm Công tôn
    Trò xấu hết nguồn gốc
    Mười tám tóm Uy trung
    Kẻ địch quỳ kêu rên
    Mười chín đá Dũng tuyền
    Đẩy địch xa ba trượng
    Hai mươi tìm Uyển mạch
    Bắt được tay địch tàn
    Hai mốt huyệt Phong để
    Đánh trúng là xong rồi
    Hai hai túm Cự cốt
    Bắt được cả anh hùng
    Hai mươi ba Phụng vĩ
    Mở được then cửa sắt
    Hai mươi bốn Tinh xúc
    Tướng hổ cũng nhắm mắt.

    Chú thích vị trí hai mươi bốn huyệt:

    • Thái dương: đuôi lông mày kéo ra một tấc, chỗ lõm xuống.
    • Thiên đột: đầu xương mỏ ác bờ trên, chính chỗ lõm xuống
    • Thiên trụ: sau cổ phía trên nơi giápp ranh nửa tấc, xê sang bên cạnh 1 tấc ba phân
    • Liêm tuyền: chỗ cao nhất của yết hầu dưới ven xương hàm dưới, ở chính giữa lằn nối.
    • Kiên tỉnh: ở giữa xương bả vai và xương đòn trước xương ngực to 1 tấc rưỡi huyệt đại chùy
    • Tý nhu: gập cánh tay, huyệt ở điểm trước đầu cơ tam giác
    • Túc tam lý: dưới xương chè ba tấc giữa hai gân chân (người dịch thêm chữ túc vì còn thủ tam lý ở tay)
    • Khúc trì: gấp khuỷu tay 90°, đầu ngoài nếp gấp khuỷu tay
    • Khúc trạch: Chỗ lõm chính giữa nếp gấp khuỷu tay , sát mép trong gân cơ lớn cơ hai đầu
    • Thiếu hải: đầu trong nếp gấp khuỷu tay
    • Dương trì: ở chính giữa lằn ngang cổ tay phía trên mu tay
    • Dương cốc: bên ngoài giữa lằn ngang khớp cổ tay
    • Kỳ môn: trên rốn 6 tấc xê sang ngang 3 tấc rưỡi, mé trong xương sườn số 6
    • Chương môn: ở trên đường chạy giữa nách xuống sườn, đầu xương sườn số 11, gập khuỷu tay kẹp tay vào nách, huyệt ở điểm tận cùng của sườn đầu khuỷu tay.
    • Huyết hải: gập gối chỗ nổi của cơ trong gối lên 2 tấc
    • Trúc tân: từ huyệt thái khê lên 5 tấc, mé trong và sau xương ống chân độ 2 tấc
    • Công tôn: mé trong bàn chân, bờ dưới xương đốt bàn chân số 1 sau khớp gối ngón cái 1 tấc rưỡi giữa lằn hai làn da đen trắng da mu chân và da lòng bàn chân
    • Ủy trung: ở chính giữa lằn sau khớp gối chỗ lõm
    • Dũng tuyền: ở trong lòng bàn chân ở điểm chia lòng bàn chân 3 phần trên 1 dưới 2 phía gót
    • Phong để: chính giữa điểm cuối xương mu ở hạ bộ
    • Uyển mạch: Phía trên huyệt liệt khuyết 5 phân kế vào trong ba phân
    • Cự cốt: chỗ lõm tiếp giáp xương bả vai và xương đòn vai
    • Phụng vĩ: mé trên sỉ cốt huyết phong để năm phân
    • Tinh xúc: bên cạnh huyệt mệnh môn 3 tấc ba phân.
    thay đổi nội dung bởi: zongkjm, 01-23-2010 lúc 05:32 PM
    .

    .

    °¨¨°º"°¨¨°(_.•´¯`•«¤° (¯`♥.N•T•U.♥´¯) °¤»•´¯`•._)°¨¨°"º°¨¨°

    CLB Vovinam ĐH Nha Trang

    ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Mr.Kjm♥•´¯) ๑۩۞۩๑]♥๑۩۞۩๑

    ღღღ____†____*_* ♥ *_*____†____ღღღ




  5. #5
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    …NTU…√ø√ïñ@m…ÇLµß…
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    3,724
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Default

    Bài ca về bộ vị 24 huyệt cầm nã yếu hại

    Dịch Âm:

    Đoản đả lâm tiền trận
    Cầm nã ác đãi nhân,
    Nã nhân tiên hạ thủ
    Trì mạn tất tạo tổn.
    Thiếu Lâm nhị thập pháp
    Xuất thủ biến long vân:
    Tả thủ nã Nhĩ căn
    Hữu thủ hộ đầu thân,
    Thác thân nã Thái dương
    Nghiêm phòng phúc trắc môn,
    Thiểm thận thủ tiền cảnh
    Thiết quyền dương mâu kim,
    Nhược thủ hậu cảnh bộ
    Tiễn bộ hồi mã thương,
    Thuận thủ nã tiền kiên
    Tụ phòng hạ âm trang,
    Thiểm thân thủ hậu kiên
    Tẩu mã chiến Đương dương,
    Tà thân nã ngoại kiên
    Ngoại tát như tước lương,
    Ngân đao xả đại tý
    Kim đao thủ môn bàng,
    Song thủ thủ trửu tiết
    Thượng hạ nang phân hướng,
    Nhuệ đao đoạn tiểu tý
    Tu bả tiền hung phòng,
    Phản nghịch thủ thủ uyển
    Thành hạ phòng ám thương,
    Hư thế dẫn địch nhân
    Thúc thân thủ yêu thương,
    Phi túc đàn phong thị
    Thoái cốt đoạn đương trường,
    Tiễn thích phá tiền cảnh
    Lưỡng quyền vệ phúc đường,
    Mã đạp tất cái toái
    Bất kiến túc ảnh hoảng Yếu thủ Quốc oa huyệt
    thiểm pháp hậu truy thương,
    Du bộ hoán phong lôi
    Ngoại bãi tát căn trang,
    Tha thi liêu âm cước
    Ngã túc toản cước tiêm,
    Tha nhược thi phi cước
    Lưu tinh phóng đương trường,
    Tha thi phốc hổ thế
    Thúc thân phi lôi thuownxg,
    Tống tha tam trượng viễn
    Tàn tham khiếu đương trường.

    Dịch Nghĩa:

    Giáp đánh vào trước trận
    Tóm bắt kẻ gian ác,
    Bắt người ra tay trước
    Chậm chạp sẽ thua thiệt.
    Hai mươi phép Thiếu Lâm
    Ra tay đổi gió mây:
    Tay trái túm Nhĩ căn (1)
    Tay phải che đầu thân,
    Lầm mình đánh Thái dương (2)
    Nghiêm phòng bên cạnh sườn,
    Né mình giữ trước cổ (3)
    Quyền sắt chống mâu vàng,
    Nếu giữ đằng sau cổ (4)
    Phóng bước hồi mã thương,
    Thuận tay túm trước vai (5)
    Phải phòng tấn phía dưới,
    Lách mình chộp sau vai (6)
    Ruổi ngựa đánh Đương Dương,
    Xiên mình tóm ngoài vai (7)
    Bỏ ngoài như rời cầu,
    Đao bạc chặt cánh tay (8)
    Đao vàng giữ bên cạnh,
    Hai tay giữ khớp khuỷu (9)
    Trên dưới bẻ ngược hướng,
    Dao sắc chặt cẳng tay (10)
    Lo trước ngực đề phòng,
    Phản nghịch giữ cổ tay (11)
    Dưới thành phòng giáo ngầm,
    Thế hư dụ kẻ địch
    Bỏ mình giữ lấy hông, (12)
    Bay chân đá phong thị (huyệt)
    Xương chân gãy tại trường, (13)
    Đá tao phá xương ống (chân) (14)
    Hai quyền che trước bụng,
    Ngựa dẫm bánh chè vỡ (15)
    Hết thấy bóng chân bay,
    Phải giữ huyệt Quốc oa (16)
    Phép tránh sau phóng thương,
    Dời bước gọi sấm gió
    Ngoài bỏ thế tấn gốc,
    Nó mà hạ âm cước (17)
    Ta bèn chọc mũi chân,
    Nó mà tung chân đá
    Sao băng phóng tại trường, (18)
    Nó dùng thế bắt hổ
    Thúc mình bay sấm vang, (19)
    Đẩy nó văng ba trượng
    Tê dại kêu om xòm. (20)

    Tên gọi các bộ vị yếu hại ở trong bài:

    (1) Nhĩ căn, (2) Huyệt Thái dương, (3) Trước cổ, (4) Sau cổ, (5) Trước vai, (6) Sau vai, (7) Ngoài vai, (8) Cánh tay, (9) Khuỷu tay, (10) cẳng tay, (11) Cổ tay, (12) Eo lưng hông, (13) Khớp chân, (14) Cẳng chân, (15) Đầu gối bánh chè, (16) Khoeo gối, (17) Mắt cá, (18) Mu bàn chân, (19) Lòng bàn chân, (20) Đùi.


    Bài ca về thủ pháp cầm nã

    Dịch Âm:

    Cầm nã bản thị vũ trung tinh
    Thiếu Lâm nghệ trung xưng thần linh,
    Đính chuẩn dịch nhân yếu quan tiết
    Chí tha cốt chiết thất để năng.
    Thừa cơ tầm thế thi túc quyền
    Cánh hữu ưng trảo tiệp tốc phong,
    Công tại khắc khổ thiên bách luyện
    Tất giải thử ý định thành công.

    Dịch Nghĩa:

    Cầm nã chính là tinh hoa của võ
    Tài nghệ Thiếu Lâm xưng tụng như thần linh
    Nhìn chính xác chỗ yếu của kẻ địch
    Làm cho nó gãy xương mất năng lực chống đỡ.
    Thừa cơ tìm thế ra quyền, cước (đấm, đá)
    Lại còn có ưng trảo công mau lẹ như gió lốc,
    Công phu cũng ở chỗ khắc khổ muôn ngàn rèn luyện
    Hiểu được ý đó nhất định sẽ thành công.
    .

    .

    °¨¨°º"°¨¨°(_.•´¯`•«¤° (¯`♥.N•T•U.♥´¯) °¤»•´¯`•._)°¨¨°"º°¨¨°

    CLB Vovinam ĐH Nha Trang

    ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Mr.Kjm♥•´¯) ๑۩۞۩๑]♥๑۩۞۩๑

    ღღღ____†____*_* ♥ *_*____†____ღღღ




  6. #6
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    …NTU…√ø√ïñ@m…ÇLµß…
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    3,724
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Default

    Mười Tám Phép Cầm Nã

    A. Những điều cốt yếu của mười tám phép cầm nã

    Dịch Âm:

    Đoản binh tương tiếp xả giới giáp
    Hô hấp chi khí sáp gian sai,
    Chiêu thế ứng biến cánh tật thông
    Thiết nhân đồng cốt khả phần hóa.
    Sinh cầm nã cuồng chứng bạo khách
    Bất xuất Thiếu Lâm thập bát pháp:
    Tỏa, khấu, thiết, áp, nanh, bâu, nhiêu,
    Điểm, nã, triền, sái, bạn, quỵ, cáp,
    Cánh sử thích, kháo, suý, chàng thế,
    Hỗn thân giai thoa câu hồng hoa,
    duy hữu phổ chiêu đa nhất chiêu
    Ngọc lư bàng phá kim thạch tháp.

    Dịch Nghĩa:

    Đánh xáp lá cà bỏ binh khí áo giáp
    Khí mà hít thở rất là nhanh,
    Chiêu thế ứng biến càng cấp tốc
    Xương đồng thân sắt cũng thiêu xong.
    Bắt sống kẻ hugn bạo điên cuồng
    Đã chẳng thoát mười tám phép của Thiếu Lâm:
    Khóa, bắt, thít, đè, vặn, ấn, vây,
    Điểm, bắt, vấn, đạp, buộc, quỳ, bấm,
    Lại dùng thế đá, dựa, quăng, đâm,
    Toàn thân đều là thoa móc hoa hồng,
    Duy chỉ nhiều hơn một chiêu phổ chiếu (1)
    Sọ ngọc chạm nát tháp đả vàng. (2)

    Giải thích:

    Thuật cầm nã Thiếu Lâm là thuật binh lính, tay không giáp lá cà với nhau mà có, nói mười tám phép, có thuyết nói mười chín, không thống nhất. Thuật cầm nã khác hẳn với các phép đánh quyền và binh khí nói chung, nó tùy thuộc vào kỹ thuật đặc biệt trong các phép của võ học dùng lực và xảo sức và khéo, hợp với nhau để chế ngự kẻ khác. Luyện công phu này không dễ mà đạt, phải trải qua nghiên cứu luyện tập lâu dài mới được, bằng không chẳng những đã chẳng thành tài mà ngược lại tức là giúp sức cho người tự hại thân mình.

    (1) Tức là chiêu Phật quang phổ chiếu của cửa thiền (ND).
    (2) Tức là chiêu đầu quyền (húc bằng đầu) rất nổi tiếng của phái Thiếu Lâm (ND).

    B. Mười tám phép cầm nã

    1. Tỏa pháp (khóa): tức là dùng thủ pháp tay ngăn hay đè, khống chế đối phương không thể phản công được. Phép khóa có khóa trái, khóa phải, khóa trên, khóa dưới, khóa toàn bộ thân. Khóa trái thì tay phải đánh đối phương, tay trái khóa giữ đối phương, ngăn cản sự phản đòn. Khóa phải chỉ đổi thế trái sang phải, còn phép khóa cũng y như vậy. Khóa dưới thì dùng chân đá vào nơi yếu hại của đối phương còn tay thì khóa giữ đối phương cũng để ngăn cản phản đòn. Khóa trên tức là dùng hai tay ra đòn đánh đối phương còn hai chân đá khóa chặt đối phương phản kích thủ âm phần dưới. Khóa dưới tức là dùng chân đá vào nơi yếu hại của đối phương và dùng tay khóa chặt lấy đối phương ngăn sự trả đòn. Khóa toàn bộ là khi đối phương bị ta công liên tiếp, ta đã mệt nhoài, cốt để tranh thủ thời gian nghỉ ngơi. Hai chân đứng mã bộ tý ngọ, hai tay dùng thế kim giao tiễn (kéo vàng cắt), mắt nhìn đối phương chằm chằm, toàn thân giới bị, khóa chặt đối phương không còn thế nào mà phản công, muôn vàn không được để sơ sẩy.

    2. Khấu pháp (giữ): tức là giữ mà đánh, đánh từ trên xuống dưới, phần lớn dùng khi cùng đối thủ giao đấu, giữ trên, đánh dưới; hoặc dùng chân phá kình (lực) tranh âm... thì mau lẹ ra tay giữ, đánh theo phép này.

    3. Thiết giáp (cắt): tức là cắt tay, còn gọi là "tung thiết" (thít dọc), phần lớn dùng cắt tay đối phương ở cổ tay, khuỷu tay, vai. Có khi dùng "hoành thiết" (cắt ngang). Lối cắt ngang phần lớn dùng né mình tránh bị cắt như nghiêng bụng, nghiêng cổ, vai ngoài, v.v... Có khi phải dùng cách "đảo thiết" (cắt ngược).

    4. Áp pháp (đè): còn gọi là "khái pháp", dùng nhiều quyền chưởng, cẳng tay hay thân thể đè ép chặt lấy đối phương làm họ mất hết năng lực phản kháng; như chưởng đè chưởng, chưởng đè cổ tay, thân thể đè thân thể, v.v...

    5. Nanh pháp (phép vặn): tức là phén vặn tay. Nếu đối phương ra đòn "xung thiên pháo" (pháo thăng thiên, tên một chiêu quyền) hay "hắc hổ thâu tâm" (hổ đen lấy tim), ta mau chóng cùng lúc ra cả hai tay, một tay túm khuỷu, một tay túm cổ tay đối phương, hướng ra phía ngoài dùng sức vặn mạnh có thể vặn sai khớp cánh tay. Có thể vặn chân nữa.

    6. Quả pháp (phép bọc): còn gọi là phép ngăn trong. Phần nhiều dùng tay khi đánh thật nhanh từ ngoài trở vào trong có thể năm tay đối phương, mượn sức đối phương đang ập vào để đánh vào mặt và bên hông đối phương.

    7. Nhiêu pháp (phép quấn): còn gọi là quải pháp, có hai kiểu: Một là khi cầm nã bị đối phương ngáng trở thì mau chóng hướng sang bên cạnh đánh mạnh vào nơi yếu hại của đối phương, hai là né mình cản đường hoặc né tránh đòn của đối phương.

    8. Điểm pháp (phép điểm): Điểm đây là thủ pháp điểm vào nơi yếu hại của đối phương, khi đánh nhau lâu, sức tàn hơi kiệt, dùng cách này: mau lẹ tìm cách điểm trúng nơi yếu hại đối phương, nếu điểm trúng sẽ khiến đối phương bại ngay.

    9. Nả pháp (bắt): tức là bắt vào khớp yếu hại của đối phương. Nếu đối phương tung quyền đánh tới thì ra tay tóm lấy cổ tay, giả sử đối phương dùng chiêu "Diều tử toản lâm" (Diều hâu rúc rừng) thì khuỷu tay hoặc đốt ngón, nếu đối phương đá hất lên thì túm cổ chân hay ống chân.

    10. Triền pháp (phép thắt buộc): còn gọi là giảo lan pháp, dùng khuỷu tay thúc ra ghìm mạnh mà đánh, hoặc ghìm cổ, ghìm đầu mà ép xuống hay ghì hông vào trogn mà đánh.

    11. Sái pháp (đạp): tức là dùng chân dậm, đè khiến đối phương mất hết năng lực phản kháng như đạp tay, đạp ngực, đạp lưng, đạp lên cổ đối phương.

    12. Bạn pháp (ràng buộc): Đây là một loại của phép đánh bằng chân hay dùng luôn. Khi hai bên đánh giáp lá cà, vờ đánh trên nhưng thực lại đánh dưới, xọc chân vào giữa hai chân đối phương chặn sau gót, đã dùng chiêu này thì không đuợc di động mình rồi túm lấy thân trên đối phương hoặc đèn hoặc đẩy ngược lại để vật ngã.

    13. Quỵ pháp (quỳ): Đây là một phép đánh bằng chân, trước phải xọc chân theo "bạn pháp" vào phía trong và sau chân đối phương rồi quỳ gối xuống, tỳ xương bánh chè vào khớp gối của đối phương.

    14. Cáp pháp (bấm, cấu): Dùng thủ pháp bấm hay túm giữ bộ vị yếu hại của đối phương như bấm yết hầu, bấm mắt,... khiến cho đối phương nghẹn thở, không nhìn được, mất sức chiến đấu.

    15. Thích pháp (đá): Đây là phép sử dụng chân của Thiếu Lâm, đồng thời là một phương pháp trọng yếu của kỹ thuật giao đấu; như đá âm bộ (phía dưới), đá cẳng chân... Quyền phổ dậy: "Dưới đoạt âm bộ một mạng tiêu, đá bật ống cẳng chân gẫy lìa".

    16. Kháo pháp (dựa): Đây là phép phá vây, hướng về phía sau mà đánh lại. Khi bị đối phương phía sau chồm tới ôm chặt thì dùng lưng, hai khuỷu hay mông, dựa thế mà đánh đối phương.

    17. Súy pháp (vật): Đây là một thủ pháp tay có hai cách là vật đánh hay vật bắt. Vật (hất) bắt là khi giao đấu với đối phương sau khi túm được cổ tay đối phương thì lợi dụng thời cơ và địa hình có lợi, mau chóng hất ra bên ngoài và đối phương chẳng bại tay cũng gẫy răng, vật đánh là khi giao đấu dùng cách tránh né quay mình đánh vào phía sau đối phương.

    18. Chàng pháp (đâm): Dùng sức toàn thân thúc vào chỗ yếu hại của đối phương làm đối phương mất sức chống cự.
    .

    .

    °¨¨°º"°¨¨°(_.•´¯`•«¤° (¯`♥.N•T•U.♥´¯) °¤»•´¯`•._)°¨¨°"º°¨¨°

    CLB Vovinam ĐH Nha Trang

    ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Mr.Kjm♥•´¯) ๑۩۞۩๑]♥๑۩۞۩๑

    ღღღ____†____*_* ♥ *_*____†____ღღღ




  7. #7
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    …NTU…√ø√ïñ@m…ÇLµß…
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    3,724
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Default

    Phép Mật Truyền Về Tháo Xương

    A. Sơ lược về phép tháo xương

    Ca quyết:

    Dịch Âm:

    Suy nhu niết xả pháp tinh kỳ
    Nhất niết nhất xả lạc tại địa,
    Phù cửu niết cốt xuất dịch giả
    Tán dản tốt đàn thúc cốt diệt,
    Tả hữu phùng nguyên thục năng xảo,
    Thuận thủ cầm nã tùy ngã ý.
    Xuất vu tả giả tùy chi tả,
    Hữu phương lai thời trắc thân khu,
    Thoát cữu điệt cách cốt oai tà,
    Lân thời thành cầm bả địch tồi,
    Hoạt pháp chính chi thi vị quý
    Phuơng thành toàn năng hảo võ nghệ.

    Dịch Nghĩa:

    Phép đẩy, uốn, vặn, tháo thật tinh kỳ
    Một vặn một tháo rơi tại chỗ,
    Đẩy hàm, vặn xương dễ rời rụng
    Tụ sức đánh đúng lúc xương rời ngã,
    Trái phải cùng nguồn, thuộc thành khéo,
    Thuận tay cầm nã tùy ý ta.
    Ra đòn bên trên tùy thế trái,
    Bên phải tới, thời nghiêng thânmình,
    Thóat hàm ngã lộn xương cong vẹo,
    Đúng lúc thành cầm tóm bẻ gẫy xương địch,
    Phép linh hoạt chính là quý ở chỗ thực hiện
    Mới thành người giỏi võ toàn năng.

    Phép tháo xương có từ sư chùa Thiếu Lâm. Phương pháp này có các phép niết xả, suy, nhu, v.v...

    1. Niết pháp (vặn, bóp): Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp vặn chỗ khớp đối phương đang bị túm, dùng kình lực khéo léo làm cho chỗ khớp đó bị lệch vị trí hay bong gân, mất công dụng vốn có.

    2. Xà pháp (tháo): Dùng chưởng (bàn tay) hay chỉ (ngón) dùi đánh vào xương hay vào chỗ hai xương nối nhau làm cho khớp xương đó bị cong, xiêu lệch chỗ, mất công dụng chống đỡ.

    3. Suy pháp (đẩy): tức là cách sửa lại vị trí của khớp xương. Phải xem kỹ hình dáng của khớp bị tổn thương, một tay đỡ, tay kia đón đúng hướng của khớp và dùng sức đẩy mạnh khiến cho khớp xương lệch trở lại vị trí cũ. Đây là phép nắn sửa (xương). Mặt khác của suy pháp là đẩy lệch xương, tức là sau khi túm chuẩn xác bộ vị rồi, dùng kình lực đẩy mạnh khớp xuơng đó ra phía ngoài hay theo hướng ngược lại làm cho lệch vị trí của khớp xuơng đó đi, mất năng lực hoạt động.

    4. Nhu pháp (uốn): Phàm người bị "tháo" khớp thì khớp bị thương, xương có thể bị gẫy, có khi tổn thương cả phần cơ bắp. Có thể căn cứ vào thực tế bị xưng đau mà dùng nhu thuật để uốn, nắn lại chỗ đau, từ từ xoa, nắn có thể khiến máu đọng tại chỗ tan đi, nơi sưng xẹp xuống. Nếu khớp bị lệch vị trí thì dùng cách "đẩy - nắn" đẩy trở về nguyên chỗ.

    Nắn khớp , nắn xương là một khoa học, người học tập trước hết phải học hiểu giải phẫu sinh lý cơ thể con người, phải nhận biết 206 xương của cơ thể người, học phép nắn bó, tháo khớp xuơng, lại còn phải luyện cả cách nhìn, ánh mắt cho chuẩn xác trong khi nhận định vị trí khớp xuơng và cả thời cơ lúc giao đấu. Thường ngày phải tập pháp phát kình (lực) ở ngón tay, học các môn chọc, gõ, cằm tay trong cát... để luyện ngạnh công thì mới có tác dụng.

    B. Phép tháo nắn các khớp xương

    1. Nắn xuống dưới cổ: Khi cùng người giao đấu, dùng cách né tránh vòng qua cạnh mình đối phương, dùng dương quyền giơ cao giáng xuống chỗ dưới cổ tức là dưới huyệt nhĩ căn sẽ khiến cổ bị lệch.

    2. Nắn vai: Khi giao đấu vờ đánh dưới để đánh trên, một tay túm chắc trên cánh tay, dùng kình kéo vào, một tay bắt trước vai đẩy mạnh trở ra là đã làm lệch khớp vai.

    3. Nắn cổ tay: THừa cơ đối phương giơ tay tấn công, nắm lấy cổ tay họ, mượn sức của họ văn đẩy ngược hướng có thể làm cổ tay bị gẫy.

    4. Vặn gối: Cùng đối phương giao đấu không sao vào được gần thì phải thọc chân nghiêng vào giữa hai chân họ, chặn cứng trước chân lại và thừa lúc họ không ngờ đẩy mạnh phần đùi trên của h ọ, dùng kình lực đẩy ngược chiều có thể làm cho khớp gối của họ lệch chỗ. Cũng có thể dùng cách quỳ gối để làm đầu gối họ bị thương.

    5. Nắn khủyu tay: Dùng tay phải túm lấy cổ tay trái đối phương, tay trái túm lấy đầu khớp khuỷu tay họ, tay trái bẻ trở ra, tay phải gập trở vào có thể làm lệch khớp khuỷu tay họ.

    6. Nắn đùi: Khi họ dùng chân đá âm bộ ta, vung hai tay túm cổ chân họ vặn mạnh ra phía ngoài, khi họ quay lưng về phía ta, lập tức đá nhanh vào khớp xuơng hông họ, đùi họ sẽ bị trật khớp ngay.

    7. Nắn chân: Thừa lúc đối phương cất chân đá, hai tay túm ngay bàn chân hất mạnh ra phía ngoài hoặc dùng cạnh tay chém vào mắt cá sẽ làm chân họ hỏng ngay.
    .

    .

    °¨¨°º"°¨¨°(_.•´¯`•«¤° (¯`♥.N•T•U.♥´¯) °¤»•´¯`•._)°¨¨°"º°¨¨°

    CLB Vovinam ĐH Nha Trang

    ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Mr.Kjm♥•´¯) ๑۩۞۩๑]♥๑۩۞۩๑

    ღღღ____†____*_* ♥ *_*____†____ღღღ




  8. #8
    Tham gia ngày
    Jan 2010
    Đến từ
    Tây Ninh Hoà Thành
    Tuổi
    27
    Bài gởi
    452
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    hay , nhưng nó có áp dụng 1 phần nào của chưởng pháp hông nhỉ
    FAST LIKE THE WIND
    STRONG AS THUNDER

  9. #9
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Đến từ
    …NTU…√ø√ïñ@m…ÇLµß…
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    3,724
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Icon14

    Trích Nguyên văn bởi shiester View Post
    hay , nhưng nó có áp dụng 1 phần nào của chưởng pháp hông nhỉ
    Bạn cứ tham khảo vào đúc rút cho mình những kinh nghiệm. Tùy vào bản thân lãnh ngộ của bạn thôi, nếu có người chỉ điểm nữa thì càng tốt...
    .

    .

    °¨¨°º"°¨¨°(_.•´¯`•«¤° (¯`♥.N•T•U.♥´¯) °¤»•´¯`•._)°¨¨°"º°¨¨°

    CLB Vovinam ĐH Nha Trang

    ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Mr.Kjm♥•´¯) ๑۩۞۩๑]♥๑۩۞۩๑

    ღღღ____†____*_* ♥ *_*____†____ღღღ




  10. #10
    Tham gia ngày
    Aug 2010
    Tuổi
    33
    Bài gởi
    94
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Muốn học môn này ở VN thì đi học Vịnh Xuân trong Long hình có hết bộ Cầm Nã Thủ đấy

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts