+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 1/2 1 2 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 10 trên 11
  1. #1
    Tham gia ngày
    Feb 2010
    Bài gởi
    200
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    7 Những tấm ảnh làm chấn động thế giới

    1. Uganda - 1980


    _1 bức ảnh về nạn đói ở Châu Phi, Uganda năm 1980. Bức ảnh miêu tả đôi bàn tay teo tóp vì đói của một đứa bé đang hấp hối trong lòng bàn tay của một nhân viên cứu trợ Liên Hiệp Quốc. Sự giúp đỡ tuy muộn màng nhưng đã nhen nhóm trong ta sự hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai
    2. Kền kền chờ đợi - 1993

    Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1m. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát.
    3. Hành hình nô lệ - 1930

    Tấm ảnh được chụp bởi Lawrence Beitler miêu tả cảnh 2 nô lệ da đen bị hành hình trước 10,000 người da trắng vì tội cưỡng hiếp 1 phụ nữ da trắng và giết chết bạn trai cô ta. Mặc dù tấm ảnh được thể hiện như việc hành hình kẻ có tội, nhưng cách tra tấn dã man và sự hả hê của đám đông bên dưới cũng để lại một sự ghê rợn cho người xem.
    4. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu - 1963
    Một trong những sự kiện chấn động thế giới: hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Đạo Phật của chính quyền Ngô Đình Diệm trong cuộc biểu tình ngày 11 tháng 6 năm 1963 tại góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là CMT8 – Nguyễn Đình Chiểu). Ngay lập tức, nó đã gây một ảnh hưởng rất lớn đến chính trị và truyền thông. Bức ảnh do Malcolm Browne chụp.
    5. Thảm sát Sơn Mỹ - 1968

    Ngày 16 tháng 3 năm 1968 một nhóm quân nhân Mỹ (đại đội Charlie thuộc lữ đoàn bộ binh 11) dưới sự chỉ huy của người thiếu úy 24 tuổi William Calley nhận nhiệm vụ chiếm đóng làng Sơn Mỹ và tìm du kích Việt Cộng. Các binh lính đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết gần như tất cả dân cư của làng: 503 thường dân, trong đó là 182 phụ nữ, 172 trẻ em, 89 đàn ông dưới 60 tuổi và 60 người già.

    6. Trại tập trung Buchenwald- 1945

    Trại tập trung Buchenwald của Đức Quốc xã sau khi được giải phóng năm 1945. Hơn 43 ngàn người Do Thái đã bị hành hình tại đây. Trong ảnh là những người dân Đức bị buộc phải đi xuyên qua Buchenwald để tận mắt chứng kiến những gì mà quốc gia của họ đã gây ra cho thế giới.
    7. Anne Frank - 1941

    Chân dung của cô gái 14 tuổi Anne Frank, một trong 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc xã hành hình trong sự kiện Holocaust. Cả gia đình, bao gồm cô vài chị gái đã bị giết chỉ 1 tháng trước khi trại tập trung nơi cô bị giam được giải phóng. Cuốn nhật ký cùng bức chân dung một cô bé 14 tuổi, với đôi mắt to đang nhìn xa xăm về một tương lai mà ai cũng biết là không bao giờ đến được với cô, đã làm xúc động cả thế giới
    8. Omayra Sánchez - 1985

    Đôi mắt đã ám ảnh người xem này là của cô gái 13 tuổi Omaya Sánchez trong thảm họa núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia ngày 13 tháng 11 năm 1985, đã giết chết 25 ngàn người. Trong ảnh, Omaya đã kiệt sức vì bị mắc kẹt gần 3 ngày đêm trước sự bất lực của lực lượng cứu hộ. Cuối cùng, mọi người đã ở bên cạnh em và cùng cầu nguyện đến khi em không còn cầm cự được sau 60 giờ. Bứa ảnh được chụp bởi Frank Fournier.
    9. Sự kiện Thiên An Môn - 1989

    Bức ảnh của Jeff Widener được mang tên là “Người nổi loạn vô danh”, với hình ảnh một người đang đứng cản trước đoàn xe tăng của Quân đội Giải phóng Trung Quốc đang tiến vào để đàn áp cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn. Đây còn được biết đến với tên gọi “Sự kiện Thiên An Môn” nổi tiếng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc - Người đàn ông trong bức ảnh này đã bị kill
    10. Bãi tha ma sau trận chiến tại Pennsylvania - 1863


    Những xác người nằm trơ trọi giữa đồng không mông quạnh dưới bầu trời xám xịt... một cảm giác rợn người khi bạn đứng trước một bãi tha ma sau cuộc chiến. Chụp trong cuộc Nội chiến Mỹ.
    11 .Từ năm 1039 đến năm 1945 tội ác của phát xit Đức



    20-24 tháng 2 năm 1966. Tân Bình, miền Nam Việt Nam. Lính Mỹ kéo xác Việt cộng trên đường. Tác giả Kyoichi Savada

    năm 1967 – 1969 Bianfra, một quốc gia nằm ở phía nam Nigeria, trong cuộc chiến Hơn một triệu người chết vì chiến tranh, nạn đói và dịch bệnh. Đây là tấm ảnh chụp những đứa trẻ trong một trại tập trung, đang đứng trước lằn ranh giữa sự sống và cái chết. Bức ảnh của Don McCullin này đã đánh động thế giới phải can thiệp để cứu lấy số phận của những người dân Bianfra.

    Năm 1972 Một bức ảnh nổi tiếng nói lên sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam: Phan Thị Kim Phúc, cô bé 9 tuổi trong hình đang la khóc trong kinh hoàng và chạy đi trong tình trạng bị bỏng nặng sau khi gia đình em bị một trận bom napal dội xuống. Bức ảnh đã gấy chấn động thế giới, buộc người ta phải nhìn nhận lại những hậu quả mà chiến tranh đã gây ra cho những người dân Việt Nam. Bức ảnh này cũng mang về cho tác giá, Nick Út giải Pulitzer

    26 tháng 3 năm 1978. Tôkyo. Bạo động chống lại việc xây sân bay Narita. Tác giả Sadaiuky Mikami.

    bức ảnh về nạn đói ở Châu Phi

    18 tháng 12 năm 1982. Lebanon. Vụ thảm sát người Palestin cuối cùng. Tác giả Robin Moier.

    1984 - Pablo Bartholomew
    Bhopal, Ấn Độ, Tháng 12 năm 1984.
    Rò rỉ khí ga độc hại là nguyên nhân dẫn đến cái chết của đứa bé. Bức tranh thể hiện mặt trái của công nghiệp hóa

    Thảm kịch tại Oklahoma 1995 Người lính cứu hỏa này đã rút đôi găng tay thô ráp ra khỏi tay mình để đón lấy một đứa trẻ sơ sinh vẫn chưa biết sống chết thế nào bằng đôi tay mềm mại nhất, đôi mắt anh ta trìu mến nhìn đứa trẻ như muốn nói: “Sẽ không sao đâu, đã có chú đây!”. Hình ảnh này của Chris Porter tường thuật lại hậu quả sau đợt tấn công khủng bố bằng bom vào một tòa nhà chính phủ tại Oklahoma năm 1995 làm 168 người chết và hơn 800 người bị thương. Cho đến sự kiện 11/9 thì đây là vụ khủng bố gây hậu quả nghiêm trọng nhất tại Mỹ


    31 tháng 3 năm 2003. Irac. Người đàn ông cố gắng che chỏ cho đứa con trong nhà tù dành cho các tù binh quân sự. Tác giả Jan Mark Buzu


    Vì chỉ post được 20 tấm nên em lược bớt 1 số ảnh
    † Đạo †

  2. #2
    Tham gia ngày
    Jan 2010
    Đến từ
    Houston
    Tuổi
    32
    Bài gởi
    471
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    nhìn thấy tội quá bạn ơi T_T nào là chiến tranh với nạn đói tung hoành khắp nới cứ như thế này chắc thế giới sớm tới ngày diệt vong quá T_T

  3. #3
    Tham gia ngày
    Mar 2010
    Tuổi
    31
    Bài gởi
    118
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

    Video trên k fải là của Đại Sư Thích Quảng Đức nhưng các bạn có thể tham khảo, cái dưới là 9 xác nhất
    YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.
    ___♥♥♥_____♥♥♥_____ __♥_____♥_♥_____♥___ __♥______♥______♥___ ___♥___Skey__♥____ _____♥_______♥______ _______♥___♥________ _________♥__________
    giết tao thì dễ nhưng để tao nể thì hiếm

  4. #4
    Tham gia ngày
    Mar 2010
    Tuổi
    31
    Bài gởi
    118
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Một bức ảnh mang lại cho tác giả giải Pulitzer danh giá. Tuy nhiên, chính nó cũng khiến anh hứng chịu sự chỉ trích nặng nề của dư luận. Vì nó, anh đã tự kết liễu đời mình.

    Một em bé da đen gầy gò gần kiệt sức đang gục xuống nền đất khô cằn. Không xa đằng sau là một con chim kền kền đang rình rập chờ em chết để có thể ăn thịt. Bức ảnh có tính báo chí cực cao: Sự khốc liệt của sự sống hiển hiện ở vùng đất của nghèo đói, bệnh tật và hiểm nguy rình rập.:((

    Bức ảnh gây nhiều tranh cãi

    Bức ảnh này được chụp ở miền Nam Sudan bởi nhà nhiếp ảnh Kevin Carter vào tháng 3/1993. Thời gian đó, Kevin du hành đến vùng đất này với ý định thu thập tài liệu về phong trào nổi dậy của quân phiến loạn địa phương. Tuy nhiên, tận mắt chứng kiến cảnh đói khát ở đây, anh đã xoay sang chụp ảnh về những nạn nhân của cái đói.
    Bức ảnh được bán cho tờ NewYork Times và xuất hiện lần đầu vào ngày 26/3/1993. Ngay lập tức, hàng trăm người đã liên hệ với toà báo để hỏi về số phận của đứa bé. Điều đó khiến NewYork Times phải ra một thông báo đặc biệt về chuyện này, trong đó nói rằng số phận của đứa trẻ sau đó ra sao thì không rõ.

    Kevin kể rằng, anh đang ngồi nghỉ trong một bụi cây thì phát hiện ra đứa trẻ lúc đó đang cố gắng di chuyển đến trung tâm phát lương thực của Liên Hợp Quốc. Khi con kền kền đậu xuống rình mồi, anh đã đợi 20 phút đồng hồ, hi vọng nó xoè cánh để có được tạo hình ấn tượng hơn. Nhưng điều đó không xẩy ra. Rồi anh chụp ảnh và đuổi con kền kền đi.

    Bức ảnh sau đó được đăng lại liên tục trên các báo và tạp chí lớn trên thế giới, trở thành biểu tượng của nỗi thống khổ của châu lục đen, mở đầu cho một xu hướng khai thác những hình ảnh đau khổ và chết chóc, từ Libăng đến Xômali, từ Haiti đến Rwanda…và sau này là Kosovo.

    Nó mang lại cho Kevin vô vàn lời tán dương cùng giải thưởng danh giá Pulitzer ở thể loại ảnh báo chí vào ngày 23/5/1994. Tuy nhiên, nó cũng khiến anh hứng chịu sự chỉ trích nặng nề của dư luận về tội chỉ chú ý đến việc chụp ảnh mà không mảy may giúp đỡ em gái đáng thương. Rất nhiều người gọi điện đến vào đêm khuya để lăng mạ và tố cáo anh.

    "The man adjusting his lens to take just the right frame of her suffering might just as well be a predator, another vulture on the scene".

    Người chỉ chú trọng đến việc chụp được những khuôn hình chuẩn vô cảm trước sự khốn khổ của cô bé thì cũng là một loại động vật ăn thịt, một con kền kền khác trong bối cảnh ấy mà thôi".

    Sau này, Kevin tâm sự với bạn bè rằng anh ước gì giá mình có thể can thiệp và giúp đỡ được đứa trẻ. Sự thật là, thời gian ấy (đây là thời kỳ cuối của chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi), các phóng viên ảnh tại Sudan được cảnh báo không tiếp xúc với những nạn nhân của đói khát vì lý do bệnh tật truyền nhiễm.

    Áp lực của dư luận cộng thêm cái chết của người bạn thân, phóng viên ảnh Ken Oosterbroek (bị bắn chết khi đang ghi lại cảnh bạo lực đường phố vào năm 1994) đã khiến Kevin Carter tự kết liễu đời mình. Ngày 22/7/1994, chỉ 2 tháng sau khi nhận giải Pulitzer, cảnh sát tìm thấy thi thể Kevin cùng 1 vài bức thư tuyệt mệnh để lại cho gia đình và bạn bè… trong chiếc xe không mui của anh, đỗ ở ngoại ô Johannesburg, cạnh dòng sông nơi anh thường chơi thủa bé. Điều tra cho thấy, anh chết vì ngộ độc khí carbon ở tuổi 33, khi vinh quang và những ồn ào với tác phẩm để đời của mình còn đang nóng hổi.

    "Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức về cái chết, về sự giận dữ và nỗi đau của những đứa trẻ đói khát hoặc bị thương...Tôi may mắn khi đi theo Ken" - anh đã để lại những dòng ấy cho vợ goá của người bạn thân Ken Oosterbroek.

    ==================

    Nói thêm về Kevin. Mình viết bài này vì tình cờ đọc bài về vụ này trên 1 blog, trong đó chỉ đơn thuần kể về vụ việc “Kevin chờ đợi - chụp ảnh - bỏ đi à rồi kết luận anh ta thật nhẫn tâm, cũng không khác con kền kền ăn xác chết kia”.

    Hãy thử đặt vào trường hợp Kevin. Anh đang ở trong một vùng đất chịu nạn đói nặng nề và bị bủa vây bởi cái chết. Xung quanh anh lúc đó không chỉ là em bé trong ảnh, mà có lẽ còn hàng trăm người khác cũng đang trong tình trạng như vậy… Sự chỉ trích đối với anh là dễ hiểu khi nhìn từ góc độ của độc giả, khi xem bức ảnh ấn tượng kinh hoàng như thế…nhưng open-mind for different views thì thấy có thể hiểu và thông cảm được.

    Câu chuyện của Kevin rất nổi tiếng và anh đã là cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật khác:

    Ban nhạc Manic Street Preachers đã sáng tác và ghi âm ca khúc mang tên anh trong album rất nổi tiếng của họ năm 1996 “Everything must go”. Ban nhạc heavy metal nổi tiếng Savatage cũng có bài hát “Poets and Madmen”, về anh. Tương tự là ban nhạc Caliko với bài hát Jeffrey"s Bay trong album Pictures năm 2004, hay bài hát mang tên anh Kevin Carter trong album của Martin Simpson.

    Anh cũng là nguyên mẫu của nhân vật Will Navidson trong tiểu thuyết "House of leaves" của nhà văn người Mĩ, Mark Z. Danielewski.

    Bộ phim năm 2003 của Angelina Jolie "Beyond Borders" cũng đưa lên màn ảnh một cảnh tương tự trong bức ảnh của anh: một con kền kền đợi chờ cái chết của một đứa trẻ gầy gò, ốm yếu.

    Cuốn tiểu thuyết "The Distance between us" của Masha Hamilton năm 2004, về cuộc sống của giới báo chí, có liên quan chút đến Kevin Carter và dựa trên bối cảnh Trung Đông... là một trong những cuốn sách bán chạy nhất năm đó.

    Bộ phim tài liệu "The Death of Kevin Carter: Casualty of the Bang Bang Club" được đề cử một giải Oscar năm 2006.
    ___♥♥♥_____♥♥♥_____ __♥_____♥_♥_____♥___ __♥______♥______♥___ ___♥___Skey__♥____ _____♥_______♥______ _______♥___♥________ _________♥__________
    giết tao thì dễ nhưng để tao nể thì hiếm

  5. #5
    Tham gia ngày
    Mar 2010
    Tuổi
    31
    Bài gởi
    118
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    ge wa a...nhin thay on...du gi cung cam on nha
    cảm ơn vì ý nghĩa bạn àh
    ___♥♥♥_____♥♥♥_____ __♥_____♥_♥_____♥___ __♥______♥______♥___ ___♥___Skey__♥____ _____♥_______♥______ _______♥___♥________ _________♥__________
    giết tao thì dễ nhưng để tao nể thì hiếm

  6. #6
    Tham gia ngày
    Feb 2008
    Đến từ
    Kiên Giang
    Tuổi
    38
    Bài gởi
    4,164
    Thanks
    4
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Default

    Nhìn những hình ảnh thật là tội quá rất rất bộ phim trên sa mạc xác chết trên cao nguyên

    Dây đai thăng cấp càng cao, lòng son vì nước đượm bao ân tình.
    Gió lên màu áo đại dương, trai hùng rộng mở tình thương vì đời..

  7. #7
    Tham gia ngày
    Jan 2010
    Tuổi
    30
    Bài gởi
    459
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    ...
    Ko biết phải nói gì nữa
    Ranh giới trong cuộc sống thật mỏng manh ...
    Người bỏ quên phận người
    Trên dòng trôi danh lợi
    Đời thương sao phận đời
    Những con người nhỏ nhoi
    ...

  8. #8
    Tham gia ngày
    Feb 2010
    Bài gởi
    200
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    7

    Cuộc sống này mỏng manh quá vì vậy hãy sống sao cho tốt
    † Đạo †

  9. #9
    Tham gia ngày
    Jun 2009
    Đến từ
    Vovinam_Quan7
    Tuổi
    31
    Bài gởi
    58
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    song trong doi song can co 1 tam long :D

  10. #10
    Tham gia ngày
    Feb 2010
    Bài gởi
    200
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Còn nhớ Trịnh Công Sơn đã có câu hát: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em có biết không? Để gió cuốn đi...” và cũng chính ông đã ngụ ý rằng, chỉ với một tấm lòng nhỏ nhoi ấy thôi, mà con người vượt rất xa những loài vật khác. Nếu mà cũng nhìn đời bằng con mắt ấy, cũng sống theo tôn chỉ ấy, thì xin được trả lời rằng: Người với người sống trong Tình và Nghĩa

    Tôi hỏi đất:
    -Ðất sống với đất như thế nào?
    - Chúng tôi tôn cao nhau.

    Tôi hỏi nước:
    -Nước sống với nước như thế nào?
    - Chúng tôi làm đầy nhau.

    Tôi hỏi cỏ:
    -Cỏ sống với cỏ như thế nào?
    - Chúng tôi đan vào nhau
    Làm nên những chân trời.

    Tôi hỏi người:
    - Người sống với người như thế nào?

    Tôi hỏi người:
    - Người sống với người như thế nào?

    Tôi hỏi người:
    - Người sống với người như thế nào?.

    Ba dòng thơ cuối với sự lặp tuyệt đối như một lời trách giận hay là lối hỏi chua chát? Người sống với người như thế nào?

    Ừ nhỉ, người sống với người như thế nào? Mình sống với người như thế nào? Người sống với mình như thế nào? Câu trả lời nằm ngay trong chính dòng đời miết mải.

    Chẳng hiểu sao ngay từ đầu, cái câu hỏi đầy ám ảnh kia lại tạo cho mình ấn tượng sâu đến thế. Để đến lúc đọc lại cả bài thơ rồi, thì lại bật cười, có lẽ ... ừ có lẽ cả bài thơ đã là lời giải đáp. Người với người sống với nhau để làm cuộc sống của nhau đầy đặn hơn, tô màu thêm sắc để cuộc đời trở nên xanh tươi hơn, và chúng ta tôn nhau lên, để cho những cái riêng của từng cái tôi nổi trội lên, nhưng đồng thời cũng hòa vào nhau, đan vào nhau trong một cái sắc chung - CUỘC ĐỜI.





    Và cứ thế, đất, nước và cỏ còn thua chúng ta nhiều lắm. Chúng chỉ tạo được cho nhau, chỉ cho được cho nhau một điều nổi bật, trong khi chúng ta, CON NGƯỜI làm được rất nhiều, nhiều hơn thế.

    Không phải là tôi ngây thơ đến mức hiểu nhầm dụng ý của tác giả, nhưng vần thơ là để người tán tụng, để người suy diễn. Nhà văn, nhà thơ có nhìn thấy, có chỉ ra được một khía cạnh, thì tâm hồn người đọc vẫn có thể lần tìm những ngóc ngách khác. Chỉ xin hãy nhìn đời bằng một con mắt lạc quan, để cả ba lần hỏi nhức nhối được trở thành ba lần nhấn mạnh, điểm nhấn cho lòng yêu thương, sự bao dung và tình đồng loại.

    Còn nhớ Trịnh Công Sơn đã có câu hát: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em có biết không? Để gió cuốn đi...” và cũng chính ông đã ngụ ý rằng, chỉ với một tấm lòng nhỏ nhoi ấy thôi, mà con người vượt rất xa những loài vật khác. Nếu mà cũng nhìn đời bằng con mắt ấy, cũng sống theo tôn chỉ ấy, thì xin được trả lời rằng: Người với người sống với trong Tình và Nghĩa

    Lời bình luận của ai đó làm người ta giật mình ... cái dụng ý hiển nhiên của tác giả bỗng chốc bị lật ngược, bị thay bằng một cách hiểu mới hoàn toàn khác. Quả thật, có lẽ hầu hết ai đọc bài thơ đều thấy khâm phục tác giả, bài thơ ý nhị, giàu ẩn ý nếu không nói là giàu ẩn ý một cách xót xa.

    Người sống với nhau như thế nào?
    Người sống với nhau như thế nào?
    Người sống với nhau như thế nào?

    Ba câu hỏi giống nhau về câu chữ, nhưng khác nhau nhiều về cách đọc nó. Người bộc trực dễ lên giọng ở hai câu cuối, cái cảm xúc ấy nó cứ trào ra như sự uất hận bấy lâu bị dồn nén, như một lời quát thẳng vào mặt ai đó, một ai đó hư vô - cuộc đời. Người điềm đạm thì cứ xuống giọng, nhỏ dần, tưởng chừng như bất lực. Cái nín nhịn thắt chặt, sự bức bối ngậm ngùi giữ chặt trái tim, đã biết câu trả lời, đã hứng chịu đủ cuộc đời và giờ đây thì im lặng ...

    Đúng, giá trị của bài thơ chính là ở ba câu hỏi cuối, nó không những giá trị ở chỗ tác giả đã gửi vào đó tâm sự sâu kín không chỉ của riêng mình, mà còn là cơ hội để người ta nhìn lại chính mình _ những cái gì bên trong được gọi là Tình và Nghĩa? ...
    † Đạo †

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts