+ Trả Lời Ðề Tài
kết quả từ 1 tới 2 trên 2
  1. #1
    Tham gia ngày
    Jul 2010
    Đến từ
    C.L.B vovinam Nam Định
    Tuổi
    31
    Bài gởi
    109
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    44 365 ngày lễ Vu Lan trong tâm mỗi người

    “Với những ai còn may mắn được cài bông hồng trên ngực áo trong ngày lễ Vu Lan, hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ. Đó là may mắn lớn nhất mà người đó còn có được trên cuộc đời này…”

    Trong không khí rộn ràng của ngày Rằm tháng Bảy, lễ Vu Lan tri ân và báo ân, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự kiêm trưởng ban Hoằng pháp TW - Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, đã trao đổi với Dân trí về nguồn gốc và ý nghĩa sâu xa của ngày này.


    Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm

    Lễ Vu Lan là một ngày lễ truyền thống, là ngày hội với những người con có dịp báo hiếu, tỏ lòng biết ơn với cha mẹ. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa sâu xa của ngày lễ này thế nào thưa Thượng tọa?

    Theo kinh Vu Lan Bồn thì Mục Liên là một trong mười đệ tử của Đức Phật. Ngài là thần thông số một. Mẹ ngài là Thanh Đề khi sống làm nhiều điều ác. Ngài dùng thiên nhãn thông soi thấy mẹ mình bị đày đọa dưới địa ngục, gày đói khổ đau. Ngài dùng phép của mình đựng cơm trong bình bát dâng mẹ nhưng ác nghiệp quá nặng nên cơm biến thành lửa đỏ than hồng.

    Ngài cầu xin đức Phật chỉ phương cách cứu mẹ. Đức Phật chỉ rằng vào ngày Rằm tháng bảy đem hoa quả ngon, thức ăn quý cúng Phật và chư tăng mười phương mẹ sẽ thoát nạn. Mục Liên hồi hướng giúp mẹ thoát kiếp nạn bị lưu đày địa ngục. Đó là nguồn gốc ngày lễ Vu Lan.


    Thành kính tri ân, báo ân, báo hiếu với cha mẹ, ông bà tổ tiên là điều cần làm nhất trong mỗi con người nhân dịp lễ Vu Lan.

    Lễ Vu Lan thực sự là lễ báo hiếu, tri ân và báo ân. Mỗi một con người, đặc biệt là một phật tử luôn có bốn ơn: Ơn tam bảo, ơn Phật pháp tăng, ơn cha mẹ sinh thành - thầy dạy bảo và ơn đồng bào nhân loại. Trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu, người ta đặc biệt trân trọng ơn cha mẹ sinh thành bởi cha mẹ sinh thành là cái gốc của mọi sự. Cha mẹ tạo ra chúng ta thế nhưng muốn có cha mẹ lại phải nhớ đến ông bà tổ tiên, cửu huyền thất tổ. Vì thế, trong những ngày lễ Vu Lan, chúng ta còn phải tưởng nhớ công ơn của cả ông bà, tổ tiên.

    Theo tư tưởng của Phật giáo thì việc tỏ lòng biết ơn với đấng sinh thành, ông bà tiên tổ, phật tử - người dân nên phải thực hiện như thế nào cho đúng với đạo lý và truyền thống?
    Việc tỏ lòng thành kính, biết ơn với cha mẹ, tổ tiên của mỗi người có những điểm khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh riêng của mỗi người. Tuy nhiên, Phật dạy rằng có những biểu hiện mà bất cứ ai cũng phải thể hiện được để tỏ lòng yêu kính của mình, nhất là những người trẻ tuổi càng phải nhận thức sâu sắc và thể hiện đúng đạo lý.

    Với những ai còn may mắn được cài bông hồng trên ngực áo trong ngày lễ Vu Lan, hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ. Đó là may mắn lớn nhất mà người đó còn có được trên cuộc đời này.

    Vàng mã chỉ là hình thức, không nên quá lạm dụng để tránh lãng phí

    Với những ai mà cha mẹ khuất núi rồi hãy giữ vững nề nếp gia phong, dòng tộc, anh em hòa thuận. Thực ra, không chỉ là trong ngày Vu Lan chúng ta mới thể hiện tinh thần Vu Lan mà mỗi người phải có tinh thần Vu Lan trong suốt cuộc đời. Ba trăm sáu mươi lăm ngày trong một năm phải là cả ba trăm sáu mươi lăm ngày lễ Vu Lan trong tâm thức mỗi con người.

    Mùa lễ Vu Lan năm nay, những hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có gì mới so với những năm trước, thưa Thượng tọa?
    Năm nay, chúng ta hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là sự kiện trọng đại mà trong những ngày lễ Vu Lan năm nay, chúng ta không chỉ tưởng nhớ công ơn của ông bà cha mẹ của mình mà còn phải tri ân với quốc gia, các bậc quốc sư, tăng thống…

    Mùa Vu Lan năm nay, Giáo hội Phật giáo đặc biệt chú trọng vào giới trẻ, học sinh, sinh viên. Những hoạt động ca múa nhạc hướng về cha mẹ của hội thanh thiếu niên phật tử, những buổi thuyết pháp tại các chùa: chùa Bằng, chùa Sùng Phúc, chùa Kim Liên… Đặc biệt, không đốt vàng mã tránh xa hoa lãng phí lại không ảnh hưởng đến môi trường theo đúng tư tưởng nhà Phật.

    Trong bối cảnh rùa tai đỏ đang trở thành hiểm họa lan tràn, xâm hại môi trường sống vậy mùa Vu Lan năm nay việc phóng sinh có được nhà chùa quan tâm nhắc nhở các phật tử không ạ?
    Phóng sinh và bố thí là sự từ bi của Phật giáo nhằm cứu khổ, cứu nạn cho các sinh linh trên cuộc đời. Việc phóng sinh phải diễn ra tự nhiên đúng quy luật. Chẳng hạn như khi chúng ta ra chợ thấy có một mớ cua, cá, ốc… chúng ta bỏ tiền ra để chuộc sinh mệnh cho chúng rồi thả đi. Như thế gọi là phóng sinh.

    Nếu như trước mỗi dịp có nghi lễ phóng sinh, chúng ta lại đặt mua chim, cá, rùa… đặc biệt là rùa tai đỏ nguy hại để phóng sinh là phản quy luật tự nhiên, gây nguy hại môi trường nghiêm trọng. Như thế, chúng ta gián tiếp gây tội ác chứ không phải như vậy là phóng sinh.

    [CENTER]Nghiêm cấm việc phóng sinh rùa tai đỏ nguy hại ra môi trường một cách khẩn cấp trong mỗi dịp nghi lễ

    Ngay từ khi bắt đầu mùa Vu Lan năm nay, tại chùa Bằng nơi tôi trụ trì, tôi đã nhắc nhở các phật tử tuyệt đối không được phóng sinh rùa tai đỏ xuống ao chùa. Vừa rồi, có phật tử xin được phóng sinh hai tải rùa xuống ao chùa nhưng tôi không rõ là rùa gì nên không nhận.

    Tại bất cứ buổi thuyết pháp nào, tôi cũng nhắc nhở các phật tử về tác hại và những dấu hiệu phân biệt rùa tai đỏ. Phật giáo có tư tưởng “dĩ sát chỉ sát” nghĩa là giết một con vật để cứu được nhiều con vật khác là không có tội. Còn cứu một con vật lại gây hại nhiều con vật khác là có tội. Chính vì thế, trong dịp lễ Vu Lan năm nay, tôi đã thông báo cho các chùa tại các địa phương phải nghiêm cấm phóng sinh rùa tai đỏ.

    Xin cảm ơn Thượng tọa!

    Thế Cường
    thay đổi nội dung bởi: phi, 08-25-2010 lúc 05:46 PM
    (`'•.¸(`'•.¸¤*¤¸.-'´)¸.•'´)
    «´¨`•..¤ vovinam:¤..•´¨`»
    (¸.•'´(¸.•'´¤*¤`'•.¸)`'•.¸)

    CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI LIÊN ĐOÀN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO NAM ĐỊNH

    ((¯`°•¸¤º*`` ” -:¦:- (vovinam__việt võ đạo)-:¦:- “ ´´*º¤¸•°´¯))

  2. #2
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Đến từ
    Gia Đình VOVINAM
    Bài gởi
    2,303
    Thanks
    16
    Thanked 23 Times in 17 Posts

    Default Không đợi đến Vu Lan để tỏ lòng báo hiếu

    Không đợi đến Vu Lan để tỏ lòng báo hiếu

    Con không “ăn theo” người ta để “hưởng ứng phong trào” ngày lễ Vu Lan. Con không đi chùa chỉ vào ngày lễ Vu Lan để nói lời biết ơn. Mà con cầu xin cho Ba Mẹ bình an và sức khỏe hằng đêm trước khi con đi ngủ.

    Vốn không phải là người viết văn hay, vốn không phải là người thích trải lòng mình bằng từ ngữ và mong được những comments khen chê, hôm nay con viết những dòng này để kỷ niệm năm thứ 2, cách nửa vòng trái đất, con không có cơ hội tặng Ba Mẹ những bông hồng đỏ thắm để nói lời cảm ơn và mãi mãi con biết ơn công sinh thành, nuôi nấng và dạy con nên người.

    Khi còn nhỏ, con chưa bao giờ hiểu được tấm lòng của Mẹ. Mẹ mang con chín tháng mười ngày, với biết bao đau đớn sinh thành. Mẹ lo lắng cho con từng miếng ăn giấc ngủ. Mỗi hơi thở của con là của Mẹ. Mỗi giọt mồ hôi ngày con bệnh, Mẹ lau mười giọt nước mắt lo lắng. Con còn nhớ như in ngày Mẹ đau răng, nhà mình nghèo không đủ cơm ăn, Mẹ cắn răng chịu đựng cái đau nhức hoành hành để dành tiền mua gạo. Mẹ ăn thứ rau mọc dại sau nhà mà cho đến giờ con cũng không biết tên và cũng không biết là nó có ăn được không. Con còn nhớ như in những ngày học đại học con về thăm nhà, Mẹ cứ đi ra đi vào vì thấy con ngồi suốt trên máy computer mà không nghỉ ngơi. Con ho một tiếng là Mẹ cứ y như rằng hỏi con có mệt không, có bệnh gì không và lật đật chạy đi lấy thuốc. Mẹ không bao giờ tiếc thân Mẹ, chỉ có gia đình, và chúng con là điều mà suốt đời Mẹ lo lắng. Mỗi bước con đi Mẹ hoàn toàn ủng hộ, mỗi lần con vấp ngã Mẹ luôn mở rộng vòng tay đón con về và nâng niu lo lắng.

    Phần Ba không cận kề ân cần như Mẹ. Phần Ba là những nếp nhăn trên trán theo thời gian để kiếm kế sinh nhai. Phần Ba là dạy bảo cho chúng con những điều hay lẽ phải mà Ba chắt chiu bằng kinh nghiệm sống của mình. Ba không giỏi giang việc kiếm tiền vì Ba quá thật thà. Nhưng con thấy cách dạy dỗ của Ba và cách chỉ rõ nguyên nhân mỗi con làm sai; hoặc cố vấn cho con những khi con cần xin ý kiến là điều quý báo mà con sẽ không tìm đâu được. Con người luôn luôn ít nhiều có những tật xấu và Ba của con cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, bằng tất cả sự yêu thương và bảo bọc, Ba luôn động viên tụi con vượt qua cái nghèo đói để vươn lên. Con nhớ một lần khi con vừa tốt nghiệp 12, con thấy nhà mình lâm vào cảnh túng quẩn chắc là Ba Má không đủ tiền cho con đi học đại học. Con xin Ba cho con được nghỉ học một thời gian và đi làm để phụ gia đình. Ba nói với con rằng với cái giọng chất phác của người miền Nam, “Mày cứ đi học, tao có đi cạp đất ăn tao cũng nuôi mày ăn học”. Ba biết đời Ba Má đã khổ, nên muốn tụi con có cuộc sống tốt hơn. Câu nói của Ba chính là sự động viên cho con bước đi không mệt mỏi cho đến hiện tại và tương lai.

    Con không đợi đến Vu Lan để tỏ lòng báo hiếu. Con không “ăn theo” người ta để “hưởng ứng phong trào” ngày lễ Vu Lan. Con không đi chùa chỉ vào ngày lễ Vu Lan để nói lời biết ơn. Mà con cầu xin cho Ba Mẹ bình an và sức khỏe hằng đêm trước khi con đi ngủ. Con luôn giữ trong tâm trí mình Ba Mẹ đang còn ở Việt Nam khi chúng con được thưởng thức những món ngon vật lạ ở đất Mỹ. Con luôn ghi tâm rằng Ba Mẹ vẫn còn phải chịu đựng cái nóng như đổ lửa ở bên ấy. Con đang mong một ngày không xa, gia đình mình được đoàn tụ và con sẽ hạnh phúc khi mang cho Ba Mẹ những cành hồng đỏ thắm…

    Con Trai

    Anh Duy

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts